thumbnail

Đề Thi Nghiên Cứu Dịch Tễ Học Mô Tả - BMTU - Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Ôn tập hiệu quả với bộ đề thi nghiên cứu dịch tễ học mô tả dành cho sinh viên Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BMTU). Đề thi được biên soạn kỹ lưỡng, bám sát chương trình học với đa dạng câu hỏi kèm đáp án chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp bạn nắm vững kiến thức và đạt kết quả cao trong kỳ thi.

Từ khoá: nghiên cứu dịch tễ học dịch tễ học mô tả đề thi dịch tễ học đề thi online đáp án dịch tễ học BMTU Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột ôn tập dịch tễ học thi thử dịch tễ học tài liệu dịch tễ học kiến thức dịch tễ học

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Cần thiết kế nghiên cứu nào cho phù hợp với mục đích xác định tỷ lệ viêm đường hô hấp trên và mô tả đặc điểm bệnh theo nhóm nghề, tuổi, giới, mức độ ô nhiễm bụi tại một làng nghề dệt thảm trong năm 2004:
A.  
Thiết kế nghiên cứu ngang
B.  
Thiết kế nghiên cứu tương quan vì nhanh có thông tin và rẻ
C.  
Thiết kế nghiên cứu mô tả trên cơ sở lựa chọn các trường hợp bệnh được chẩn đoán tại trạm y tế trong năm 2004
D.  
Thiết kế nghiên cứu thuần tập
Câu 2: 0.2 điểm
Giai đoạn thực chất đồng nghĩa với khái niệm “thử nghiệm lâm sàng” là giai đoạn:
A.  
Điều trị ban đầu ảnh hưởng lâm sàng của thuốc điều trị
B.  
Dược lý lâm sàng và độc tính
C.  
Giám sát thuốc trên thị trường
D.  
Đánh giá tác dụng của thuốc trên phạm vi lớn
Câu 3: 0.2 điểm
Nghiên cứu can thiệp là thiết kế:
A.  
Nghiên cứu quan sát
B.  
Nghiên cứu cắt ngang
C.  
Nghiên cứu hồi cứu
D.  
Nghiên cứu thực nghiệm
Câu 4: 0.2 điểm
Nghiên cứu mô tả cho phép thu thập thông tin nhằm:
A.  
Cung cấp thông tin làm cơ sở cho hoạch định kế hoạch và đánh giá các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ
B.  
Xác định chi phí dịch vụ y tế
C.  
Xác định mức độ bệnh ở mỗi cá thể nghiên cứu
D.  
Xác định mức độ lây lan của các bệnh nhiễm trùng
Câu 5: 0.2 điểm
Quần thể nghiên cứu là:
A.  
Những người đủ tiêu chuẩn đề ra
B.  
Những người tham gia nghiên cứu
C.  
Những người tham gia nghiên cứu và đủ tiêu chuẩn đề ra
D.  
Quần thể thực nghiệm
Câu 6: 0.2 điểm
Ưu điểm của việc lựa chọn nhóm chứng từ bệnh viện
A.  
Đại diện cho sự phân bố phơi nhiễm của quần thể mà từ đó nhóm bệnh được chọn ra
B.  
Phơi nhiễm giống như những người bình thường trong quần thể
C.  
Dễ tập hợp đủ số lượng cần có, ít tốn kém
D.  
Có cả ba ưu điểm trên
Câu 7: 0.2 điểm
Nghiệm pháp coi là dương tính khi nồng độ đường máu từ 180mg/dl trở lên, sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy và độ đặc hiệu:
A.  
Độ nhạy giảm và độ đặc hiệu tăng
B.  
Độ nhạy tăng và độ đặc hiệu giảm
C.  
Độ nhạy tăng và độ đặc hiệu tăng
D.  
Độ nhạy giảm và độ đặc hiệu giảm
Câu 8: 0.2 điểm
