thumbnail

30 Câu Trắc Nghiệm Mức Độ Khó Môn Pháp Luật Đại Cương - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội, Có Đáp Án

Tổng hợp 30 câu trắc nghiệm ở mức độ khó môn Pháp Luật Đại Cương dành cho sinh viên Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội. Tài liệu tập trung vào các câu hỏi trọng tâm và phức tạp, giúp sinh viên nâng cao kiến thức về hệ thống pháp luật, các nguyên tắc pháp lý, và quy định của luật pháp Việt Nam. Đề thi kèm đáp án chi tiết, phù hợp cho việc ôn thi và kiểm tra cuối kỳ, giúp sinh viên chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi khó.

Từ khoá: trắc nghiệm pháp luật đại cương mức độ khóPháp luật đại cương Đại học Kinh doanh và Công nghệ30 câu pháp luật đại cương khóđề thi pháp luật đại cương có đáp ánôn thi pháp luật đại cươngđề thi khó pháp luậttrắc nghiệm luật Việt Namtài liệu pháp luật đại cương miễn phíđề thi pháp luật có đáp ánôn thi pháp luật cho sinh viênĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển Tập Đề Thi Môn Pháp Luật Đại Cương - Miễn Phí, Có Đáp Án - Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT)


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền nào sau đây là quyền nhân thân của tác giả?
A.  
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
B.  
Làm tác phẩm phái sinh.
C.  
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
D.  
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
Câu 2: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm là gì?
A.  
Tính sáng tạo và được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
B.  
Tính sáng tạo và được thể hiện ra bằng bất kỳ phương tiện thông tin nào.
C.  
Tính nguyên gốc và được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
D.  
Tính sáng tạo hoặc được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào
Câu 3: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tác phẩm đã công bố là gì?
A.  
Là tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.
B.  
Là tác phẩm đã được phát hành bởi chủ sở hữu quyền tác giả để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.
C.  
Là tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.
D.  
Là tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.
Câu 4: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền nào sau đây là quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả?
A.  
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
B.  
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
C.  
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
D.  
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
Câu 5: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, những đối tượng nào sau đây là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp?
A.  
Tác phẩm, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
B.  
Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng, thông tin kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
C.  
Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
D.  
Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên doanh nghiệp, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn xuất xứ, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Câu 6: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, đối tượng được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện nào?
A.  
Là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
B.  
Là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới thương mại, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
C.  
Là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính sáng tạo, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
D.  
Là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính không ổn định và có tên phù hợp.
Câu 7: 1 điểm
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, vật chính, vật phụ được hiểu như thế nào?
A.  
Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
B.  
Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, không thể tách rời vật chính.
C.  
Vật chính là vật có thể khai thác công dụng theo tính năng khi có vật phụ. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
D.  
Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vật phụ là một bộ phận của vật chính, không thể tách rời vật chính.
Câu 8: 1 điểm
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng nào sau đây?
A.  
Hợp đồng cho vay.
B.  
Hợp đồng vận chuyển.
C.  
Hợp đồng mua bán.
D.  
Hợp đồng cho thuê.
Câu 9: 1 điểm
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, hoa lợi là gì?
A.  
Là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
B.  
Là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
C.  
Là khoản lợi thu được từ việc bán tài sản .
D.  
Là sản vật tự nhiên có được từ việc mua tài sản.
Câu 10: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong dạng nào sau đây?
A.  
Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
B.  
Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm không thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
C.  

Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo quyền sáng chế.

