thumbnail

Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Máy Điện 1 - ĐH Điện lực EPU

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Máy Điện 1 được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Điện Lực (EPU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các loại máy điện như máy biến áp, máy phát điện, và động cơ điện. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

Từ khoá: trắc nghiệm máy điện 1 máy điện EPU Đại học Điện Lực ôn thi máy điện bài tập máy điện lý thuyết máy biến áp máy phát điện đáp án chi tiết ôn tập tốt nghiệp máy điện

Số câu hỏi: 183 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

73,952 lượt xem 5,692 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Kết cấu rô to của máy điện đồng bộ cực ẩn và máy điện đồng bộ cực lồi khác nhau ở điểm nào sau đây:
A.  
Đường kính rôto D của máy cực ẩn lớn 15 m, còn đường kính rôto D của máy cực lồi không vượt qúa 1,1 1, 15 m.
B.  
Rôto của máy điện đồng bộ cực ẩn trên mặt cực không có dây quấn cản (dây quấn mở máy), còn trên mặt cực của máy cực lồi có đặt dây quấn cản.
C.  
Trục rôto của máy điện đồng bộ cực ẩn được đặt nằm ngang, còn trục rôto của máy cực lồi chỉ được đặt thẳng đứng.
D.  
Lõi thép rôto của máy điện đồng bộ cực ẩn được làm bằng thép tấm hoặc thép đúc, còn lõi thép rôto của máy điện đồng bộ cực lồi được làm bằng thép hợp kim chất lượng cao.
Câu 2: 0.2 điểm
Vỏ máy của máy điện không đồng bộ công suất nhỏ và trung bình thường làm bằng gang mà không dùng thép vì?
A.  
Không dùng làm mạch từ và giá thành rẻ
B.  
Tăng khả năng dẫn từ trong máy
C.  
Giảm tổn hao trong máy
D.  
Gang có độ bền cơ khí cao hơn thép
Câu 3: 0.2 điểm
Một máy điện không đồng bộ 3 pha, 6 cực làm việc với nguồn điện xoay chiều tần số 50Hz; người ta đo được tốc độ quay của máy là 970 vg/ph. Hỏi khi đó máy đang làm việc ở chế độ nào ?
A.  
Động cơ điện
B.  
Máy phát điện
C.  
Hãm điện từ
D.  
Máy không làm việc
Câu 4: 0.2 điểm
Một động cơ điện một chiều kích thích song song có Uđm = 220 V, Rư = 0,4 , Iưđm = 50 A và tốc độ định mức nđm = 1000 vg/ph. Tính tốc độ của động cơ lúc không tải n0, biết rằng từ thông của động cơ là không đổi.
A.  
1150 vg/ph
B.  
1000 vg/ph
C.  
1050 vg/ph
D.  
1100 vg/ph
Câu 5: 0.2 điểm
Điều kiện tự kích và tạo ra được điện áp của máy phát điện một chiều là gì?
A.  
Máy phải có từ dư; máy phải quay đúng chiều để dòng kích từ sinh ra sẽ tạo ra từ thông kt cùng chiều với dư; điện trở mạch kích thích rkt không quá lớn nếu tốc độ quay bằng hằng số
B.  
Máy phải có từ dư; máy phải quay đúng chiều để dòng kích từ sinh ra sẽ tạo ra từ thông kt ngược chiều với dư ; điện trở mạch kích thích rkt không quá lớn nếu tốc độ quay bằng hằng số
C.  
Máy không được có từ dư; máy phải quay đúng chiều để dòng kích từ sinh ra sẽ tạo ra từ thông kt cùng chiều với dư; điện trở mạch kích thích rkt không quá lớn nếu tốc độ quay bằng hằng số
D.  