Trong nghiên cứu thuần tập, nhóm chủ cứu được lựa chọn là những người:
A.  
Không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
B.  
Có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
C.  
Có bệnh mà ta nghiên cứu
D.  
Không có bệnh mà ta nghiên cứu
Câu 9: 0.2 điểm
Ưu điểm của việc lựa chọn nhóm bệnh từ bệnh viện:
A.  
Tránh được sai số lựa chọn
B.  
Dễ thực hiện, không tốn kém
C.  
Có tính đại diện cao
D.  
Mô tả được bức tranh toàn diện của bệnh trong quần thể.
Câu 10: 0.2 điểm
Thông tin thu thập trong một nghiên cứu ngang là:
A.  
Thông tin có sẵn từ quần thể
B.  
Thông tin về phơi nhiễm và bệnh ở mỗi cá thể
C.  
Thông tin về bệnh phải dựa vào kết quả chẩn đoán chắc chắn tại các bệnh viện
D.  
Thông tin về phơi nhiễm phải được đo lường chính xác theo các mức độ khác nhau
Câu 11: 0.2 điểm
Nghiên cứu thuần tập mà tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu các cá thể nghiên cứu đã có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ nhưng chưa xuất hiện bệnh và được theo dõi một thời gian dài trong tương lai là:
A.  
Nghiên cứu thuần tập tương lai
B.  
Nghiên cứu thuần tập hồi cứu
C.  
Nghiên cứu thuần tập vừa hồi cứu, vừa tương lai
D.  
Nghiên cứu thuần tập lồng nghiên cứu bệnh chứng
Câu 12: 0.2 điểm
Nghiệm pháp coi là dương tính khi nồng độ đường máu từ 180mg/dl trở lên, sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả:
A.  
Âm tính giả tăng và dương tính giả giảm
B.  
Âm tính giả giảm và dương tính giả tăng
C.  
Âm tính giả giảm và dương tính giả giảm
D.  
Âm tính giả tăng và dương tính giả tăng
Câu 13: 0.2 điểm
Ưu điểm của nghiên cứu bệnh - chứng là:
A.  
Hiệu quả khi nghiên cứu các phơi nhiễm hiếm
B.  
Thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém so với các nghiên cứu phân tích khác
C.  
Có thể tính toán trực tiếp tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm
D.  
Không gặp sai lệch lựa chọn
Câu 14: 0.2 điểm
Nghiên cứu thuần tập là:
A.  
Nghiên cứu mô tả
B.  
Nghiên cứu phân tích
C.  
Nghiên cứu thực nghiệm
D.  
Nghiên cứu cắt ngang
Câu 15: 0.2 điểm
Thử nghiệm phòng bệnh là:
A.  
Thử nghiệm được áp dụng ở những bệnh nhân bị một bệnh nào đó để xác định khả năng giảm bớt triệu chứng, giảm nguy cơ chết vì bệnh đó của một loại thuốc hay một phương pháp điều trị
B.  
Thử nghiệm để đánh giá tác dụng của thuốc trên một phạm vi lớn
C.  
Điều trị ban đầu ảnh hưởng lâm sàng của thuốc điều trị
D.  
Thử nghiệm nhằm đánh giá tác dụng của một tác nhân hay một phương pháp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ở những người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh
Câu 16: 0.2 điểm
Để loại trừ sai số hệ thống trong nghiên cứu can thiệp cần:
A.  
Chọn mẫu ngẫu nhiên
B.  
Áp dụng biện pháp làm mù
C.  
Không loại trừ khỏi phân tích các đối tượng không đủ tiêu chuẩn hay không tuân thủ chế độ nghiên cứu sau khi được chọn ngẫu nhiên
