thumbnail

Đề Thi Ôn Tập Môn Luật Hành Chính Việt Nam Phần 3 - Học Viện Hành Chính Quốc Gia (Miễn Phí, Có Đáp Án Chi Tiết)

Tìm hiểu bộ đề thi ôn tập môn Luật Hành Chính Việt Nam Phần 3 từ Học Viện Hành Chính Quốc Gia (NAPA). Bộ tài liệu miễn phí với các câu hỏi bám sát nội dung học tập, kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về pháp luật hành chính và quản lý nhà nước. Phù hợp cho sinh viên ngành Luật và các lĩnh vực liên quan đến hành chính công.

Từ khoá: luật hành chính luật hành chính Việt Nam NAPA Học viện Hành chính Quốc gia đề thi luật hành chính ôn tập luật hành chính tài liệu luật hành chính đáp án chi tiết luật hành chính học luật hành chính tài liệu miễn phí NAPA

Số câu hỏi: 25 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

60,610 lượt xem 4,659 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Về phạm vi điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam đối với cá nhân, khẳng định nào sau đây là đúng?
A.  
Luật hành chính Việt Nam chỉ điều chỉnh đối với công dân Việt Nam.
B.  
Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài.
C.  
Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch.
D.  
Cả a, b, c đều sai
Câu 2: 1 điểm
Nguồn của Luật hành chính Việt Nam:
A.  
Chỉ bao gồm văn bản quy phạm pháp luật
B.  
Bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và tập quán pháp
C.  
Bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp và tiền lệ pháp
D.  
Cả a, b, c đều sai
Câu 3: 1 điểm
Nguyên tắc chính trị - xã hội trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam:
A.  
Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước
B.  
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
C.  
Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng
D.  
Nguyên tắc trực thuộc hai chiều
Câu 4: 1 điểm
Hình thức trực tiếp tham gia quản lý nhà nước của công dân:
A.  
Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
B.  
Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong
C.  
hoạt động hành chính
D.  
Cả a và b đều đúng
E.  
Cả a và b đều sai
Câu 5: 1 điểm
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành:
A.  
Hoạt động hành pháp (hoạt động hành chính nhà nước) là hoạt động ban hành pháp luật
B.  
Hoạt động hành pháp (hoạt động hành chính nhà nước) là hoạt động thi hành pháp luật
C.  
Hoạt động hành pháp (hoạt động hành chính nhà nước) là hoạt động bảo vệ pháp luật
D.  
Cả a, b, c đều sai
Câu 6: 1 điểm
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A.  
Hoạt động dịch vụ công chủ yếu do nhà nước đảm nhận trực tiếp.
B.  
Nhà nước chỉ ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thực hiện một số dịch vụ hành chính công rất cá biệt mà nhà nước không thể thực hiện.
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai
Câu 7: 1 điểm
Luật hành chính bao gồm hai loại quy phạm là quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục:
A.  
Quy phạm vật chất quy định "phần tĩnh" của hoạt động hành chính; Nội dung quy phạm vật chất trả lời câu hỏi "làm gì".
B.  
Quy phạm thủ tục điều chỉnh "phần động", tức là thủ tục thực hiện các quy phạm vật chất; Nội dung của quy phạm thủ tục trả lời câu hỏi "làm như thế nào".
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai
Câu 8: 1 điểm
Khẳng định nào sau đây là đúng về hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật hành chính?
A.  
Pháp điển hoá là việc hệ thống hoá pháp luật, trong đó tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật hành chính theo vấn đề, theo ngành, theo chủ đề, theo lĩnh vực, v.v... thành những tuyển tập.
B.  
Tập hợp hoá là việc hệ thống hoá pháp luật, ngoài việc tập hợp hoá, còn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, và ban hành thêm những quy định mới.
