thumbnail

Đề Thi Kinh Tế Vĩ Mô - Chương 6: Thất Nghiệp và Lạm Phát - Miễn Phí, Có Đáp Án

Làm bài thi chương 6 môn Kinh Tế Vĩ Mô với chủ đề Thất Nghiệp và Lạm Phát. Đề thi trực tuyến miễn phí, kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên ôn tập kiến thức quan trọng về kinh tế vĩ mô. Nội dung bám sát chương trình học, phù hợp cho các kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ.

Từ khoá: đề thi kinh tế vĩ mô thất nghiệp và lạm phát chương 6 kinh tế vĩ mô ôn thi kinh tế vĩ mô đề thi miễn phí đáp án chi tiết học kinh tế vĩ mô kiểm tra trực tuyến câu hỏi ôn tập kinh tế vĩ mô tài liệu kinh tế vĩ mô

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Đường Phillips trong dài hạn
A.  
Dốc xuống
B.  
Dốc lên
C.  
Nằm ngang
D.  
Thẳng đứng
Câu 2: 1 điểm
Đường cong Phillips thể hiện mối quan hệ giữa:
A.  
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
B.  
Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và lãi suất danh nghĩa
C.  
Lãi suất thực và tỷ lệ thất nghiệp
D.  
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát
Câu 3: 1 điểm
Thất nghiệp cơ cấu do:
A.  
Điều kiện thời tiết thay đổi
B.  
Do chuyển dịch cơ cấu, nhiều người không có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động
C.  
Một số doanh nghiệp thua lỗ bởi hoạch định kém
D.  
Nền kinh tế vận động theo chu kỳ tăng trưởng nóng rồi suy thoái
Câu 4: 1 điểm
Thất nghiệp do người lao động chưa tìm được việc làm có mức lương phù hợp thuộc loại
A.  
Thất nghiệp cơ cấu
B.  
Thất nghiệp chu kỳ
C.  
Thất nghiệp cơ học
D.  
Không có đáp án đúng
Câu 5: 1 điểm
Lựa chọn nào sau đây thuộc loại thất nghiệp không tự nguyện
A.  
Một luật sư ở nhà chăm sóc con cái bất chấp nhiều lời mời từ các công ty luật
B.  
Một đầu bếp không thể tìm được việc ở nhà hàng khác do tai tiếng về vệ sinh thực phẩm anh ta gây ra tại nhà hàng cũ
C.  
Vợ một CEO cao cấp làm công tác tình nguyện phi lợi nhuận
D.  
Một sinh viên mới ra trường đang cân nhắc lựa chọn đề nghị của một số công ty
Câu 6: 1 điểm
Dân số của một quốc gia giả sử là 100 người, lực lượng lao động là 70 người. Nếu lược lượng thất nghiệp là là 5 người thì tỷ lệ thất nghiệp là:
A.  
(5/100)*100
B.  
(5/30)*100
C.  
(5/70)*100
D.  
Không thể xác định do thiếu thông tin
Câu 7: 1 điểm
Dân số của một quốc gia giả sử là 100 người, số người trong độ tuổi lao động là 70. Nếu lực lượng thất nghiệp là 10 người thì tỷ lệ thất nghiệp là
A.  
10%
B.  
(10/70)*100
C.  
(10/30)*100
D.  
Không thể xác định do thiếu thông tin
Câu 8: 1 điểm
Tỷ lệ thất nghiệp đo lường
A.  
Phần trăm số người muốn có việc làm toàn thời gian nhưng không thể tìm được việc là
B.  
Phần trăm số người trong độ tuổi lao động không tìm được việc làm
C.  
Phần trăm số người thuộc lực lực lượng lao động không tìm được việc làm
D.  
Phần trăm số người lao động trong độ tuổi lao động không tìm được việc làm toàn thời gian
Câu 9: 1 điểm
Tiền lương thực tính theo giớ lao động được đo bằng
A.  
Số lượng hàng hóa, dịch vụ có thể mua bởi thu nhập do 1 giờ lao động tạo ra
B.  
Số tiền trung bình hàng tuần của người lao động
C.  
Số tiền kiếm được sau một giờ lao động
D.  
Số tiền người lao động có thể kiếm được từ một công việc khác
Câu 10: 1 điểm
Nếu tổng cầu tăng và NHTW phản ứng bằng cách tăng cung tiền thì
A.  
Sẽ không tồn tại hố cách lạm phát
B.  
Sản lượng sẽ bắt đầu giảm nhanh hơn so với cung tiền không thay đổi
C.  
Tiền lương danh nghĩa sẽ giảm để giảm tình trạng thất nghiệp
D.  
Sẽ có rủi ro lạm phát kéo dài
Câu 11: 1 điểm
Lựa chọn nào sau đây có thể dẫn đến lạm phát do cầu kéo
A.  
Tiền lương danh nghĩa tăng
B.  
Cung tiền tăng
C.  
Xuất khẩu giảm
D.  
Giá dầu thô tăng
Câu 12: 1 điểm
Nguyên nhân của lạm phát do cầu kéo là do:
A.  
Nhu cầu của con người vượt quá nguồn lực có sẵn của nền kinh tế
B.  
Tiền lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất
C.  
Tổng cầu lớn hơn tổng cung ở mức toàn dụng
D.  
Lãi suất chiết khấu tăng
Câu 13: 1 điểm
Lạm phát do cầu kéo bắt đầu khi
A.  
Đường LAS dịch chuyển sang trái
B.  
Đường LAS dịch chuyển sang phải
C.  
Đường AD dịch chuyển sang phải
D.  
Đường AD dịch chuyển sang trái
Câu 14: 1 điểm
Chỉ số giá năm 2015 là 125 và năm 2016 là 135. Tỷ lệ lạm phát năm 2016 so với năm 2015 là:
A.  
8%
B.  
10%
C.  
12%
D.  
Không có đáp án nào đúng
Câu 15: 1 điểm
Với một mức thu nhập cho trước, thu nhập thực là không thay đổi theo thời gian khi mức giá chung
A.  
Tăng
B.  
Giảm
C.  
Không đổi
D.  
Dao động
Câu 16: 1 điểm
Giảm phát là quá trình
A.  
Tiền lương danh nghĩa trung bình giảm so với mức giá danh nghĩa
B.  
Giá trị đồng nội tệ giảm so với giá trị ngoại tệ
C.  
Tỷ lệ lạm phát phi mã giảm tốc một cách đáng kể
D.  
Mức giá chung giảm
Câu 17: 1 điểm
Giá trị thực của các biến vĩ mô
A.  
Được tính bằng đơn vị vàng
B.  
Được tính bằng giá trị danh nghĩa nhân với mức giá chung
C.  
Được tính bằng giá trị danh nghĩa chia cho chỉ số giá
D.  
Không thể được xác định cụ thể
Câu 18: 1 điểm

