thumbnail

Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Miễn Dịch - Học Viện Quân Y (VMMA) - Miễn Phí, Có Đáp Án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Miễn Dịch được biên soạn dành riêng cho sinh viên Học Viện Quân Y (VMMA). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống, giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về miễn dịch học, cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch và ứng dụng trong y học. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

Từ khoá: trắc nghiệm miễn dịch miễn dịch học VMMA Học Viện Quân Y ôn thi miễn dịch bài tập miễn dịch cơ bản lý thuyết miễn dịch đáp án chi tiết ôn tập tốt nghiệp miễn dịch

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Chế phẩm sinh học có bản chất là kháng thể đơn dòng hiện đang được sử dụng trong lâm sàng có tác dụng:
A.  
Bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại vi rut
B.  
Bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại vi khuẩn
C.  
Làm giảm triệu chứng viêm trong viêm khớp dạng thấp
D.  
Đặc hiệu với nhiều loại quyết định kháng nguyên
Câu 2: 0.2 điểm
Bệnh nhân nam 35 tuổi, vào viện với chứng nhìn đôi, khó nuốt, yếu cơ tứ chi. Xét nghiệm huyết thanh dương tính với kháng thể kháng thụ thể dành cho acetylcholin. Chẩn đoán nào dưới đây phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân:
A.  
Nhược năng tuyến giáp
B.  
Cường năng tuyến giáp
C.  
Nhược cơ
D.  
Viêm thần kinh ngoại vi
Câu 3: 0.2 điểm
Bệnh nhân 45 tuổi, được chẩn đoán suy thận mạn tính, hiện tại thiếu máu mức độ nặng có chỉ định truyền máu. Trong khi đang truyền máu bệnh nhân cảm thấy rét run, vả mồ hôi lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt… BN được chẩn đoán là tai biến do truyền máu. Loại kháng thể nào sau đây tham gia vào phản ứng quá mẫn ở bệnh nhân này?
A.  
IgA
B.  
IgD
C.  
IgM
D.  
IgE
Câu 4: 0.2 điểm
Nồng độ kháng thể IgE trong huyết thanh rất thấp, vì IgE khi được sản xuất ra sẽ gắn với:
A.  
Tế bào lympho B, bạch cầu trung tính
B.  
Đại thực bào, bạch cầu ái kiềm
C.  
Tế bào lympho T, tế bào mast
D.  
Tế bào mast, bạch cầu ái kiềm
Câu 5: 0.2 điểm
Một bệnh nhân nữ 45 tuổi, tiền sử viêm gan C, vào viện với biểu hiện giảm chức năng thận, tăng huyết áp, thiếu máu. Xét nghiệm có giảm C3 huyết thanh; cặn nước tiểu dương tính với hồng cầu, bạch cầu. Sinh thiết thận cho thấy hình ảnh viêm cầu thận. Những biểu hiện trên đây gợi ý đến tình trạng quá mẫn nào:
A.  
Quá mẫn typ I, qua trung gian kháng thể IgE
B.  
Quá mẫn typ II, qua trung gian kháng thể IgM
C.  
Quá mẫn typ III, qua trung gian kháng thể IgG
D.  
Quá mẫn typ IV, qua trung gian tế bào TCD4
Câu 6: 0.2 điểm
Hoạt tính sinh học của IgE được thể hiện khi có sự tham gia trực tiếp của:
A.  
Đại thực bào
B.  
Tế bào lympho T
C.  
Bổ thể
D.  
Tế bào mast
Câu 7: 0.2 điểm
Vắc xin phòng sởi giúp bảo vệ lâu dài cơ thể khỏi vi rút sởi chủ yếu dựa trên hiện tượng miễn dịch nào sau đây?
A.  
Tăng khả năng giết tế bào nhiễm vi rút của tế bào bạch cầu trung tính.
B.  
Tăng khả năng giết tế bào nhiễm vi rút của tế bào lympho B.
C.  
Hình thành đáp ứng miễn dịch thích ứng chống lại vi rút, và xuất hiện trí nhớ miễn dịch.
D.  
Hình thành đáp ứng miễn dịch tự nhiên chống lại vi rút, và xuất hiện trí nhớ miễn dịch.
Câu 8: 0.2 điểm