D.  
Cả 3 biện pháp trên
Câu 17: 0.2 điểm
Khi ta giảm nồng độ đường máu coi là dương tính từ 180 xuống 130mg/dl, ảnh hưởng nào đã xảy ra trên kết quả dương tính giả, kết quả âm tính giả và kết quả giá trị tiên đoán dương tính?
A.  
Tăng dương tính giả
B.  
Tăng âm tính giả
C.  
Tăng giá trị tiên đoán dương tính
D.  
Giảm dương tính giả
Câu 18: 0.2 điểm
Trong một nghiên cứu vào năm 1974, Creech và John mô tả bệnh ung thư mạch gan ở 3 công nhân tiếp xúc vinyl chlorid. Số trường hợp ung thư này trong một quần thể nhỏ trong một khoảng thời gian nghiên cứu là bất thường. Và dẫn đến giả thiết là tiếp xúc nghề nghiệp với vinyl chlorid gây ung thư mạch gan. Đây là một thí dụ về thiết kế nghiên cứu:
A.  
Nghiên cứu tương quan
B.  
Nghiên cứu chùm bệnh
C.  
Nghiên cứu ngang
D.  
Nghiên cứu phân tích so sánh
Câu 19: 0.2 điểm
Biện pháp làm “mù kép” là:
A.  
Chỉ có người trực tiếp điều trị và theo dõi biết được tình trạng can thiệp
B.  
Chỉ có đối tượng nghiên cứu biết được tình trạng can thiệp
C.  
Chỉ có người xử lý và phân tích số liệu biết được tình trạng can thiệp
D.  
Không ai trong ba đối tượng trên biết được tình trạng can thiệp
Câu 20: 0.2 điểm
Trong nghiên cứu bệnh - chứng, loại sai lệch trong sự thu thập thông tin về tình trạng phơi nhiễm và bệnh là:
A.  
Sai lệch quan sát
B.  
Sai lệch lựa chọn
C.  
Sai lệch hồi tưởng
D.  
Sai lệch phân loại
Câu 21: 0.2 điểm
Trong nghiên cứu bệnh - chứng, loại sai lệch trong việc phân loại sai tình trạng phơi nhiễm và bệnh là:
A.  
Sai lệch quan sát
B.  
Sai lệch lựa chọn
C.  
Sai lệch hồi tưởng
D.  
Sai lệch phân loại
Câu 22: 0.2 điểm
Sản phẩm của thiết kế nghiên cứu ngang là:
A.  
Tỷ lệ hiện mắc điểm
B.  
Tỷ lệ mới mắc
C.  
Tốc độ mới mắc
D.  
Kết luận về kết hợp nhân quả
Câu 23: 0.2 điểm
Thử nghiệm lâm sàng là:
A.  
Thử nghiệm được áp dụng ở những bệnh nhân bị một bệnh nào đó để xác định khả năng giảm bớt triệu chứng, giảm nguy cơ chết vì bệnh đó của một loại thuốc hay một phương pháp điều trị
B.  
Thử nghiệm để đánh giá tác dụng của thuốc trên một phạm vi lớn
C.  
Điều trị ban đầu ảnh hưởng lâm sàng của thuốc điều trị
D.  
Thử nghiệm nhằm đánh giá tác dụng của một tác nhân hay một phương pháp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ở những người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh
Câu 24: 0.2 điểm
Nghiên cứu thuần tập mà tất cả các sự kiện cần nghiên cứu (tình trạng phơi nhiễm và bệnh) đã xảy ra tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là:
A.  
Nghiên cứu thuần tập tương lai
B.  
Nghiên cứu thuần tập hồi cứu
C.  
Nghiên cứu thuần tập vừa hồi cứu, vừa tương lai
D.  
Nghiên cứu thuần tập lồng nghiên cứu bệnh chứng
Câu 25: 0.2 điểm
Kỹ thuật sàng tuyển được dùng để phát hiện sớm các bệnh:
A.  
Bệnh trầm trọng khụng thể chữa khỏi được
B.  
