thumbnail

Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 317.docx

/Môn Sử/Đề thi phát triển

Thời gian làm bài: 50 phút


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào?

A.  

Diễn ra ở ba nước Đông Dương.

B.  

Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.

C.  

Diễn ra ở nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo.

D.  

Diễn ra ở nơi nào có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

Câu 2: 0.25 điểm

Vì sao nói sau Cách mạng tháng Hai năm1917, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?

A.  

Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại.

B.  

Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập.

C.  

Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng.

D.  

Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

Câu 3: 0.25 điểm

Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?

A.  

Khởi nghĩa Hương Khê.

B.  

Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

C.  

Khởi nghĩa Ba Đình.

D.  

Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Câu 4: 0.25 điểm

Những giai cấp và tầng lớp xã hội mới nào đã xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

A.  

Địa chủ, công nhân và tiểu tư sản.

B.  

Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản.

C.  

Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc.

D.  

Công nhân, nông dân và tiểu tư sản.

Câu 5: 0.25 điểm

“Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ chức nào dưới đây?

A.  

Liên hợp quốc (UN).

B.  

Liên minh Châu Âu (EU).

C.  

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

D.  

Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).

Câu 6: 0.25 điểm

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A.  

hòa bình, kiên quyết chống lại Mĩ và Tây Âu.

B.  

hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.

C.  

tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.

D.  

kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.

Câu 7: 0.25 điểm

Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “Chiến tranh lạnh” vào thời điểm nào?

A.  

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

B.  

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C.  

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D.  

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 8: 0.25 điểm

Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào?

A.  

Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986).

B.  

Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (7-1976).

C.  

Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).

D.  

Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành trung ương Đảng (9-1975).

Câu 9: 0.25 điểm

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam dẫn đến sự xuất hiện của giai cấp mới nào?

A.  

Công nhân và tư sản.

B.  

Tư sản và tiểu tư sản.

C.  

Tư sản và nông dân.

D.  

địa chủ và nông dân.

Câu 10: 0.25 điểm

Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925 - 1929)?

A.  

Thanh niên.

B.  

Người cùng khổ.

C.  

Búa liềm.

D.  

Nhân dân.

Câu 11: 0.25 điểm

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (đầu năm 1930) được triệu tập trong bối cảnh nào sau đây?

A.  

Yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản trở nên cấp thiết.

B.  

Khuynh hướng dân chủ tư sản ngày càng thắng thế.

C.  

Ba tổ chức cộng sản đoàn kết đề xuất cần hợp nhất.

D.  

Liên minh công - nông đã hình thành trên thực tế.

Câu 12: 0.25 điểm

Điểm mới trong Chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919
- 1929) là gì?

A.  

Đầu tư vào lập đồn điền và mỏ.

B.  

Đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.

C.  

Vơ vét tài nguyên thiên nhiên.

D.  

Tăng cường đầu tư thu lãi cao.

Câu 13: 0.25 điểm

Nội dung nào phản ánh không đúng lí do lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc cho dân tộc Việt Nam?

A.  

Tác động của Cách mạng tháng Mười ở Nga.

B.  

Từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

C.  

Thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén.

D.  

Sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 14: 0.25 điểm

Nội dung phản ánh không đúng nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A.  

Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị.

B.  

Giai cấp tư sản Việt Nam thiếu đường lối chính trị đúng đắn.

C.  

Không xây dựng được tổ chức chính trị nào trong quần chúng.

D.  

Thực dân Pháp còn mạnh, thời cơ cách mạng chưa xuất hiện.

Câu 15: 0.25 điểm

Sự ra đời và hoạt động của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) có điểm giống nào so với tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927)?

A.  

Lôi cuốn đông đảo công nông tham gia cách mạng.

B.  

Chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức trên cả nước.

C.  

Tăng cường huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.

D.  

Góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển.

Câu 16: 0.25 điểm

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng đăc điểm phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn (1919 – 1930)?

A.  

Chủ trương đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai giành độc lập dân tộc.

B.  

