thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội HUBT (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Tham khảo ngay đề thi trắc nghiệm Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Đề thi miễn phí, bao gồm các câu hỏi đa dạng từ cơ bản đến nâng cao, kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức về hệ thống pháp luật và cơ cấu nhà nước. Đây là tài liệu ôn tập lý tưởng hỗ trợ sinh viên HUBT chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và kiểm tra môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật.

Từ khoá: Đề thi trắc nghiệm Lý Luận Nhà Nước Và Pháp LuậtLý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật HUBTĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nộiđề thi miễn phí Lý Luận Pháp Luậtđáp án chi tiết Lý Luận Pháp Luậtôn tập Lý Luận Nhà Nướckiểm tra Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật HUBTcâu hỏi Lý Luận Pháp Luậttài liệu Lý Luận Pháp Luật HUBTgiáo trình Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luậtkỳ thi Lý Luận Pháp Luật HUBT

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Chế độ chính trị được hiểu là gì ?
A.  
Là hệ thống phương thức, biện pháp, phương tiện dân chủ hoặc phản dân chủ được giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực chính trị.
B.  
Là hệ thống phương tiện, biện pháp dân chủ hoặc phản dân chủ được các nước dùng trong những trường hợp nhất định để thực hiện quyền lực chính trị.
C.  
Là hệ thống phương thức, biện pháp, phương tiện dân chủ hoặc phản dân chủ cần thiết được dùng để thực hiện quyền lực chính trị.
D.  
Là hệ thống phương pháp, phương thức, biện pháp, phương tiện dân chủ hoặc phản dân chủ được dùng để thực hiện quyền lực chính trị.
Câu 2: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, việc thực hiện chức năng của pháp luật thường được áp dụng theo các nhóm hình thức cơ bản nào?
A.  
Theo 02 nhóm cơ bản: các hình thức pháp định và tổ chức công tác tổ chức/định chế/thiết chế.
B.  
Theo 02 nhóm cơ bản: các hình thức tổ chức công tác tư tưởng và tổ chức hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra.
C.  
Theo 02 nhóm cơ bản: các hình thức tổ chức công tác kinh tế và tổ chức hoạt động giám sát.
D.  
Theo 02 nhóm cơ bản: các hình thức pháp định và các hình thức tổ chức thực hiện .
Câu 3: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Pháp luật được hình thành theo các cách thức chủ yếu nào?
A.  
Theo cách thức chuyển hóa các tập quán thành các tập quán pháp.
B.  
Theo cách thức thừa nhận các án lệ là pháp luật án lệ.
C.  
Theo cách thức hoạt động lập pháp của Nhà nước.
D.  
Tất cả các cách thức đã nêu tại A, B và C ở trên.
Câu 4: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, xuất phát điểm giai cấp trong nghiên cứu vấn đề bản chất của Pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là xuất phát điểm cho rằng Pháp luật là cái dùng để dung hòa lợi ích của các giai cấp, các nhóm, giai tầng xã hội khác nhau.
B.  
Là xuất phát điểm cho rằng Pháp luật là sự thỏa hiệp lợi ích của các giai cấp, các nhóm, giai tầng xã hội khác nhau.
C.  
Là xuất phát điểm cho rằng Pháp luật là công cụ để củng cố và bảo vệ nhân quyền và dân quyền, các tự do kinh tế, dân sự, dân chủ.
D.  
Là xuất phát điểm cho rằng Pháp luật là sự biểu hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị về mặt kinh tế.
Câu 5: 0.2 điểm
Theo Thuyết khế ước xã hội (T.Hobbs, J.Rousseau, Radishev...), Pháp luật được hình thành như thế nào?
A.  
Pháp luật được hình thành từ tư duy lành mạnh của loài người phù hợp với nhu cầu của xã hội và từ cái có tính phổ quát toàn xã hội.
B.  
Pháp luật được hình thành từ và là sản phẩm của sự thỏa thuận giữa các cá nhân, con người với nhau về cách thức, quy tắc xử sự.
C.  
Pháp luật được hình thành từ nhu cầu của xã hội, từ cái có tính phổ quát toàn xã hội và được các cá nhân thỏa thuận chọn để làm quy tắc xử sự.
D.  
Pháp luật được hình thành từ sự phát triển của các quy tắc xử sự, tôn ti trật tự trong gia đình và được các cá nhân thỏa thuận chọn để làm quy tắc xử sự .
Câu 6: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, quan hệ pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và các bên tham gia quan hệ đó có khả năng có những quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định.
B.  
Là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bên tham gia quan hệ đó có khả năng thực hiện hành vi của mình để có quyền và nghĩa vụ phù hợp.
C.  
Là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh và các bên tham gia quan hệ đó có các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phù hợp.
D.  
Là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh và các bên có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phù hợp được pháp luật bảo vệ.
Câu 7: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, Nhà nước Germain cổ đại được hình thành như thế nào?
A.  
