Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 7: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
Từ khoá: Trắc nghiệm Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Đổi mới Việt Nam Lịch sử hiện đại Luyện thi Phân tích đề Học tập nâng cao Tổng hợp kiến thức Hướng dẫn chi tiết
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu ...
Ba chương trình mục tiêu là nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, phải được tập trung cao độ sức người, sức của để thực hiện ..
Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa...”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 47,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.898 – 899, 902)
a) Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chủ trương xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp và Tin xây dựng cơ chế quản lí kinh tế mới.
b) Thực hiện ba chương trình kinh tế là nhiệm vụ chủ yếu của toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội, được tiến hành ngay sau năm 1975.
c) Mục tiêu của ba chương trình kinh tế là giải quyết các vấn đề dân sinh cấp bách và bước đầu hướng đến xuất khẩu.
d) Các chính sách đổi mới kinh tế của Đảng nhằm xoá bỏ rào cản, tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế vượt qua khủng hoảng.
“Tháng 6-1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội... Phát triển các quan điểm đổi mới của Đại hội VI, Đại hội VII chủ trương tiếp tục triển khai công cuộc Đổi mới nói chung và cải cách kinh tế nói riêng. Về kinh tế, Đại hội đã có kết luận quan trọng khi cho rằng sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội xác định xây dựng cơ chế vận hành nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa “cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Với định hướng đó, quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế được chú trọng hơn, cùng với sự đổi mới phương thức quản lí của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế”.
(Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập IV, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013, tr.511)
a) Sản xuất hàng hoá là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, cần xoá bỏ trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
b) Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường tự vận hành để tháo gỡ mọi khó khăn trong phát triển.
c) Nhận thức về kinh tế thị trường và các phương thức quản lí nó là một đổi mới bước ngoặt về tư duy của Đảng.
d) Cương lĩnh năm 1991 góp phần quan trọng vào hoạch định đường lối đổi mới và 1 thể làm rõ nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
“Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.115 – 116)
a) Trong đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định văn hoá là sức mạnh nội sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b) Để có thể đưa văn hoá thành sức mạnh, cần tập trung bảo tồn, duy trì nền văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, tránh bổ sung các yếu tố văn hoá mới.
c) Đảng Cộng sản Việt Nam xác định con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu, và là mục tiêu của sự phát triển văn hoá và xã hội.
d) Chính sách văn hoá đúng định hướng của Đảng góp phần tạo nên sự ổn định và lành mạnh hoá xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
“Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.54)
a) Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là điều kiện thuận lợi để đổi mới chính trị.
b) Cần ưu tiên đổi mới kinh tế vì chỉ có thể đổi mới các lĩnh vực khác sau khi đã xây dựng hoàn thiện điều kiện vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
c) Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm phải nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
d) Thực tiễn cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam có những bước đi phù hợp trong đổi mới chính trị, thận trọng nhưng không bảo thủ, trì trệ.
“Đến Đại hội IX (4-2001), khái niệm kinh tế thị trường đã ra đời, khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ. Mục đích của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân... Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc”.
(Võ Văn Sen, Lịch sử kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.393)
a) Mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam thời kì quá độ là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
c) Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là có ba thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
d) Kinh tế thị trường là phương thức để thực hiện mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
“Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế... Nâng cao vai trò của văn hoá, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ. Bảo đảm quyền hưởng thụ, tự do sáng tạo trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật của mỗi người dân và cộng đồng. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp văn hoá; phát triển những sản phẩm, loại hình văn hoá độc đáo, sáng tạo có sức lan toả để quảng bá, giới thiệu ra thế giới”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.143)
a) Trong thời kì Đổi mới, Đảng chủ trương phát huy giá trị văn hoá truyền thống, hạn chế tác động của các yếu tố bên ngoài.
b) Mục tiêu của xây dựng nền văn hoá Việt Nam thời kì Đổi mới là tạo động lực cho sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.
c) Các hoạt động văn hoá, quan hệ văn hoá, thiết chế văn hoá hướng vào bổ sung, hoàn thiện hệ giá trị, chuẩn mực; bồi đắp cho con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực.
d) Đảng chủ trương phát triển công nghiệp văn hoá phải gắn liền với việc quảng bá, lan toả hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; từ đó góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.
Đọc đoạn trích: “Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3 512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008”.
(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.31)
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Khi tiến hành cải tổ – cải cách nhằm khắc phục những khuyết tật sai lầm, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác lại liễn tiếp phạm thêm sai lầm nghiêm trọng nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm trầm trọng, rối loạn tới mức không còn kiểm soát được tình hình, đưa tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này... Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách – đổi mới nhằm xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa đúng với bản chất nhân văn vì giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1995,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.466)
“Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.103 – 104)
a) Ngay khi tiến hành Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thiện lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
b) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cương lĩnh chính trị đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt cơ sở cho đổi mới đất nước.
c) Thành tựu của công cuộc Đổi mới đã chứng minh đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và ngày càng được hoàn thiện.
d) Một trong những ý nghĩa quan trọng về thành tựu của Đổi mới ở Việt Nam là không ngừng nâng cao vị thế và sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
“Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3 512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85 % GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng kí đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020”.
(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.31)
c) Trong thời kì Đổi mới, tỉ trọng công nghiệp tăng nhanh, nhờ đó, Việt Nam đã hoàn thành quá trình công nghiệp hoá đất nước.
d) Từ khi Đổi mới đất nước, Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do ổn định về chính trị, nguồn nhân lực dồi dào với giá lao động rẻ.
“Trên chặng đường thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỉ, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là đối với các mục tiêu về giảm nghèo, bình đẳng giới và giáo dục... Việt Nam đã về đích sớm đối với Mục tiêu 1 về xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói từ năm 2002; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010 và tiến tới những mục tiêu cao hơn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việt Nam cũng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; thành công trong việc kiểm soát sốt rét, một số dịch bệnh nguy hiểm, bước đầu ngăn chặn được sự lây lan HIV và đang trước ngưỡng hoàn thành Mục tiêu giảm tử vong ở trẻ em”.
(Nguyễn Thế Phương, “Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ”,
Tạp chí Cộng sản, ngày 8-9-2015)
a) Trong thời kì Đổi mới, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phổ cập cấp trung học phổ thông trên toàn quốc từ năm 2010.
b) Trong 10 năm đầu Đổi mới đất nước, Việt Nam đã xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực, thiếu đói và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
c) Việc hoàn thành một số mục tiêu Thiên niên kỉ đã góp phần nâng cao vị thế, ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
d) Quá trình Đổi mới ở Việt Nam cho thấy có thể hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỉ ngay cả trong điều kiện nguồn lực hạn chế, nếu có sự cam kết mạnh mẽ và quyết tâm chính trị cao.
“Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị – xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thể và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lí luận về công cuộc Đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 65,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.177)
a) Công cuộc Đổi mới đất nước đã đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và hoàn thiện nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
b) Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn.
c) Phát huy nội lực, đồng thời coi trọng huy động các nguồn ngoại lực, đã tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
d) Các thành tựu trong quá trình Đổi mới đất nước là một trong những cơ sở để Đảng nhận thức rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm đề thi tương tự
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
76 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
346,335 lượt xem 186,487 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
170 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
365,410 lượt xem 196,756 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
99 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
341,108 lượt xem 183,673 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
108 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
313,145 lượt xem 168,616 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
278,279 lượt xem 149,842 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
282,036 lượt xem 151,865 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
51 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
254,086 lượt xem 136,815 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
87 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
231,817 lượt xem 124,824 lượt làm bài
32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
286,689 lượt xem 154,364 lượt làm bài