Máy không được có từ dư; máy phải quay đúng chiều để dòng kích từ sinh ra sẽ tạo ra từ thông kt ngược chiều với dư ; điện trở mạch kích thích rkt phải lớn nếu tốc độ quay bằng hằng số
Câu 6: 0.2 điểm
Phương pháp nào sau đây là phương pháp mở máy động cơ điện một chiều?
A.  
Mở máy trực tiếp; Mở máy bằng biến trở; Mở máy bằng điện áp thấp
B.  
Mở máy trực tiếp; Mở máy bằng biến trở; Mở máy bằng phương pháp đổi nối Y/
C.  
Mở máy trực tiếp; Mở máy bằng biến trở; Mở máy bằng biến áp tự ngẫu
D.  
Mở máy trực tiếp; Mở máy bằng phương pháp đổi nối Y/Mở máy bằng biến áp tự ngẫu
Câu 7: 0.2 điểm
Khi ghép song song máy phát điện vào lưới điện bằng phương pháp tự đồng bộ, dây quấn kích thích phải được nối tắt qua điện trở diệt từ. Điện trở diệt từ có tác dụng:
A.  
Làm đường dẫn cho dòng kích từ cảm ứng, giới hạn điện áp ở hai đầu cuộn kích từ và máy kích từ ở mức khả năng chịu đựng được của cuộn kích từ và máy kích từ (cách điện không bị chọc thủng).
B.  
Hạn chế dòng điện kích từ không vượt quá giới hạn cho phép.
C.  
Hạn chế dòng ngắn mạch của máy phát điện khi xảy ra sự cố.
D.  
Kéo máy phát điện vào đồng bộ với lưới dễ dàng hơn.
Câu 8: 0.2 điểm
Độ lớn của lực điện từ tác dụng lên thanh dẫn trong động cơ điện một chiều được xác định theo công thức nào?
A.  
F = B.l.i
B.  
F = B.l.V
C.  
F = B.q.I
D.  
F = B.I.V
Câu 9: 0.2 điểm
Tại sao trong Máy phát điện một chiều sức điện động trong khung dây lại là sức điện động xoay chiều?
A.  
Do các cạnh của khung dây luôn song song với các đường sức từ
B.  
Do các cạnh của khung dây luôn cắt các đường sức từ
C.  
Do các cạnh của khung dây luôn thay đổi vị trí dưới các cực từ
D.  
Do các cạnh của khung dây luôn cố định vị trí dưới các cực từ
Câu 10: 0.2 điểm
Một trong các điều kiện ghép một máy phát điện đồng bộ vào làm việc song song với lưới hoặc với một máy phát điện khác là:
A.  
Tổ nối dây của các máy phải giống nhau.
B.  
Điện áp của máy phát UF phải bằng điện áp của lưới điện UL.
C.  
Tỷ số biến đổi của các máy phát phải bằng nhau.
D.  
Tỷ số ngắn mạch K của các máy phải bằng nhau.
Câu 11: 0.2 điểm
Loại máy nào dưới đây là máy phát điện một chiều kích thích độc lập?
A.  
Máy phát điện một chiều kích thích song song
B.  
Máy phát điện một chiều kích thích nối tiếp
C.  
Máy phát điện một chiều kích thích hỗn hợp
D.  
Máy phát điện một chiều kích thích bằng Nam châm vĩnh cửu
Câu 12: 0.2 điểm
Dây quấn phần ứng trong máy điện một chiều có nhiệm vụ gì?
A.  
Dùng để dẫn từ
B.  
Dùng để cách điện
C.  
Sinh ra sức điện động và cho dòng điện chạy qua để thực hiện quá trình biến đổi năng lượng từ cơ năng thành điện năng và ngược lại
D.  
Dùng để đổi chiều dòng điện xoay chiều trong khung dây thành dòng điện một chiều
Câu 13: 0.2 điểm
Một động cơ điện một chiều kích thích song song có các số liệu như sau: Pđm = 90 kW; Uđm = 440 V; Iđm = 225 A; Ikt = 5 A; nđm = 500 vg/ph; Rư = 0,078 . Hãy tính tốc độ quay không tải lý tưởng, biết rằng từ thông trong máy không đổi?
A.  