Có khả năng phát hiện sớm ở giai đoạn tiềm tàng
C.  
Bệnh hiếm gặp
D.  
Bệnh nhẹ dễ can thiệp điều trị
Câu 26: 0.2 điểm
Việc liệu những người tham gia nghiên cứu có đại diện cho toàn thể quần thể thực nghiệm hay không sẽ:
A.  
Không ảnh hưởng đến tính giá trị của kết quả, nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng khái quát hóa kết quả cho nhóm quần thể thực nghiệm hay quần thể có liên quan
B.  
Có ảnh hưởng đến tính giá trị của kết quả, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng khái quát hóa kết quả cho nhóm quần thể thực nghiệm hay quần thể có liên quan
C.  
Không ảnh hưởng đến tính giá trị của kết quả và không ảnh hưởng đến khả năng khái quát hóa kết quả cho nhóm quần thể thực nghiệm hay quần thể có liên quan
D.  
Có ảnh hưởng đến tính giá trị của kết quả và có thể ảnh hưởng đến khả năng khái quát hóa kết quả cho nhóm quần thể thực nghiệm hay quần thể có liên quan
Câu 27: 0.2 điểm
Các yêu cầu khi lựa chọn quần thể nghiên cứu:
A.  
Phải có đủ số người phát triển bệnh hay một hậu quả mà ta nghiên cứu để cho phép so sánh có ý nghĩa giữa các phương pháp điều trị khác nhau trong một khoảng thời gian hợp lý
B.  
Phải đảm bảo khả năng thu thập được thông tin theo dõi đầy đủ và chính xác trong thời gian nghiên cứu
C.  
Các đối tượng phải được mời tham gia vào nghiên cứu sau khi được thông báo đầy đủ về mục tiêu của thử nghiệm, qui trình thử nghiệm, lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra
D.  
Cả ba yêu cầu trên
Câu 28: 0.2 điểm
Trong một chương trình phát hiện bệnh đái đường, mức sàng tuyển đối với đường máu ở 1 thử nghiệm là 160mg/100ml và ở thử nghiệm 2 là 130/100ml. Điều này có nghĩa :
A.  
Độ nhạy ở thử nghiệm 1 lớn hơn ở thử nghiệm 2
B.  
Độ nhạy ở thử nghiệm 2 lớn hơn thử nghiệm 1
C.  
Độ nhậy phụ thuộc vào cỡ mẫu nghiờn cứu từ quần thể
D.  
Độ nhạy phụ thuộc vào tỷ lệ hiện mắc đái đường tại quần thể
Câu 29: 0.2 điểm
Đánh giá một chương trình sàng tuyển cần phải luôn cân nhắc 1 yếu tố quan trọng, đó là:
A.  
Tính khả thi của chương trình sàng tuyển về các vấn đề như: sự chấp nhận của cộng đồng đối với trắc nghiệm sàng tuyển; số người cần làm sàng tuyển và tỷ lệ của họ trong quần thể với khả năng sàng tuyển; khả năng theo dõi sau sàng tuyển đối với tất cả các trường hợp sàng tuyển dương tính
B.  
Tính hiệu quả của chương trình sàng tuyển như có làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết đối với bệnh làm sàng tuyển
C.  
Tính tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của cộng đồng làm sàng tuyển
D.  
Tỷ lệ hiện mắc trong cộng đồng phải đủ lớn
Câu 30: 0.2 điểm
Nghiên cứu bệnh chứng là:
A.  
Nghiên cứu cắt ngang
B.  
Nghiên cứu tương quan
C.  
Nghiên cứu tương lai
D.  
Nghiên cứu hồi cứu
Câu 31: 0.2 điểm
