thumbnail

Trắc nghiệm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Truyền thông Giáo dục Sức khỏe dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu giúp ôn tập và củng cố kiến thức về các nguyên tắc, phương pháp và kỹ năng truyền thông trong giáo dục sức khỏe, hỗ trợ chuẩn bị cho các kỳ thi và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông y tế.

Từ khoá: trắc nghiệm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội HUBT ôn tập giáo dục sức khỏe kỹ năng truyền thông y tế phương pháp giáo dục sức khỏe câu hỏi trắc nghiệm y tế luyện thi y khoa kiến thức truyền thông sức khỏe giáo dục sức khỏe cộng đồng

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Nguyên tắc tôn trọng đồng nghiệp thể hiện trong việc:
A.  
Luôn sẵn sàng làm thay và hỗ trợ đồng nghiệp khắc phục khó khăn trong công việc bất kỳ khi nào họ yêu cầu và nói cho đồng nghiệp biết điều nay .
B.  
Luôn sẵn sàng và trân trọng ý kiến của đồng nghiệp, tiếp thu các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để khắc phục các yếu điểm và các hạn chế của bản thân .
C.  
Tôn trọng tất cả mọi ý kiến và việc làm của đồng nghiệp trong công tác chuyên môn, chỉ góp ý cho đồng nghiệp khi được cấp trên yêu cầu .
D.  
Tôn trọng và thực hiện tất cả các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp cho mình trong công việc để đảm bảo sự đoàn kết trong đơn vị .
Câu 2: 0.2 điểm
Câu hỏi: ''hôm nay bác có sốt không?'' là loại câu hỏi:
A.  
Mở .
B.  
Đóng .
C.  
Gợi ý đàm thoại .
D.  
Dẫn dắt khôn khéo .
Câu 3: 0.2 điểm
Cách để bạn gây được ấn tượng ban đầu mạnh nhất khi giao tiếp với cộng đồng là thể hiện sự:
A.  
Tự tin .
B.  
Dễ tính .
C.  
Dứt khoát .
D.  
Quan tâm .
Câu 4: 0.2 điểm
Truyền thông giáo dục sức khỏe thực chất là quá trình:
A.  
Thông tin .
B.  
Quảng cáo .
C.  
Tuyên truyền .
D.  
Dạy và học .
Câu 5: 0.2 điểm
Khi giao tiếp với trẻ nhỏ, một cách hiệu quả để tạo nên quan hệ gần gũi với trẻ là
A.  
Nói chuyện với người đi cùng trẻ
B.  
Nói chuyện với trẻ .
C.  
Bảo người đi cùng trẻ ra ngoài .
D.  
Cho trẻ muợn dụng cụ khám bệnh .
Câu 6: 0.2 điểm
Một trong các tiêu chuẩn của mục tiêu TT-GDSK là:
A.  
Đo lường được
B.  
Chính xác
C.  
Đầy đủ
D.  
Hoàn chỉnh
Câu 7: 0.2 điểm
Cung cấp thông tin cho đối tượng là một phần quan trọng của:
A.  
Truyền thông giáo dục sức khỏe .
B.  
Quảng cáo trên truyền hình .
C.  
Quảng cáo trên đài phát thanh .
D.  
Truyền thông trực tiếp .
Câu 8: 0.2 điểm
Sử dụng tranh lật hỗ trợ trong TT-GDSK trực tiếp bao gồm các yêu cầu sau, ngoại trừ:
A.  
Phù hợp với số lượng đối tượng đích .
B.  
Phù hợp với chủ đề cần truyền thông .
C.  
Chọn thời điểm sử dụng phù hợp .
D.  
Số lượng tranh lật phù hợp .
Câu 9: 0.2 điểm
Đối tượng tham gia thảo luận nhóm giáo dục sức khỏe là những người:
A.  
Biết nhiều thông tin về chủ đề sức khỏe cần thảo luận .
B.  
Có thể chia sẻ thông tin về chủ đề sức khỏe cần thảo luận .
C.  
Sẽ chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ truyền thông về chủ đề sức khỏe cần thảo luận .
D.  
Cần được giáo dục về chủ đề sức khỏe cần thảo luận .