Có ý thức chính trị rõ ràng, lãnh đạo có sự thống nhất trên phạm vi cả nước.

C.  

Phong trào có sự chuyển biến từ lập trường tư sản sang vô sản trong đấu tranh.

D.  

Chủ trương đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chế độ mới ở Việt Nam.

Câu 17: 0.25 điểm

Văn kiện nào sau đây được Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 – 1930) thông qua?

A.  

Báo cáo chính trị.

B.  

Đề cương văn hóa.

C.  

Luận cương chính trị.

D.  

Chính cương vắn tắt.

Câu 18: 0.25 điểm

Trong những năm 1939 – 1941, nhân dân Việt Nam đấu tranh chống kẻ thù nào sau đây?

A.  

Thực dân Hà Lan.

B.  

Thực dân Anh.

C.  

Thực dân Pháp.

D.  

Đế quốc Mĩ.

Câu 19: 0.25 điểm

Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm khác biệt giữa vai trò của Mặt trận Việt Minh (1941) với các Mặt trận được thành lập trước đó?

A.  

Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.

B.  

Có chức năng như một chính quyền cách mạng.

C.  

Đoàn kết dân tộc để thực hiện nhiệm vụ dân tộc.

D.  

Phân hóa và cô lập kẻ thù, tiến lên đánh bại chúng.

Câu 20: 0.25 điểm

Nội dung nào không phải là điểm tương đồng giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?

A.  

Tập hợp lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.

B.  

Kết hợp nhiều phương pháp đấu tranh, có sự chỉ đạo thống nhất cao.

C.  

Đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị cách mạng thống nhất.

D.  

Là các cuộc diên tập chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 21: 0.25 điểm

Căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám (1945) và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) đều là nơi

A.  

đứng chân an toàn của bộ đội địa phương.

B.  

thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của kẻ thù xâm lược.

C.  

an toàn tuyệt đối để xây dựng lực lượng cách mạng.

D.  

kẻ thù thực hiện chính sách bình định, chiếm đất.

Câu 22: 0.25 điểm

Trong thời kì 1945 - 1954, chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rơve của thực dân Pháp?

A.  

Điện Biên Phủ năm 1954.

B.  

Việt Bắc thu - đông năm 1947.

C.  

Trung Lào năm 1953.

D.  

Biên giới thu - đông năm 1950.

Câu 23: 0.25 điểm

Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra (12 - 1946) là

A.  

kháng chiến toàn dân.

B.  

khởi nghĩa toàn dân.

C.  

củng cố quốc phòng toàn dân.

D.  

xây dựng an ninh nhân dân.

Câu 24: 0.25 điểm

Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?

A.  

Xây dựng được căn cứ, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

B.  

Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân 3 nước Đông Dương.

C.  

Sự lãnh đạo đảng cộng sản với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

D.  

Lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

Câu 25: 0.25 điểm

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến ngày 19 - 12 - 1946 đã phản ánh đúng quy luật nào của sự phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam?

A.  

Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.

B.  

Mềm dẻo về nguyên tắc ngoại giao.

C.  

Dựng nước phải đi đôi với giữ nước.

D.  

Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.

Câu 26: 0.25 điểm

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện phương châm đánh lâu dài vì một trong những lí do nào sau đây?

A.  

Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

B.  

Có thời gian để khắc phục hạn chế về tinh thần và chính trị.

C.  

Để phù hợp với chủ trương đánh lâu dài của thực dân Pháp.

D.  

Cần có thời gian để tiến hành vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Câu 27: 0.25 điểm

Cách thức kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) có điểm gì khác biệt so với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

A.  

Đi đến việc kí kết một hiệp định hòa bình về chấm dứt chiến tranh.

B.  

Huy động mọi nguồn lực để giành lấy thắng lợi quân sự quyết định.

C.  

Cách thức kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

D.  

Tranh thủ áp lực dư luận quốc tế, buộc kẻ thù rút quân khỏi Việt Nam.

Câu 28: 0.25 điểm

Giai đoạn phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là

A.  

từ năm 1952 đến năm 1973.