Một nhà nghiên cứu muốn xác định mối liên quan giữa bệnh sốt rét và thói quen không nằm màn. Nhà nghiên cứu chọn 100 bệnh nhân bị sốt rét và 100 người chưa bị sốt rét bao giờ cùng tuổi với bệnh nhân. Sau đó điều tra tiền sử nằm màn của những người đó để đánh giá. Đây là ví dụ về nghiên cứu:
A.  
Nghiên cứu mô tả
B.  
Nghiên cứu bệnh chứng
C.  
Nghiên cứu thuần tập
D.  
Nghiên cứu tương quan
Câu 32: 0.2 điểm
Trong nghiên cứu bệnh chứng, các đối tượng nghiên cứu được xác định dựa trên:
A.  
Tình trạng bệnh
B.  
Tình trạng phơi nhiễm
C.  
Tình trạng bệnh hoặc phơi nhiễm đều được
D.  
Chọn ngẫu nhiên bất kỳ
Câu 33: 0.2 điểm
Nhược điểm của nghiên cứu bệnh - chứng là:
A.  
Nhạy cảm với các sai lệch đặc biệt sai lệch chọn và sai lệch hồi tưởng
B.  
Thực hiện lâu, tốn kém so với các nghiên cứu phân tích khác
C.  
Không thích hợp cho nghiên cứu những bệnh có thời kỳ ủ bệnh dài và nghiên cứu các bệnh hiếm
D.  
Không thể điều tra ảnh hưởng của nhiều yếu tố căn nguyên
Câu 34: 0.2 điểm
Ưu điểm của việc lựa chọn nhóm chứng từ quần thể:
A.  
Ít tốn kém về kinh phí và thời gian hơn nghiên cứu từ bệnh viện
B.  
Đảm bảo sự so sánh tốt nhất vì họ xuất phát từ cùng một dân số nguồn mà từ đó chọn nhóm bệnh
C.  
Có động cơ hợp tác tham gia nghiên cứu hơn nghiên cứu từ bệnh viện
D.  
Ít gặp sai số nhớ lại hơn nghiên cứu từ bệnh viện
Câu 35: 0.2 điểm
Yếu tố không phải là nhược điểm của nghiên cứu thuần tập:
A.  
Tốn kém về kinh tế và thời gian đặc biệt với nghiên cứu thuần tập tương lai
B.  
Không có hiệu quả với nghiên cứu các bệnh hiếm gặp
C.  
Không có hiệu quả khi nghiên cứu ảnh hưởng của các phơi nhiễm hiếm gặp
D.  
Giá trị của kết quả nghiên cứu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mất các đối tượng nghiên cứu
Câu 36: 0.2 điểm
Dùng kỹ thuật sàng tuyển có độ đặc hiệu cao khi tiến hành sàng tuyển đối với bệnh có đặc điểm sau:
A.  
Bệnh trầm trọng khó điều trị khỏi
B.  
Âm tính thật làm thay đổi các hành vi không có lợi liên quan tới giáo dục dự phòng
C.  
bệnh phổ biến trong cộng đồng
D.  
bệnh có tính lây nhiễm cao trong cộng đồng
Câu 37: 0.2 điểm
Ưu điểm của nghiên cứu can thiệp là:
A.  
Cho phép chứng minh giả thuyết về mối liên quan giữa bệnh và yếu tố nguy cơ cần nghiên cứu
B.  
Không nhất thiết số lượng bệnh nhân phải ổn định
C.  
Kết quả nghiên cứu không bị ảnh hưởng bởi sự tuân thủ chế độ can thiệp của đối tượng nghiên cứu
D.  
Cả ba ưu điểm trên
Câu 38: 0.2 điểm
Giá trị tiên đoán của kỹ thuật sàng tuyển phụ thuộc vào
A.  
Độ nhạy
B.  
Độ đặc hiệu
C.  
Mức độ phổ biến của bệnh
D.  
Cả 3 khả năng trên
Câu 39: 0.2 điểm
Trong nghiên cứu can thiệp, các đối tượng nghiên cứu được xác định dựa trên:
A.  
Tình trạng bệnh
B.  
Tình trạng phơi nhiễm
C.  
Tình trạng bệnh hoặc phơi nhiễm đều được
D.  
Chọn ngẫu nhiên bất kỳ
Câu 40: 0.2 điểm
Nghiên cứu can thiệp là thiết kế:
A.  
Nghiên cứu tương lai
B.  
Nghiên cứu quan sát
C.  
Nghiên cứu cắt ngang
