thumbnail

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHƯƠNG 7 – QUẢN TRỊ NHÂN LỰC HCE

Trắc nghiệm kiến thức Chương 7 – Quản trị nhân lực HCE giúp đánh giá năng lực hiểu biết về định hướng và phát triển nghề nghiệp trong quản trị nhân sự. Bộ câu hỏi thiết kế dưới dạng trắc nghiệm khách quan, bao quát các giai đoạn phát triển nghề nghiệp, điểm then chốt theo Schein, định hướng Holland và phương pháp thu thập thông tin, tự đánh giá. Thích hợp dành cho sinh viên, chuyên viên nhân sự và giảng viên muốn kiểm tra, củng cố kiến thức và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi hoặc ứng dụng thực tiễn.

Từ khoá: trắc nghiệm chương 7 quản trị nhân lực HCE định hướng nghề nghiệp phát triển nghề nghiệp điểm then chốt giai đoạn nghề nghiệp trắc nghiệm nhân sự Schein Holland tự đánh giá

Số câu hỏi: 80 câuSố mã đề: 2 đềThời gian: 1 giờ 45 phút

376,548 lượt xem 28,961 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
"Điểm then chốt Autonomy trái ngược nhất với giá trị nào?"
A.  
"Service"
B.  
"Security/Stability"
C.  
"Variety"
D.  
"Creativity"
Câu 2: 0.25 điểm
Kế hoạch sản lượng là 300 sản phẩm. Tiền công sản phẩm theo đơn giá cố định của công nhân là 800.000 đồng. Theo quy định, cứ 1% hoàn thành vượt mức được thưởng 1,5% so với tiền công tính theo đơn giá cố định. Một công nhân làm được 315 sản phẩm; tiền lương của anh ta là:
A.  
820.000 đồng
B.  
840.000 đồng
C.  
860.000 đồng
D.  
880.000 đồng
Câu 3: 0.25 điểm
"Một người có định hướng Realistic ít phù hợp với nghề nào?"
A.  
"Kỹ sư cơ khí"
B.  
"Công nhân xây dựng"
C.  
"Nhà tâm lý học"
D.  
"Thợ sửa chữa"
Câu 4: 0.25 điểm
Các phúc lợi bắt buộc ở Việt Nam là?
A.  
Trợ cấp ốm đau; tai nạn giao thông hoặc bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí; tử tuất.
B.  
Trợ cấp ốm đau; bảo hiểm mất khả năng lao động; bảo đảm hưu trí; thai sản; tai nạn lao động.
C.  
Tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí; tử tuất; bảo hiểm mất khả năng lao động.
D.  
Trợ cấp ốm đau; tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí; tử tuất.
Câu 5: 0.25 điểm
Trong các học thuyết tạo động lực trong lao động, học thuyết nào không phù hợp và ít khả thi nhất?
A.  
Học thuyết công bằng.
B.  
Học thuyết tăng cường tích cực.
C.  
Học thuyết đặt mục tiêu.
D.  
Học thuyết hệ thống hai yếu tố.
Câu 6: 0.25 điểm
Công nhân A hoàn thành kế hoạch sản lượng vượt mức 5%, tiền công sản phẩm theo đơn giá cố định của công nhân đó là 700.000 đồng. Theo quy định, cứ vượt mức 1% thì được thưởng 2% so với tiền công tính theo đơn giá cố định. Tiền công tính theo sản phẩm có thưởng của công nhân đó là:
A.  
780.000 đồng
B.  
790.000 đồng
C.  
770.000 đồng
D.  
800.000 đồng
Câu 7: 0.25 điểm
Học thuyết nào sau đây cho rằng: “Động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân rằng: một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn.”
A.  
Học thuyết tăng cường tích cực
B.  
Học thuyết kỳ vọng
C.  
Học thuyết công bằng
D.  
Học thuyết đặt mục tiêu
Câu 8: 0.25 điểm
Mục tiêu của hệ thống tiền lương là?
A.  
Thu hút nhân viên; duy trì những nhân viên giỏi; kích thích, động viên nhân viên
B.  
Thu hút nhân viên; duy trì những nhân viên giỏi; kích thích, động viên nhân viên; đáp ứng yêu cầu của luật pháp
C.  
Thu hút nhân viên; duy trì những nhân viên giỏi; kích thích, động viên nhân viên; đáp ứng yêu cầu của luật pháp; tạo uy tín cho công ty
Câu 9: 0.25 điểm
Một nhóm công nhân lắp ráp sản phẩm với mức sản lượng là 4 sản phẩm/ngày. Trong tháng tổ lắp ráp được 110 sản phẩm với cơ cấu lao động như sau: 1 công nhân bậc II làm 170 giờ công việc bậc 2 với mức lương 10.700đ/giờ; 1 công nhân bậc III làm 180 giờ công việc bậc 3 với mức lương 12.600đ/giờ; 1 công nhân bậc V làm 175 giờ công việc bậc 5 với mức lương 17.445đ/giờ; 1 công nhân bậc VI làm 160 giờ công việc bậc 6 với mức lương 20.500đ/giờ. Chế độ làm việc theo quy định là 8 giờ/ngày và 22 ngày/tháng. Đơn giá 1 sản phẩm được tính theo chế độ trả công theo sản phẩm tập thể là:
A.  
122.490 đồng/sản phẩm.
B.  
244.980 đồng/sản phẩm.
C.  
61.245 đồng/sản phẩm.
D.  
Kết quả khác.
Câu 10: 0.25 điểm
Chọn công thức tính tiền lương thực tế (WR) đúng. Cho biết Wm là tiền lương danh nghĩa và CPI là chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ:
A.  
WR = Wm · CPI
B.  
WR = Wm / CPI
C.  
WR = Wm · CPI²
D.  
WR = CPI / Wm
Câu 11: 0.25 điểm
Chính sách trả lương cao hơn mức lương thịnh hành trên thị trường thường thích hợp với:
A.  
Các tổ chức đã được thành lập rất hoàn hảo, có sức cạnh tranh cao
B.  
Tổ chức quy mô nhỏ, hoạt động trong khu vực kinh tế yếu thế, số lượng lao động ít nhưng tỉ trọng lao động nữ cao
C.  
Các công ty lớn, ít đối thủ cạnh tranh, có truyền thống hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
D.  
Cả A, B, C đều sai
Câu 12: 0.25 điểm
Nhóm công nhân của công ty ABC lắp ráp sản phẩm có cấp bậc công việc bình quân bậc 3 với mức tiền lương giờ là 10.700 đồng. Mức thời gian quy định để hoàn thành 1 sản phẩm là 15 giờ. Tính đơn giá của sản phẩm:
A.  
481.500 đồng/sản phẩm.
B.  
10.700 đồng/sản phẩm.
C.  
160.500 đồng/sản phẩm.
D.  
100.700 đồng/sản phẩm.
Câu 13: 0.25 điểm
Ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp đối với người lao động?
A.  
Tiền công, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động; tiền công, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của họ
B.  
Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức
C.  
Cả A và B đều đúng
Câu 14: 0.25 điểm
Thù lao cơ bản được trả dựa trên cơ sở nào:
A.  
Loại công việc cụ thể.
B.  
Trình độ và thâm niên.
C.  
Mức độ thực hiện công việc.
D.  
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: 0.25 điểm
Đặc điểm nào sau đây thuộc chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp?
A.  
Tiền công của lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra đảm bảo chất lượng và đơn giá trả công cho 1 đơn vị sản phẩm
B.  
Tiền công nhận được phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà tập thể đó chế tạo ra đảm bảo chất lượng, đơn giá sản phẩm và phương pháp chia lương
C.  
Tiền công của công nhân phụ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính
Câu 16: 0.25 điểm
Học thuyết công bằng đề cập tới:
A.  
Nhận thức của người lao động về mức độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức.
B.  
Yếu tố về sự thỏa mãn công việc và tạo động lực trong công việc.
C.  
Các mục tiêu cụ thể và cách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn.
D.  
A, B, C đều đúng.
Câu 17: 0.25 điểm
Một nhóm công nhân làm việc có cơ cấu công việc với mức thời gian như sau: 20 giờ công việc bậc 1 với mức lương giờ 9.000 đồng, 15 giờ công việc bậc 2 với mức lương giờ 10.700 đồng, 5 giờ công việc bậc 3 với mức lương giờ 12.600 đồng. Hãy tính đơn giá của sản phẩm:
A.  
403.500 đồng/sản phẩm.
B.  
340.500 đồng/sản phẩm.
C.  
243.000 đồng/sản phẩm.
D.  
646.000 đồng/sản phẩm.
Câu 18: 0.25 điểm
Nhóm công nhân của công ty lắp ráp XYZ lắp ráp sản phẩm có cấp bậc công việc bình quân bậc 6 với mức tiền lương giờ là 20.500 đồng. Mức thời gian quy định để hoàn thành 1 sản phẩm là 15 giờ. Tính đơn giá của sản phẩm:
A.  
200.500 đồng/sản phẩm.
B.  
123.000 đồng/sản phẩm.
C.  
51.250 đồng/sản phẩm.
D.  
307.500 đồng/sản phẩm.
Câu 19: 0.25 điểm
Chọn câu đúng nhất về Thang lương:
A.  
Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghề của họ
B.  
Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong các nghề hoặc các nhóm nghề khác nhau theo trình độ lành nghề của họ
C.  
Một thang lương bao gồm một số bậc lương và hệ số phù hợp với các bậc lương đó
D.  
Câu A và C đúng
Câu 20: 0.25 điểm
Mục tiêu của hệ thống thù lao lao động:
A.  
Hệ thống thù lao phải hợp pháp
B.  
Hệ thống thù lao phải thỏa đáng
C.  
Hệ thống thù lao phải công bằng; hợp pháp; thỏa đáng
Câu 21: 0.25 điểm