B.  

từ năm 1945 đến năm 1952.

C.  

từ năm 1960 đến năm 1973.

D.  

từ năm 1952 đến năm 1960.

Câu 29: 0.25 điểm

“Kế hoạch Mác san” được thực hiện ở các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai còn được gọi là gì?

A.  

Kế hoạch khôi phục kinh tế Mĩ - Âu.

B.  

Kế hoạch phục hưng châu Âu.

C.  

Kế hoạch chinh phục châu Âu.

D.  

Kế hoạch phục hưng Liên minh châu Âu.

Câu 30: 0.25 điểm

Trong những năm 1973 – 1991 tình hình kinh tế Mĩ như thế nào?

A.  

Khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

B.  

Phát triển nhanh và liên tục.

C.  

Đứng đầu thế giới về kinh tế - tài chính.

D.  

Bị mất vị thế đứng đầu thế giới.

Câu 31: 0.25 điểm

Nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A.  

Tác dụng của những cải cách dân chủ.

B.  

Con người được coi là vốn quý nhất.

C.  

Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

D.  

Biết thâm nhập thị trường thế giới.

Câu 32: 0.25 điểm

Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng một trong ba phòng tuyến quan trọng của địch là

A.  

Đông Nam Bộ.

B.  

Hà Giang.

C.  

Thái Nguyên.

D.  

Thái Bình.

Câu 33: 0.25 điểm

Một trong những thủ đoạn Mĩ thực hiện trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965) là

A.  

dồn dân lập “ ấp chiến lược”.

B.  

tăng nhanh quân viễn chinh Mĩ.

C.  

thỏa hiệp với Trung Quốc.

D.  

tăng nhanh quân đội Đồng minh.

Câu 34: 0.25 điểm

Một trong những ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam là

A.  

làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.

B.  

làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơ-ve.

C.  

làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

D.  

làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Đờ lát đơ Tát-xi-nhi.

Câu 35: 0.25 điểm

“Tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ” là đặc điểm của chiến lược chiến tranh nào mà Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam?

A.  

Chiến tranh đơn phương.

B.  

Chiến tranh đặc biệt.

C.  

Chiến tranh cục bộ.

D.  

Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 36: 0.25 điểm

Một trong những nét nổi bật của tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được kí kết là gì?

A.  

Cả nước đã hoàn thành cách mạng ruộng đất.

B.  

Mới chỉ giải phóng được miền Bắc.

C.  

Cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D.  

Đất nước đã được thống nhất về lãnh thổ.

Câu 37: 0.25 điểm

Điểm tương đồng của chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8 -1965 là gì?

A.  

Chống lại một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, với lực lượng chính là quân đội Mĩ.

B.  

Chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

C.  

Chứng tỏ tinh thần kiên cường bất khuất của quân dân miền Bắc chống lại chiến tranh phá hoại của Mĩ.

D.  

Thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam.

Câu 38: 0.25 điểm

Một trong những nước giành độc lập ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.  

Ấn Độ.

B.  

Xu-đăng.

C.  

Ai Cập.

D.  

Ma rốc.

Câu 39: 0.25 điểm

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?

A.  

Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ.

B.  

Chiến tranh lạnh đã chấm dứt.

C.  

Nhiều tổ chức hợp tác khu vực ra đời.

D.  

Chủ nghĩa Apácthai bị xóa bỏ.

Câu 40: 0.25 điểm

Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)?

A.  

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B.  

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

C.  

Thỏa thuận về thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu.

D.  

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 318.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,566 lượt xem 1,372 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 313.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,723 lượt xem 1,456 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 301.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,626 lượt xem 1,400 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 306.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,785 lượt xem 1,491 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 307.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,538 lượt xem 1,358 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 302.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,603 lượt xem 1,393 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 309.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,761 lượt xem 1,477 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 305.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,628 lượt xem 1,407 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Lịch Sử thi THPT - Mã 315.docxTHPT Quốc giaLịch sử
/Môn Sử/Đề thi phát triển

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,694 lượt xem 1,442 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!