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai
Câu 9: 1 điểm
Đặc điểm chung của quy phạm pháp luật hành chính:
A.  
Được áp dụng nhiều lần, nếu chỉ áp dụng một lần thì hiệu lực tồn tại lâu dài.
B.  
Hiệu lực chấm dứt khi được thực hiện.
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai.
Câu 10: 1 điểm
Đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật hành chính:
A.  
Chủ thể ban hành chỉ là các cơ quan hành chính nhà nước
B.  
Có số lượng văn bản ít và tính ổn định cao
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai.
Câu 11: 1 điểm
Mức độ giảm dần về tính mệnh lệnh trong quy phạm pháp luật hành chính:
A.  
Quy phạm bắt buộc; quy phạm trao quyền; quy phạm lựa chọn; quy phạm khuyến nghị.
B.  
Quy phạm bắt buộc; quy phạm lựa chọn; quy phạm trao quyền; quy phạm khuyến nghị.
C.  
Quy phạm bắt buộc; quy phạm lựa chọn; quy phạm khuyến nghị; quy phạm trao quyền.
D.  
Quy phạm bắt buộc; quy phạm trao quyền; quy phạm khuyến nghị; quy phạm lựa chọn
Câu 12: 1 điểm
Giả định của quy phạm pháp luật hành chính là:
A.  
Phần của quy phạm nêu rõ những điều kiện của đời sống thực tế (như hoàn cảnh, tình huống, chủ thể) mà nếu có tồn tại các điều kiện đó thì mới có thể thi hành hoặc áp dụng quy phạm đó.
B.  
Phần của quy phạm đặt ra quy tắc hành vi, tức là nội dung quyền và nghĩa vụ, trình tự thực hiện chúng, tức là quy định chủ thể được, phải làm gì và làm như thế nào.
C.  
Phần của quy phạm chỉ rõ các biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm phần quy định.
Câu 13: 1 điểm
Căn cứ theo hiệu lực pháp lý, quy phạm pháp luật hành chính bao gồm các loại sau:
A.  
phạm cấm; quy phạm bắt buộc; quy phạm cho phép; quy phạm lựa chọn; quy phạm khuyến khích; và quy phạm khuyến nghị.
B.  
Quy phạm vật chất; quy phạm thủ tục.
C.  
Quy phạm chung; quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý ngành và liênngành.
D.  
Quy phạm luật; quy phạm dưới luật.
Câu 14: 1 điểm
Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính:
A.  
Quy phạm pháp luật hành chính; chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
B.  
Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính; sự kiện pháp lý.
C.  
Sự kiện pháp lý; quy phạm pháp luật hành chính.
D.  
Quy phạm pháp luật hành chính; chủ thể quan hệ pháp luật hành chính; sự kiện pháp lý.
Câu 15: 1 điểm
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A.  
Phương pháp điều chỉnh duy nhất của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng
B.  
Phương pháp điều chỉnh duy nhất của Luật hành chính là phương pháp quyền uy - phục tùng.
C.  
Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng.
D.  
Cả a, b, c đều sai
Câu 16: 1 điểm
Luật hành chính bao gồm hai loại quy phạm là quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục:
A.  
Quy phạm vật chất quy định "phần động" của hoạt động hành chính; nội dung quy phạm vật chất trả lời câu hỏi "làm như thế nào".
B.  
Quy phạm thủ tục điều chỉnh "phần tĩnh", tức là thủ tục thực hiện các quy phạm vật chất; nội dung của quy phạm thủ tục trả lời câu hỏi "làm gì".
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai.
Câu 17: 1 điểmchọn nhiều đáp án
Khẳng định nào sau đây là đúng về hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật hành chính?
A.  
Tập hợp hoá là việc hệ thống hoá pháp luật, ngoài việc tập hợp hoá, còn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, và ban hành thêm những quy định mới.
B.  
Pháp điển hoá là việc hệ thống hoá pháp luật, trong đó tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật hành chính theo vấn đề, theo ngành, theo chủ đề, theo lĩnh vực, v.v... thành những tuyển tập.
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai
Câu 18: 1 điểm
Quy định của quy phạm pháp luật hành chính là:
A.  