D.  
Nghiên cứu hồi cứu
Câu 41: 0.2 điểm
Trong nghiên cứu thuần tập, nhóm phơi nhiễm có thể được lựa chọn từ:
A.  
Quần thể tổng quát
B.  
Quần thể đặc biệt
C.  
Từ bệnh viện và quần thể tổng quát
D.  
Quần thể tổng quát và quần thể đặc biệt
Câu 42: 0.2 điểm
Đối với các phơi nhiễm tương đối phổ biến như hút thuốc lá, uống cà phê thì ta có thể chọn nhóm chủ cứu từ:
A.  
Quần thể tổng quát
B.  
Quần thể đặc biệt
C.  
Từ bệnh viện và quần thể tổng quát
D.  
Quần thể tổng quát và quần thể đặc biệt
Câu 43: 0.2 điểm
Trong nghiên cứu thuần tập, các đối tượng nghiên cứu được xác định dựa trên:
A.  
Tình trạng bệnh
B.  
Tình trạng phơi nhiễm
C.  
Tình trạng bệnh hoặc phơi nhiễm đều được
D.  
Chọn ngẫu nhiên bất kỳ
Câu 44: 0.2 điểm
Thử nghiệm phòng bệnh thường được áp dụng ở:
A.  
Các cá thể
B.  
Các nhóm cá thể đặc biệt
C.  
Toàn bộ quần thể
D.  
Các cá thể hoặc toàn bộ quần thể
Câu 45: 0.2 điểm
Kỹ thuật sàng tuyển là một kỹ thuật:
A.  
Chẩn đoán sơ bộ bệnh
B.  
Chẩn đoán phân biệt bệnh
C.  
Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
D.  
Chẩn đoán mức độ bệnh
Câu 46: 0.2 điểm
Trong nghiên cứu bệnh - chứng, loại sai lệch về sự nhớ lại tần số phơi nhiễm ở hai nhóm bệnh và chứng:
A.  
Sai lệch quan sát
B.  
Sai lệch lựa chọn
C.  
Sai lệch hồi tưởng
D.  
Sai lệch phân loại
Câu 47: 0.2 điểm
Ưu điểm của chỉ định ngẫu nhiên trong thử nghiệm lâm sàng là:
A.  
Loại trừ được được các sai chệch do chỉ định nhóm điều trị và sự khác nhau quan sát được không phải là do lựa chọn bệnh nhân nhận một can thiệp nào đó
B.  
Các nhóm nghiên cứu có thể so sánh được nhiều biến số trừ can thiệp nghiên cứu
C.  
Cỡ mẫu nghiên cứu càng lớn, quá trình lấy ngẫu nhiên và phân bố như nhau các yếu tố gây nhiễu biết rõ và chưa biết rõ ở các nhóm điều trị càng đạt được kết quả
D.  
Cả ba ưu điểm trên
Câu 48: 0.2 điểm
Người ta tiến hành lấy mẫu xét nghiệm soi tươi đờm trực khuẩn lao bằng cách ngoáy họng hàng loạt người. Kết quả sẽ có nhóm người nghi ngờ có trực khuẩn lao và có những người không có trực khuẩn lao. Đây là một:
A.  
Kỹ thuật sàng tuyển
B.  
Biện pháp chẩn đoán bệnh sớm
C.  
Biện pháp áp dụng trước khi thực hiện liệu trình điều trị lao
D.  
Kỹ thuật xét nghiệm phát hiện trực khuẩn lao dễ dàng áp dụng cho nhiều đối tượng
Câu 49: 0.2 điểm
Nghiên cứu thuần tập là:
A.  
Nghiên cứu quan sát
B.  
Nghiên cứu thực nghiệm
C.  
Nghiên cứu cắt ngang
D.  
Nghiên cứu ca bệnh
Câu 50: 0.2 điểm
Nghiên cứu thuần tập là nghiên cứu mà:
A.  
Nhà nghiên cứu không chỉ định tình trạng phơi nhiễm của các đối tượng nghiên cứu, họ chỉ quan sát và ghi nhận lại
B.  
Nhà nghiên cứu chỉ định tình trạng phơi nhiễm của các đối tượng nghiên cứu
C.  
Các đối tượng nghiên cứu được áp dụng một loại thuốc điều trị mới
D.  
Các đối tượng nghiên cứu được can thiệp một phương pháp điều trị nào đó