Nhà nước Germain cổ đại được hình thành từ sự tác động của cuộc chiến giữa các thị tộc Germain chống lại quân La Mã và nhu cầu chống thiên tai, lũ lụt.
B.  
Nhà nước Germain cổ đại được hình thành từ nhu cầu chống giặc ngoại xâm và nhu cầu chống thiên tai, lũ lụt, làm thủy lợi, phát triển sản xuất.
C.  
Nhà nước Germain cổ đại được hình thành từ nhu cầu phát triển nội tại của xã hội và nhu cầu chống giặc ngoại xâm, nhu cầu chống thiên tai, lũ lụt .
D.  
Nhà nước Germain cổ đại được hình thành từ nhu cầu phát triển nội tại của xã hội và từ sự tác động của cuộc chiến giữa các thị tộc Germain chống lại quân La Mã.
Câu 8: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, kiểu Nhà nước được hiểu là gì ?
A.  
Là tổng thể các đặc điểm thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định.
B.  
Là tổng thể các đặc điểm thể hiện bản chất giai cấp và điều kiện phát sinh, tồn tại của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
C.  
Là tổng thể các đặc điểm thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định.
D.  
Là các đặc điểm về điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định.
Câu 9: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, có các nhóm phương pháp cơ bản nào luôn được áp dụng để thực hiện chức năng của Nhà nước?
A.  
Có 02 nhóm phương pháp cơ bản luôn được áp dụng để thực hiện chức năng nhà nước cơ bản: khen thưởng và phê bình.
B.  
Có 02 nhóm phương pháp cơ bản luôn được áp dụng để thực hiện chức năng nhà nước cơ bản: thuyết phục và cưỡng chế.
C.  
Có 02 nhóm phương pháp cơ bản luôn được áp dụng để thực hiện chức năng nhà nước cơ bản: thuyết phục, khuyến khích, khen thưởng...và cưỡng chế, trừng phạt, phê bình...
D.  
Có 02 nhóm phương pháp cơ bản luôn được áp dụng để thực hiện chức năng nhà nước cơ bản: thuyết phục, khuyến khích, khen thưởng và tổ chức công tác tư tưởng.
Câu 10: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, các hình thức pháp định được áp dụng để thực hiện chức năng Nhà nước được hiểu là gì ?
A.  
Đó là tổ chức công tác định chế/thiết chế; tổ chức công tác kinh tế; tổ chức công tác tư tưởng.
B.  
Đó là tổ chức công tác kinh tế; tổ chức công tác tư tưởng; hoạt động áp dụng pháp luật.
C.  
Đó là hoạt động lập pháp; hoạt động bảo vệ pháp luật; tổ chức công tác định chế/thiết chế.
D.  
Đó là hoạt động lập pháp; hoạt động áp dụng pháp luật; hoạt động bảo vệ pháp luật.
Câu 11: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, pháp chế được hiểu là gì ?
A.  
Là việc các chủ thể pháp luật tuân thủ pháp luật và sự đòi hỏi phải thực hiện pháp luật thống, bảo đảm cho hoạt động của toàn xã hội đồng bộ, văn minh.
B.  
Là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự đòi hỏi phải tôn trọng pháp luật hiện hành, bảo đảm cho hoạt động của toàn xã hội thống nhất.
C.  
Là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự đòi hỏi phải tôn trọng, thực hiện pháp luật hiện hành một cách chính xác, thường xuyên, thống nhất.
D.  
Là việc các chủ thể pháp luật tuân thủ pháp luật nhằm xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, bảo đảm cho hoạt động của toàn xã hội thống nhất, đồng bộ.
Câu 12: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, các tiền đề kinh tế dẫn đến sự hình thành Nhà nước được hiểu như thế nào?
A.  
Đó là ba lần phân công lớn về lao động xã hội làm cho lao động xã hội ngày càng hợp lý hơn, công cụ lao động được cải tiến hơn.
B.  
Đó là ba lần phân công lớn về lao động xã hội: Trồng trọt tách khỏi chăn nuôi; Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; Buôn bán phát triển, thương nghiệp xuất hiện.
C.  
Đó là sự cải tiến tốt hơn các công cụ lao động, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều hơn, chế độ tư hữu đối với tài sản xuất hiện.
D.  
Đó là sự phân công lao động ngày càng hợp lý hơn, công cụ lao động được cải tiến hơn, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều hơn, chế độ tư hữu xuất hiện.
Câu 13: 0.2 điểm
Các phương pháp khoa học chuyên biệt mà Lý luận Nhà nước và Pháp luật sử dụng để nghiên cứu được hiểu là gì?
A.  
Đó là những phương pháp mà Lý luận Nhà nước và Pháp luật có được nhờ các thành tựu của khoa học công nghệ và khoa học nhân văn.
B.  
Đó là những phương pháp mà Lý luận Nhà nước và Pháp luật có được nhờ các thành tựu của khoa học công nghệ như điều khiển học, tin học...
C.  
Đó là những phương pháp mà Lý luận Nhà nước và Pháp luật có được nhờ các thành tựu của khoa học xã hội và nhân văn như ngôn ngữ học, xã hội học...
D.  
Đó là những phương pháp mà Lý luận Nhà nước và Pháp luật có được nhờ các thành tựu của các khoa học công nghệ, tự nhiên, xã hội nhân văn.
Câu 14: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, kiểu Pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là tổng thể các đặc điểm thể hiện bản chất giai cấp và điều kiện phát sinh, tồn tại của Pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
B.  