Một bệnh nhân nữ 12 tuổi tiền sử khỏe mạnh, giảm 3 kg thể trọng trong vòng vài tuần gần đây, dù không ăn kiêng. Bệnh nhân có biểu hiện khát, đi tiểu nhiều, phải thức giấc trong đêm để đi tiểu. Xét nghiệm glucose máu lúc đói cho kết quả 14mmol/l (bình thường: dưới 11 mmol/l). Tổn thương cơ quan/ mô nào dưới đây phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân:
A.  
Ống thận
B.  
Cầu thận
C.  
Tế bào beta tuyến tụy
D.  
Tuyến giáp
Câu 9: 0.2 điểm
Thụ thể dành cho Fc có mặt trên màng các tế bào của nhau thai (FcRn: neonatal Fc receptor) có tác dụng vận chuyển kháng thể nào qua nhau thai:
A.  
Kháng thể IgA
B.  
Kháng thể IgM
C.  
Kháng thể IgG
D.  
Kháng thể IgE
Câu 10: 0.2 điểm
Kháng thể đơn clôn là do:
A.  
Một clôn tế bào sản xuất ra, có khả năng kết hợp với nhiều quyết định kháng nguyên khác nhau
B.  
Nhiều clôn tế bào sản xuất ra, có khả năng kết hợp với một quyết định kháng nguyên.
C.  
Một clôn tế bào sản xuất và chỉ đặc hiệu với một quyết định kháng nguyên duy nhất
D.  
Nhiều clôn tế bào sản xuất ra nhưng đặc hiệu với nhiều quyết định kháng nguyên
Câu 11: 0.2 điểm
Bệnh nhân nữ 60 tuổi, có triệu chứng mệt mỏi, sụt cân và ho nhiều. 1 tuần gần đây bệnh nhân có đau ngực, đau vai và cánh tay. Chụp X quang phát hiện ở đỉnh phổi có bóng mờ tròn đường kính 4cm, bờ nham nhở nhiều tia, mật độ đồng đều. Được chẩn đoán theo dõi ung thư phổi, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm hoạt tính NK thấp < 200 pg/ml. Thông tin nào về tế bào NK sau đây là chính xác:
A.  
Là một thành phần của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, vì hoạt động của tế bào này không có sự tham gia của các cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
B.  
Là một thành phần của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, vì tế bào này tác động lên tế bào đích thông qua sự kết hợp với kháng thể đặc hiệu
C.  
Là một thành phần của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, vì hoạt động của tế bào này mang tính đặc hiệu với loại tế bào đích mà nó tấn công
D.  
Là một thành phần của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, có chức năng tấn công, tiêu diệt tế bào ung thư
Câu 12: 0.2 điểm
Tế bào nào có khả năng sản xuất kháng thể IgE:
A.  
Tế bào mast
B.  
Bạch cầu ái kiềm
C.  
Tế bào plasma
D.  
Tế bào lympho B
Câu 13: 0.2 điểm
Thông tin nào sau đây về kháng thể là đúng:
A.  
Có bản chất là protein, thuộc vùng γ-globulin
B.  
Nhận biết carbohydrate thông qua protein lectin
C.  
Được sản xuất bởi các tế bào T
D.  
Sử dụng vùng Fc để gắn với kháng nguyên
Câu 14: 0.2 điểm
Một đáp ứng miễn dịch thích ứng khởi đầu bằng việc tế bào T trinh (Naïve T cells) nhận diện kháng nguyên đặc hiệu được biểu lộ trên tế bào trình diện kháng nguyên. Vị trí nhận diện này xảy ra tại:
A.  
Máu ngoại vi
B.  
Tủy xương
C.  
Hạch bạch huyết
D.  
Tuyến ức
Câu 15: 0.2 điểm
Bổ thể có khả năng gắn lên bề mặt tế bào đại thực bào qua đó làm:
A.  
Làm tăng khả năng thâu tóm vi sinh vật và ức chế tế bào đại thực bào
B.  
Làm tăng khả năng thâu tóm vi sinh vật và hoạt hóa tế bào đại thực bào
C.  
Làm giảm khả năng giết vi sinh vật của tế bào đại thực bào
D.  
Làm giảm khả năng thâu tóm vật lạ của tế bào đại thực bào
Câu 16: 0.2 điểm
Bệnh nhân nam 2 tuổi, có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, chậm lên cân, tiền sử nhiễm khuẩn tai – mũi – họng nhiều lần trong năm, được chẩn đoán là thiếu hụt miễn dịch tiên phát (một tình trạng bệnh lý xảy ra do thiếu hụt kháng thể, bổ thể, giảm khả năng opsonin hóa, giảm hóa hướng động…). Quá trình opsonin hoá được nhắc đến ở đây làm tăng khả năng gì của tế bào ĐTB ?
