Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 310.docx
Thời gian làm bài: 50 phút
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào sau đây?
Anh, Pháp, Mĩ.
Anh, Pháp, Đức.
Liên Xô, Mĩ, Anh.
Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu nào trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
Chế tạo thành công bom nguyên tử.
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.
Tháng 12-1978, tại Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình khởi xướng
cơ chế kinh tế bao cấp.
đường lối kinh tế tập trung.
đường lối cải cách - mở cửa.
đa nguyên về chính trị.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân châu Phi đấu tranh nhằm lật đổ
đế quốc Mĩ.
phát xít Nhật.
chủ nghĩa thực dân cũ.
chủ nghĩa thực dân mới.
Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Nhu cầu hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
Nhằm thiết lập sự ảnh hưởng đối với các nước Đông Bắc Á.
Nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
Tác động của xu thế liên kết khu vực trên thế giới.
Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
Liên Xô.
Anh.
Mĩ.
Nhật Bản.
Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành
nền kinh tế lớn nhất thế giới.
nước có nhiều thuộc địa nhất thế giới.
siêu cường tài chính số một thế giới.
cường quốc quân sự số một thế giới.
Trong giai đoạn 1950-1973, các nước Tây Âu cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại vì lí do nào sau đây?
Kinh tế các nước đã phục hồi, phát triển.
Nhận được sự viện trợ của Liên Xô.
Nhận được sự viện trợ của các nước Đông Âu.
Chiến tranh lạnh đã hoàn toàn chấm dứt.
Mĩ triển khai “Kế hoạch Mácsan” (6-1947) nhằm viện trợ kinh tế cho các nước thuộc khu vực nào sau đây?
Tây Phi.
Mĩ Latinh.
Tây Âu.
Nam Á.
Xu thế toàn cầu hóa (từ đầu những 80 của thế kỉ XX) có một trong biểu hiện nào sau đây?
Sự ra đời của các tổ chức liên kết tài chính quốc tế.
Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào sau đây?
Ngoại thương.
Công nghiệp nặng.
Nông nghiệp.
Giao thông vận tải.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (đầu 1930) đã thông qua văn kiện nào sau đây?
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
Đề cương văn hóa Việt Nam.
Báo cáo chính trị.
Chính cương vắn tắt.
Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?
Đông Dương Cộng sản đảng ra đời.
An Nam Cộng sản đảng được thành lập.
Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời.
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỉ XX có một trong những điểm khác biệt nào sau đây so với các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Thành lập tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản.
Tiếp thu tư tưởng cách mạng tư sản làm vũ khí cứu nước.
Gắn cứu nước với duy tân đất nước và thay đổi chế độ xã hội.
Thu hút các lực lượng xã hội mới tham gia đấu tranh cách mạng.
Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đều
chú trọng giác ngộ binh lính làm lực lượng chủ lực.
tăng cường huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
chú trọng xây dựng bộ máy tổ chức trên cả nước.
đấu tranh chống kẻ thù dân tộc vì độc lập dân tộc.
Nhận xét nào sau đây là đúng về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu 1930)?
Hoàn chỉnh đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Là cương lĩnh giải phóng dân tộc nhấn mạnh đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Nhấn mạnh nhiệm vụ đánh đổ để quốc trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị.
Hoạch định đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng để thống nhất đất nước.
Một trong những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với xã hội Việt Nam là
ruộng đất bỏ hoang.
hàng hóa khan hiếm.
công nghiệp đình đốn.
công nhân thất nghiệp.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) chủ trương thành lập mặt trận nào sau đây?
Mặt trận Liên Việt.
Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Mặt trận Phản đế Đông Dương.
Mặt trận Việt Minh.
Trong giai đoạn 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh vì
tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn.
hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước.
sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
thực dân Pháp tăng cường khủng bố phong trào cách mạng.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11-1939 và tháng 5-1941 của Đảng Cộng sản Đông Dương đều có một trong những quyết định nào sau đây?
Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách.
Giương cao hai ngọn cờ chống đế quốc và chống phong kiến.
Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam phát triển lên đến đỉnh cao vì đã
sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
thành lập được chính quyền cách mạng do nhân dân bầu ra.
đưa công nhân trở thành người làm chủ các cơ sở công nghiệp ở địa phương.
xóa bỏ được sự bóc lột của địa chủ ở những nơi thành lập chính quyền Xô viết.
Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng được nhân dân Việt Nam rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho hai cuộc chiến tranh cách mạng (1945-1975)?