520 vòng/phút
B.  
550 vòng/phút
C.  
620 vòng/phút
D.  
650 vòng/phút
Câu 14: 0.2 điểm
Phương pháp mở máy động cơ không đồng bộ bằng cách đổi nối Y- Δ nhằm mục đích gì ?
A.  
Tăng mô men mở máy
B.  
Giảm thời gian mở máy
C.  
Giảm dòng điện mở máy
D.  
Tất cả các ý trên
Câu 15: 0.2 điểm
Máy biến áp 3 pha có cùng tỉ số vòng dây pha W1/W2 =2. Tỉ số điện áp dây khi máy đấu Δ/Δ là:
A.  
2.
B.  
3√2.
C.  
3.
D.  
2√3.
Câu 16: 0.2 điểm
Trong máy điện đồng bộ, từ trường trong khe hở không khí  là:
A.  
Từ trường một chiều do dòng điện kích từ sinh ra.
B.  
Từ trường xoay chiều do dòng điện phần ứng sinh ra.
C.  
Từ trường tổng hợp của từ trường cực từ và từ trường quay do dòng điện phần ứng sinh ra.
D.  
Từ trường do các thành phần sóng bậc cao sinh ra.
Câu 17: 0.2 điểm
Máy biến áp 3 pha có số liệu Sđm = 100 kVA; U1đm/U2đm = 6000/230 V. Dòng điện định mức của máy là:
A.  
I1đm= 9,62 A; I2đm = 251 A.
B.  
I1đm= 11,62 A; I2đm = 249 A.
C.  
I1đm= 9,062 A; I2đm = 25,1 A.
D.  
I1đm= 96,2 A; I2đm = 2,51 A.
Câu 18: 0.2 điểm
Một động cơ điện không đồng bộ 3 pha, 6 cực làm việc với nguồn điện xoay chiều tần số 50Hz; người ta đo được tốc độ quay của động cơ là 970 vg/ph. Nếu giảm điện áp đặt vào động cơ bằng 1/2 so với lúc đầu thì khi đó tốc độ động cơ bằng bao nhiêu?
A.  
1000 vg/ph
B.  
970 vg/ph
C.  
880 vg/ph
D.  
750 vg/ph
Câu 19: 0.2 điểm
Ưu điểm của phương pháp mở máy bằng biến trở so với mở máy trực tiếp của máy điện một chiều là gì?
A.  
Chi phí đầu tư thấp hơn
B.  
Hạn chế điện áp mở máy
C.  
Hạn chế dòng điện mở máy
D.  
Tổn hao trong quá trình mở máy nhỏ hơn
Câu 20: 0.2 điểm
Một động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc, dây quấn stato đấu Y có: Pđm=20kW, U1=380V, η=88%, cosφ=0,84. Dòng điện Iđm của động cơ bằng bao nhiêu?
A.  
42,1 A
B.  
39,1 A
C.  
40,1 A
D.  
41,1 A
Câu 21: 0.2 điểm
Khi ghép song song một máy phát điện đồng bộ với lưới mà không đảm bảo điều kiện thứ tự pha giống nhau, còn các điều kiện khác đảm bảo thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A.  
Máy phát điện ghép vào sẽ trở thành động cơ điện đồng bộ tiêu thụ công suất từ lưới.
B.  
Trong mạch kín giữa hai pha đấu nhầm sẽ xuất hiện chênh lệch điện áp U = 2Ud, dòng điện cân bằng và mômen do nó sinh ra có giá trị rất lớn, có thể bẻ gẫy trục máy phát, làm biến dạng dây quấn.
C.  
Điện áp lưới sẽ bị dao động và tăng cao đột ngột làm hư hỏng cách điện của các thiết bị đang đấu vào lưới.
D.  
Máy phát ghép vào sẽ bị sự cố ngắn mạch, dòng ngắn mạch rất lớn sẽ làm cháy máy phát.
Câu 22: 0.2 điểm
Một động cơ điện không đồng bộ 3 pha, 4 cực làm việc với nguồn điện xoay chiều tần số 50Hz, người ta đo được tốc độ quay của động cơ là 1470 vg/ph hỏi khi đó hệ số trượt s bằng bao nhiêu?
A.  
0,02
B.  
0,03
C.  
0,04
D.  
0,05
Câu 23: 0.2 điểm
Động cơ điện không đồng bộ được sử dụng rất phổ biến là vì:
A.  
Cấu tạo đơn giản, chắc chắn, hiệu suất cao, giá thành hạ
B.  
Hệ số công suất cosφ lớn