A.  
Gây độc
B.  
Thâu tóm
C.  
Di tản
D.  
Thoát mạch
Câu 17: 0.2 điểm
Tế bào lympho biểu lộ cả CD4 và CD25 trên bề mặt có chức năng là:
A.  
Tế bào trình diện kháng nguyên
B.  
Tế bào giết tự nhiên (NK cell)
C.  
Tế bào T điều hòa (regulatory T cell)
D.  
Tế bào T gây độc (cytotoxic T cell)
Câu 18: 0.2 điểm
Tế bào TCD4 được hoạt hóa thành tế bào T hỗ trợ sau khi nhận diện:
A.  
Toàn bộ phân tử kháng nguyên được trình diện cùng với MHC lớp I.
B.  
Toàn bộ phân tử kháng nguyên được trình diện cùng với MHC lớp II.
C.  
Các mảnh peptide của kháng nguyên được trình diện cùng với MHC lớp I.
D.  
Các mảnh peptide của kháng nguyên được trình diện cùng với MHC lớp II.
Câu 19: 0.2 điểm
Kháng thể có thể trực tiếp gây ra những tác động, hiệu quả hoặc hiện tượng gì dưới đây:
A.  
Opsonin hoá; cố định và hoạt hóa bổ thể
B.  
Opsonin hoá; hoạt hóa tế bào T hỗ trợ
C.  
Tan tế bào vi khuẩn (không cần sự tham gia của bổ thể)
D.  
Kích thích sản xuất và cố định bổ thể
Câu 20: 0.2 điểm
Một bé gái 8 tuổi có tiền sử dị ứng với lạc, vô tình ăn 1 loại thức ăn mà trong thành phần có lạc với lượng rất thấp. Trong vòng 1 giờ, xuất hiện ban đỏ nhiều nơi, mày đay, hơi thở ngắn, khò khè. Những biểu hiện trên đây gợi ý nhiều nhất đến tình trạng bệnh lý gì:
A.  
Phản ứng quá mẫn typ I
B.  
Phản ứng quá mẫn typ II, qua trung gian IgG
C.  
Phản ứng quá mẫn typ II, qua trung gian IgM
D.  
Phản ứng quá mẫn typ III
Câu 21: 0.2 điểm
Các phân tử kháng thể bề mặt tế bào lympho B trưởng thành ở người:
A.  
Giống nhau hoàn toàn trên một tế bào lympho B, chủ yếu thuộc lớp IgG và IgA
B.  
Có thể khác nhau trên cùng một tế bào lympho B, chủ yếu thuộc lớp IgM và IgD
C.  
Có thể khác nhau trên cùng một tế bào lympho B, chủ yếu thuộc lớp IgG và IgA
D.  
Giống nhau hoàn toàn trên một tế bào lympho B, chủ yếu thuộc lớp IgM và IgD
Câu 22: 0.2 điểm
Khi một phân tử kháng thể được phân cắt bởi pepsin, sản phẩm chính tạo ra là:
A.  
Các chuỗi nặng và nhẹ riêng lẻ
B.  
Là 2 mảnh Fab riêng biệt
C.  
Các mảnh dễ bị kết tinh trong quá trình bảo quản lạnh
D.  
Là 1 mảnh F(ab)’2
Câu 23: 0.2 điểm
Bệnh nhân nữ 45 tuổi, viêm khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay và khớp gối đối xứng 2 bên, cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ. Xét nghiệm định lượng bổ thể C3 trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Vậy hoạt tính của bổ thể có đặc điểm gì ?
A.  
Không có tính đặc hiệu loài nhưng có tính đặc hiệu với kháng nguyên
B.  
Không có tính đặc hiệu loài và không có tính đặc hiệu với kháng nguyên
C.  
Mang tính đặc hiệu loài nhưng không có tính đặc hiệu với kháng nguyên
D.  
Mang tính đặc hiệu loài và có tính đặc hiệu với kháng nguyên
Câu 24: 0.2 điểm
Một phân tử IgM trong huyết thanh có mấy vị trí kết hợp kháng nguyên:
A.  
1
B.  
2.
C.  
5
D.  
10
Câu 25: 0.2 điểm
Bệnh nhân 28 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh lao và đang điều trị thuốc chống lao ngày thứ nhất. Ngay sau khi tiêm thuốc bệnh nhân xuất hiện mệt, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…. BN được chẩn đoán shock phản vệ sau dùng thuốc. Tế bào bạch cầu nào sau đây trực tiếp tham gia vào phản ứng quá mẫn ở bệnh nhân này ?
A.  
Bạch cầu trung tính
B.  
Bạch cầu ái toan
C.  
Bạch cầu ái kiềm
D.  
Bạch cầu mono
Câu 26: 0.2 điểm
