thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Ôn tập hiệu quả với đề thi trắc nghiệm Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam. Đề thi này tập trung vào các khái niệm và kiến thức cốt lõi về văn hóa Việt Nam, bao gồm các yếu tố văn hóa, lịch sử, và các đặc trưng văn hóa địa phương. Tài liệu ôn tập bao gồm câu hỏi trắc nghiệm và đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Từ khoá: đề thi trắc nghiệm Cơ Sở Văn Hóa Việt Namôn thi Cơ Sở Văn Hóa Việt Namđề thi có đáp án Cơ Sở Văn Hóa Việt Namtrắc nghiệm Cơ Sở Văn Hóa Việt Namtài liệu ôn tập Cơ Sở Văn Hóa Việt Namkỳ thi Cơ Sở Văn Hóa Việt Namcâu hỏi trắc nghiệm Cơ Sở Văn Hóa Việt Namluyện thi Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam

Số câu hỏi: 168 câuSố mã đề: 7 đềThời gian: 40 phút

86,876 lượt xem 6,687 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.4 điểm
Theo phong thủy, tấm bình phong trong kiến trúc truyền thống của người Việt có tác dụng:
A.  
Che chắn không cho gió độc lùa vào nhà
B.  
Ngăn không để con đường trước mặt đâm thẳng vào nhà
C.  
Ngăn chặn khí xấu và các yếu tố bất lợi cho gia chủ
D.  
Giữ cho ngôi nhà ấm cúng và kín đáo
Câu 2: 0.4 điểm
Trong làng xã Việt Nam cổ truyền, phường là sản phẩm của tổ chức nông thôn theo:
A.  
Hành chính
B.  
Nghề nghiệp
C.  
Lớp tuổi của nam giới
D.  
Địa bàn cư trú
Câu 3: 0.4 điểm
Câu ca dao "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" phản ánh đặc điểm gì trong tính cách của người VIệt?
A.  
Tinh thần đoàn kết
B.  
Tinh thần tự lập
C.  
Óc bè phái, địa phương
D.  
Thói quen dựa dẫm vào tập thể
Câu 4: 0.4 điểm
Thú uống rượu cần của người vùng cao là biểu hiện của:
A.  
Tính cộng đồng
B.  
Tính tự trị
C.  
Tính đoàn kết
D.  
Tính nông nghiệp
Câu 5: 0.4 điểm
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa gốc nông nghiệp có khuynh hướng:
A.  
Tôn trọng và hòa hợp với tự nhiên
B.  
Thù nghịch với thiên nhiên
C.  
Chinh phục và chế ngự thiên nhiên
D.  
Coi thường thiên nhiên
Câu 6: 0.4 điểm
Loại hình sân khấu dân gian đặc sắc gắn liền với thiên nhiên, phản ánh quá trình thích ứng với tự nhiên của người Việt trong đời sống nông nghiệp là?
A.  
Chèo
B.  
Tuồng
C.  
Múa rối
D.  
Cải lương
Câu 7: 0.4 điểm
Màu sắc trang phục truyền thống được ưa thích của người bình dân ở miền Bắc là:
A.  
Màu nâu, gụ
B.  
Màu đen
C.  
Màu tím
D.  
Màu hồng, đỏ, vàng
Câu 8: 0.4 điểm
Trong ngũ hành, hành Kim sinh ra?
A.  
Hành Thổ
B.  
Hành Thủy
C.  
Hành Mộc
D.  
Hành Hỏa
Câu 9: 0.4 điểm
Hình ảnh nào là biểu tượng truyền thống của tính tự trị trong làng xã Việt Nam?
A.  
Lũy tre
B.  
Sân đình
C.  
Bến nước
D.  
Cây đa
Câu 10: 0.4 điểm
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn văn hóa Đại Việt là?
A.  
Sự hưng thịnh của Phật giáo
B.  
Nho giáo được phục hôi làm quốc giáo
C.  
Sự phát triển của nông nghiệp
D.  
Sự phát triển của nghề thủ công
Câu 11: 0.4 điểm
Đặc điểm của cư dân sống trong vùng văn hóa gốc nông nghiệp?
A.  
Thiên về tình cảm, sống du canh du cư
B.  
Thiên về tình cảm, sống định cư
C.  
Thiên về lý tính, sống định cư
D.  
Thiên về lý tính, sống du canh du cư
Câu 12: 0.4 điểm
Hình thức tổ chức nông thôn theo lớp tuổi của nam giới, là môi trường tiến thân theo tuổi tác trong làng xã, tạo nên đơn vị xã hội, gọi là:
A.  
Phường
B.  
Giáp
C.  
Hội
Câu 13: 0.4 điểm
Hiếu phục là trang phục mặc trong dịp nào?
A.  
Lễ hội
B.  
Tang ma
C.  
Giỗ chạp
D.  
Cúng đình
Câu 14: 0.4 điểm