Câu 10: 0.2 điểm
Theo quy định của Bộ Y tế cán bộ y tế thôn/bản có nhiệm vụ trọng tâm là:
A.  
Sơ cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân .
B.  
Thực hiện chỉ định điều trị của cán bộ trạm y tế xã .
C.  
Truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng .
D.  
Thực hiện vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm .
Câu 11: 0.2 điểm
Truyền thông giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch vào con người nhằm, ngoại trừ:
A.  
Tăng cường hiểu biết về sức khoẻ, bệnh tật, chăm sóc sức khoẻ.
B.  
Chuyển đổi thái độ tích cực với chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
C.  
Xoá bỏ các niềm tin về sức khoẻ của từng cá nhân trong cộng đồng.
D.  
Thực hành phòng chống bệnh tật, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ.
Câu 12: 0.2 điểm
Khi lập kế hoạch TT-GDSK cần xác định đủ:
A.  
Nguồn nhân lực .
B.  
Cơ sở vật chất .
C.  
Nguồn kinh phí .
D.  
Các nguồn lực .
Câu 13: 0.2 điểm
Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bạn nên:
A.  
Lựa chọn cho mình một phương pháp tốt nhất .
B.  
Lựa chọn cho mình một phương pháp phổ biến nhất .
C.  
Kết hợp từ 2 phương pháp trở lên .
D.  
Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau .
Câu 14: 0.2 điểm
Ba yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe, bao gồm:
A.  
Thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất/trang thiết bị .
B.  
Những người xung quanh, nguồn lực, văn hóa .
C.  
Kinh phí, trang thiết bị/phương tiện, nhân lực .
D.  
Những người xung quanh, phương tiện, nguồn lực .
Câu 15: 0.2 điểm
Hút thuốc lá là hành vi có hại cho sức khỏe của:
A.  
Bản thân người hút .
B.  
Người trong gia đình .
C.  
Người hít phải khói thuốc .
D.  
Người hút chủ động và thụ động .
Câu 16: 0.2 điểm
Mục tiêu TT-GDSK rất quan trọng trong lập kế hoạch TT-GDSK, nhằm:
A.  
AQuyết định việc sử dụng kinh phí .
B.  
Tác động tới sử dụng nhân lực .
C.  
Quyết định tới sử dụng các nguồn lực .
D.  
DQuyết định sử dụng thời gian .
Câu 17: 0.2 điểm
Yêu cầu về thông tin để xác định vấn đề căn TT GDSK và chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên là:
A.  
Chính xác và đáng tin cậy
B.  
Đầy đủ, chính xác, cập nhật
C.  
Đáng tin cậy và đầy đủ
D.  
Cập nhật và từ nhiều nguồn
Câu 18: 0.2 điểm
Khi nói cần chú ý luôn luôn đảm bảo, ngoại trừ:
A.  
Tính chính xác .
B.  
Nói đầy đủ .
C.  
Chuyên sâu .
D.  
Nói ngắn gọn .
Câu 19: 0.2 điểm
Khi giao tiếp với cộng đồng, mặc trang phục thích hợp nghĩa là trang phục đó phải làm cho bạn:
A.  
Nổi bật hơn trước mọi người .
B.  
Gần gũi hơn với mọi người .
C.  
Được sự chú ý hơn của mọi người .
D.  
ít bị hơn sự chú ý của mọi người .
Câu 20: 0.2 điểm
Một hành vi được lập đi lập lại nhiều lần trong thời gian dài có thể trở thành
A.  
Thói quen trong cuộc sống
B.  
Hành vi có hại cho sức khỏe
C.  
Hành vi có lợi cho sức khỏe
D.  
Kỹ năng trong cuộc sống
Câu 21: 0.2 điểm
Trong phương pháp TT-GDSK trực tiếp, người làm TT-GDSK:
A.  
Không thể xác định được nhu cầu cụ thể của đối tượng liên quan đến vấn đề TT-GDSK.
B.  