Một bệnh nhân nam 24 tuổi vào viện với biểu hiện sốt, ho, đổ mồ hôi ban đêm. Khám lâm sàng cho thấy có sốt, nhịp thở nhanh, nấm miệng. Xét nghiệm số lượng tế bào CD4 cho kết quả 60 tế bào/ml (bình thường: trên 400 tế bào/ml). Bệnh lý nào dưới đây phù hợp nhất với tình trạng bệnh nhân:
A.  
Bệnh tự miễn có viêm phổi
B.  
Viêm phổi do vi khuẩn
C.  
Nhiễm HIV/AIDS, kèm theo lao phổi
D.  
Lao phổi đơn thuần
Câu 27: 0.2 điểm
Hiện tượng nào dưới đây được khởi động bởi tương tác giữa màng tế bào với kháng thể IgM hoặc IgG mà không phải IgE:
A.  
Phản ứng quá mẫn typ I
B.  
Phản ứng quá mẫn typ II
C.  
Phản ứng quá mẫn typ III
D.  
Phản ứng quá mẫn typ IV
Câu 28: 0.2 điểm
Hoạt tính sinh học nào dưới đây KHÔNG phải là của kháng thể:
A.  
Gắn với kháng nguyên bề mặt của vi khuẩn ngăn không cho xâm nhập vào tế bào
B.  
Hoạt hóa tế bào T gây độc, tấn công tế bào nhiễm vi khuẩn
C.  
Opsonin hóa thông qua phần Fc của kháng thể, tạo thuận lợi cho hoạt động thực bào
D.  
Hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển dẫn đến làm tan tế bào vi khuẩn
Câu 29: 0.2 điểm
Lớp kháng thể nào sau đây có khả năng gây ngưng kết mạnh nhất với kháng nguyên: A.IgG
A.  
IgD
B.  
IgA
C.  
IgM
Câu 30: 0.2 điểm
Bệnh nhân nam 45 tuổi tiền sử khỏe mạnh, vào viện với biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, xuất hiện khi bệnh nhân cùng gia đình trở về nhà cũ sau thời gian vài tuần cả gia đình đi du lịch. Bệnh nhân quan sát thấy có nấm mốc trên tường nhà; test lẩy da cho kết quả dương tính với kháng nguyên nấm mốc trong thời gian 30 phút xét nghiệm. Những biểu hiện trên đây gợi ý nhiều nhất đến tình trạng bệnh lý gì:
A.  
Viêm da tiếp xúc
B.  
Phản ứng quá mẫn muộn
C.  
Phản ứng quá mẫn nhanh
D.  
Bệnh huyết thanh
Câu 31: 0.2 điểm
Kháng thể IgA tiết trong lòng ống tiêu hoá thường tham gia vào các hiện tượng (hoặc hiệu quả) gì trong số các hiện tượng (hoặc hiệu quả) dưới đây:
A.  
Opsonin hoá, trung hoà ngoại độc tố vi khuẩn
B.  
Làm tan tế bào vi khuẩn
C.  
Ngăn cản sự bám của vi khuẩn, virut vào niêm mạc
D.  
Hiệu quả ADCC tiêu diệt virut
Câu 32: 0.2 điểm
Tín hiệu kích thích nào sau đây KHÔNG hoạt hóa tế bào lympho B:
A.  
Các phân tử kháng nguyên đặc hiệu
B.  
Yếu tố bổ thể C5 gắn vào thụ thể CR2 (phân tử CD21)
C.  
Các cytokine do tế bào lympho T hỗ trợ chế tiết ra
D.  
Phối tử CD 40 do tế bào lympho T hỗ trợ bộc lộ
Câu 33: 0.2 điểm
Các lớp kháng thể được phân biệt với nhau bởi sự khác nhau về trình tự các acid amin đặc thù trong vùng nào sau đây:
A.  
Vùng bản lề
B.  
Vùng siêu biến
C.  
Vùng hằng định
D.  
Vùng biến đổi
Câu 34: 0.2 điểm
Kháng thể nào sau đây được tìm thấy có nồng độ cao nhất trong huyết thanh:
A.  
IgM
B.  
IgG
C.  
IgE
D.  
IgD
Câu 35: 0.2 điểm
Bổ thể có khả năng làm tan tế bào đích:
A.  
Phải có sự tham gia của kháng thể chống tế bào đích
B.  
Ngay cả khi không có sự tham gia của kháng thể chống tế bào đích
C.  
Phải có sự hỗ trợ của tế bào làm nhiệm vụ thực bào
D.  
Chỉ khi tế bào đích là tế bào vi khuẩn
Câu 36: 0.2 điểm
Một trong những cơ chế giúp cơ thể không hình thành đáp ứng tự miễn với các tự kháng nguyên (self antigens) là:
A.  
Tự kháng nguyên không bao giờ được biểu lộ lên trên màng tế bào thông qua phức hợp MHC lớp 1 để hoạt hóa tế bào T đặc hiệu, dẫn đến tế bào này chết theo chương trình (apoptosis).
B.  
Tự kháng nguyên được biểu lộ quá mức trên màng tế bào thông qua phức hợp MHC lớp 1 gây hoạt hóa quá mức tế bào T đặc hiệu, dẫn đến tế bào này chết theo chương trình (apoptosis).