Là tổng thể các đặc điểm thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội của Pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định.
C.  
Là tổng thể các đặc điểm thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định.
D.  
Là các đặc điểm về điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của Pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định.
Câu 15: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, hình thức pháp định của hình thức thực hiện chức năng pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, hoạt động tư pháp, hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra.
B.  
Là tổ chức công tác tổ chức/định chế/thiết chế, tổ chức công tác kinh tế, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra.
C.  
Là hoạt động hành pháp, hoạt động tư pháp, hoạt động giám sát, tổ chức công tác kinh tế, tổ chức công tác tư tưởng.
D.  
Là tổ chức công tác tổ chức/định chế/thiết chế, tổ chức hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, tổ chức công tác tư tưởng.
Câu 16: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, con đường/hình thức xuất hiện Nhà nước diễn ra như thế nào?
A.  
Là cả một quá trình lâu dài, theo con đường/“Phương thức sản xuất Châu Á”, theo con đường/hình thức chiến hữu nô lệ và các con đường/hình thức khác.
B.  
Là cả một quá trình lâu dài, ở các khu vực địa cầu khác nhau, theo những con đường/hình thức khác nhau.
C.  
Là cả một quá trình lâu dài, theo con đường/hình thức Hy lạp cổ đại, theo con đường/hình thức La Mã cổ đại và các con đường/hình thức khác
D.  
Là cả một quá trình lâu dài, theo con đường/hình thức Đức - Phổ (Germain) và các con đường/hình thức khác.
Câu 17: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, chức năng điều tiết/phát triển các quan hệ xã hội của Pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là tác động đến các quan hệ xã hội, đưa các quan hệ đó vào trật tự như giai cấp thống trị mong muốn, thỏa mãn ngày càng tốt hơn các lợi ích của cá nhân.....
B.  
Là tác động đến các quan hệ xã hội, thỏa mãn ngày càng tốt hơn các lợi ích của cá nhân, mở ra chân trời rộng lớn cho hoạt động sáng tạo, kinh doanh.....
C.  
Là tác động đến sự phát triển các quan hệ xã hội, hỗ trợ các khuyến khích pháp lý, mở ra chân trời rộng lớn cho hoạt động sáng tạo, kinh doanh.....
D.  
Là tác động đến sự phát triển các quan hệ xã hội có giá trị nhất đối với nhà nước và xã hội, hỗ trợ các khuyến khích pháp lý, thỏa mãn tốt hơn lợi ích của cá nhân....
Câu 18: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, Nhà nước Aten cổ đại được hình thành như thế nào?
A.  
Nhà nước Aten cổ đại được hình thành từ sự tác động của cuộc đấu tranh giữa tầng lớp thường dân và giới quý tộc trong nước.
B.  
Nhà nước Aten cổ đại được hình thành thuần túy từ nhu cầu phát triển nội tại của xã hội Aten cổ đại, không có các tác nhân khác.
C.  
Nhà nước Aten cổ đại được hình thành từ nhu cầu phát triển nội tại của xã hội Aten cổ đại và nhu cầu chống giặc ngoại xâm.
D.  
Nhà nước Aten cổ đại được hình thành từ nhu cầu phát triển nội tại của xã hội Aten cổ đại và nhu cầu chống thiên tai, lũ lụt, làm thủy lợi.
Câu 19: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trách nhiệm pháp lý được hiểu là gì ?
A.  
Là nghĩa vụ, những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước mà người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải chịu vì sự vi phạm pháp luật đó.
B.  
Là sự cần thiết, tất yếu của người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải chịu những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước vì sự vi phạm đó.
C.  
Là những biện pháp cưỡng chế cần thiết, tất yếu của Nhà nước áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
D.  
Là sự cần thiết, tất yếu phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 20: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Hệ thống chính trị xã hội được hiểu là gì ?
A.  
Là hệ thống các thiết chế trên cơ sở pháp luật nhờ đó và trong phạm vi của nó mà quyền lực chính trị được thực hiện.
B.  
Là hệ thống các thiết chế theo pháp luật, nhờ đó và trong phạm vi của nó mà đời sống chính trị xã hội được diễn ra, quyền lực chính trị được thực hiện.
C.  
Là hệ thống các thiết chế được tổ chức chặt chẽ trên cơ sở pháp luật, nhờ đó và trong phạm vi của nó mà đời sống chính trị xã hội được diễn ra.
D.  
Là hệ thống các thiết chế được tổ chức trên cơ sở các quy phạm xã hội nhờ đó và trong phạm vi của nó mà đời sống chính trị xã hội được diễn ra.
Câu 21: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, chức năng của Nhà nước được phân loại như thế nào?
A.  
Căn cứ vào tiêu chí độ dài của phương diện, định hướng hoạt động mà có các nhóm chức năng khác nhau.
B.  
Căn cứ vào các tiêu chí được lựa chọn khác nhau mà có các nhóm chức năng khác nhau.
C.  
Căn cứ vào tiêu chí giá trị/ý nghĩa của chức năng mà có các nhóm chức năng khác nhau.
D.  
Căn cứ vào tiêu chí phạm vi thực hiện của chức năng mà có các nhóm chức năng khác nhau.