Thường xác định được nhu cầu cụ thể của đối tượng liên quan đến vấn đề TT-GDSK
C.  
Đôi khi có thể xác định được nhu cầu cụ thể của đối tượng liên quan đến vấn đề TT-GDSK
D.  
Khó có thể xác định được nhu cầu cụ thể của đối tượng liên quan đến vấn đề TT-GDSK
Câu 22: 0.2 điểm
Một trong những yêu cầu khi tóm tắt cho người bệnh là:
A.  
Bổ sung những thông tin trước đó chưa được nói .
B.  
Đưa ra thêm các ví dụ minh họa hay hình ảnh diễn giải .
C.  
Sử dụng từ ngữ và thuật ngữ chuyên môn chuẩn .
D.  
Nhấn mạnh những điểm chính cần phải nhớ và phải làm .
Câu 23: 0.2 điểm
Truyền thông giáo dục sức khỏe là biện pháp có thể:
A.  
Thay thế được mọi dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác .
B.  
Tác động lâu dài, bền vững đến sức khỏe mọi người .
C.  
Thực hiện ở mọi chỗ, mọi thời điểm .
D.  
Thay thế công tác điều trị .
Câu 24: 0.2 điểm
Khi thu thập thông tin để xác định vấn đề cần TT-GDSK tốt nhất là:
A.  
Sử dụng phương pháp định lượng
B.  
Kết hợp phương pháp định lượng và định tính
C.  
Sử dụng phương pháp định tính
D.  
Sử dụng số liệu cần
Câu 25: 0.2 điểm
Truyền thông giáo dục sức khỏe tác động vào 3 lĩnh vực của đối tượng được giáo dục sức khoẻ là:
A.  
Kiến thức, thái độ, niềm tin.
B.  
Kiến thức, niềm tin, giá trị.
C.  
Kiến thức, thái độ, thực hành.
D.  
Kiến thức, thái độ, giá trị.
Câu 26: 0.2 điểm
Bốn bước nghe hiệu quả là:
A.  
Tập trung nghe => ghi chép => hiểu => ghi nhớ .
B.  
Chuẩn bị nghe => tập trung nghe => hiểu => ghi nhớ .
C.  
Chuẩn bị nghe => ghi chép => hiểu => ghi nhớ .
D.  
Tập trung nghe => ghi chép => kiểm tra lại => ghi nhớ .
Câu 27: 0.2 điểm
Ba khâu cơ bản của quá trình truyền thông tin là:
A.  
Nguồn phát tin, thông điệp, kênh truyền tin
B.  
Thông điệp, kênh truyền tin, người nhận tin
C.  
Nguồn phát tin, kênh truyền tin, người nhận tin
D.  
Nguồn phát tin, thông điệp, người nhận tin
Câu 28: 0.2 điểm
Ảnh hưởng của truyền thông đến đối tượng đích gồm 6 giai đoạn và diễn ra lần lượt theo thứ tự:
A.  
Tới cơ quan giác quan => gây ra sự chú ý => hiểu thông điệp => chấp nhận thay đổi => thay đổi hành vi => nâng cao sức khỏe
B.  
Gây ra sự chú ý => tới cơ quan giác quan => hiểu thông điệp => chấp nhận thay đổi => thay đổi hành vi => nâng cao sức khỏe
C.  
Tới cơ quan giác quan => hiểu thông điệp => chấp nhận thay đổi => nâng cao sức khỏe => gây ra sự chú ý => thay đổi hành vi
D.  
Gây ra sự chú ý => hiểu thông điệp => Tới cơ quan giác quan => chấp nhận thay đổi => thay đổi hành vi => nâng cao sức khỏe
Câu 29: 0.2 điểm
Trong phương pháp TT-GDSK trực tiếp, người làm TT-GDSK:
A.  
Thường không nhận được phản hồi ngay của đối tượng
B.  
Khó nhận được ý kiến phản hồi ngay của đối tượng
C.  
Thường dễ nhận được ý kiến phản hồi ngay của đối tượng
D.  
Thỉnh thoảng có thể nhận được ý kiến phản hồi ngay của đối tượng
Câu 30: 0.2 điểm
TT-GDSK là quá trình cần được thực hiện:
A.  
Trong một khoảng thời gian cố định
B.  
Trong một giai đoạn kế hoạch cụ thể
C.  
Ngắn hạn trong phòng chống bệnh dịch
D.  
Lâu dài trong công tác chăm sóc sức khỏe
Câu 31: 0.2 điểm