C.  
Các tế bào T đặc hiệu với tự kháng nguyên đã bị loại bỏ tại tuyến ức; đây kết quả của quá trình chọn lọc âm tính (negative selection).
D.  
Các tế bào T đặc hiệu với tự kháng nguyên đã bị loại bỏ tại tuyến ức; đây kết quả của quá trình chọn lọc dương tính (positive selection).
Câu 37: 0.2 điểm
Một bệnh nhân 8 tuổi có tiền sử dị ứng. Bệnh nhân đến chơi thăm 1 bạn vừa từ Nhật về, được bạn tặng 1 hộp gỗ sơn mài mua từ Nhật. 2 ngày sau đó, bệnh nhân xuất hiện ngứa 2 bàn tay, da bàn tay đỏ. Những biểu hiện trên đây gợi ý đến tình trạng bệnh lý nào rõ nhất:
A.  
Quá mẫn typ II, qua trung gian kháng thể IgG
B.  
Quá mẫn typ II, qua trung gian kháng thể IgM
C.  
Quá mẫn typ IV, qua trung gian tế bào TCD8
D.  
Quá mẫn typ IV, qua trung gian tế bào TCD4
Câu 38: 0.2 điểm
Bệnh nhân 28 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh lao và đang điều trị thuốc chống lao tuần thứ 2. Ba ngày gần đây bệnh nhân thấy xuất hiện các nốt sẩn, màu hồng và cảm giác ngứa, rát… Bệnh không thuyên giảm và có xu hướng nặng thêm. Bác sĩ chẩn đoán BN bị dị ứng với thuốc chống lao. Týp quá mẫn nào sau đây phù hợp với BN này?
A.  
Týp I
B.  
Týp II
C.  
Týp III
D.  
Týp IV
Câu 39: 0.2 điểm
Bệnh nhân nữ 20 tuổi, vào viện với lý do đau bụng âm ỉ vùng hố chậu phải, kèm theo đingoài phân lỏng và sút cân. Xét nghiệm máu cho thấy giảm hemoglobin, tăng số lượng bạch cầu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Crohn. Mô/cơ quan nào của bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bệnh tự miễn này:
A.  
Mô liên kết
B.  
Hồng cầu
C.  
Ruột
D.  
Tế bào beta tuyến tụy
Câu 40: 0.2 điểm
Một trong các vai trò của kháng thể trong đề kháng với vi sinh vật là:
A.  
Hoạt hóa bổ thể theo con đường không cổ điển
B.  
Opsonin hóa làm tăng cường chức năng thực bào
C.  
Phân giải các tế bào bị nhiễm vi sinh vật
D.  
Hoạt hóa tế bào lympho T hỗ trợ
Câu 41: 0.2 điểm
Lớp kháng thể nào có thể đi qua được nhau thai vào cơ thể thai nhi:
A.  
IgM
B.  
IgA
C.  
IgG
D.  
IgE
Câu 42: 0.2 điểm
Một bé trai 2 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng đi ỉa lỏng kéo dài, có biểu hiện viêm phổi do Pneumocystic carinii, nhiễm nấm Candida albicans ở miệng, cân nặng thiếu. Xét nghiệm HIV âm tính bằng kỹ thuật PCR. Nguyên nhân trực tiếp nhất của tình trạng này là:
A.  
Giảm số lượng tế bào B
B.  
Rối loạn chuyển lớp kháng thể
C.  
Thiếu hụt chức năng tế bào T
D.  
Thiếu hụt IgA chọn lọc
Câu 43: 0.2 điểm
Thông tin nào sau đây đầy đủ và đúng nhất về việc nhận biết kháng nguyên của tế bào T và tế bào B:
A.  
Tế bào B nhận diện kháng nguyên nguyên vẹn, trong khi tế bào T chỉ nhận diện mảnh peptide của kháng nguyên đã qua xử lý và trình diện trên phân tử MHC.
B.  
Tế bào B và tế bào T đều có khả năng nhận biết kháng nguyên nguyên vẹn.
C.  
Tế bào B và tế bào T đều chỉ có khả năng nhận biết mảnh peptide của kháng nguyên đã qua xử lý và trình diện trên phân tử MHC.
D.  
Tế bào B chỉ nhận diện mảnh peptide của kháng nguyên đã qua xử lý và trình diện trên phân tử MHC, trong khi tế bào T nhận diện kháng nguyên nguyên vẹn.
Câu 44: 0.2 điểm
Sự bất hoạt hoặc tiêu hủy tế bào lympho mang thụ thể BCR hoặc TCR tương ứng với quyết định kháng nguyên của bản thân cơ thể sẽ tạo ra:
A.  
Quá mẫn
B.  
Đáp ứng tự miễn
C.  
Tự dung nạp miễn dịch
D.  
Chọn lọc dương tính
Câu 45: 0.2 điểm
Kháng nguyên là những phân tử lạ, khi xâm nhập cơ thể chủ thì có khả năng
A.  