Câu 22: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, chức năng bảo vệ của Pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là chức năng được tạo ra để thực hiện các hạn chế pháp luật như nghĩa vụ phải thực hiện các quy định cấm, các lệnh trừng phạt, chấm dứt hoạt động....
B.  
Là chức năng xuất phát từ chức năng điều tiết/phát triển, được thực hiện thông qua các hạn chế pháp luật như nghĩa vụ, các quy định cấm, trừng phạt....
C.  
Là chức năng xuất phát từ chức năng điều tiết/phát triển nhằm thực hiện các hạn chế pháp luật như nghĩa vụ khước từ hành vi, các quy định cấm, trừng phạt....
D.  
Là chức năng được tạo ra để điều tiết các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức phù hợp với các hạn chế pháp luật như nghĩa vụ, các quy định cấm, trừng phạt....
Câu 23: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, Pháp luật tư sản có những đặc tính cơ bản gì?
A.  
Đề cao quyền sở hữu tư nhân; đề cao quyền tự do, dân chủ, bác ái; thừa nhận quyền tự do khế ước; thừa nhận chiến tranh; có tính thống nhất nội tại khá cao.
B.  
Đề cao quyền sở hữu tư nhân; đề cao quyền tự do, dân chủ, bác ái; thừa nhận quyền tự do khế ước, tự do thỏa thuận, thừa nhận pháp quyền, chủ quyền nhân dân.
C.  
Đề cao quyền sở hữu tư nhân; đề cao quyền tự do, dân chủ, bác ái; thừa nhận quyền tự do khế ước, thừa nhận pháp quyền, chủ quyền quốc gia.
D.  
Đề cao quyền sở hữu tư nhân; thừa nhận quyền tự do khế ước, pháp quyền, chủ quyền quốc gia; đề cao quyền dân chủ; có tính thống nhất nội tại khá cao.
Câu 24: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Bộ máy Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản nào?
A.  
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp rõ ràng, giám sát chặt chẽ; Tính chuyên nghiệp;
B.  
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng CSVN; Ưu tiên thực hiện quyền công dân, quyền và tự do cơ bản của con người; Phối hợp giữa chế độ bầu cử và bổ nhiệm;
C.  
Tập trung dân chủ chế; Pháp chế; Minh bạch, công khai; Bảo đảm tính thống nhất và tính đơn nhất trong hình thức cấu trúc Nhà nước; Các nguyên tắc khác.
D.  
Tất cả các nguyên tắc cơ bản được nêu tại A, B và C ở trên.
Câu 25: 0.2 điểm
Theo học thuyết Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, Quyền lực xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy có những đặc tính chung nào ?
A.  
Quan hệ thống trị và tuân phục dựa trên nền tảng cưỡng bức giữa những người trong cùng một cộng đồng.
B.  
Quan hệ huyết thống, quan hệ thị tộc, bào tộc, bộ lạc, thể hiện ý chí chung của cộng đồng đó và được xây dựng trên cơ sở tự quản.
C.  
Quan hệ được thực hiện bởi các cuộc họp của thị tộc, bào tộc, bộ lạc, hoặc của các vị cao tuổi, các vị chỉ huy binh lính...
D.  
Tất cả các đặc tính đã nêu tại A, B và C ở trên.
Câu 26: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, Nhà nước hình thành từ những tiền đề nào?
A.  
Nhà nước hình thành từ kết quả của sự thỏa thuận giữa các cá nhân, con người với nhau.
B.  
Nhà nước hình thành từ kết quả của các nhân tố chính trị-quân sự và phòng thủ cộng đồng.
C.  
Nhà nước hình thành từ các tiền đề nhất định, đó là sự phát triển của kinh tế và xã hội.
D.  
Nhà nước hình thành từ các tiền đề nhất định, đó là sự phát triển của gia đình.
Câu 27: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Hình thức thực hiện chức năng của Nhà nước được hiểu là gì ?
A.  
Là hoạt động lập pháp, hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động bảo vệ pháp luật và các hoạt động khác để thực hiện chức năng của Nhà nước.
B.  
Là hoạt động thống nhất của các cơ quan Nhà nước thông qua đó mà các chức năng của Nhà nước được hiện thực hóa.
C.  
Là hoạt động của các cơ quan Nhà nước thông qua đó mà các chức năng cơ bản, thường xuyên/dài hạn của Nhà nước được hiện thực hóa.
D.  
Là hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động bảo vệ pháp luật và các hoạt động khác để thực hiện chức năng của Nhà nước.
Câu 28: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Pháp luật có các chức năng nào theo tiêu chí cấp độ xã hội chuyên ngành pháp lý ?
A.  
Chức năng điều tiết/phát triển các quan hệ xã hội; Chức năng kinh tế.
B.  
Chức năng kinh tế; Chức năng chính trị; Chức năng giáo dục.
C.  
Chức năng điều tiết/phát triển các quan hệ xã hội; Chức năng bảo vệ.
D.  
Chức năng giáo dục; Chức năng kết nối truyền dẫn; Chức năng bảo vệ.
Câu 29: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Hệ thống pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là cấu trúc bên trong của pháp luật biểu hiện sự liên kết và thống nhất nội tại giữa các bộ phận cấu thành khác nhau của pháp luật.
B.  
Là cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm quy phạm pháp luật, phạm trù pháp luật, chế định pháp luật, tiểu ngành luật và các ngành luật.
C.  