Trong một nền kinh tế, khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của tư nhân, của chính phủ hoặc xuất khẩu tăng mạnh sẽ dẫn đến tình trạng:

A.  
Lạm phát do phát hành tiền.
B.  
Lạm phát do giá yêu tố sản xuất tăng lên.
C.  
Lạm phát do cầu kéo.
D.  
Lạm phát do chi phí đẩy
Câu 19: 1 điểm
Mức giá chung trong nền kinh tế là:
A.  
Chỉ số giá.
B.  
Tỷ lệ lạm phát.
C.  
A B đều đúng.
D.  
A B đều sai.
Câu 20: 1 điểm
Theo thuyết số lượng tiền tệ thì:
A.  
Mức giá tăng nhiều hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi.
B.  
Mức giá tăng cùng một tỷ lệ với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền, sản lượng thực không đổi.
C.  
Mức giá tăng ít hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi.
D.  
Mức giá chung không tăng, cho dù lượng cung tiền tệ tăng, sản lượng thực không đổi.
Câu 21: 1 điểm
Các nhà kinh tế học cho rằng:
A.  
Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
B.  
Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
C.  
Có sự đánh đổi giũa lạm phát do cầu và thất nghiệp trong ngắn hạn, không có sự đánh đổi trong dài hạn.
D.  
Các câu trên đều đúng
Câu 22: 1 điểm
Lạm phát xuất hiện có thể do các nguyên nhân:
A.  
Tổng cung tiền.
B.  
Tăng chi tiêu của chính phủ.
C.  
Tăng lương và các yếu tố sản xuất.
D.  
Cả 3 câu trên đúng
Câu 23: 1 điểm
Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân của lạm phát cao:
A.  
Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tiền giấy.
B.  
Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng nợ vay nước ngoài.
C.  
Ngân sách chỉ phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tính phiếu kho bạc.
D.  
Ngân sách chính phủ bội chi bất luận nó được tài trợ thế nào
Câu 24: 1 điểm
Nếu tỷ lệ lạm phát tăng 8%, lãi suất danh nghĩa tăng 6% thì lãi suất thực:
A.  
Tăng 14%
B.  
Tăng 2%
C.  
Giảm 2%
D.  
Giảm 14%
Câu 25: 1 điểm
Khi tỷ lệ lạm phát thực hiện thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán thì:
A.  
Người đi vay được lợi.
B.  
Người cho vay được lợi.
C.  
Người cho vay bị thiệt.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 26: 1 điểm
: Hiện tượng giảm phát xảy ra khi:
A.  
Tỷ lệ lạm phát thực hiện nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán.
B.  
Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát năm trước.
C.  
Chỉ số giá năm nay nhỏ hơn chỉ số giá năm trước.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 27: 1 điểm
: Chỉ số giá năm 2011 là 140 có nghĩa là:
A.  
Tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 40%.
B.  
Giá hàng hóa năm 2011 tăng 140% so với năm 2010.
C.  
Giá hàng hóa năm 2011 tăng 40% so với năm gốc.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 28: 1 điểm
Lãi xuất thị trường có xu hướng:
A.  
Tăng khi tỷ lệ lạm phát tăng, giảm khi tỷ lệ lạm phát giảm.
B.  
Tăng khi tỷ lệ lạm phát giảm, giảm khi tỷ lệ lạm phát tăng.
C.  
A và B đều đúng.
D.  
A và B đều sai.
Câu 29: 1 điểm
Trong một nền kinh tế, khi giá các yếu tố sản xuất tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng:
A.  
Lạm phát do cầu kéo.
B.  
Lạm phát do phát hành tiền.
C.  
Lạm phát do cung (do chi phí đẩy).
D.  
Cả 3 cầu trên đều đúng.
Câu 30: 1 điểm
Khi tỷ lệ lạm phát thực hiện cao hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán thì:
A.  
Người đi vay được lợi.
B.  
Người cho vay được lợi.
C.  
Người đi vay bị thiệt.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 31: 1 điểm
Đường cong Phillips trong ngắn hạn thể hiện:
A.  
Có thể đưa nền kinh tế về trạng thái toàn dụng thông qua điều chỉnh giá và lương.
B.  
Sự đánh đổi giữa lạm phát do cầu và tỷ lệ thất nghiệp.
C.  
Sự lựa chọn giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong giải quyết việc làm.
D.  
Các câu trên đều sai
Câu 32: 1 điểm
Thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế là:
A.  
Tỷ lệ thất nghiệp ứng với thị trường lao động cân bằng.
B.  
Thất nghiệp tạm thời (cọ xát) cộng thất nghiệp cơ cấu.
C.  
Thất nghiệp thực tế từ thất nghiệp chu kỳ.
D.  
Các câu trên đều đúng
Câu 33: 1 điểm
Trong tình hình nền kinh tế bị lạm phát hiện nay để kiềm chế lạm phát chính phủ áp dụng các biện pháp:
A.  
Thắt chặt tiền tệ
B.  
Cắt giảm các khoản chi tiêu công.
C.  
Cả A và B đều sai.
D.  
Cả A và B đều đúng
Câu 34: 1 điểm
Hiện tượng giảm phát xảy ra khi:
A.  
CPI năm hiện hành nhỏ hơn CPI năm trước làm cho tỷ lệ lạm phát âm.
B.  

Tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ lạm phát dự kiến, làm sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự kiến.

