Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 318.docx
Thời gian làm bài: 50 phút
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Sự kiện mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
cuộc biểu tình của nữ công nhân thủ đô Petơrograt.
sự ra đời của các Xô Viết ở Lêningrat.
Cung điện Mùa Đông của tư sản bị tấn công.
Lênin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng bùng nổ?
Phong trào phản đối chiến tranh lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.
Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ.
Đời sống của nhân dân Nga và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực.
Nga hoàng tiến hành cải cách để giải quyết những khó khăn.
Cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
khởi nghĩa Yên Thế.
khởi nghĩa Bãi Sậy.
khởi nghĩa Hương Khê.
khởi nghĩa Ba Đình.
Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu có hoạt động yêu nước nào sau đây ?
Phát động Tổng khởi nghĩa.
Thành lập Hội Duy tân.
Xây dựng căn cứ Việt Bắc.
Đấu tranh chống phát xít Nhật.
Quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2- 1945)?
Ấn Độ.
Canađa.
Xingapo.
Anh.
Từ năm 1994, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?
Định hướng Đại Tây Dương.
Định hướng châu Mĩ.
Trở về châu Á.
Trở về châu Âu.
Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)?
Mĩ thực hiện Kế hoạch Mácsan.
Chiến tranh thế giới thứ nhất két thúc.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn thiết lập.
Năm 1978, nhân dân Việt Nam đã phối hợp với lực lượng nào sau đây để đấu tranh xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt ?
Xin-ga-po.
Thái Lan.
Cam-pu-chia.
Phi-lip-pin.
Tác phẩm nào tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu, được xuất bản vào năm 1927?
Chiều Tối.
Nhật Kí Trong Tù.
Cảnh Khuya.
Đường Kách Mệnh
Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trước năm 1930 có tên là gì?
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
Việt Nam Quốc dân đảng.
An Nam Cộng sản Đảng.
Đông Dương Cộng sản Đảng.
Trong công nghiệp, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam số vốn Pháp đầu tư chủ yếu vào ngành nào?
Công nghiệp điện tử.
Công nghiệp dệt, may.
Công nghiệp khai mỏ.
Công nghiệp hóa chất.
Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
Bù đắp thiệt hại sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vơ vét tài nguyên, nhân công giá rẻ tại các nước thuộc địa.
Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong chiến tranh.
Khôi phục lại địa vị của nước Pháp trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp công nhân ở Việt Nam?
Đều đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
Đều ra đời trước giai cấp tư sản.
Đều có tinh thần cách mạng triệt để.
Đều sống tập trung.
Theo anh (chị) sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III (12-1920) phản ánh điều gì?
Sự chuyển biến trong nhận thức về con đường cách mạng vô sản.
Sự chuyển biến trong hành động tiếp nối từ sự chuyển biến trong nhận thức.
Con đường cách mạng vô sản là sự lựa chọn tất yếu của Việt Nam.
Sự lựa chọn của Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại.
Đâu không phải là lý do khiến cho giai cấp tư sản Việt Nam không thể nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Do thực dân Pháp còn mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại.
Do chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá vào Việt Nam lấn át tư tưởng tư sản.
Do con đường cách mạng tư sản không còn sức hấp dẫn như trước.
Do những hạn chế về cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) có điểm gì đúng đắn so với Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Xác định mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với thế giới.
Cương lĩnh chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội Việt Nam.
Xác định rõ ràng tất cả kẻ thù của cách mạng Việt Nam.
Xác định các vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Thành lập quân giải phóng miền Nam.
Thành lập các Xô viết Nghệ Tĩnh.
Thành lập Việt Nam giải phóng quân.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945) Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu nào sau đây?
“Đánh đổ phong kiến tay sai”
“Đánh đuổi thực dân Pháp”
“Đánh đổ phản động thuộc địa”
“Đánh đuổi phát xít Nhật”
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 – 1931 là bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì
đã bước đầu xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng.
tạm gác vấn đề giai cấp, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
đã xây dựng được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
giành được chính quyền ở hầu hết các vùng nông thôn trên cả nước.
Một trong những đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân mới.
đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản.
nhiệm vụ chủ yếu là chống lại chế độ phong kiến.
Điểm chung của cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.
lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
lực lượng vũ trang ba thứ quân.
Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông biên giới Việt - Trung; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Đó là những mục tiêu của ta trong chiến dịch nào?
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952.
Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè 1953.
Ý nào sau đây là một trong những nội dung của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của Pháp thực hiện ở Việt Nam (1951 – 1953)?
Khóa chặt đường biên giới Việt - Trung.
Tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4.
Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp.
Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta đàm phán kết thúc chiến tranh.
Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve, điều đó cho thấy
Mĩ chính thức thay Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương.
Mĩ từng bước “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Mĩ bắt đầu triển khai chiến lược “toàn cầu phản cách mạng”.
Mĩ giúp pháp để chia lợi nhuận khi chiến tranh kết thúc thắng lợi
Lí do cơ bản ba nước Đông Dương đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống Pháp (1945 - 1954) là gì?
Ba nước có chung kẻ thù là thực dân Pháp.
Để xây dựng khối đoàn kết ba nước Đông Dương.
Ba nước đã có truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm.
Tạo cơ sở cho sự hợp tác phát triển đất nước sau này.
Trong nội dung Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp, nội dung nào là cốt yếu và cơ bản nhất?
Kháng chiến toàn dân.
Kháng chiến toàn diện.
Trường kỳ kháng chiến.
Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
Dựng nước đi đôi với giữ nước.
Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.
Chính sách đối ngoại của Mĩ trong thập niên 90 của thế kỉ XX là
tiến hành “chiến lược toàn cầu”.
triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới.
quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
Hòa bình và trung lập.
Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Chỉ liên minh trong khu vực.
Theo hướng đa phương hóa.
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường số một thế giới về
tài chính.
quân sự.
chính trị.
giáo dục.
Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.
Thu được lợi nhuận từ hai cuộc chiến tranh Triều tiên và Việt Nam.
Tận dụng được lợi thế về lãnh thổ, điều kiện tự nhiên.
Khai thác một cách triệt để các nguồn lợi từ hệ thống thuộc địa.
Lật đổ chính quyền tay sai thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc tiến bộ là mục tiêu đấu tranh của các quốc gia nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Các nước Mĩ La Tinh.
Các nước châu Á.
Các nước châu Âu.
Các nước châu Phi.
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình khu vực Đông Nam Á vào đầu thập niên 90
của thế kỉ XX?
Tình trạng đối đầu giữa các nước do tác động của Chiến tranh lạnh.
Tất cả các nước giành độc lập và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quan hệ giữa các nước trong khu vực phát triển theo hướng đối thoại.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân khu vực đang diễn ra quyết liệt.
Sự thành công của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La Tinh không có ý nghĩa nào dưới đây?
Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
Làm tan rã chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được chỉ huy bởi lực lượng nào sau đây?
Quân viễn chinh Mĩ.
Quân đồng minh của Mĩ.
Quân đội Sài Gòn.
Cố vấn Mĩ.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Bắc có vai trò gì đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước?
Có vai trò quyết định nhất .
Có vai trò quyết định trực tiếp.
Có vai trò quyết định gián tiếp.
Có vai trò quan trọng.
Sau chiến thắng nào của ta đã cho thấy sự suy yếu của quân đội Sài Gòn và sự can thiệp lại của Mỹ là rất hạn chế ?
Chiến thắng ở Buôn Mê Thuột.
Chiến thắng ở Tây Nguyên.
Chiến thắng ở Đường 14 - Phước Long.
Chiến thắng ở Quảng Trị.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mâu Thận 1968 đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ vì
thể hiện bước phát triển vượt bậc về hướng tiến công của Quân giải phóng.
chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công và làm chủ mọi chiến trường.
hoàn thành thắng lợi mục tiêu đánh cho “Mĩ cút” của quân dân miền Nam.
hòa bình lập lại ở miền Bắc và bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973
đáp ứng lợi ích của dân tộc nhưng không làm đổ vỡ quan hệ đồng minh.
chưa phản ánh đầy đủ thắng lợi quân sự của nhân dân ta trên chiến trường.
thể hiện sự nhân nhượng của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế phức tạp.
thể hiện tư tưởng hòa hoãn trong đường lối ngoại giao của Việt Nam.
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở Việt Nam (1954 - 1975) chứng tỏ thắng lợi của đấu tranh ngoại giao
không góp phần làm thay đổi so sánh về thế và lực lượng trên chiến trường.
dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự trong mỗi giai đoạn chiến tranh.
luôn phụ thuộc vào tình hình quốc tế và sự dàn xếp giữa các cường quốc.
không phản ánh được kết quả của đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự.
Xem thêm đề thi tương tự
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,724 lượt xem 1,456 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,626 lượt xem 1,400 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,786 lượt xem 1,491 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,539 lượt xem 1,358 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,604 lượt xem 1,393 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,762 lượt xem 1,477 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,629 lượt xem 1,407 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,695 lượt xem 1,442 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,670 lượt xem 1,428 lượt làm bài