thumbnail

Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 311.docx

/Môn Sử/Đề thi phát triển

Thời gian làm bài: 50 phút


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Trong thời kỳ 1954-1975, thắng lợi nào là sau đây mốc đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A.  

Vạn Tường (1965).

B.  

“Đồng khởi” (1959-1960).

C.  

Tây Nguyên (3-1975).

D.  

Mậu Thân (1968).

Câu 2: 0.25 điểm

Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam đã

A.  

đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam.

B.  

buộc Pháp kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

C.  

buộc Mĩ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D.  

buộc Mĩ kí Hiệp định Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Câu 3: 0.25 điểm

Chiến thắng Vạn Tường (1965) của Nhân dân Việt Nam đã mở đầu cho cao trào

A.  

Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt.

B.  

Một tấc không đi, một li không rời.

C.  

Phá ấp chiến lược, lập làng chiến đấu.

D.  

Chống Mĩ bình định, lấn chiếm.

Câu 4: 0.25 điểm

Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới vì lí do nào sau đây?

A.  

Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, buôn bán vũ khí.

B.  

Chi phí cho quốc phòng thấp.

C.  

Giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa.

D.  

Mua bằng phát minh sáng chế.

Câu 5: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô giai đoạn 1945-1950?

A.  

Khôi phục kinh tế.

B.  

Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C.  

Chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

D.  

Duy trì hòa bình thế giới.

Câu 6: 0.25 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?

A.  

Công nhân.

B.  

Nông dân.

C.  

Tiểu tư sản.

D.  

Tư sản dân tộc

Câu 7: 0.25 điểm

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc “Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?

A.  

Đức.

B.  

Anh.

C.  

Trung Quốc.

D.  

Pháp.

Câu 8: 0.25 điểm

Chính sách đối ngoại của các nước tư bản Tây Âu giai đoạn 1945-1950 là

A.  

Trở lại các thuộc địa cũ của mình.

B.  

Thực hiện chiến lược cam kết và mở rộng.

C.  

Đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại.

D.  

Mở rộng quan hệ với các nước châu Á.

Câu 9: 0.25 điểm

Nội dung chương trình khai thác thuộc địa do tư bản Pháp thực hiện từ năm 1919 đến năm 1929 phản ánh đúng đặc điểm nào của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương?

A.  

Không đầu tư vốn vào các ngành kinh tế có tính chất hiện đại.

B.  

Hạn chế tối đa nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp.

C.  

Tập trung vào những ngành, vùng kinh tế đem lại lợi nhuận tối đa.

D.  

Xóa bỏ phương thức sản xuất cũ để xác lập quan hệ sản xuất mới.

Câu 10: 0.25 điểm

Việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc (1920) đã

A.  

chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam.

B.  

mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam.

C.  

đánh dấu lịch sử Việt Nam lựa chọn con đường cách mạng vô sản.

D.  

chứng tỏ sự bất lực của khuynh hướng tư sản trước nhiệm vụ dân tộc.

Câu 11: 0.25 điểm

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-

1930) đã thông qua văn kiện lịch sử nào?

A.  

Sách Đường Kách mệnh.

B.  

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

C.  

Nghị quyết chính trị của Đảng.

D.  

Luận cương chính trị của Đảng.

Câu 12: 0.25 điểm

Trong hơn một năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhân dân Việt Nam đã

A.  

tiến hành hiện đại hóa đất nước.

B.  

tiến hành công nghiệp hóa đất nước.

C.  

thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ.

D.  

hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất.

Câu 13: 0.25 điểm

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng vũ trang nào sau đây được thành lập?

A.  

Việt Nam cứu quốc quân.

B.  

Việt Nam giải phóng quân.

C.  

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

D.  

Quân đội quốc gia Việt Nam.

Câu 14: 0.25 điểm

Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là

A.  

đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế.

B.  

đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ.

C.  

tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

D.  

cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Câu 15: 0.25 điểm

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, từ những năm 1949-1954, quốc gia nào sau đây đã viện trợ cho thực dân Pháp?

A.  

Anh.

B.  

Nhật.

C.  

Mĩ.

D.  

Đức.

Câu 16: 0.25 điểm

Kế hoạch quân sự đầu tiên của thực dân Pháp có sự can thiệp của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là

A.  

Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi.

B.  

Kế hoạch Rơve.

C.  

Kế hoạch Bôlae.

D.  

Kế hoạch Nava.

Câu 17: 0.25 điểm

Thắng lợi nào sau đây của Nhân dân Việt Nam đã mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)?

A.  

Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).

B.  

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

C.  

Hiệp định Pari 27-1-1973.

D.  

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 18: 0.25 điểm

Phong trào đấu tranh chống Pháp nào sau đây của Nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có thời gian tồn tại dài nhất?

A.  

Khởi nghĩa Hương Khê.

B.  

Khởi nghĩa Ba Đình.

C.  

Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D.  

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

Câu 19: 0.25 điểm

Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?

A.  

Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

B.  

Chính quyền nhân dân lao động lần đầu tiên được thành lập.

C.  

Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập cùng tồn tại.

D.  

Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng.

Câu 20: 0.25 điểm

Trong những năm 1949-1950, thực dân Pháp có hành động quân sự nào sau đây?

A.  

Thực hiện kế hoạch Na-va.

B.  

Tấn công căn cứ Việt Bắc.

C.  

Cho quân nhảy dù xuống Việt Bắc.

D.  

Thiết lập “Hành lang Đông – Tây”.

Câu 21: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây là quyết định của hội nghị Ianta (2-1945)?