D.  
Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm khác biệt với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
Câu 11: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có thể thuộc một trong dạng nào sau đây?
A.  
Thiết kế bố trí được tạo ra do chủ sở hữu sao chép thiết kế bố trí được bảo hộ.
B.  
Thiết kế bố trí được tạo ra do chủ sở hữu cho phép sao chép thiết kế bố trí được bảo hộ.
C.  
Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra theo thiết kế bố trí được bảo hộ do chủ sở hữu cho phép.
D.  
Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
Câu 12: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có thể thuộc một trong dạng nào sau đây?
A.  
Sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
B.  
Sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài có sự khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
C.  
Sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng không được bảo hộ.
D.  
Sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên trong không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Câu 13: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt trên những cơ sở nào ?
A.  
Sự kiện pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước; Quyền năng chủ thể Luật hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
B.  
Quy phạm pháp luật hành chính; Quyền năng chủ thể Luật hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp đến quản lý hành chính nhà nước.
C.  
Quy phạm pháp luật hành chính; Sự kiện pháp lý hành chính; Quyền năng chủ thể Luật hành chính của cơ quan hành chính liên quan.
D.  
Quy phạm pháp luật hành chính; Sự kiện pháp lý hành chính; Quyền năng chủ thể Luật hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Câu 14: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được thực hiện theo các phương pháp cơ bản nào ?
A.  
Phương pháp thuyết phục; Phương pháp cưỡng chế; Phương pháp hành chính; Phương pháp kinh tế.
B.  
Phương pháp thuyết phục; Phương pháp cưỡng chế; Phương pháp hành chính; Phương pháp kinh tế; Phương pháp hiệp thương.
C.  
Phương pháp thuyết phục; Phương pháp cưỡng chế; Phương pháp hành chính; Phương pháp kinh tế; Phương pháp hiệp thương; Phương pháp thỏa thuận.
D.  
Phương pháp thuyết phục; Phương pháp cưỡng chế; Phương pháp hành chính; Phương pháp thỏa thuận.
Câu 15: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thủ tục hành chính Việt Nam được hiểu là gì ?
A.  
Đó là thủ tục pháp lý mà các cơ quan hành chính nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền hành chính thực hiện thẩm quyền của mình và các tổ chức, cá nhân khác nhau tham gia vào công việc quản lý hành chính nhà nước.
B.  
Đó là thủ tục pháp lý, là cách thức mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện thẩm quyền của mình và các tổ chức, cá nhân khác nhau tham gia vào công việc quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
C.  
Đó là cách thức mà các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính thực hiện quyền hành chính của mình và các tổ chức, cá nhân khác nhau tham gia giám sát công việc hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật
D.  
Đó là thủ tục pháp lý, là cách thức mà các chủ thể có quyền uy của Luật hành chính thực hiện quyền hành chính của mình và các tổ chức, cá nhân khác nhau tham gia vào công việc quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật
Câu 16: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, quyết định hành chính được hiểu là gì ?
A.  
Là một dạng của quyết định pháp luật, được ban hành theo một trình tự, thủ tục, hình thức nhất định, nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong đời sống xã hội.
B.  
Là một dạng của quyết định pháp luật, thể hiện quyền của Nhà nước trong ban hành theo một trình tự, thủ tục, hình thức nhất định các quy tắc sử sự chung, nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
C.  
Là một dạng của quyết định pháp luật, thể hiện quyền lực Nhà nước, được ban hành theo một trình tự, thủ tục, hình thức nhất định, nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong xã hội.
D.  
Là một dạng của quyết định pháp luật, thể hiện quyền hành pháp của Nhà nước, được ban hành theo một trình tự, thủ tục, hình thức nhất định, nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong xã hội
Câu 17: 1 điểm
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là gì ?
A.  
Là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước, có hoạt động chấp hành là chủ yếu, có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với yêu cầu hoạt động cụ thể của từng cơ quan.
B.  
Là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là chấp hành-điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
C.  
Là bộ phận trực thuộc cơ quan nhà nước trung ương, có hoạt động điều hành là chủ yếu, có cán bộ, công chức, viên chức phù hợp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
D.  
Là bộ phận trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là chấp hành-điều hành, có cán bộ, công chức phù hợp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật
Câu 18: 1 điểm
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là gì ?
A.  
Là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
B.  
Là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
C.  
Là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
D.  
Là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Câu 19: 1 điểm
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?
A.  
Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự.
B.  
Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
C.  
Là khả năng của cá nhân có nghĩa vụ dân sự.
D.  
Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
Câu 20: 1 điểm
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, pháp nhân là gì?
A.  
Một tổ chức có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định pháp luật; Có cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
B.  
Một cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
C.  
Một tổ chức có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định pháp luật; Có cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật; Có tài sản góp vốn với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
D.  
Một tổ chức có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định pháp luật; Có cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu pháp nhân; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Câu 21: 1 điểm
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, pháp nhân thương mại là gì?
A.  
Là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
B.  
Là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận không được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
C.  
Là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
D.  
Là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được nộp vào ngân sách nhà nước, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Câu 22: 1 điểm
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, giao dịch dân sự có thể thể hiện bằng các hình thức nào?
A.  
Bằng lời nói, bằng email hoặc bằng hành vi cụ thể.
B.  
Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng các hình thức tương tự văn bản.
C.  
Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng tin nhắn điện tử.
D.  
Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể
Câu 23: 1 điểm
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, đại diện là gì?
A.  
Là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh chính mình và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân đó xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
B.  
Là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân đó xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
C.  
Là việc cá nhân, pháp nhân độc lập và nhân danh chính mình tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
D.  
Là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Câu 24: 1 điểm
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về tuổi chịu trách nhiệm hình sự?
A.  
Người từ đủ 13 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
B.  
Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
C.  
Người từ đủ 15 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
D.  
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
Câu 25: 1 điểm
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác?
A.  
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
B.  
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì chỉ chịu trách nhiệm hình sự một phần.
C.  
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người đó từ đủ 18 tuổi trở lên.
D.  
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Câu 26: 1 điểm
Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, trường hợp nào sau đây là cố ý phạm tội?
A.  
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
B.  
Người phạm tội không nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, không thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra.
C.  
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
D.  
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Câu 27: 1 điểm
Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, cố ý phạm tội có thể là trường hợp nào sau đây?
A.  
Người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, không thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
B.  
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
C.  
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
D.  
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra..
Câu 28: 1 điểm
Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, vô ý phạm tội có thể là trường hợp nào sau đây?
A.  
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
B.  
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
C.  
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
D.  
Người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, không thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra.
Câu 29: 1 điểm
Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, trường hợp nào sau đây bị coi là đồng phạm?
A.  
Che giấu người có hành vi phạm tội.
B.  
Người có hành vi che giấu người phạm tội.
C.  
Có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
D.  
Một nhóm người cùng thực hiện hành vi phạm tội cùng thời gian, địa điểm.
Câu 30: 1 điểm
Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào sau đây?
A.  
Khi có quyết định đại xá.
B.  
Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội.
C.  
Khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
D.  
Khi thực hiện xong hình phạt theo quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc Nghiệm Triết Học Mác - Lênin Mức Độ Khó Phần 1 (30 Câu Đầu) – Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Triết học