Khai thác tiền sử, bệnh sử và diễn biến bệnh tật của người bệnh là:
A.  
Điều kiện cần thiết để phục vụ đánh giá kết quả điều trị người bệnh .
B.  
Kỹ năng chuyên môn không thể thiếu của bác sĩ và nhân viên y tế .
C.  
Yêu cầu của bất cứ người bệnh nào khi đến cơ sở y tế khám, chữa bệnh .
D.  
Yêu cầu của công tác quản lý người bệnh tại các cơ sở y tế .
Câu 32: 0.2 điểm
Truyền thông giáo dục sức khoẻ có liên quan đến:
A.  
Một số nội dung quan trọng nhất của chăm sóc sức khoẻ ban đầu
B.  
Tất cả các nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu khác
C.  
Các nội dung dự phòng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu
D.  
Các nội dung chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em
Câu 33: 0.2 điểm
Tờ rơi là loại vật liệu truyền thông được sử dụng nhiều nhất để:
A.  
Hướng dẫn đối tượng thực hành .
B.  
Hỗ trợ buổi thảo luận nhóm giáo dục sức khỏe .
C.  
Hỗ trợ buổi tư vấn giáo dục sức khỏe .
D.  
Phát cho đối tượng tự đọc .
Câu 34: 0.2 điểm
Khi chọn nội dung, phương pháp, phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe phải mang tính:
A.  
Đồng nhất cho mọi loại đối tượng.
B.  
Phổ cập, phù hợp với từng loại đối tượng .
C.  
Đặc thù riêng cho mỗi đối tượng.
D.  
Đặc thù cho mỗi cộng đồng.
Câu 35: 0.2 điểm
Một trong các điều kiện cần thiết cho thay đổi hành vi sức khỏe là đối tượng phải quan tâm và mong muốn:
A.  
Hiểu biết.
B.  
Được hỗ trợ.
C.  
Giải quyết vấn đề.
D.  
Từ bỏ hành vi có hại .
Câu 36: 0.2 điểm
Mục tiêu TT-GDSK là các mong đợi đối tượng đích thay đổi về:
A.  
Kiến thức về sức khỏe, bệnh tật .
B.  
Thái độ với phòng chống bệnh tật .
C.  
Kiến thức, thái độ, hành vi sức khỏe .
D.  
Sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe .
Câu 37: 0.2 điểm
Để làm cho TT-GDSK có hiệu quả thì một trong các yếu tố yêu cầu đối với người thực hiện TT-GDSK là phải hiểu biết về:
A.  
Phong tục tập quán của cộng đồng
B.  
Lịch sử y học
C.  
Sản xuất phương tiện nghe nhìn
D.  
Bảo dưỡng phương tiện nghe nhìn
Câu 38: 0.2 điểm
Điều kiện cần thiết đầu tiên cho thay đổi hành vi sức khỏe là đối tượng phải nhận ra:
A.  
Lợi ích của hành vi mới.
B.  
Họ có vấn đề sức khỏe.
C.  
Hành vi có lợi cho sức khỏe.
D.  
Cách giải quyết vấn đề sức khỏe.
Câu 39: 0.2 điểm
Trong tất cả các phương pháp TT – GDSK trực tiếp luôn cần phải:
A.  
Dành thời gian cho đối tượng đặt câu hỏi
B.  
Tập trung thời gian trả lời các câu hỏi của đối tượng
C.  
Đặt nhiều câu hỏi cho đối tượng
D.  
Đưa ra lười khuyên cho đối tượng
Câu 40: 0.2 điểm
Trong phương pháp thảo luận nhóm TT GDSK, người điều hành thảo luận nhóm TT-GDSK sẽ:
A.  
Đặt câu hỏi để mọi người thảo luận
B.  
trình bày kiến thức theo nội dung đã chuẩn bị
C.  
Tập trung tham gia thảo luận cùng nhóm
D.  
Đưa ra quyết định cho nhóm thực hiện
Câu 41: 0.2 điểm
Trong chương trình TT-GDSK về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, các bà mẹ bị nhầm lẫn vì có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn. Như vậy là chương trình truyền thông này thất bại ở giai đoạn:
A.  
Tới cơ quan giác quan
B.  
Hiểu thông điệp
C.  
Thay đổi hành vi
D.  