Cho các bước sau: (1) Đánh giá công việc; (2) Xác định các ngạch tiền công (ngạch lương/hạng lương); (3) Xem xét mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định; (4) Phân chia ngạch thành các bậc lương; (5) Xác định mức tiền công (mức lương) cho từng ngạch; (6) Khảo sát mức lương thịnh hành trên thị trường. Để xây dựng một hệ thống trả công, doanh nghiệp cần thực hiện trình tự các bước theo thứ tự là:
A.  
(3); (6); (2); (1); (5); (4)
B.  
(3); (6); (1); (2); (5); (4)
C.  
(3); (1); (6); (2); (5); (4)
D.  
(3); (1); (6); (2); (4); (5)
Câu 22: 0.25 điểm
Trong những đặc điểm dưới đây đặc điểm nào phù hợp với chế độ trả công khoán?
A.  
Áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định; chế độ này có thể áp dụng cho cả cá nhân hoặc tập thể
B.  
Áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp
C.  
A, B đều đúng
Câu 23: 0.25 điểm
Chọn câu SAI. Chế độ trả công theo tập thể có đặc điểm:
A.  
Khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể
B.  
Quan tâm đến kết quả cuối cùng của tập thể
C.  
Kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân
D.  
Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ
Câu 24: 0.25 điểm
Ưu điểm của hình thức trả công theo thời gian là:
A.  
Dễ quản lý
B.  
Tạo điều kiện cho cả người quản lý và công nhân có thể tính toán tiền công một cách dễ dàng
C.  
Dễ hiểu
D.  
Cả A, B, C đều đúng
Câu 25: 0.25 điểm
Nhận định sau thuộc học thuyết nào? “Một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn.”
A.  
Học thuyết công bằng
B.  
Học thuyết kỳ vọng
C.  
Học thuyết đặt mực tiêu
Câu 26: 0.25 điểm
Chế độ tiền lương theo chức vụ là:
A.  
Văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và thực hành.
B.  
Hệ thống tiền công, tiền lương của doanh nghiệp sẽ được xây dựng tùy thuộc vào quan điểm thù lao của doanh nghiệp.
C.  
Trả lương dựa theo cấp bậc và chức vụ của nhân viên, và mức độ khó khăn của công việc.
D.  
Số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương.
Câu 27: 0.25 điểm
Cho 2 cột sau: 1. Các khuyến khích – c. Là khoản thù lao ngoài tiền công hay tiền lương để trả cho những người lao động thực hiện tốt công việc; 2. Các phúc lợi – a. Là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ cuộc sống cho người lao động; 3. Mức lương – d. Là số tiền dùng để trả công lao động cho một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương; 4. Tiền lương danh nghĩa – b. Là tiền lương trả cho người lao động dưới hình thức tiền tệ. Ghép 2 cột trên đây để có các khái niệm đúng:
A.  
1c, 2d, 3a, 4b.
B.  
1c, 2b, 3a, 4d.
C.  
1c, 2a, 3d, 4b.
D.  
1a, 2d, 3c, 4b.
Câu 28: 0.25 điểm
"Khả năng nghề nghiệp với con người: giai đoạn cao nhất thường đòi hỏi gì?"
A.  
"Thuyết phục"
B.  
"Phục vụ"
C.  
"Hướng dẫn"
D.  
"Đàm phán"
Câu 29: 0.25 điểm
Động lực lao động là:
A.  
Sự tác động vào người lao động bắt buộc họ nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức
B.  
Sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức
C.  
Sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các lợi ích cá nhân
Câu 30: 0.25 điểm
Phát biểu nào sau đây là sai?
A.  
Doanh nghiệp nên áp dụng phương thức trả công theo thời gian để khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động
B.  
Trả công theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động
C.  
Hình thức trả công theo giờ là chính xác nhất trong trả công
D.  
Hình thức trả công theo sản phẩm dễ dẫn đến tình trạng lãng phí nguyên vật liệu và chất lượng sản phẩm không đảm bảo
Câu 31: 0.25 điểm
Chọn phát biểu đúng nhất trong số những câu dưới đây:
A.  
Chế độ trả công khoán chỉ áp dụng cho tập thể
B.  
Chế độ trả công khoán có thể áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể
C.  
Chế độ trả công khoán không áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể
Câu 32: 0.25 điểm
"Trong định hướng Artistic, công việc nào sau đây ít phù hợp?"
A.  
"Nghệ sĩ"
B.  
"Nhà văn"
C.  
"Kế toán"
D.  