kích thích cơ thể chủ sinh ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống lại chúng. Kháng nguyên có đặc điểm nào sau đây đúng?

B.  
Kháng nguyên là phân tử có thể gắn đặc hiệu với kháng thể, hoặc khi bị giáng hóa tạo ra các mảnh peptide mà thụ thể tế bào T (T cell receptor - TCR) nhận diện được.
C.  
Kháng nguyên phải là phân tử polysaccharide có khả năng gắn đặc hiệu với kháng thể hoặc được nhận diện bởi thụ thể tế bào T.
D.  
Kháng nguyên phải là phân tử lipid có khả năng gắn đặc hiệu với kháng thể hoặc được nhận diện bởi thụ thể tế bào B (B cell receptor).
Câu 46: 0.2 điểm
Khi kháng nguyên tương tác với kháng thể đặc hiệu, quyết định kháng nguyên (epitope) gắn với phần nào trên phân tử kháng thể:
A.  
Fc, thông qua liên kết cộng hóa trị (covalent interactions).
B.  
Fc, thông qua liên kết không cộng hóa trị (non-covalent interactions).
C.  
Fab, thông qua liên kết cộng hóa trị (covalent interactions).
D.  
Fab, thông qua liên kết không cộng hóa trị (non-covalent interactions).
Câu 47: 0.2 điểm
Nội dung nào dưới đây không phù hợp trong phản ứng quá mẫn typ I:
A.  
Có sự tham gia của histamin như một chất trung gian hóa học quan trọng
B.  
Thể toàn thân được điều trị bằng epinephrin (adrenalin)
C.  
Một trong các thể lâm sàng được điều trị bằng chế phẩm Rhogam (kháng thể anti-Rh)
D.  
Là cơ chế dẫn đến các biểu hiện của hen phế quản
Câu 48: 0.2 điểm
Trong quá trình bắt gặp kháng nguyên được trình diện trên tế bào trình diện kháng nguyên, tế bào T trinh cần đủ những tín hiệu từ thụ thể nào để chúng hoạt hóa và tăng sinh?
A.  
Thụ thể tế bào T (TCR), CD4 và CD8
B.  
CD4 và thụ thể đồng kích thích dành cho phối tử B7
C.  
CD8 và thụ thể đồng kích thích dành cho phối tử B7
D.  
Thụ thể tế bào T và thụ thể đồng kích thích dành cho phối tử B7
Câu 49: 0.2 điểm
Kháng thể từ cơ thể mẹ chuyển qua nhau thai vào cơ thể thai nhi tạo ra trạng thái miễn dịch gì ở cơ thể thai nhi và trẻ sơ sinh sau đó:
A.  
Miễn dịch vay mượn
B.  
Miễn dịch chủ động
C.  
Miễn dịch thụ động
D.  
Miễn dịch thu được
Câu 50: 0.2 điểm
Một bệnh nhân nam 65 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, vào viện vì sút cân, hay lo âu, hồi hộp. Khám lâm sàng cho thấy có biểu hiện mắt lồi, run tay, nhịp tim nhanh. Mô/ cơ quan nào có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất ở bệnh nhân:
A.  
Mô liên kết
B.  
Van tim
C.  
Tuyến giáp
D.  
Thận