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi trắc nghiệm Nghiên Cứu Khoa Học - Thomas Tom - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT)Đại học - Cao đẳngKhoa học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Nghiên cứu Khoa học từ tác giả Thomas Tom tại Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Đề thi bao gồm các câu hỏi về quy trình nghiên cứu khoa học, phương pháp luận, thiết kế thí nghiệm, và phân tích dữ liệu, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

122 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

30,034 lượt xem 16,156 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Nghiên Cứu Thị Trường - Học Viện Chính Sách và Phát Triển APD

Ôn tập và kiểm tra kiến thức về Nghiên Cứu Thị Trường với đề thi trắc nghiệm trực tuyến dành cho sinh viên Học Viện Chính Sách và Phát Triển. Đề thi bao gồm các câu hỏi về phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu, hành vi người tiêu dùng, và các kỹ thuật dự báo thị trường, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi, kèm đáp án chi tiết.

68 câu hỏi 3 mã đề 20 phút

10,040 lượt xem 5,369 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Nghiên Cứu Khoa Học - Đại Học Y Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngKhoa học

Ôn luyện với tổng hợp đề thi trắc nghiệm Nghiên Cứu Khoa Học tại Đại học Y Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi xoay quanh quy trình nghiên cứu khoa học, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, cách thiết kế đề tài nghiên cứu, và các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y học. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

283 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

38,173 lượt xem 20,524 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học – Cao Đẳng Y Tế Cà Mau (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngKhoa học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Phương pháp Nghiên cứu Khoa học từ Cao Đẳng Y Tế Cà Mau. Đề thi bao gồm các câu hỏi về quy trình nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm, thu thập và phân tích dữ liệu, cũng như các phương pháp luận nghiên cứu khoa học, kèm theo đáp án chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

86 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

29,418 lượt xem 15,813 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Online Miễn Phí Nghiên Cứu Khoa Học 3 - Cao Đẳng Y Hà Nội (CDYHN)Đại học - Cao đẳng
Tham khảo đề thi online miễn phí Nghiên cứu Khoa học 3 dành cho sinh viên Cao đẳng Y Hà Nội (CDYHN). Đề thi kèm đáp án chi tiết, giúp bạn ôn tập hiệu quả, nắm chắc kiến thức cần thiết và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học phần. Nội dung được xây dựng sát với chương trình học.

60 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

63,943 lượt xem 34,419 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Châm Cứu 2 - Có Đáp Án - Học Viện Hải QuânĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện môn Châm Cứu 2 với bộ đề thi trắc nghiệm từ Học Viện Hải Quân. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các huyệt đạo, kỹ thuật châm cứu, ứng dụng trong điều trị và an toàn trong châm cứu. Đề thi kèm đáp án chi tiết giúp học viên nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành châm cứu để chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành y học cổ truyền và y tế quân đội. Thi thử trực tuyến miễn phí để củng cố kiến thức châm cứu.

 

404 câu hỏi 11 mã đề 1 giờ

10,274 lượt xem 5,509 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi tốt nghiệp THPT 2023 môn Tiếng anhTHPT Quốc giaTiếng Anh
EDQ #93679

36 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

91,118 lượt xem 49,063 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức - Đại Học Văn Lang (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Ôn tập hiệu quả với đề thi trắc nghiệm Hành Vi Tổ Chức từ Đại học Văn Lang. Đề thi này tập trung vào các khái niệm và lý thuyết quan trọng về hành vi tổ chức, bao gồm động lực làm việc, quản lý nhóm, và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trong môi trường tổ chức. Tài liệu ôn tập bao gồm câu hỏi trắc nghiệm và đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

331 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

87,363 lượt xem 46,994 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Triết Học Master Đại Học Đông Á Có Đáp ÁnTriết học
Đề thi trắc nghiệm môn Triết Học bậc Thạc sĩ tại Đại học Đông Á, bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các trường phái triết học, nguyên lý cơ bản và ứng dụng thực tiễn. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ học viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

31,889 lượt xem 17,153 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!