Là cấu trúc bên trong của pháp luật biểu hiện sự liên kết thống nhất nội tại giữa quy phạm pháp luật, phạm trù pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.
D.  
Là cấu trúc bên trong của pháp luật biểu hiện sự thống nhất giữa các bộ phận như quy phạm pháp luật, phạm trù pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật.
Câu 30: 0.2 điểm
Theo Thuyết bạo lực (During, Kauski, Goumplovich...), Pháp luật được hình thành như thế nào?
A.  
Pháp luật được hình thành từ kết quả của các hành vi hung hãn, đặc tính tâm lý bạo lực của con người trong xã hội bầy đàn.
B.  
Pháp luật được hình thành từ kết quả của các cuộc chiến tranh, bạo lực trong xã hội cũng như tranh giành về miếng ăn trong xã hội bầy đàn.
C.  
Pháp luật được hình thành từ kết quả của các nhân tố chính trị-quân sự và các cuộc chiến tranh, bạo lực trong xã hội.
D.  
Pháp luật được hình thành từ sự phát triển của các quy tắc xử sự gia trưởng, tôn ti trật tự bạo hành trong gia đình.
Câu 31: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, vi phạm pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, có thể gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội, cá nhân.
B.  
Là hành vi có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, có thể gây hại cho lợi ích của xã hội và cá nhân.
C.  
Là hành vi có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, có thể gây hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội.
D.  
Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, gây hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội, cá nhân.
Câu 32: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, Nhà nước xét về mặt bản chất được hiểu là gì?
A.  
Là tổ chức của quyền lực chính trị được hình thành để thúc đẩy việc ưu tiên thực hiện lợi ích giai cấp và các lợi ích khác trong một nước nhất định.
B.  
Là tổ chức của quyền lực chính trị, là một bộ máy của giai cấp, bộ máy cưỡng chế để duy trì sự thống trị của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
C.  
Là tổ chức của quyền lực chính trị, là sản phẩm của sự phát triển kinh tế- xã hội của xã hội loài người đã phân chia ra thành giai cấp đối kháng.
D.  
Là tổ chức của quyền lực chính trị, là công cụ của giai cấp thống trị về kinh tế, nhờ đó mà giai cấp thống trị này trở thành giai cấp thống trị cả về chính trị.
Câu 33: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Cơ chế điều chỉnh pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là hệ thống quy trình pháp lý chặt chẽ nhất để thỏa mãn các lợi ích của chủ thể pháp luật, nhờ đó mà Nhà nước đạt được mục đích, nhiệm vụ đặt ra.
B.  
Là hệ thống các phương tiện pháp lý dùng để vượt qua các chướng ngại trên con đường thỏa mãn các lợi ích của chủ thể pháp luật.
C.  
Là hệ thống các công cụ pháp lý chặt chẽ nhất để thỏa mãn các lợi ích của chủ thể pháp luật, nhờ đó mà Nhà nước đạt được mục đích, nhiệm vụ đặt ra.
D.  
Là hệ thống các phương tiện, quy trình pháp lý chặt chẽ được dùng để thỏa mãn các lợi ích của chủ thể pháp luật và đạt được mục đích, nhiệm vụ Nhà nước đặt ra.
Câu 34: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Hình thức Nhà nước được hiểu là gì ?
A.  
Là phương thức tổ chức quyền lực chính trị tuỳ theo đặc điểm của mỗi quốc gia, dân tộc, bao gồm hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
B.  
Là cách tổ chức thực hiện quyền lực chính trị cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bao gồm hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
C.  
Là phương thức thực hiện quyền lực chính trị cụ thể tuỳ theo đặc điểm của mỗi quốc gia, bao gồm hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
D.  
Là cách thức tổ chức quyền lực chính trị trong lịch sử, tuỳ theo đặc điểm của mỗi dân tộc, bao gồm hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
Câu 35: 0.2 điểm
Các phương pháp phổ quát nhất mà Lý luận Nhà nước và Pháp luật sử dụng để nghiên cứu được hiểu là gì?
A.  
Đó là những xuất phát điểm, thế giới quan triết học biện chứng nhờ đó mà người ta hiểu được sâu hơn về các quy luật vận hành của nhà nước và pháp luật.
B.  
Đó là những xuất phát điểm, thế giới quan triết học, thể hiện các nguyên tắc tư duy phổ quát nhất (xuất phát điểm, thế giới quan triết học biện chứng và siêu hình).
C.  
Đó là những xuất phát điểm, thế giới quan triết học Phương Tây nhờ đó mà người ta hiểu được sâu hơn về các quy luật vận hành của nhà nước và pháp luật.
D.  
Đó là những xuất phát điểm, thế giới quan triết học Phương Đông nhờ đó mà người ta hiểu được sâu hơn về các quy luật vận hành của nhà nước và pháp luật.
Câu 36: 0.2 điểm
Theo học thuyết Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, Lý luận Nhà nước và Pháp luật sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào?
A.  
Các phương pháp phổ quát nhất, các phương pháp khoa học chung, các phương pháp khoa học chuyên biệt và các phương pháp luật học chuyên biệt.
B.  
Các phương pháp mà Lý luận Nhà nước và Pháp luật có được nhờ các thành tựu của các khoa học công nghệ, tự nhiên, xã hội nhân văn.