Tính giá trị là một đặc trưng quan trọng của văn hóa. Sự phân biệt các giá trị văn hóa theo thời gian cho phép ta nhận biết:
A.  
Giá trị sử dụng — — Giá trị đạo đức
B.  
Giá trị thẩm mỹ- Giá trị tinh thần
C.  
Giá trị vật chất - Giá trị tinh thần
D.  
Giá trị vĩnh cửu - Giá trị nhất thời
Câu 15: 0.4 điểm
Giáo chủ Huỳnh Phú Số là người lập nên Phật giáo Hòa Hỏa. Tên gọi "Hòa Hảo" có ý nghĩa là:
A.  
Chỉ địa danh quê hương của giáo chủ
B.  
Thể hiện tinh thần hiếu hòa và giao hảo
C.  
Thể hiện tinh thần tốt đời- đẹp đạo
D.  
Địa danh quê hương của giáo chủ và tinh thần hiều hòa và giao hào
Câu 16: 0.4 điểm
Bàn về quan niệm ăn uống của người Việt, nhận định nào sau đây là không đúng
A.  
Người Việt coi trọng việc ăn uống, mọi hành động đều lấy ăn làm đầu.
B.  
Người Việt coi ăn uống là văn hóa, thể hiện nghệ thuật sống và phẩm giá con người.
C.  
Người Việt coi ăn uống là chuyện tầm thường không đáng nói.
D.  
Từ "ăn" trong tiếng Việt cực kỳ lý thú, phản ánh quá trình nhận thức đặc biệt của người Việt về hiện tượng "ăn".
Câu 17: 0.4 điểm
Trong tục thờ tứ bất tử, Tản Viên là biểu tượng
A.  
Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
B.  
chống giặc ngoại xâm
C.  
Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
D.  
Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tình thần
Câu 18: 0.4 điểm
Những tập tục, quy tắc, lề thói.... do dân làng đặt ra, được ghi chép thành văn bản và có giá trị như một bộ luật riêng của làng, được gọi là:
A.  
Hương hỏa
B.  
Gia lễ
C.  
Hương ước
D.  
Gia pháp
Câu 19: 0.4 điểm
Trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu có câu: "Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn sáng mắt ông cha không thờ". Theo quan niệm dân gian truyền thống của thời kỳ này, Đạo nhà trong câu thơ trên là đạo nào?
A.  
Đạo Phật
B.  
Đạo thờ cúng tổ tiên
C.  
Đạo Hòa Hảo
D.  
Đạo Cao Đài
Câu 20: 0.4 điểm
Theo quan niệm của người Việt, thức ăn dạng bao tử (trứng lộn, nhộng, heo sữa...) là những thức ăn bổ dưỡng vì:
A.  
Đó là những thức ăn quý truyền thống, dùng để đãi khách
B.  
Thức ăn dạng bao tử góp phần điều chỉnh sự cân bằng âm dương trong cơ thể
C.  
Thức ăn dạng bao tử đang ở đúng thời điểm có giá trị (đang trong quá trình âm dương chuyển hóa) nên giàu chất dinh dưỡng
D.  
Thức ăn dạng bao tử có giá trị dinh dưỡng cao, bổ sung đủ ngũ chất: bột-nước-khoáng-đạm-béo
Câu 21: 0.4 điểm
Con vật nào sau đây được người Việt cổ chọn làm hình xăm trên mình?
A.  
Con hổ
B.  
Cá sấu
C.  
Con thuồng luồng
D.  
Con rồng
Câu 22: 0.4 điểm
Người Việt phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương, ứng với ngũ hành. Theo đó, gừng thuộc vị:
A.  
Hàn
B.  
Nhiệt
C.  
Ôn
D.  
Lương
Câu 23: 0.4 điểm
Thời Hùng Vương, làng được gọi là:
A.  
Kẻ chạ
B.  
Bản
C.  
Buôn
D.  
Mường
Câu 24: 0.4 điểm
Nhận định nào sau đây đúng với cư dân ở vùng văn hóa gốc nông nghiệp Việt Nam
A.  
Trọng cá nhân, dân chủ, linh hoạt
B.  
Trọng cá nhân, dân chủ, quyết đoán
C.  
Trọng tập thể, dân chủ, linh hoạt
D.  
Trọng tập thể, độc đoán, linh hoạt
Câu 25: 0.4 điểm
Hình thức tổ chức xã hội có thể lưu giữ, bảo tồn được những giá trị văn hóa cổ truyền, mang đậm bản sắc văn hóa Việt chính là:
A.  
Tổ chức gia tộc
B.  
Tổ chức làng xã
C.  
Tổ chức đô thị
D.  
Tổ chức quốc gia

Đề thi tương tự

Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Cơ Sở Dữ Liệu Phân Tán có đáp ánĐại học - Cao đẳngCông nghệ thông tin

4 mã đề 153 câu hỏi 1 giờ

51,4873,959