"Thiết kế đồ họa"
Câu 33: 0.25 điểm
Công nhân điều chỉnh bậc II, mức lương ngày là 144.000 đồng, phục vụ 4 máy cùng loại. Mức sản lượng của công nhân chính trên mỗi máy là 12 sản phẩm. Tính đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp?
A.  
3.500 đồng.
B.  
3.000 đồng.
C.  
4.800 đồng.
D.  
12.000 đồng.
Câu 34: 0.25 điểm
Một công nhân làm ra 30 sản phẩm trong đó có 2 sản phẩm lỗi. Đơn giá sản phẩm là 20.000 đồng. Nếu doanh nghiệp trả công theo sản phẩm thì lương của người này là:
A.  
600.000 đồng.
B.  
620.000 đồng.
C.  
560.000 đồng.
D.  
580.000 đồng.
Câu 35: 0.25 điểm
Yếu tố nào sau đây được xem là yếu tố phi tài chính trong lợi ích mang lại của hệ thống lương bổng và đãi ngộ:
A.  
Tiền lương, tiền thưởng, tiền hoa hồng
B.  
Bảo hiểm, chế độ phúc lợi, an ninh xã hội
C.  
Sức hấp dẫn của công việc, sự vui vẻ, mức độ tích lũy kiến thức, tự học hỏi, sự ghi nhận của xã hội…
D.  
Cả A, B, C đều sai
Câu 36: 0.25 điểm
Một công nhân hoàn thành kế hoạch là 103,4%, tiền công sản phẩm theo đơn giá cố định của công nhân đó là 800.000 đồng. Theo quy định cứ hoàn thành vượt mức 1% là được hưởng thưởng 1,5% so với tiền công theo đơn giá cố định. Tiền công tính theo sản phẩm có thưởng của công nhân đó là:
A.  
83.2640 đồng
B.  
840.808 đồng
C.  
840.800 đồng
D.  
823.460 đồng
Câu 37: 0.25 điểm
Trong trả công, trả công theo hình thức nào là chính xác nhất?
A.  
Trả công theo tháng
B.  
Trả công theo tuần
C.  
Trả công theo giờ
D.  
Trả công theo quý
Câu 38: 0.25 điểm
Trong ngành cơ khí, các công nhân tiện sản phẩm hầu như độc lập với nhau từ khâu nguyên vật liệu đến sản phẩm làm ra, do đó có thể áp dụng chế độ lương nào sau đây:
A.  
Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp
B.  
Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể
C.  
Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp
D.  
Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng
Câu 39: 0.25 điểm
Đối với loại công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định thì nên áp dụng chế độ trả công nào?
A.  
Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp
B.  
Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng
C.  
Chế độ trả công khoán
Câu 40: 0.25 điểm
Công nhân điều chỉnh bậc II. Mức lương 3.000.000 đồng, phục vụ 3 máy cùng loại. Mức sản lượng của công nhân chính trên mỗi máy là 20 sản phẩm tức là 60 sp/ca. Thời gian phục vụ mỗi máy trong ca xấp xỉ bằng nhau. Sản lượng thực tế: Máy I: 20 sản phẩm; Máy II: 25 sản phẩm; Máy III: 25 sản phẩm. Tiền công thực lĩnh của công nhân phụ là:
A.  
3.500.000 đồng.
B.  
2.500.714 đồng.
C.  
5.300.000 đồng.
D.  
3.000.000 đồng.

Đề thi tương tự

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝHCE

1 mã đề 45 câu hỏi 1 giờ

376,052 xem28,921 thi

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHƯƠNG 5 – MARKETING CĂN BẢN (HCE)

2 mã đề 80 câu hỏi 1 giờ 45 phút

376,301 xem28,945 thi

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHƯƠNG 6 – MARKETING CĂN BẢN (HCE)

2 mã đề 80 câu hỏi 1 giờ 45 phút

376,340 xem28,944 thi

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHƯƠNG 1 – QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC HCE

2 mã đề 80 câu hỏi 1 giờ 45 phút

376,413 xem28,950 thi

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHƯƠNG 2 – QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC HCE

2 mã đề 80 câu hỏi 1 giờ 45 phút

376,424 xem28,951 thi

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHƯƠNG 3 - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC HCE

2 mã đề 80 câu hỏi 1 giờ 45 phút

376,422 xem28,953 thi

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHƯƠNG 4 – QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC HCE

4 mã đề 80 câu hỏi 1 giờ 45 phút

376,443 xem28,954 thi

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHƯƠNG 5 – QUẢN TRỊ NHÂN LỰC HCE

2 mã đề 80 câu hỏi 1 giờ 30 phút

376,427 xem28,955 thi