C.  
Đặc tính điều chỉnh tốc độ tốt
D.  
Thời gian mở máy nhanh, dòng điện mở máy nhỏ
Câu 24: 0.2 điểm
Trong kết cấu của máy điện một chiều, tại sao vỏ máy phải dùng thép mà không dùng gang?
A.  
Gang có độ bền cơ học kém, khó gia công chế tạo
B.  
Gang có độ dẫn điện kém, tản nhiệt kém
C.  
Vỏ máy đồng thời làm gông từ nối liền các mạch từ, khép kín mạch từ; Gang có độ dẫn từ quá mạnh
D.  
Vỏ máy đồng thời làm gông từ nối liền các mạch từ, khép kín mạch từ; Gang có độ dẫn từ kém
Câu 25: 0.2 điểm
Phương pháp mở máy trực tiếp thường được áp dụng cho động cơ không đồng bộ roto lồng sóc với công suất nhỏ vì?
A.  
Thời gian mở máy nhanh, thực hiện đơn giản
B.  
Mômen mở máy nhỏ, dòng điện mở máy nhỏ
C.  
Mômen mở máy nhỏ, dòng điện mở máy lớn
D.  
Tổn hao công suất nhỏ, hiệu suất cao, hệ số công suất cosφ lớn
Câu 26: 0.2 điểm
Khi hòa đồng bộ bằng bộ hòa kiểu ánh sáng đèn nối theo sơ đồ “nối tối”, tần số và thứ tự pha của máy phát được kiểm tra bằng:
A.  
Chính bộ hòa gồm ba đèn, mỗi đèn được nối giữa hai đầu tương ứng của cầu dao hòa.
B.  
Đồng hồ đo tần số và dụng cụ kiểm tra thứ tự pha.
C.  
Đồng hồ đo tần số và đồng hồ đo điện áp.
D.  
Đồng hồ đo điện áp và dụng cụ kiểm tra thứ tự pha.
Câu 27: 0.2 điểm
Phương pháp mở máy động cơ không đồng bộ bằng cách dùng biến áp tự ngẫu có ưu điểm so với phương pháp dùng cuộn kháng là:
A.  
Mô men mở máy lớn
B.  
Thời gian mở máy nhanh
C.  
Dòng điện mở máy nhỏ
D.  
Thiết bị đơn giản, rẻ tiền
Câu 28: 0.2 điểm
Phương trình cân bằng điện áp của Máy phát điện một chiều là gì?
A.  
U = Eư
B.  
U = Iư.Rư
C.  
U = Eư - Iư.Rư
D.  
U = Eư + Iư.Rư
Câu 29: 0.2 điểm
Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau đây:
A.  
Máy biến áp dùng để biến đổi dòng điện một chiều.
B.  
Máy biến áp dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều với tần số thay đổi.
C.  
Máy biến áp dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác với tần số thay đổi.
D.  
Máy biến áp dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác với tần số không đổi.
Câu 30: 0.2 điểm
Cho 3 máy biến áp có cùng tỉ số k, cùng tổ nối dây làm việc song song có số liệu như sau: Máy 1: S1đm = 1000 kVA; Un% = 6,25. Máy 2: S2đm = 1800 kVA; Un% = 6,6. Máy 3: S3đm = 2400 kVA; Un% = 7. Để không máy nào quá tải thì tải chung của các máy bằng:
A.  
Schung= 4847,4 kVA.
B.  
Schung= 4874,4 kVA;
C.  
Schung= 4784,4 kVA;
D.  
Schung= 4487,4 kVA;
Câu 31: 0.2 điểm
Máy biến áp 3 pha có cùng tỉ số vòng dây pha W1/W2 =2. Tỉ số điện áp dây khi máy đấu Y/Y là:
A.  
2√3.
B.  
2.
C.  
3√2.
D.  
3.
Câu 32: 0.2 điểm
Một động cơ điện Không đồng bộ 3 pha, 4 cực làm việc với nguồn điện xoay chiều tần số 50Hz; người ta đo được tốc độ quay của động cơ là 1450 vg/ph. Nếu giảm điện áp đặt vào động cơ bằng 1/2 so với lúc đầu thì khi đó tốc độ động cơ bằng bao nhiêu?
A.  
1000 vg/ph
B.  
1500 vg/ph
C.  
1300 vg/ph
D.  
1450 vg/ph
Câu 33: 0.2 điểm