C.  
Tỷ lệ lạm phát năm hiện hành nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát năm trước.
D.  
Các câu trên đều đúng
Câu 35: 1 điểm
Bản chất của chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI là:
A.  
Chỉ số giá của khối hàng hóa được sản xuất ở năm hiện hành so với năm gốc.
B.  
Hệ số phản ánh mức giảm phát ở năm hiện hành so với năm gốc.
C.  
Chỉ số giá của khối hàng hóa được sản xuất ở năm gốc.
D.  
Chỉ số giá của giỏ hàng hóa tiêu dùng tính theo giá hiện hành so với giá năm gốc.
Câu 36: 1 điểm
Tỷ lệ lạm phát năm 1998 bằng -5% có nghĩa là:
A.  
Lạm phát năm 1998 giảm bớt 5% so với năm 1997.
B.  
Lạm phát năm 1998 thấp hơn 5% so với năm 1997.
C.  
Chỉ số giá năm 1998 bằng 95% so với chỉ số giá năm 1997.
D.  
Các lựa chọn trên đều sai.
Câu 37: 1 điểm
Lựa chọn nào sau đây không đúng? Chỉ số giá năm 1998 bằng 90% có nghĩa là:
A.  
Giá cả năm 1998 tăng thêm 90% so với năm gốc.
B.  
Giá cả năm 1998 giảm bớt 10% so với năm gốc.
C.  
Giá cả năm 1998 bằng 90% so với năm gốc.
D.  
Giá cả năm 1998 thấp hơn giá cả ở năm gốc.
Câu 38: 1 điểm
Cho CPI năm 2005 là 100%, CPI năm 2009 bằng 150%, CPI năm 2010 bằng 159%. Tỷ lệ lạm phát năm 2010 là:
A.  
5,6%
B.  
6%
C.  
9%
D.  
Số khác.
Câu 39: 1 điểm
Tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 19%, lãi suất danh nghĩa là 14% thì lãi suất thực là :
A.  
5%
B.  
33%
C.  
14%
D.  
-5%
Câu 40: 1 điểm

Lạm phát cầu kéo xảy ra do:

A.  
Chính phủ tăng thuế.
B.  
Giá các yếu tố sản xuất tăng mạnh.
C.  
Do tổng cầu tăng mạnh.
D.  
Tiền lương danh nghĩa tăng
Câu 41: 1 điểm
Khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của chính phủ sẽ dẫn đến tình trạng gì?
A.  
Lạm phát do sức ỳ của nền kinh tế.
B.  
Lạm phát do cầu kéo.
C.  
Lạm phát do chi phí đẩy.
D.  
Lạm phát do cung tiền.
Câu 42: 1 điểm
Lựa chọn nào sau đây gây ra lạm phát do cầu kéo?
A.  
Tăng chi tiêu của chính phủ bằng cách in tiền.
B.  
Giá dầu lửa trên thế giới tăng.
C.  
Chính phủ tăng thuế giá trị gia tăng.
D.  
Khuynh hướng tiêu dùng biên của các hộ gia đình giảm.
Câu 43: 1 điểm
.Nền kinh tế đang ở mức tiềm năng, lạm phát chi phí đẩy xảy ra do :
A.  
Thuế giảm.
B.  
Lực lượng lao động gia tăng.
C.  
Mất mùa đẩy giá nông sản tăng cao.
D.  
Nguồn vốn quốc gia tăng.
Câu 44: 1 điểm
.Nếu giá yếu tố sản xuất trọng yếu tăng, thì:
A.  
Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.
B.  
Xuất hiện hiện tượng đình lạm.
C.  
Kéo theo lạm phát do chi phí đẩy.
D.  
Các lựa chọn trên đều đúng.
Câu 45: 1 điểm
Tìm câu sai:
A.  
Lạm phát do cầu kéo làm cho giá cả và sản lượng gia tăng.
B.  
Trong ngắn hạn có sự đánh đổi giữa lạm phát do cầu kéo và tỷ lệ thất nghiệp.
C.  
Xuất khẩu là hằng số trong khi nhập khẩu phụ thuộc sản lượng.
D.  
Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để ổn định hóa nền kinh tế.
Câu 46: 1 điểm
.Nền kinh tế đang có lạm phát cao, việc giảm bớt chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả:
A.  
Giảm lạm phát
B.  
Giảm sản lượng thực
C.  
Tăng thất nghiệp.
D.  
Các lựa chọn trên đều đúng.
Câu 47: 1 điểm
Điều gì xảy ra khi nền kinh tế có lạm phát?
A.  
Hộ gia đình cần ít tiền hơn để giao dịch.
B.  
Doanh nghiệp trả lương thấp hơn.
C.  
Mức giá chung tăng và duy trì mặt bằng giá mới.
D.  
Giá trị đồng tiền giảm
Câu 48: 1 điểm
Đối tượng nào sau đây bị thiệt khi lạm phát hoàn toàn dự đoán được?
A.  
Người đi vay.
B.  
Người cho vay.
C.  
Cả người đi vay và người cho vay.
D.  
Cả người đi vay và người cho vay đều không bị thiệt
Câu 49: 1 điểm
.Nếu tỷ lệ lạm phát ngoài dự đoán tăng thì:
A.  
Người lao động được lợi, người sử dụng lao động bị thiệt.
B.  
Người đóng thuế được lợi, chính phủ bị thiệt.
C.  
Người đi vay được lợi, người cho vay bị thiệt.
D.  
Người hưởng trợ cấp có lợi.
Câu 50: 1 điểm
Nếu lạm phát thực tế nhỏ hơn lạm phát dự đoán thì điều gì xảy ra?
A.  
Có rất ít hợp đồng cho vay.
B.  
Lãi suất thực cao hơn dự đoán.
C.  
Người cho vay ước gì họ đã cho vay nhiều hơn.
D.  
Người đi vay ước gì họ đã vay nhiều hơn.
Câu 51: 1 điểm
Lãi suất thực thấp hơn dự đoán là do:
A.  
Lạm phát có thể dự đoán được.
B.  
Lạm phát thấp hơn dự đoán.
C.  
Lạm phát cao hơn dự đoán.
D.  