A.  

Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

B.  

Thành lập khối đồng minh chống phát xít.

C.  

Quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.

D.  

Thỏa thuận về việc cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược.

Câu 22: 0.25 điểm

Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập tổ chức nào sau đây?

A.  

Việt Nam Quang phục hội.

B.  

Tân Việt Cách mạng đảng.

C.  

Việt Nam Quốc dân đảng.

D.  

Duy tân hội.

Câu 23: 0.25 điểm

Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?

A.  

Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công.

B.  

Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan.

C.  

Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công.

D.  

Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Câu 24: 0.25 điểm

Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?

A.  

Miến Điện, Việt Nam, Philippin.

B.  

Campuchia, Malaixia, Brunây.

C.  

Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.

D.  

Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

Câu 25: 0.25 điểm

Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai, biến Châu Phi thành

A.  

“Lục địa rực cháy”.

B.  

“Lục địa mới trỗi dậy”.

C.  

“Lục địa bùng cháy”.

D.  

“Người khổng lồ thức tỉnh”.

Câu 26: 0.25 điểm

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là

A.  

diễn ra trên một số lĩnh vực quan trọng.

B.  

diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.

C.  

diễn ra với qui mô và tốc độ chưa từng thấy.

D.  

khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 27: 0.25 điểm

Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

A.  

Đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.

B.  

Tạo điều kiện thống nhất các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

C.  

Là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

D.  

Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

Câu 28: 0.25 điểm

Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A.  

Tổng tiến công.

B.  

Lập Khu giải phóng Việt Bắc.

C.  

Đấu tranh đòi giảm sưu, giảm thuế.

D.  

Tổng khởi nghĩa.

Câu 29: 0.25 điểm

Trong những năm 1936-1939, Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt nào sau đây?

A.  

Chống chế độ phản động thuộc địa.

B.  

Thống nhất đất nước về lãnh thổ.

C.  

Thống nhất đất nước về tài chính.

D.  

Thống nhất đất nước về kinh tế.

Câu 30: 0.25 điểm

Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng, vì đây là nơi có

A.  

lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh.

B.  

địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng.

C.  

nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng.

D.  

các tổ chức cứu quốc đã được thành lập.

Câu 31: 0.25 điểm

Ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ nhằm mục đích gì ?

A.  

Giải quyết giặc dốt.

B.  

Giải quyết giặc đói.

C.  

Chống giặc ngoại xâm.

D.  

Khó khăn về tài chính

Câu 32: 0.25 điểm

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lực lượng chính trị giữ vai trò

A.  

hỗ trợ lực lượng vũ trang.

B.  

nòng cốt, quyết định thắng lợi.

C.  

hỗ trợ đàm phán ngoại giao.

D.  

quyết định nhất đến thắng lợi.

Câu 33: 0.25 điểm

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?

A.  

Đấu tranh trên ba mặt trận là quân sự, chính trị, ngoại giao.

B.  

Chịu sự tác động trực tiếp của hai hệ thống xã hội đối lập.

C.  

Kết hợp nhiệm vụ kiến quốc và bảo vệ chế độ cộng hòa.

D.  

Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Câu 34: 0.25 điểm

Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm kinh tế Mĩ giai đoạn 1973-1991?

A.  

Phát triển mạnh mẽ.

B.  

Khủng hoảng triền miên.

C.  

Khủng hoảng, sau đó phục hồi và phát triển trở lại.

D.  

Phát triển mạnh mẽ, sau đó lâm vào khủng hoảng.

Câu 35: 0.25 điểm

Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam là

A.  

lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi.

B.  

lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.

C.  

có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

D.  

có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng.

Câu 36: 0.25 điểm

Vì sao chính quyền cách mạng thành lập trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 được gọi là “Xô viết Nghệ - Tĩnh”?

A.  

Vì sự chỉ đạo của Lênin và nước Nga.

B.  

Tổ chức theo mô hình của nhà nước Xô viết.

C.  

Yêu cầu của chính quyền thực dân Pháp.

D.  

Được sự cố vấn của các chuyên gia Liên Xô.

Câu 37: 0.25 điểm

Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX không phải là

A.  

ngọn cờ dẫn lối cho phong trào cách mạng Việt Nam trước khi Đảng ra đời.

B.  

sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C.  

ánh sáng soi đường cho tất cả các giai cấp trong xã hội đang đi tìm chân lý.

D.  

cơ sở lý luận hình thành Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 38: 0.25 điểm

Khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương không chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước vì

A.  

chưa có sự chuẩn bị cho khởi nghĩa từng phần nổ ra.

B.  

quân Nhật ở Đông Dương đã hoang mang và giao động.

C.  

quần chúng trong cả nước chưa sẵn sàng Tổng khởi nghĩa.

D.  

quần chúng nhân dân chưa mong muốn được hành động.

Câu 39: 0.25 điểm

Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không
đúng

A.  

Đây là cuộc cách mạng có tính chất nhân dân sâu sắc.

B.  

Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.

C.  

Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân chủ điển hình.

D.  

Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.

Câu 40: 0.25 điểm

Luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo nước ta hiện nay?

A.  

Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

B.  

Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.

C.  

Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.

D.  

Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 318.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,567 lượt xem 1,372 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 320.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,654 lượt xem 1,421 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 306.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,786 lượt xem 1,491 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 319.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,570 lượt xem 1,379 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 304.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,635 lượt xem 1,414 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 310.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,740 lượt xem 1,470 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 301.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,627 lượt xem 1,400 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 309.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,762 lượt xem 1,477 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 302.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,604 lượt xem 1,393 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!