Một trong các điều kiện ghép một máy phát điện đồng bộ vào làm việc song song với lưới hoặc với một máy phát điện khác là:
A.  
Tỷ số ngắn mạch K của các máy phải bằng nhau.
B.  
Điện kháng đồng bộ xđb của các máy phải bằng nhau.
C.  
Thứ tự pha của máy phát phải giống thứ tự pha của lưới.
D.  
Sơ đồ nối dây của các máy phải giống nhau.
Câu 34: 0.2 điểm
Một máy phát điện đồng bộ khi chạy không tải phát ra sức điện động dây là 13,5 kV có tần số 50 Hz, dây quấn stato đấu hình sao, số vòng dây của dây quấn một pha là 125 vg, hệ số dây quấn kdq = 0,8. Từ thông trong khe hở không khí dưới mỗi cực từ là:
A.  
0,35 Wb
B.  
0,40 Wb
C.  
0,45 Wb
D.  
0,51 
Câu 35: 0.2 điểm
Máy biến áp có tỉ số k = 5/1 và dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp là 5A. Bỏ qua tổn hao trong các cuộn dây. Dòng điện cuộn sơ cấp là:
A.  
5A.
B.  
1A.
C.  
10A.
D.  
25A.
Câu 36: 0.2 điểm
Đặc tính không tải của máy phát điện một chiều là đường biểu diễn quan hệ giữa:
A.  
Dòng điện ngắn mạch với dòng điện kích từ In=f(Ikt) khi n = const và U = const
B.  
Dòng điện đầu cực máy phát với dòng điện kích từ I=f(Ikt) khi n = const và U = const
C.  
Điện áp đầu cực máy phát với dòng điện phụ tải U=f(I) khi n = const và Ikt = const
D.  
Điện áp đầu cực máy phát với dòng điện kích từ U=f(Ikt) khi n = const và I = const
Câu 37: 0.2 điểm
Trong kết cấu của máy điện một chiều tại sao lõi thép cực từ có thể dùng các lá thép các bon dày hoặc thép khối mà không cần dùng thép kỹ thuật điện?
A.  
Vì lõi thép cực từ dẫn từ thông một chiều do dòng kích từ sinh ra và dòng điện xoáy xuất hiện trong lõi thép cực từ rất nhỏ
B.  
Vì lõi thép cực từ dẫn từ thông xoay chiều do dòng kích từ sinh ra và dòng điện xoáy xuất hiện trong lõi thép cực từ rất nhỏ
C.  
Vì lõi thép cực từ dẫn từ thông một chiều do dòng kích từ sinh ra và sức điện động cảm ứng xuất hiện trong lõi thép cực từ rất lớn
D.  
Vì lõi thép cực từ dẫn từ thông xoay chiều do dòng kích từ sinh ra và sức điện động cảm ứng xuất hiện trong lõi thép cực từ rất nhỏ
Câu 38: 0.2 điểm
Vỏ máy của máy điện không đồng bộ công suất nhỏ và trung bình thường làm bằng gang mà không dùng thép vì?
A.  
Không dùng làm mạch từ và giá thành rẻ
B.  
Tăng khả năng dẫn từ trong máy
C.  
Giảm tổn hao trong máy
D.  
Gang có độ bền cơ khí cao hơn thép
Câu 39: 0.2 điểm
Cho 2 máy biến áp có tổ nối dây Y/Y - 4 và Y/Y-10 có cùng tỉ số biến đổi k và điên áp ngắn mạch Un. Chọn đáp áp đúng trong các đáp án sau:
A.  
Muốn cho 2 máy làm việc song song phải đưa Y/Y- 4 về Y/Y-10 và Y/Y-10 về Y/Y- 4.
B.  
Muốn cho 2 máy làm việc song song phải đưa một trong hai máy về cùng tổ nối dây với máy còn lại.
C.  
Hai máy có thể làm việc song song mà không cần thay đổi tổ nối dây.
D.  
Hai máy có cùng điện áp thứ cấp.
Câu 40: 0.2 điểm
Nếu máy biến áp 3 pha có tổ nối dây là Y/Y-11 thì góc lệch pha giữa sức điện động dây sơ cấp và thứ cấp sẽ là:
A.  
30°.
B.  
330°.
C.  
11°.
D.  
360°.
Câu 41: 0.2 điểm