Gây ra sự chú ý
Câu 42: 0.2 điểm
Khi giao tiếp với người nhà người bệnh, để tìm hiểu thông tin phù hợp phục vụ tốt cho người bệnh, nhân viên y tế cần biết:
A.  
Người nhà có trình độ hiểu biết cao .
B.  
Người nhà cởi mở dễ tiếp xúc .
C.  
Mối quan hệ của người nhà người bệnh với người bệnh .
D.  
Thời gian người nhà có thể chăm sóc cho người bệnh .
Câu 43: 0.2 điểm
Mục đích cuối cùng của Truyền thông giáo dục sức khỏe là:
A.  
Cung cấp nhiều kiến thức về sức khỏe cho đối tượng
B.  
Chuyển tải nhiều thông tin sức khỏe đến nhiều đối tượng
C.  
Hướng dẫn kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho đối tượng
D.  
làm cho đối tượng thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh
Câu 44: 0.2 điểm
Thông tin là quá trình:
A.  
Hướng dẫn thực hành các kỹ năng chăm sóc sức khoẻ cho người dân
B.  
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhiều người
C.  
Truyền thông giáo dục sức khoẻ trực tiếp cho mọi người dân
D.  
Chuyển đi các tin tức, sự kiện từ nguồn phát tin đến đối tượng nhận tin
Câu 45: 0.2 điểm
Nâng cao sức khỏe là quá trình:
A.  
Truyền thông giáo dục sức khỏe, đẩy mạnh hoạt động dự phòng.
B.  
Giúp mọi người kiểm soát toàn bộ sức khỏe và tăng cường sức khỏe.
C.  
Xác định các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
D.  
Xây dựng chính sách y tế công cộng lành mạnh.
Câu 46: 0.2 điểm
Muốn cá nhân hay cộng đồng thay đổi hành vi có hại, thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe thì trước hết người TT-GDSK cần:
A.  
Cung cấp thật nhiều thông tin cho đối tượng
B.  
Hướng dẫn nâng cao kỹ năng thực hành cho đối tượng
C.  
Giới thiệu các hành vi mới cho đối tượng
D.  
Làm cho đối tượng được TT-GDSK nhận ra vấn đề của họ
Câu 47: 0.2 điểm
Sử dụng phương tiện trực quan trong giáo dục sức khỏe phải
A.  
Tạo thuận lợi cho đối tượng suy nghĩ và hành động
B.  
Thuận tiện trong việc tìm kiếm cũng như sản xuất
C.  
Thuận tiện trong việc thao tác sử dụng
D.  
Chứng minh cho nội dung giáo dục sức khỏe
Câu 48: 0.2 điểm
Đối với mỗi người, những người xung quanh họ:
A.  
Luôn luôn ảnh hưởng tích cực đến các hành vi bảo vệ và nâng cao sức khỏe .
B.  
Luôn luôn ảnh hưởng tiêu cực đến các hành vi bảo vệ và nâng cao sức khỏe .
C.  
Có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các hành vi bảo vệ, nâng cao sức khỏe .
D.  
Không ảnh hưởng đến các hành vi bảo vệ và nâng cao sức khỏe .
Câu 49: 0.2 điểm
Bước đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch TT-GDSK là:
A.  
Thu thập thông tin xác định các vấn đề sức khoẻ cần TT-GDSK
B.  
Xác định đối tượng và mục tiêu TT-GDSK
C.  
Chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên cần TT-GDSK
D.  
Xác định nguồn lực, phương tiện, phương pháp TT-GDSK
Câu 50: 0.2 điểm
Khi khai thác bệnh sử người bệnh cần mô tả được diễn biến của bệnh theo:
A.  
Những biểu hiện bệnh mà người bệnh quan tâm nhất .
B.  
Trình tự thời gian từ khi bắt đầu bị bệnh cho đến thời gian hiện tại .
C.  
Bộ phận cơ thể có các biểu hiện bất thường mà người bệnh nhớ được .
D.  
Các biểu hiện đau từ nhẹ đến nặng của người bệnh .