Ôn tập với 30 câu hỏi trắc nghiệm đầu tiên ở mức độ khó về Triết học Mác - Lênin, phần 1, từ Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Bộ câu hỏi bao gồm các chủ đề lý luận chính trị, các nguyên tắc cơ bản của Triết học Mác - Lênin, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị kỹ càng cho các kỳ thi.

 

Từ khóa SEO: Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin mức độ khó phần 1 có đáp án, Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội, ôn luyện Triết học Mác - Lênin, đề thi Triết học Mác - Lênin có đáp án chi tiết, trắc nghiệm lý luận chính trị khó.

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

27,389 lượt xem 14,735 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
30 câu trắc nghiệm: Hàm số lũy thừa có đáp ánLớp 12Toán
Chương 2: Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ và hàm số logarit
Bài 2: Hàm số lũy thừa
Lớp 12;Toán

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

169,456 lượt xem 91,238 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
30 câu trắc nghiệm: Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit có đáp ánLớp 12Toán
Chương 2: Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ và hàm số logarit
Bài 6: Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
Lớp 12;Toán

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

168,383 lượt xem 90,657 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
TRIẾT HỌC MÁC LENIN 60 CÂU MỨC ĐỘ KHÓ PHẦN 2 (30 CÂU CUỐI)Triết học

Ôn luyện Triết học Mác Lê nin câu hỏi khó - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

EDQ #93887

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

25,866 lượt xem 13,916 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phần 30 (Bản word có giải) - 10 câu ôn phần Vật Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM .docxVật lýĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
/ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH 2024/BỘ 30 ĐỀ VẬT LÍ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HỒ CHÍ MINH WORD

10 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

9,452 lượt xem 5,054 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
ĐỀ THI THỬ TN THPT 2023 - MÔN TOÁN - THPT VIỆT TRÌ - PHÚ THỌ - Lần 1 THPT Quốc giaToán
/Môn Toán/Đề thi thử Toán 2023 các trường, sở

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ 30 phút

462 lượt xem 210 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
30. Đề thi thử TN THPT môn Toán năm 2024 - THPT CẨM THỦY 1 L1.docxTHPT Quốc giaToán
/Môn Toán/Đề thi thử Toán 2024 các trường, sở

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ 30 phút

4,863 lượt xem 2,576 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
30. ĐỀ THI THỬ TN THPT 2023 - MÔN HÓA HỌC - Liên trường Hải Phòng - Bản word có giải.docxTHPT Quốc giaHoá học
/Môn Hóa/Đề thi Hóa Học năm 2023 các trường, sở

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

2,191 lượt xem 1,162 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
30. ĐỀ THI THỬ TN THPT 2023 - MÔN TIẾNG ANH - THPT Phù Cừ - Hưng Yên (Bản word có lời giải chi tiết).docxTHPT Quốc giaTiếng Anh
/Môn Tiếng Anh/Đề thi thử Tiếng Anh 2023 các trường, sở

50 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

3,174 lượt xem 1,694 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!