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Chương Trình Dịch - Chương 5 - Đại Học Điện Lực (EPU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Chương Trình Dịch - Chương 5 được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Điện Lực (EPU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, tập trung vào nội dung chính của Chương 5, giúp sinh viên hiểu rõ các khái niệm, nguyên lý và kỹ thuật liên quan đến chương trình dịch. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

45 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

78,490 lượt xem 42,259 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Lý Sinh - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lý Sinh được biên soạn dành riêng cho sinh viên y khoa và các ngành khoa học liên quan. Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm về vật lý sinh học, cơ chế hoạt động của các hệ sinh học, và ứng dụng của lý sinh trong nghiên cứu và y học. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

211 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

62,548 lượt xem 33,671 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Dẫn Luận Ngôn Ngữ - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Dẫn luận ngôn ngữ được thiết kế nhằm hỗ trợ sinh viên củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản, lý thuyết và ứng dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Tài liệu bao gồm câu hỏi lý thuyết và thực hành, được biên soạn kỹ lưỡng, kèm đáp án chi tiết. Đây là nguồn tài liệu hữu ích giúp học viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ hoặc tốt nghiệp.

31 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

40,335 lượt xem 21,708 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Mô Phôi: Thính Giác - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Mô Phôi: Thính Giác được biên soạn dành riêng cho sinh viên y khoa. Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập lâm sàng, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về cấu trúc, chức năng và sự phát triển của hệ thống thính giác, cũng như các bệnh lý liên quan. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

44 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

63,241 lượt xem 34,048 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Lịch Sử Đảng (LSĐ) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lịch Sử Đảng (LSĐ) được biên soạn dành riêng cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống, giúp sinh viên nắm vững các giai đoạn phát triển, đường lối, và chính sách quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

100 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

67,325 lượt xem 36,246 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Mô Phôi - Hệ Tuần Hoàn - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Mô Phôi chuyên đề Hệ Tuần Hoàn được biên soạn dành cho sinh viên y khoa. Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về cấu trúc và chức năng của hệ tuần hoàn, bao gồm tim, mạch máu và các mô liên quan. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho kỳ thi học phần và tốt nghiệp.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

78,420 lượt xem 42,218 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Luật Kinh Tế - Phần 1 - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Luật Kinh Tế - Phần 1 được biên soạn dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về luật kinh tế, các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, hợp đồng, và tranh chấp thương mại. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

108 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

73,915 lượt xem 39,795 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Lý Thuyết Thuế (Chương 4-6) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Lý Thuyết Thuế (Chương 4-6) được biên soạn dành riêng cho sinh viên các ngành kinh tế và tài chính. Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về các loại thuế, chính sách thuế, và các quy định pháp luật liên quan. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

104 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

68,207 lượt xem 36,722 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Thông Tin Số - Đại Học Điện Lực (EPU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Thông Tin Số được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Điện Lực (EPU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, kỹ thuật mã hóa, xử lý tín hiệu và truyền thông số. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

391 câu hỏi 8 mã đề 1 giờ

79,661 lượt xem 42,889 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!