Phần của quy phạm nêu rõ những điều kiện của đời sống thực tế (như hoàn cảnh, tình huống, chủ thể) mà nếu có tồn tại các điều kiện đó thì mới có thể thi hành hoặc áp dụng quy phạm đó.
B.  
Phần của quy phạm đặt ra quy tắc hành vi, tức là nội dung quyền và nghĩa vụ, trình tự thực hiện chúng, tức là quy định chủ thể được, phải làm gì và làm như thế nào.
C.  
Phần của quy phạm chỉ rõ các biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm phần quy định.
Câu 19: 1 điểm
Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính được chia thành các loại:
A.  
Hiệu lực theo thời gian; hiệu lực theo không gian; hiệu lực theo đối tượng
B.  
Hiệu lực theo thời gian; hiệu lực theo không gian; hiệu lực hồi tố
C.  
Hiệu lực theo thời gian; hiệu lực theo không gian; hiệu lực theo đối tượng, hiệu lực hồi tố
D.  
Hiệu lực theo thời gian; hiệu lực hồi tố; hiệu lực theo đối tượng
Câu 20: 1 điểm
Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính:
A.  
Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật.
B.  
Tuân thủ pháp luật; chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật; thực thi pháp luật.
C.  
Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; cho phép pháp luật; áp dụng pháp luật.
D.  
Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; thực thi pháp luật.
Câu 21: 1 điểm
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A.  
Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính được quy định bởi tính bình đẳng của quan hệ đó
B.  
Để quan hệ pháp luật hành chính xuất hiện không cần phải có sự hiện diện của chủ thể bắt buộc là cơ quan nhà nước (chủ yếu là cơ quan hành chính).
C.  
Cả a và b đều đúng.
D.  
Cả a và b đều sai
Câu 22: 1 điểm
Năng lực pháp luật hành chính là:
A.  
Khả năng của các chủ thể có được những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước thừa nhận bằng các quy định của luật hành chính.
B.  
Khả năng của các chủ thể bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền chủ thể và nghĩavụ pháp lý, tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, và khả năng đó được Nhà nước thừa nhận bằng các quy định của luật hành chính.
C.  
Cả a và b đều đúng.
D.  
Cả a và b đều sai.
Câu 23: 1 điểm
Luật hành chính bao gồm hai loại quy phạm là quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục:
A.  
Quy phạm vật chất quy định "phần tĩnh" của hoạt động hành chính, bao gồm: Hệ thống các cơ quan hành chính, thẩm quyền và cơ cấu của chúng, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở và công dân, các hành vi vi phạm hành chính và biện pháp xử lý...
B.  
Quy phạm thủ tục điều chỉnh "phần động", tức là thủ tục thực hiện các quy phạm vật chất.
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai
Câu 24: 1 điểm
Khẳng định nào sau đây là đúng về vai trò của quy phạm pháp luật hành chính?
A.  
Các quy phạm thủ tục hành chính còn điều chỉnh cả trình tự thực hiện các quy phạm vật chất của nhiều ngành luật khác
B.  
Quy phạm thủ tục hành chính còn đóng vai trò đưa cả các quy phạm vật chất của nhiều ngành luật khác vào cuộc sống.
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai.
Câu 25: 1 điểm
Đặc điểm chung của quy phạm pháp luật hành chính:
A.  
Được áp dụng nhiều lần, nếu chỉ áp dụng một lần thì hiệu lực tồn tại lâu dài.
B.  
Hiệu lực chấm dứt khi được thực hiện.
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai

Đề thi tương tự

Đề thi Ôn tập Môn Pháp luật Đại cương HUBT có đáp ánĐại học - Cao đẳng

2 mã đề 100 câu hỏi 1 giờ

76,3295,867

Đề thi Ôn tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam APDLịch sử

6 mã đề 226 câu hỏi 1 giờ

30,4312,336

Đề thi ôn tập môn Chủ nghĩa duy vật và duy vật biện chứngĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 75 câu hỏi 1 giờ

65,0164,989