C.  
Các phương pháp nhờ đó hiểu sâu hơn về các quy luật vận hành của nhà nước và pháp luật và các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, hệ thống.
D.  
Các phương pháp phổ quát nhất và các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, hệ thống, thực nghiệm.
Câu 37: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, chức năng của Pháp luật được phân loại như thế nào?
A.  
Căn cứ vào tiêu chí cấp độ của phương hướng tác động mà có các nhóm chức năng khác nhau.
B.  
Căn cứ vào các tiêu chí được lựa chọn khác nhau mà có các nhóm chức năng khác nhau.
C.  
Căn cứ vào tiêu chí giá trị/ý nghĩa của chức năng mà có các nhóm chức năng khác nhau.
D.  
Căn cứ vào tiêu chí phạm vi tác động của chức năng mà có các nhóm chức năng khác nhau.
Câu 38: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, những nhân tố cơ bản nào làm xuất hiện Nhà nước ?
A.  
Đó là những nhân tố được trình bày trong các học thuyết khác nhau về sự xuất hiện của nhà nước.
B.  
Đó là những nhân tố kinh tế-xã hội và các nhân tố khác.
C.  
Đó là sức mạnh thần thánh siêu phàm và các nhân tố khác.
D.  
Đó là sức mạnh của trí tuệ, ý thức tập thể và các nhân tố khác.
Câu 39: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, có các kiểu Pháp luật nào đã tồn tại trong lịch sử ?
A.  
Pháp luật kiểu “Phương thức sản xuất Châu Á”, Pháp luật kiểu “Sơ kỳ phong kiến”, Pháp luật phong kiến, Pháp luật tư sản, Pháp luật xã hội chủ nghĩa.
B.  
Pháp luật chiếm hữu nô lệ, Pháp luật kiểu “Phương thức sản xuất Châu Á”, Pháp luật kiểu “Sơ kỳ phong kiến”, Pháp luật phong kiến, Pháp luật tư sản, Pháp luật xã hội chủ nghĩa.
C.  
Pháp luật chiếm hữu nô lệ, Pháp luật kiểu “Sơ kỳ phong kiến”, Pháp luật tư sản, Pháp luật xã hội chủ nghĩa, Pháp luật kiểu “Phương thức sản xuất Châu Á”.
D.  
Pháp luật chiếm hữu nô lệ, Pháp luật phong kiến, Pháp luật tư sản, Pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Câu 40: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, có các kiểu pháp luật nào được thừa nhận là tiêu biểu?
A.  
Pháp luật phong kiến, Pháp luật hồi giáo, Pháp luật tư sản, Pháp luật xã hội chủ nghĩa.
B.  
Pháp luật kiểu “Phương thức sản xuất Châu Á”, Pháp luật phong kiến, Pháp luật tư sản, Pháp luật xã hội chủ nghĩa.
C.  
Pháp luật chủ nô, Pháp luật phong kiến, Pháp luật tư sản, Pháp luật xã hội chủ nghĩa.
D.  
Pháp luật kiểu “Phương thức sản xuất Châu Á”, Pháp luật hồi giáo, Pháp luật tư sản, Pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Câu 41: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, để nhận diện Pháp luật thì phải dựa vào các dấu hiệu cơ bản nào?
A.  
Tính hình mẫu quy tắc xử sự chung; Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B.  
Tính được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước;
C.  
Tính khách quan và ổn định; Tính thống nhất, có hệ thống.
D.  
Tất cả các dấu hiệu cơ bản được nêu tại A, B và C ở trên.
Câu 42: 0.2 điểm
Theo Thuyết Pháp luật thiên nhiên (H.Grotuis, J.Lock, Sh.Montesquieu), Pháp luật được hình thành như thế nào?
A.  
Pháp luật được hình thành từ kết quả của tư duy lành mạnh của con người phù hợp với nhu cầu của xã hội và được lựa chọn để làm quy tắc xử sự chung.
B.  
Pháp luật được hình thành từ cái phổ quát tồn tại trong bất kỳ xã hội nào và được thỏa thuận lựa chọn để làm quy tắc xử sự chung cho mọi người.
C.  
Pháp luật được hình thành từ sự phát triển của các quy tắc xử sự, tôn ti trật tự trong gia đình và được thỏa thuận lựa chọn để làm quy tắc xử sự chung.
D.  
Pháp luật được hình thành từ kết quả của tư duy lành mạnh của con người phù hợp với nhu cầu của xã hội và từ cái phổ quát tồn tại trong bất kỳ xã hội nào.
Câu 43: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, phải xem xét bản chất của Nhà nước dưới các phương diện nào?
A.  
Dưới phương diện hình thức, tức là cái mà mọi Nhà nước đều được coi là tổ chức của quyền lực chính trị và dưới các phương diện khác.
B.  
Dưới phương diện hình thức (là tổ chức của quyền lực chính trị) và phương diện nội dung (là cái mà tổ chức này phục vụ lợi ích của ai).
C.  
Dưới phương diện nội dung, tức là cái mà tổ chức này phục vụ lợi ích của ai, tổ chức này là của ai, do ai thành lập ra và vì ai mà tổ chức này tồn tại.
D.  
Dưới các phương diện và các xuất phát điểm nghiên cứu khác nhau, kể cả các xuất phát điểm tôn giáo, dân tộc, chủng tộc.
Câu 44: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, có các kiểu Nhà nước nào đã tồn tại trong lịch sử ?
A.  
Nhà nước kiểu “Phương thức sản xuất Châu Á”, Nhà nước kiểu “Sơ kỳ phong kiến”, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B.  
Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước kiểu “Phương thức sản xuất Châu Á”, Nhà nước kiểu “Sơ kỳ phong kiến”, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
C.  
Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước kiểu “Sơ kỳ phong kiến”, Nhà nước tư sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước kiểu “Phương thức sản xuất Châu Á”.
D.  
Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 45: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Hiện thực hóa pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là quá trình đưa pháp luật vào hành vi xử sự của bên tham gia quan hệ pháp luật dưới dạng thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, áp dụng pháp luật....
B.  
Là quá trình đưa pháp luật vào hành vi xử sự của bên tham gia quan hệ pháp luật dưới dạng tuân thủ điều cấm, thực hiện quyền, nghĩa vụ, áp dụng pháp luật...
C.  
Là quá trình đưa pháp luật vào thực tế cuộc sống dưới dạng buộc mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ điều cấm, thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý...
D.  
Là quá trình đưa pháp luật vào thực tế cuộc sống của bên tham gia quan hệ pháp luật dưới dạng tuân thủ điều cấm, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý...
Câu 46: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Điều chỉnh pháp luật được hiểu là gì ?
A.  
Là việc Nhà nước dùng pháp luật để tác động lên xã hội theo định hướng nhất định để gây ảnh hưởng đối với đời sống xã hội, ý thức và hành vi của con người.
B.  
Là việc Nhà nước dùng pháp luật tác động lên xã hội theo định hướng nhất định để đưa chúng vào trật tự và gây ảnh hưởng đối với hành vi xử sự của con người.
C.  
Là quá trình Nhà nước dùng các phương tiện pháp luật tác động lên quan hệ xã hội theo định hướng nhất định để đưa chúng vào trật tự và đạt được đích đã đề ra.
D.  
Là quá trình Nhà nước dùng các phương tiện pháp luật tác động lên quan hệ xã hội để đưa chúng vào trật tự và đạt được mục đích đã đề ra.
Câu 47: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, những điểm đặc thù trong bản chất của Pháp luật Việt Nam hiện nay là gì ?
A.  
Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; Ghi nhận, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
B.  
Thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phạm vi điều chỉnh ngày càng mở rộng, hiệu quả điều chỉnh ngày càng cao.
C.  
Tính nhân dân sâu sắc; Có quan hệ chặt chẽ với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác, đặc biệt là các quy phạm đạo đức;
D.  
Tất cả các điểm đặc thù được nêu tại A, B và C ở trên.
Câu 48: 0.2 điểm
Theo Lý luận Mác-Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, xuất phát điểm giai cấp trong nghiên cứu vấn đề bản chất của Nhà nước được hiểu là gì ?
A.  
Là xuất phát điểm cho rằng Nhà nước là tổ chức tạo lập ra những điều kiện để dung hòa lợi ích của các giai cấp, các nhóm, giai tầng xã hội khác nhau.
B.  
Là xuất phát điểm cho rằng Nhà nước là tổ chức của quyền lực chính trị dung hòa lợi ích của các giai cấp, các nhóm, giai tầng xã hội khác nhau.
C.  
Là xuất phát điểm cho rằng Nhà nước là tổ chức của quyền lực chính trị của giai cấp thống trị áp đặt sự cưỡng chế toàn diện lên giai cấp bị trị.
D.  
Là xuất phát điểm cho rằng Nhà nước là tổ chức của quyền lực chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhờ đó mà thống trị cả về mặt chính trị.
Câu 49: 0.2 điểm
Các phương pháp luật học chuyên biệt mà Lý luận Nhà nước và Pháp luật sử dụng để nghiên cứu được hiểu là gì?
A.  
Đó là những phương pháp nhờ đó mà hiểu sâu hơn về các quy luật vận hành của nhà nước và pháp luật, như phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp tư pháp hình thức...
B.  
Đó là những phương pháp nhờ đó mà hiểu được bản chất của các nhà nước và pháp luật khác nhau, như phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp tư pháp hình thức....
C.  
Đó là những phương pháp mà Lý luận Nhà nước và Pháp luật có được nhờ các thành tựu của các khoa học công nghệ, tự nhiên, xã hội nhân văn, như ngôn ngữ học, xã hội học, tin học, điều khiển học....
D.  
Đó là những phương pháp được áp dụng để nghiên cứu từng giai đoạn nhận thức riêng biệt, từng hiện tượng nhà nước và pháp luật cụ thể, như phân tích, tổng hợp, hệ thống, thực nghiệm...
Câu 50: 0.2 điểm
Theo Lý luận Nhà nước và Pháp luật, cần phải sử dụng các xuất phát điểm cơ bản nào để nghiên cứu vấn đề bản chất của Nhà nước ?
A.  
Xuất phát điểm xã hội chung và các xuất phát điểm tôn giáo, dân tộc, chủng tộc.
B.  
Xuất phát điểm giai cấp và các xuất phát điểm tôn giáo, dân tộc, chủng tộc.
C.  
Xuất phát điểm giai cấp và xuất phát điểm xã hội chung.
D.  
Xuất phát điểm xã hội chung và các xuất phát điểm khác.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Thuyết Kiểm Toán Chương 2 – Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng
Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Lý Thuyết Kiểm Toán chương 2 từ Đại học Điện Lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi về quy trình kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, đánh giá rủi ro và bằng chứng kiểm toán, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

