Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 319.docx
Thời gian làm bài: 50 phút
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản có biểu hiện nào sau đây?
Phục hồi.
Ổn định.
Phát triển.
Suy thoái.
Bước vào thế kỷ XXI, yếu tố nào sau đây đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ?
Toàn cầu hóa.
Chủ nghĩa khủng bố.
Chủ nghĩa li khai.
Chủ nghĩa cực đoan.
Hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu trong năm 1905 là tổ chức phong trào
duy tân.
Đông du.
bạo động chống Pháp.
“chấn hưng nội hóa”.
Trong giai đoạn 1945-1952, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?
Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Hợp tác với tất cả các nước châu Á.
Chỉ quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.
Hợp tác với tất cả các nước Đông Âu.
Tháng 3 – 1921 Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện
cải cách ruộng đất.
Chính sách cộng sản thời chiến.
Chính sách kinh tế mới.
hợp tác hóa nông nghiệp.
Ở miền Nam Việt Nam, để phá hoại Hiệp định Pari năm 1973, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành chiến dịch
trả đũa ồ ạt.
tìm diệt và bình định.
phản kích ồ ạt.
tràn ngập lãnh thổ.
Trong đông-xuân 1965-1966, đế quốc Mĩ mở 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở miền Nam Việt Nam là
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Tây Nam Bộ và Chiến khu D.
Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
Đông Nam Bộ và Liên khu V.
Một trong những tổ chức của các nước Tây Âu được thành lập trong nửa sau thế kỉ XX là
Ngân hàng Thế giới (WB).
Cộng đồng châu Âu (EC).
Đại hội dân tộc Phi (ANC).
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
Nông nghiệp.
Khai thác mỏ.
Giao thông vận tải.
Thương nghiệp.
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
châu Á.
châu Phi
châu Âu.
châu Mĩ.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929), giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất?
Nông dân.
Tư sản dân tộc.
Địa chủ.
Công nhân.
Chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược
củng cố an ninh quốc phòng.
tập trung phát triển kinh tế.
tập trung phát triển văn hóa.
xây dựng sức mạnh quân sự
Đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp
cải cách.
bạo động.
khởi nghĩa vũ trang.
chiến tranh tổng lực
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam là do chính sách
đầu tư vốn của Pháp.
Phát triển công nghiệp chế biến.
tăng cường đầu tư vào công nghiệp.
khai thác thuộc địa của Pháp.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Béc-lin , Đông Âu, Bắc Triều Tiên?
Mĩ.
Anh.
Pháp.
Liên Xô.
Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) là
kinh tế, xã hội.
chính trị, xã hội.
văn hóa, kinh tế.
toàn diện và đồng bộ
Vì sao cuộc bãi công Ba Son (1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân?
Có tổ chức lãnh đạo.
Quy mô bãi công lớn.
Thời gian bãi công dài.
Hình thức phong phú.
Sau khi chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) thất bại, Mĩ chuyển sang thực hiện loại hình chiến tranh xâm lược nào ở miền Nam Việt Nam?
Đông Dương hóa chiến tranh.
Chiến tranh cục bộ.
Chiến tranh phá hoại.
Việt Nam hóa chiến tranh.
Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1930 là gì?
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản.
Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, nước ta có các khuynh hướng cứu nước nào?
Phong kiến và tư sản.
Dân chủ tư sản và vô sản.
Phong kiến và vô sản.
Phong kiến, tư sản và vô sản.
Một trong những tác động tiêu cực về kinh tế do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của Pháp ở Việt Nam là
các ngành, các vùng kinh tế phát triển không đều.
một số ngành kinh tế mới tư bản tư nhân xuất hiện.
nền kinh tế có sự chuyển biến nhất định so với trước.
các giai cấp, tầng lớp mới ra đời tham gia cách mạng.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã truyền bá lí luận nào dưới đây vào Việt Nam?
Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Lí luận giải phóng dân tộc.
Chủ nghĩa Tam dân.
Tư tưởng đấu tranh giai cấp.
Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam chứng tỏ khuynh hướng cách mạng
vô sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam.
tư sản đang chiếm ưu thế ở việt Nam.
phong kiến phát triển mạnh.
tư sản và vô sản song song tồn tại.
Đến tháng 9-1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có sự thay đổi như thế nào?
Thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam.
Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
Phân hóa thành hai tổ chức cộng sản.
Phân hóa thành ba tổ chức cộng sản.
Mĩ thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam nhằm
giành lại thế chủ động trên chiến trường.
mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.
dùng người Việt đánh người Việt.
Nội dung nào không phải là nguyên chủ quan góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam?
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng trên thế giới.
Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, chiến đấu dũng cảm.
Cách mạng nước ta có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là gì?
Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc.
Đã tác động đến tình hình nước Mĩ và thế giới.
Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
Cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng thế giới.
Chính sách kinh tế mới (1921 - 1925) có ý nghĩa như thế nào với nước Nga?
Nền kinh tế đổi theo hướng thị trường, nhân dân vẫn còn khó khăn.
Nền kinh tế chuyển biễn rõ nhưng chưa hoàn thành khôi phục kinh tế.
nền kinh tế có sự chuyển biến, nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt.
Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với cách mạng miền Nam Việt Nam?
Đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Làm dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết gặc lập công”.
Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
Mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lúng ngụy mà diệt”.
Sự kiện nào báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam?
Quân ta tiến vào trung tâm Sài Gòn.
Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập.
Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền là mục tiêu của tổ chức nào?
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
Tân Việt cách mạng đảng.
Việt Nam Quốc dân đảng.
Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Hình thức phát triển của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) là
chủ động tiến công bao vây địch rồi tiến hành phản công và tiến công chiến lược.
từ đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân đến nổi dậy của lực lượng vũ trang.
từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa từng phần rồi chiến tranh cách mạng.
kết hợp khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ đến tổng khởi nghĩa.
Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954- 1975) là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì Đảng đã
tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ.
lãnh đạo xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh.
kết hợp sức mạnh toàn dân tộc với sức mạnh của thời đại
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
Là các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Có sự kết hợp hai địa bàn chiến lược nông thôn và thành thị.
Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến.
Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng.
Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào?
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân.
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với du kích Thái Nguyên.
Vì sao phong trào dân chủ 1936 – 1936 có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh?
Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn.
Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước.
Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Điểm giống nhau cơ bản giữa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) là
tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình là chủ yếu.
khẳng định con đường cách mạng bạo lực.
khởi nghĩa giành chính quyền bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu .
Điểm khác biệt cơ bản giữa Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam là
Luận cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng nặng về đấu tranh giai cấp.
Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng lại nặng về đấu tranh dân tộc.
Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Luận cương xác định nhiệm vụ đấu tranh dân tộc là hàng đầu nhưng không đề ra được sách lược liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc.
Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (5-1941) có điểm gì khác so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11- 1939)?
Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất.
Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vị từng nước Đông Dương.
Đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cuộc cách mạng.
Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?
Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Từ khi Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam đến trước khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh.
Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Xem thêm đề thi tương tự
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,567 lượt xem 1,372 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,654 lượt xem 1,421 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,786 lượt xem 1,491 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,635 lượt xem 1,414 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,543 lượt xem 1,365 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,740 lượt xem 1,470 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,627 lượt xem 1,400 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,762 lượt xem 1,477 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,604 lượt xem 1,393 lượt làm bài