Phân hóa và cô lập kẻ thù giai cấp tiến tới đánh bại chúng.
Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
Tranh thủ sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Ngày 23-9-1945 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây ở Việt Nam?
Pháp mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh miền Bắc.
Pháp chính thức gây chiến tranh xâm lược lần thứ hai.
Việt Nam kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc (1947), Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra chỉ thị
“Nhật – Mĩ đánh nhau và hành động của chúng ta”.
“Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Mĩ”.
“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
“Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 của quân dân Việt Nam thắng lợi đã buộc địch phải phân tán lực lượng đến một trong những khu vực nào sau đây?
Điện Biên Phủ.
Thừa Thiên Huế.
Đà Nẵng.
Sài Gòn.
Tháng 12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương nhằm
thực hiện từng bước thay thế thực dân Pháp ở Đông Dương.
giúp Pháp tiếp tục chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.
trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào đế quốc Mĩ.
củng cố thế lực của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Một trong những hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam là
chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta.
mới giải phóng được miền Bắc.
mới giải phóng được miền Nam.
mới giải phóng được vùng Tây Bắc.
Đầu 1950, việc các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chứng tỏ
Việt Nam đã phá vỡ được thế bao vây, cô lập của chủ nghĩa đế quốc.
ta bắt đầu mở mặt trận ngoại giao để kết thúc hoàn toàn cuộc chiến tranh.
căn cứ địa và vùng giải phóng của ba nước Đông Dương đã được mở rộng.
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam được sự ủng hộ của quốc tế.
Cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài (1945-1946) đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam ngày nay?
Ra sức xây dựng sức mạnh thực lực kết hợp với tận dụng nguồn viện trợ bên ngoài.
Mềm dẻo về nguyên tắc để triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương.
Cứng rắn về sách lược và đề cao việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc làm nền tảng sức mạnh bảo vệ chủ quyền.
Trong những năm 1959-1960, ở miền Nam Việt Nam đã diễn ra phong trào
Đông Dương Đại hội.
Phá ấp chiến lược.
Đồng khởi.
chống phát xít.
Ngày 7-2-1965 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây ở Việt Nam?
miền Nam Việt Nam hoàn toàn được giải phóng.
Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng.
Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, Quân giải phóng miền Nam đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng nhất của địch là
Quảng Ninh, Quảng Bình, Phước Long.
Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam bộ.
Quảng Trị, Bến Tre, Quảng Ngãi.
Quảng Trị, Tây Nguyên, Cà Mau.
Một trong những chiến dịch lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam Việt Nam là
chiến dịch Đông Khê.
chiến dịch Hồ Chí Minh.
chiến dịch Vạn Tường.
chiến dịch Biên giới.
Các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961-1973 có điểm tương đồng nào sau đây?
Chú trọng bình định để chiếm đất, giành dân.
Lực lượng chủ yếu là quân viễn chinh Mĩ.
Biện pháp cơ bản là “tìm diệt” và “bình định”.
Mở rộng quy mô chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Nhận định nào sau đây không đúng về chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1965-1968?
Dựa vào quân đông, vũ khí hiện đại âm mưu giành lại thế chủ động đã mất.
Thực hiện thủ đoạn toàn diện nhất, quy mô rộng nhất, âm mưu thâm độc nhất.
Có sự mâu thuẫn giữa mục đích chính trị và biện pháp thực hiện chiến lược.
Là giai đoạn ác liệt nhất, cao điểm trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược.
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1975) đã đề ra nhiệm vụ
tiến hành kháng chiến chống ngoại xâm.
hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
mở cửa kinh tế, đổi mới toàn diện đất nước.
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương?
Ba Đình.
Yên Thế.
Bãi Sậy
Hương Khê.
Ở Việt Nam, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp nào sau đây?
Nông dân.
Công nhân.
Địa chủ.
Tiểu tư sản.
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đã tạo ra bước ngoặt căn bản của Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xtalingrát.
Trân Châu Cảng.
Mátxcơva.
En Alamen.
Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga (1917) là
cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ.
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
cuộc cách mạng tư sản điển hình.
Xem thêm đề thi tương tự
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,567 lượt xem 1,372 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,654 lượt xem 1,421 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,786 lượt xem 1,491 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,569 lượt xem 1,379 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,635 lượt xem 1,414 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,543 lượt xem 1,365 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,627 lượt xem 1,400 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,762 lượt xem 1,477 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,604 lượt xem 1,393 lượt làm bài