Lạm phát không có thể dự đoán được
Câu 52: 1 điểm
.Đối tượng nào sau đây không bị thiệt hại bởi lạm phát tăng ngoài dự đoán?
A.  
Người về hưu
B.  
Người giữ tiền tiết kiệm tại nhà
C.  
Người cho vay
D.  
Người vay tiền để đầu tư vào một số dự án
Câu 53: 1 điểm
Lực lượng lao động là số người:
A.  
Trên 15 tuổi.
B.  
Thất nghiệp.
C.  
Có việc làm kể toàn thời gian và bán thời gian.
D.  
Có việc làm và thất nghiệp.
Câu 54: 1 điểm
.Thất nghiệp cơ học tăng khi:
A.  
GDP thực giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng.
B.  
Lượng người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới tăng.
C.  
Những người lao động thất nghiệp kéo dài chán nản rời bỏ lực lượng lao động.
D.  
Người lao động được thay thế bởi máy móc và người thất nghiệp không có đủ kỹ năng để làm công việc mới.
Câu 55: 1 điểm
Một người được xem là thất nghiệp thuộc loại cơ cấu khi:
A.  
Bị sa thải do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất trong thời kỳ suy thoái.
B.  
Chỉ muốn làm việc vài tháng trong năm.
C.  
Muốn tìm một công việc khác tốt hơn.
D.  
Thiếu kỹ năng do công nghệ phát triển
Câu 56: 1 điểm
Khác biệt giữa thất nghiệp cơ cấu và cơ học là thất nghiệp cơ cấu:
A.  
Chỉ tồn tại trong thời kỳ suy thoái.
B.  
Tồn tại trong thời kỳ mở rộng sản xuất trong khi không có thất nghiệp cơ học trong thời kỳ mở rộng sản xuất.
C.  
Là vấn đề ngắn hạn.
D.  
Thường kéo dài hơn thất nghiệp cơ học.
Câu 57: 1 điểm
Lựa chọn nào sau đây là thất nghiệp chu kỳ?
A.  
Huấn luyện viên trượt tuyết không có việc làm trong mùa hè.
B.  
Cử nhân ngoại thương vừa tốt nghiệp đang tìm việc phù hợp với chuyên ngành.
C.  
Nhân viên môi giới nhà đất bị sa thải do thị trường bất động sản đóng băng.
D.  
Nhân viên ngân hàng bỏ việc để học thạc sỹ.
Câu 58: 1 điểm
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên:
A.  
Giảm khi thất nghiệp chu kỳ tăng.
B.  
Tăng khi thất nghiệp cơ cấu tăng.
C.  
Tăng khi thất nghiệp chu kỳ tăng.
D.  
Tăng khi thất nghiệp cơ học giảm
Câu 59: 1 điểm
Với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho trước, tỷ lệ lạm phát dự đoán tăng sẽ dẫn đến:
A.  
Sự trượt dọc trên đường cong Phillips ngắn hạn theo hướng từ trên xuống.
B.  
Sự trượt dọc trên đường cong Phillips ngắn hạn theo hướng từ dưới lên.
C.  
Sự dịch chuyển sang trái của đường cong Phillips ngắn hạn.
D.  
Sự dịch chuyển sang phải của đường cong Phillips ngắn hạn.
Câu 60: 1 điểm
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng làm dịch chuyển:
A.  
Đường cong Phillips ngắn hạn.
B.  
Đường cong Phillips dài hạn.
C.  
Cả đường cong Phillips ngắn hạn và dài hạn.
D.  
Các lựa chọn trên đều sai.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc Nghiệm Kinh Tế Vi Mô Chương 6 - Đề Thi Có Đáp Án