55 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

43,053 lượt xem 23,136 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Dược - Cao Đẳng Y Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Lý Dược tại Cao Đẳng Y Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi về dược lý học, cơ chế tác dụng của thuốc, dược động học, dược lực học, và các tác dụng phụ của thuốc. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý dược và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành y dược.

39 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

88,114 lượt xem 47,425 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Thuyết Kỹ Thuật Điện Tử - Đại Học Điện Lực (EPU)Đại học - Cao đẳng
Đề thi trắc nghiệm lý thuyết môn Kỹ Thuật Điện Tử tại Đại Học Điện Lực (EPU), tập trung vào các khái niệm cốt lõi của mạch điện tử, thiết bị và hệ thống điện tử. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức và tự tin bước vào kỳ thi.

205 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

52,487 lượt xem 28,238 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ 3 - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ 3 tại Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Đề thi bao gồm các câu hỏi về hệ thống tài chính, thị trường tiền tệ, chính sách tiền tệ, vai trò của ngân hàng trung ương, và tác động của lạm phát đến nền kinh tế. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

20 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

88,496 lượt xem 47,622 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Thuyết Kiểm Toán Chương 3+4 – Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng
Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Lý Thuyết Kiểm Toán chương 3 và 4 từ Đại học Điện Lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi về quy trình kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro, quy định pháp lý và các chuẩn mực kiểm toán, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

36 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

46,548 lượt xem 25,012 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Thuyết Nhi Khoa Phần Hô Hấp - Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Lý Thuyết Nhi Khoa phần Hô Hấp tại Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam. Đề thi bao gồm các câu hỏi về các bệnh lý hô hấp ở trẻ em như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản, các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp trong nhi khoa. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

60 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

88,134 lượt xem 47,432 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Thuyết Điều Khiển 2 - Đại Học Bách Khoa Đại Học Đà Nẵng DUT (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Tải ngay đề thi trắc nghiệm Lý Thuyết Điều Khiển 2 dành cho sinh viên Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng (DUT). Đề thi miễn phí, kèm theo đáp án chi tiết, giúp sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức về lý thuyết điều khiển tự động, từ cơ bản đến nâng cao. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích, hỗ trợ sinh viên DUT chuẩn bị kỹ càng cho các kỳ thi và bài kiểm tra liên quan đến Lý Thuyết Điều Khiển 2, đảm bảo nắm vững các nguyên lý và kỹ thuật điều khiển hiện đại.

285 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

146,083 lượt xem 78,596 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kiểm Nghiệm (Lý Thuyết) - VNU - Đại Học Quốc Gia Hà NộiĐại học - Cao đẳng
Luyện tập với đề thi trắc nghiệm Kiểm nghiệm (Lý thuyết) dành cho sinh viên VNU - Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ câu hỏi bao gồm các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kiểm nghiệm dược phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp phân tích. Đây là tài liệu quan trọng để củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần.

257 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

75,061 lượt xem 40,411 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Lý Thuyết Kiểm Toán - Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng
Ôn luyện với tổng hợp đề thi trắc nghiệm Lý Thuyết Kiểm Toán tại Đại học Điện Lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về quy trình kiểm toán, nguyên tắc kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, và các phương pháp kiểm tra, thu thập bằng chứng kiểm toán. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên dễ dàng ôn tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

100 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

43,258 lượt xem 23,235 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!