thumbnail

Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Kinh Tế Vĩ Mô Chương 4 - Miễn Phí Có Đáp Án

Tổng hợp bộ đề trắc nghiệm ôn luyện Kinh Tế Vĩ Mô Chương 4, hoàn toàn miễn phí, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị hiệu quả cho các kỳ thi. Bộ đề được biên soạn kỹ lưỡng, bám sát nội dung chương trình học và bao gồm đáp án chi tiết. Đây là tài liệu không thể thiếu cho sinh viên ngành Kinh tế.

 

Từ khoá: Kinh Tế Vĩ Mô Chương 4Đề Trắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ MôĐề Ôn Luyện Miễn PhíKinh Tế Vĩ Mô Có Đáp ÁnÔn Luyện Kinh Tế Vĩ MôĐề Thi Kinh Tế Vĩ Mô Chương 4Tài Liệu Kinh Tế Vĩ MôTrắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô Miễn PhíĐề Ôn Thi Kinh Tế Vĩ MôKiến Thức Kinh Tế Vĩ Mô

Số câu hỏi: 65 câuSố mã đề: 3 đềThời gian: 1 giờ

12,501 lượt xem 964 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.4 điểm
Nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở thì đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang:
A.  
Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
B.  
Trái và lãi suất sẽ giảm xuống.
C.  
Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
D.  
Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
Câu 2: 0.4 điểm
Lãi suất thay đổi gây ra sự thay đổi của tổng cầu thông qua một trong các quá trình sau đây:
A.  
Cả đường cầu tiền và đường cầu đầu tư cùng dịch chuyển.
B.  
Cả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu cùng dịch chuyển .
C.  
Có sự di chuyển dọccả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu.
D.  
Có sự di chuyển dọc đường cầu đầu tư, còn đường tổng cầu dịch chuyển.
Câu 3: 0.4 điểm
Nhân tố nào dưới đây có tác động đến lượng tiền cơ sở?
A.  
Một NHTM mua trái phiếu chính phủ từ một khách hàng.
B.  
Một NHTM chuyển tiền mặt từ két sang tài khoản tiền gửi tại NHTW.
C.  
Một cá nhân mua trái phiếu chính phủ từ NHTW.
D.  
Chính phủ bán trái phiếu cho một NHTM và sau đó sử dụng số tiền đó chi cho quốc phòng.
Câu 4: 0.4 điểm
Nếu lãi suất tăng lên:
A.  
Đường cầu đầu tư sẽ dịch sang trái.
B.  
Lượng cầu về đầu tư sẽ giảm.
C.  
Đường cầu tiền sẽ dịch sang phải.
D.  
Đường cầu tiền sẽ dịch sang trái.
Câu 5: 0.4 điểm
Nguyên nhân nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường cầu tiền danh nghĩa sang trái?
A.  
GDP thực tế tăng lên.
B.  
Lãi suất tăng.
C.  
Mức giá chung giảm.
D.  
Câu 2 và 3.
Câu 6: 0.4 điểm
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu trên, muốn giảm cung tiền 3 tỉ đồng, NHTW cần:
A.  
Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
B.  
Bán 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
C.  
Mua 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
D.  
Bán 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ
Câu 7: 0.4 điểm
Khoản mục nào dưới đây không nằm trong lượng cung tiền M2?
A.  
Tiền lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng.
B.  
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các cá nhân tại các NHTM.
C.  
Trái phiếu chính phủ.
D.  
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của các cá nhân tại các NHTM.
Câu 8: 0.4 điểm
Các ngân hàng có xu hướng giảm tỉ lệ dự trữ đến mức tối thiểu vì:
A.  
Dự trữ không có lãi suất.
B.  
Dự trữ lớn hơn có nghĩa khả năng thanh khoản thấp hơn.
C.  
Tiền gửi là tài sản của ngân hàng, còn dự trữ thì không.
D.  
Tỉ lệ dự trữ càng lớn thì vị thế của ngân hàng càng yếu.
Câu 9: 0.4 điểm
Khoản mục nào dưới đây kém hiệu quả nhất để chuyển sức mua từ hiện tại đến tương lai?
A.  
Tiền mặt.
B.  
Tiền gửi không kỳ hạn.
C.  
Tiền gửi có kỳ hạn.
D.  
Trái phiếu chính phủ.
Câu 10: 0.4 điểm
Nếu NHTW bán trái phiếu chính phủ với trị giá là 1 triệu USD thì lượng cung tiền sẽ:
A.  
Giảm đi 1 triệu USD.
B.  
Tăng thêm 1 triệu USD.
C.  
Giảm nhiều hơn 1 triệu USD.
D.  
Tăng nhiều hơn 1 triệu USD.
Câu 11: 0.4 điểm
Giá trị của số nhân tiền
A.  
Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi
B.  
Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ
C.  
Do NHTW trực tiếp điều tiết
D.  
Tăng khi tỉ lệ dự trữ giảm.
Câu 12: 0.4 điểm
Tỉ lệ dự trữ của một NHTM là:
A.  
Tỉ lệ dự trữ dôi ra so với tổng tiền gửi.
B.  
Tỉ lệ giữa tổng lượng tiền được giữ trong két và được gửi tại NHTW so với tổng tiền gửi.
C.  
Tỉ lệ giữa tổng tiền dự trữ bằng tiền mặt được giữ trong két của ngân hàng đó so với tổng tiền gửi.
D.  
Tỉ lệ giữa tổng tiền dự trữ được gửi tại NHTW so với tổng tiền gửi.
Câu 13: 0.4 điểm
Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là:
A.  
Để giao dịch
B.  
Để dự phòng
C.  
Để chuyển sức mua sang tương lai.
D.  
Giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.
Câu 14: 0.4 điểm
Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ sẽ làm cho:
A.  
Lãi suất giảm xuống.
B.  
Dự trữ của các NHTM giảm xuống.
C.  
Lượng cung tiền tăng lên.
D.  
Lượng tiền mà các NHTM cho dân cư vay tăng lên.
Câu 15: 0.4 điểm
Biện pháp tài trợ cho tăng chi tiêu chính phủ nào dưới đây sẽ làm tăng cung tiền mạnh nhất?
A.  
Giả sử NHTW giảm cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính phủ cần:
B.  
Giảm chi tiêu chính phủ.
C.  
Giảm thuế.
D.  
Yêu cầu NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở.
E.  
Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau
Câu 16: 0.4 điểmchọn nhiều đáp án
Nhằm hạn chế đầu tư, NHTW có thể (chọn 2 đáp án đúng):
A.  
Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
B.  
Giảm lãi suất chiết khấu.
C.  
Thắt chặt điều kiện tín dụng.
D.  
Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Câu 17: 0.4 điểm
Chi phí của việc giữ tiền tăng lên khi:
A.  
Sức mua của đồng tiền tăng lên.
B.  
Lãi suất tăng lên.
C.  
Giá của hàng hóa và dịch vụ giảm.
D.  
Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
Câu 18: 0.4 điểm
Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm:
A.  
Lãi suất chiết khấu, và lãi suất của ngân hàng.
B.  
Lãi suất ngân hàng và các nghiệp vụ thị trường mở.
C.  
Các nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất chiết khấu.
D.  
Lãi suất chiết khấu và tỉ giá hối đoái.
Câu 19: 0.4 điểm
Chi phí cơ hội của việc giữ tiền so với các tài sản khác, ví dụ như trái phiếu, sẽ là:
A.  
Lạm phát.
B.  
Mức tiêu dùng bị bỏ qua.
C.  
Khả năng thanh khoản bị bỏ qua.
D.  
Tiền lãi bỏ qua.
Câu 20: 0.4 điểm
Giả sử bạn vừa gửi 2000 USD vào một ngân hàng. Ngân hàng đó muốn giữ dự trữ bằng 20% số tiền đó. Hỏi ngân hàng đó có thể cho vay thêm bao nhiêu tiền?
A.  
200 USD.
B.  
400 USD.
C.  
1800 USD.
D.  
1600 USD.
Câu 21: 0.4 điểm
Lượng tiền thực tế mà mọi người muốn nắm giữ sẽ tăng lên nếu hoặc thu nhập thực tế tăng lên hoặc:
A.  
Mức giá tăng lên.
B.  
Mức giá giảm đi.
C.  
Lãi suất tăng lên.
D.  
Lãi suất giảm đi.
Câu 22: 0.4 điểm
Giả sử NHTW tăng cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính phủ cần:
A.  
Tăng chi tiêu chính phủ.
B.  
Giảm thuế.
C.  
Yêu cầu NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở.
D.  
Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.
Câu 23: 0.4 điểm
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu ở trên, điều gì xảy ra với nền kinh tế nếu các NHTM giảm tỉ lệ dự trữ xuống 10%:
A.  
Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng tăng.
B.  
Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng giảm.
C.  
Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng tăng.
D.  
Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng giảm.
Câu 24: 0.4 điểm
Ngân hàng trung ương có thể điều tiết tốt nhất đối với:
A.  
Cung tiền.
B.  
Cơ sở tiền tệ.
C.  
Số nhân tiền.
D.  
Tỉ lệ dữ trữ thực tế của các NHTM.
Câu 25: 0.4 điểm
Thước đo chi phí cơ hội của việc giữ tiền là:
A.  
Lãi suất thực tế.
B.  
Tiền mặt không được trả lãi.
C.  
Tỉ lệ lạm phát.
D.  
Lãi suất danh nghĩa.

Đề thi tương tự