thumbnail

Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Bài 5: Quá Trình Xâm Lược Và Cai Trị Của Chủ Nghĩa Thực Dân Ở Đông Nam Á - Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (UTT) - Miễn Phí, Có Đáp Án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Bài 5: Quá Trình Xâm Lược Và Cai Trị Của Chủ Nghĩa Thực Dân Ở Đông Nam Á được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (UTT). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và phân tích sự kiện lịch sử, giúp sinh viên nắm vững nội dung về quá trình xâm lược, khai thác thuộc địa, và các chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân tại khu vực Đông Nam Á. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

Từ khoá: trắc nghiệm lịch sử bài 5 lịch sử Đông Nam Á chủ nghĩa thực dân UTT Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải ôn thi lịch sử lịch sử Đông Nam Á đáp án chi tiết ôn tập tốt nghiệp lịch sử

Số câu hỏi: 30 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

65,342 lượt xem 5,023 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động
A.  
truyền giáo.
B.  
thể thao.
C.  
du lịch.
D.  
nhân đạo.
Câu 2: 1 điểm
Từ đầu thế kỉ XVI các nước phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua
A.  
buôn bán.
B.  
thể thao.
C.  
du lịch.
D.  
nhân đạo.
Câu 3: 1 điểm
Thực dân phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động
A.  
chiến tranh xâm lược.
B.  
hoạt động thể thao.
C.  
quảng bá du lịch.
D.  
hổ trợ nhân đạo.
Câu 4: 1 điểm
Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh chế độ phong kiến ở Đông Nam Á
A.  
khủng hoảng, suy thoái.
B.  
đang được hình thành.
C.  
ổn định, phát triển.
D.  
sụp đổ hoàn toàn.
Câu 5: 1 điểm
Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh chế độ phong kiến ở Đông Nam Á
A.  
suy thoái khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội.
B.  
đang trong giai đoạn bắt đấu mới hình thành.
C.  
trong giai đoạn phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa.
D.  
đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
Câu 6: 1 điểm
Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của
A.  
Mỹ.
B.  
Tây Ban Nha.
C.  
Bồ Đào Nha.
D.  
Pháp.
Câu 7: 1 điểm
Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á các nước thực dân phương Tây đã thi hành chính sách
A.  
"chia để trị".
B.  
"ngu dân".
C.  
"đồng hóa".
D.  
"phản phong".
Câu 8: 1 điểm
Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á
A.  
Bồ Đào Nha.
B.  
Tây Ban Nha.
C.  
Anh.
D.  
Pháp.
Câu 9: 1 điểm
Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A.  
In-đô-nê-xi-a.
B.  
Xiêm.
C.  
Ma-lai-xi-a.
D.  
Bru-nây.
Câu 10: 1 điểm
Về chính trị, sau khi thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã
A.  
duy trì thế lực phong kiến ở địa phương.
B.  
sử dụng giai cấp tư sản làm tay sai.
C.  
sử dụng chế độ quân chủ lập hiến.
D.  
đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền.
Câu 11: 1 điểm
Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã
A.  
kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu.
B.  
phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.
C.  
chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.
D.  
chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo
Câu 12: 1 điểm
Trong chính sách cai trị về văn hóa, xã hội và giáo dục ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã
A.  
làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia.
B.  
phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.
C.  
chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.
D.  
chú trọng thực hiện các chính sách xóa nghèo – đói.
Câu 13: 1 điểm
Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của
A.  
thực dân phương Tây.
B.  
phong kiến Trung Quốc.
C.  
quân phiệt Nhật Bản.
D.  
đế quốc Mông Cổ.
Câu 14: 1 điểm
Những nội dung cải cách của vua Ra-ma V đã đưa Xiêm phát triển theo
A.  
con đường tư bản chủ nghĩa
B.  
con đường xã hội chủ nghĩa.
C.  
thể chế Tổng thống Liên bang
D.  
liên kết với các nước trong khu vực.
Câu 15: 1 điểm
Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình của
A.  
Nhật Bản
B.  
Trung Quốc.
C.  
phương Tây.
D.  
Ấn Độ.
Câu 16: 1 điểm
Đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây khi xâm lược Đông Nam Á là
A.  
Đông Nam Á hải đảo.
B.  
Đông Nam Á lục địa.
C.  
bán đảo Ban Căng.
D.  
bán đảo Cà Mau.
Câu 17: 1 điểm
Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây vì lí do nào sau đây?
A.  
Giàu tài nguyên, có nguồn nguyên liệu và hàng hóa phong phú.
B.  
Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ.
C.  
Là khu vực có tình trạng chính trị không ổn định do bị chia cắt.
D.  
Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lý
Câu 18: 1 điểm
Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây vì lí do nào sau đây?
A.  
Là khu vực nằm trên tuyến đường biển huyết mạch Đông - Tây.
B.  
Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ.
C.  
Là khu vực có tình trạnh chính trị không ổn định do bị chia cắt.
D.  
Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí.
Câu 19: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là mục đích của thực dân phương Tây khi thực hiện chính sách “chia để trị” ở Đông Nam Á?
A.  
Làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước.
B.  
Để các nước dể dàng trong việc buôn bán.
C.  
Để phát huy sức mạnh của từng quốc gia.
D.  
Để đầu tư cho từng nước không bị phân tán.
Câu 20: 1 điểm
Để giữ gìn chủ quyền của đất nước, vua Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến chính sách
A.  
thể thao
B.  
văn hóa
C.  
tôn giáo.
D.  
. ngoại giao.
Câu 21: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là kết quả cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm?
A.  
Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
B.  
Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C.  
Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.
D.  
Đất nước giữ được nền độc lập tương đối.
Câu 22: 1 điểmchọn nhiều đáp án
Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về chính trị vì lí do nào sau đây?
A.  
Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo
B.  
Do Xiêm là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế.
C.  
Xiêm liên minh quân sự chặt chẽ với nước Mỹ.
D.  
Xiêm đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản sớm.
E.  
Câu 23: 1 điểm
Điểm tương đồng của Xiêm và Nhật Bản trong đường lối phát triển đất nước giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A.  
Tiến hành cải cách và trở thành cường quốc ở châu Á.
B.  
Đều lệ thuộc vào các nước phương thực dân phương Tây.
C.  
Tiến hành cải cách và phát triển theo tư bản chủ nghĩa.
D.  
Đều không đạt được mục đích trong công cuộc cải cách.
Câu 24: 1 điểm
Những cải cách ở Xiêm và Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu
A.  
các nước phương Đông
B.  
các nước phương Tây.
C.  
cải cách Nông nô ở Nga
D.  
các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 25: 1 điểm
Việt Nam rút ra được bài học gì từ những cải cách ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc?
A.  
Thực hiện mở cửa buôn bán tự do.
B.  
Du nhập tự do văn hóa phương Tây.
C.  
Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
D.  
Cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.
Câu 26: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách cải cách của Xiêm mà Việt Nam có thể học tập trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước?
A.  
Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp.
B.  
Miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp cho nông dân.
C.  
Không thỏa hiệp về lãnh thổ với nước ngoài.
D.  
Công tác giáo dục đặc biệt được chú trọng.
Câu 27: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là sự chuyển biến trong xã hội ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A.  
Sự tỏa sáng rực rỡ của nền văn minh phương Đông.
B.  
Sự xâm lược và đô hộ của các nước đế quốc thực dân.
C.  
Sự tiếp thu khoa học, kĩ thuật từ các nước phương Tây.
D.  
Chính sách mở rộng ngoại giao, buôn bán của các nước.
Câu 28: 1 điểmchọn nhiều đáp án
Cuộc cải cách ở Xiêm (nửa sau thế kỉ XIX) có hạn chế nào sau đây?
A.  
Phải vay vốn từ các nước Anh, Pháp để phát triển đất nước.
B.  
Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền.
C.  
Đưa đất nước phát triển theo mô hình của các nước phương Tây.
D.  
Lợi dụng vị trí nước “vùng đệm” và phát huy thế mạnh kinh tế.
E.  
Câu 32. Điểm tương đồng trong cải cách Ra-ma V ở Xiêm và cải cách Minh Trị ở Nhật Bản là gì?
Câu 29: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là đúng về bối cảnh các nước Đông Nam Á trước khi trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A.  
Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
B.  
Nhà nước phong kiến đã phát triển thịnh vượng.
C.  
Các nước đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D.  
Nhân dân không hợp tác với triều đình phong kiến.
Câu 30: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là đúng về bối cảnh các nước Đông Nam Á trước khi trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A.  
Nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.
B.  
Nhà nước phong kiến đã phát triển thịnh vượng.
C.  
Các nước đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D.  
Nhân dân không hợp tác với triều đình phong kiến

Đề thi tương tự

Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 5. Amine có đáp ánTHPT Quốc giaHoá học

1 mã đề 51 câu hỏi 1 giờ

239,17418,395