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Chương 6 môn Kinh Tế Vi Mô. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về cấu trúc thị trường, sự can thiệp của chính phủ, và các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu trong nền kinh tế vi mô, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên hiểu rõ các khái niệm kinh tế vi mô và áp dụng trong phân tích kinh tế. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

144,860 lượt xem 77,960 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô Chương 1 - Đại Học Điện Lực (EPU) (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô chương 1 tại Đại học Điện Lực (EPU). Đề thi bao gồm các câu hỏi về các khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp, cung cầu trong nền kinh tế, và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

20 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

88,707 lượt xem 47,657 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Luyện Kinh Tế Vĩ Mô Chương 2 - Phần 2 Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp đề thi ôn luyện Kinh Tế Vĩ Mô Chương 2 - Phần 2 với bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết. Tài liệu giúp sinh viên củng cố kiến thức về các khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản như cung cầu, tổng cầu, tổng cung và chính sách tài khóa. Bộ đề được thiết kế sát với chương trình học, giúp sinh viên chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Tài liệu miễn phí, hỗ trợ học tập và ôn thi hiệu quả.

48 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

90,204 lượt xem 48,559 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Online Miễn Phí Kinh Tế Vĩ Mô Chương 7 - Học Viện Quân Y (VMMA)Đại học - Cao đẳngKinh tế
Trải nghiệm đề thi online miễn phí Kinh tế Vĩ mô chương 7 dành cho sinh viên Học viện Quân Y (VMMA). Đề thi kèm đáp án chi tiết, giúp bạn ôn tập hiệu quả và nắm vững kiến thức quan trọng. Nội dung bám sát chương trình học, là tài liệu thiết thực để chuẩn bị cho các kỳ thi học phần.

37 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

66,896 lượt xem 36,008 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Online Miễn Phí Kinh Tế Vĩ Mô Chương 10Đại học - Cao đẳng
Tham khảo ngay đề thi online miễn phí Kinh tế Vĩ mô chương 10 với đáp án chi tiết, giúp bạn ôn tập hiệu quả và nắm vững các kiến thức quan trọng. Nội dung bám sát chương trình học, hỗ trợ bạn chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học phần và đạt kết quả cao.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

89,418 lượt xem 48,139 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Kinh Tế Vi Mô (KTVM) - Phần 4 - Miễn Phí, Có Đáp Án - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT)Đại học - Cao đẳng
Đề thi môn Kinh tế Vi mô (KTVM) - Phần 4 được thiết kế theo chương trình đào tạo của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập ứng dụng, tập trung vào các chủ đề như cung cầu, thị trường, sản xuất, và chi phí. Tài liệu miễn phí, kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong kỳ thi.

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

77,173 lượt xem 41,545 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kinh Tế Vi Mô 2 - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội HUBT (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Tham khảo đề thi trắc nghiệm Kinh Tế Vi Mô 2 dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Đề thi miễn phí với các câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao, kèm theo đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức về kinh tế vi mô, thị trường, cung cầu và các yếu tố kinh tế khác. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích, hỗ trợ sinh viên HUBT chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và kiểm tra môn Kinh Tế Vi Mô 2.

210 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

144,186 lượt xem 77,575 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô - Chủ Đề Lạm Phát - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Ôn tập và kiểm tra kiến thức với đề thi trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô, tập trung vào chủ đề Lạm Phát. Đề thi miễn phí đi kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, nguyên nhân và tác động của lạm phát trong kinh tế. Công cụ học tập hiệu quả cho kỳ thi và kiểm tra môn học.

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

23,868 lượt xem 12,845 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Kinh Tế Vi Mô - Part 19 Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

Đề thi trắc nghiệm môn Kinh Tế Vi Mô - Part 19 tại Đại Học Điện Lực (EPU), bao gồm các câu hỏi quan trọng về cung cầu, chi phí sản xuất, hành vi tiêu dùng, và cấu trúc thị trường. Đề thi kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

 

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

55,304 lượt xem 29,757 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!