Khi hòa đồng bộ bằng bộ hòa kiểu ánh sáng đèn nối theo sơ đồ “nối tối”, thời điểm đóng cầu dao hòa là thời điểm:
A.  
Cả ba đèn sáng bằng nhau.
B.  
Một đèn tắt, hai đèn sáng bằng nhau.
C.  
Cả ba đèn cùng tắt.
D.  
Hai đèn tắt, một đèn sáng.
Câu 42: 0.2 điểm
Nhược điểm nào sau đây không phải của máy biến áp tự ngẫu:
A.  
Khi vận hành với lưới điện thì trung tính máy biến áp tự ngẫu phải nối đất.
B.  
Điện áp ngắn mạch nhỏ nên dòng điện ngắn mạch tương đối lớn.
C.  
Điện áp ngắn mạch tương đối lớn gây ra không an toàn cho ngưởi sử dụng.
D.  
Yêu cầu cách điện cao hơn máy biến áp thường.
Câu 43: 0.2 điểm
Khi hạ điện áp đặt vào mạch stato của động cơ điện không đồng bộ thì:
A.  
Hệ số trượt tăng lên
B.  
Mô men điện từ tăng lên
C.  
Tốc độ động cơ tăng lên
D.  
Hệ số trượt giảm
Câu 44: 0.2 điểm
Đặc điểm nào sau đây không phải là của máy biến áp tự ngẫu:
A.  
Sụt áp nhỏ.
B.  
Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp cách điện với nhau.
C.  
Tổn hao nhỏ hơn.
D.  
Dòng điện ngắn mạch lớn.
Câu 45: 0.2 điểm
Chiều của sức điện động cảm ứng sinh ra trong thanh dẫn của máy phát điện một chiều được xác định theo quy tắc nào?
A.  
Quy tắc bàn tay phải
B.  
Quy tắc bàn tay trái
C.  
Quy tắc vặn đinh ốc
D.  
Không xác định được
Câu 46: 0.2 điểm
Lõi thép của máy biến áp được ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện để:
A.  
Giảm tổn hao do dòng điện xoáy.
B.  
Giảm tổn hao từ trễ.
C.  
Dễ lắp ráp.
D.  
Lý do khác.
Câu 47: 0.2 điểm
Trong máy biến áp ba pha, về mặt chế tạo, các cuộn dây thường được nối như sau:
A.  
Cuộn cao áp nối hình tam giác, cuộn hạ áp nối hình sao.
B.  
Cuộn cao áp và cuộn hạ áp nối hình sao.
C.  
Cuộn cao áp và cuộn hạ áp nối hình tam giác
D.  
Cuộn cao áp nối hình sao, cuộn hạ áp nối hình tam giác.
Câu 48: 0.2 điểm
Một máy phát điện đồng bộ có số đôi cực là p = 24. Tần số của sức điện động mà máy phát ra là f = 50 Hz. Tốc độ quay của máy plà:
A.  
125 vg/ph
B.  
175 vg/ph
C.  
250 vg/ph
D.  
275 vg/ph.
Câu 49: 0.2 điểm
Khi hòa đồng bộ bằng bộ hòa kiểu ánh sáng đèn nối theo sơ đồ “nối tối”, nếu tần số của máy phát fF khác tần số của lưới fL thì điện áp U đặt vào các đèn có trị số:
A.  
Không bằng nhau và lần lượt biến đổi trong phạm vi 0  U  2U.
B.  
Bằng nhau và đồng thời thay đổi trong phạm vi 0  U  U.
C.  
Không bằng nhau và luôn luôn có trị số khác (U  0).
D.  
Bằng nhau và đồng thời thay đổi trong phạm vi 0  U  2U.
Câu 50: 0.2 điểm
Lõi thép stato của máy điện không đồng bộ được ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện để?
A.  
Dễ gia công và giá thành thấp
B.  
Tăng khả năng dẫn từ trong máy
C.  
Giảm tổn hao do dòng Fu-Cô trong máy
D.  
Độ bền cơ học cao, dẫn điện tốt

Đề thi tương tự

Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Big Data HUBT có đáp án

3 mã đề 117 câu hỏi 1 giờ

68,294 xem5,246 thi

Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Sinh Lý 2 BMTU có đáp án

3 mã đề 75 câu hỏi 1 giờ

81,617 xem6,270 thi