thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Luật Kinh Tế - UNETI Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Có Đáp Án, Giải Thích)

Ôn tập hiệu quả với đề thi trắc nghiệm môn Luật Kinh Tế dành cho sinh viên Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (UNETI). Bộ đề bao gồm các câu hỏi liên quan đến pháp luật kinh doanh, hợp đồng thương mại, doanh nghiệp và giải quyết tranh chấp kinh tế. Đáp án kèm giải thích chi tiết giúp sinh viên hiểu rõ các quy định pháp lý và ứng dụng thực tiễn trong kinh doanh.

Từ khoá: Luật Kinh Tế trắc nghiệm UNETI Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp có đáp án có giải thích pháp luật kinh doanh hợp đồng thương mại ôn tập kiểm tra kiến thức

Số câu hỏi: 20 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

10,809 lượt xem 825 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.5 điểm
Nhóm quan hệ xã hội nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế?
A.  
Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại.
B.  
Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
C.  
Quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội.
D.  
Quan hệ tài sản giữa các cá nhân.
Câu 2: 0.5 điểm
Phương pháp nào sau đây là phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế?
A.  
Phương pháp có sự tham gia của công đoàn.
B.  
Phương pháp cho phép.
C.  
Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận.
D.  
Phương pháp mệnh lệnh, cho phép.
Câu 3: 0.5 điểm
Chủ thể nào sau đây KHÔNG là chủ thể của Luật Kinh tế?
A.  
Doanh nghiệp.
B.  
Bộ Giáo dục – Đào tạo.
C.  
Phòng Đăng ký kinh doanh.
D.  
Cá nhân kinh doanh.
Câu 4: 0.5 điểm
Văn bản nào sau đây là nguồn của Luật Kinh tế?
A.  
Bộ Luật Hình sự 2015.
B.  
Bộ Luật Lao động 2012.
C.  
Luật Doanh nghiệp 2020
D.  
Luật Giao thông đường bộ 2008.
Câu 5: 0.5 điểm
Hoạt động nào sau đây thuộc phạm vi quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong hoạt động thương mại?
A.  
Cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
B.  
Thông qua định hướng phát triển của doanh nghiệp.
C.  
Sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp.
D.  
Quyết định mức chia cổ tức.
Câu 6: 0.5 điểm
Dấu hiệu nào sau đây là đặc trưng của chủ thể kinh doanh?
A.  
Tiến hành hoạt động kinh doanh.
B.  
Có năng lực hành vi dân sự.
C.  
Có trụ sở ổn định.
D.  
Có tài sản độc lập.
Câu 7: 0.5 điểm
Xác định chủ thể kinh doanh trong tình huống dưới đây:
A.  
Người bán hàng rong
B.  
Bệnh viện Quốc tế Vinmec
C.  
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
D.  
Công ty sữa Vinamilk
Câu 8: 0.5 điểm
Quan hệ nào dưới đây thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế:
A.  
Quan hệ giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
B.  
Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng thương mại.
C.  
Quan hệ giữa Doanh nghiệp với UBND quận Long Biên về việc tham gia hoạt động từ thiện.
D.  
Quan hệ giữa Cty TNHH M với ông A trong việc ký kết hợp đồng lao động
Câu 9: 0.5 điểm
Xác định vai trò của Luật kinh tế:
A.  
Tạo ra hành lang pháp lý cho tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội
B.  
Làm cơ sở cho các ngành luật khác
C.  
Điều chỉnh tất cả các hành vi dân sự, kinh doanh, hành chính
D.  
Qui định những vần đề tài phán trong kinh doanh
Câu 10: 0.5 điểm
Nguyên tắc bình đẳng trong Luật kinh tế là:
A.  
Bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế không phụ thuộc vào chế độ sở hữu
B.  
Bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế nhưng phụ thuộc chế độ sở hữu
C.  
Bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế nhưng phụ thuộc vào cấp quản lý
D.  
Bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế nhưng phụ thuộc vào qui mô kinh doanh
Câu 11: 0.5 điểm
Nhà nước ………… quyền cạnh tranh hợp pháp của doanh nghiệp trong kinh doanh.
A.  
Bảo hộ
B.  
Bảo đảm
C.  
Bảo lưu
D.  
Bảo vệ
Câu 12: 0.5 điểm
Vấn đề nào sau đây thuộc nội dung của Luật kinh tế:
A.  
Quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết
B.  
Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động
C.  
Quy định về thủ tục thành lập Hội đồng trọng tài thương mại
D.  
Quy định về việc thành lập cơ quan đăng ký kinh doanh
Câu 13: 0.5 điểm
Để điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp, pháp luật kinh doanh sử dụng phương pháp nào dưới đây:
A.  
Bình đẳng
B.  
Bình đẳng và quyền uy
C.  
Quyền uy
D.  
Thỏa thuận
Câu 14: 0.5 điểm
Để điều chỉnh quan hệ giữa các cổ đông công ty cổ phần, Pháp luật kinh doanh sử dụng phương pháp nào dưới đây:
A.  
Quyền uy
B.  
Bình đẳng
C.  
Bình đẳng và quyền uy
D.  
Phục tùng
Câu 15: 0.5 điểm
Tổ chức nào dưới đây không phải là chủ thể kinh doanh:
A.  
Hội nông dân Việt Nam
B.  
Tập đoàn Sun Ggroup
C.  
Tổng Công ty xây dựng Thăng Long
D.  
Công ty Toyota Việt Nam
Câu 16: 0.5 điểm
Nhận định nào không phải là vai trò cơ bản của Luật kinh tế:
A.  
Là cơ sở pháp lý xác định địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh
B.  
Khắc phục những tiêu cực của nền kinh tế thị trường
C.  
Tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào nguyên tắc tự do kinh doanh của các doanh nghiệp
D.  
Là yếu tố quyết định đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân
Câu 17: 0.5 điểm
Nhận định nào sau đây là sai:
A.  
Hộ kinh doanh là tổ chức kinh tế
B.  
Hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh
C.  
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
D.  
Hộ kinh doanh không được sử dụng quá 10 lao động.
Câu 18: 0.5 điểm
Chủ thể nào dưới đây kinh doanh theo mô hình Hộ kinh doanh:
A.  
Công ty xây dựng Trường Sơn
B.  
Người bán hàng rong
C.  
Cửa hàng thời trang
D.  
Tài xế grab
Câu 19: 0.5 điểm
Đâu không phải là nguồn của Luật Kinh tế:
A.  
Văn bản quy phạm pháp luật
B.  
Tập quán thương mại
C.  
Án lệ
D.  
Phán quyết của Trọng tài Thương mại
Câu 20: 0.5 điểm
Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung sử dụng phương pháp điều chỉnh chủ yếu là:
A.  
Phương pháp bình đẳng
B.  
Phương pháp tự nguyện
C.  
Phương pháp quyền uy phục tùng
D.  
Phương pháp thỏa thuận

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm môn Luật Kinh Tế Mới HUBT có đáp ánĐại học - Cao đẳng

2 mã đề 100 câu hỏi 1 giờ

86,5736,660

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Luật - Full Bộ - Có Đáp Án - Đại Học Hồng ĐứcĐại học - Cao đẳng

6 mã đề 300 câu hỏi 1 giờ

87,2216,703