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe - Đại học Y khoa Vinh (VMU)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Truyền thông Giáo dục Sức khỏe dành cho sinh viên Đại học Y khoa Vinh (VMU). Tài liệu giúp ôn tập và củng cố kiến thức về nguyên lý, phương pháp truyền thông y tế, kỹ năng giao tiếp và xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng. Hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần và nâng cao kỹ năng chuyên môn.

248 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

79,942 lượt xem 43,036 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Giao Tiếp Trong Kinh Doanh 3 - Phần Truyền Thông Giao Tiếp - Đại Học Kinh Tế, Đại Học Đà Nẵng (DUE)

Kiểm tra kiến thức về truyền thông và giao tiếp trong kinh doanh với bài trắc nghiệm Giao Tiếp Trong Kinh Doanh 3, dành cho sinh viên Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng (DUE). Bài trắc nghiệm bao gồm các câu hỏi đa dạng về kỹ năng giao tiếp, phương pháp truyền thông hiệu quả, kèm đáp án chi tiết giúp củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

142,314 lượt xem 76,587 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi trắc nghiệm môn Truyền thông cuối học phần (TUMP) Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên - có đáp án
Đề thi trắc nghiệm môn Truyền thông cuối học phần của Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên (TUMP) bao gồm 50 câu hỏi, tập trung vào các khái niệm cơ bản và ứng dụng thực tiễn trong truyền thông y tế. Đề thi đi kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên ôn tập hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối học phần. Đây là tài liệu phù hợp cho sinh viên ngành Y và các ngành liên quan.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

37,954 lượt xem 20,426 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Truyền Thông Cuối Học Phần (151-194) - Đại Học Y Dược, Đại Học Thái Nguyên (TUMP) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi truyền thông cuối học phần (151-194) được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại Học Y Dược, Đại Học Thái Nguyên (TUMP). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập ứng dụng, giúp sinh viên củng cố kiến thức chuyên môn về truyền thông y tế, kỹ năng thuyết trình, và giao tiếp chuyên nghiệp. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối học phần.

44 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

64,457 lượt xem 34,706 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Truyền Thông - Cuối Học Phần - Đại Học Y Dược Đại Học Thái Nguyên (TUMP) - Miễn Phí, Có Đáp Án (Câu 101-150)Đại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi cuối học phần môn Truyền Thông dành cho sinh viên Đại Học Y Dược - Đại Học Thái Nguyên (TUMP). Tài liệu bao gồm các câu hỏi từ số 101 đến 150, tập trung vào các kiến thức lý thuyết và thực hành quan trọng trong lĩnh vực truyền thông. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học phần.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

66,361 lượt xem 35,728 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Hệ Thống Quản Lý Và Vận Hành Lưới Truyền Tải - Đại Học Điện Lực (EPU)

Ôn tập và kiểm tra kiến thức về Hệ Thống Quản Lý Và Vận Hành Lưới Truyền Tải với bài trắc nghiệm trực tuyến dành cho sinh viên Đại Học Điện Lực (EPU). Bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi đa dạng và đáp án chi tiết, giúp bạn nắm vững các khái niệm về lưới điện và quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện.

100 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

143,241 lượt xem 77,093 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Xác Suất Thống Kê Y Học - Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam (VUTM) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Xác Suất Thống Kê Y Học được biên soạn dành riêng cho sinh viên Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam (VUTM). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về xác suất, thống kê, và cách áp dụng vào nghiên cứu y học, phân tích dữ liệu y tế. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

34 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

74,826 lượt xem 40,285 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Hệ Thống Quản Lý Và Vận Hành Lưới Điện Truyền Tải - Đề Trắc Nghiệm Có Đáp Án - Đại Học Điện LựcĐại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề trắc nghiệm “Hệ thống Quản lý và Vận hành Lưới điện Truyền tải” từ Đại học Điện lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về quản lý, vận hành và bảo trì lưới điện truyền tải, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức về lưới điện, hệ thống truyền tải và các phương pháp vận hành an toàn, hiệu quả. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành điện lực trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho các kỳ thi. Thi thử trực tuyến miễn phí và tiện lợi.

172 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

92,252 lượt xem 49,637 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Tổng Hợp Ôn Thi Môn Truyền Động Thủy Lực Và Khí Nén - Đại Học Điện Lực (EPU) - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Truyền Động Thủy Lực Và Khí Nén được biên soạn dành riêng cho sinh viên Đại học Điện Lực (EPU). Tài liệu bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về hệ thống thủy lực, khí nén, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, và ứng dụng trong thực tế. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp.

167 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

73,059 lượt xem 39,333 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!