thumbnail

Đề Thi Online Miễn Phí: An Toàn Điện Bài 1 - Đại Học Điện Lực (EPU)

Ôn tập và kiểm tra kiến thức An toàn điện với bài thi trực tuyến miễn phí dành cho sinh viên Đại học Điện Lực (EPU). Nội dung bài 1 bao gồm các nguyên tắc cơ bản về an toàn trong hệ thống điện, biện pháp bảo vệ, nguy cơ tai nạn điện và quy định an toàn lao động. Đề thi có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi chính thức. Tham gia ngay để rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực tế!

Từ khoá: đề thi an toàn điện EPU Đại học Điện Lực bài 1 an toàn điện kiểm tra trực tuyến quy tắc an toàn điện biện pháp bảo vệ nguy cơ tai nạn điện đề thi có đáp án ôn tập an toàn điện

Số câu hỏi: 50 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

84,565 lượt xem 6,504 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện cao áp xoay chiều từ 15 kV đến 35 kV là?
A.  
0,35 m.
B.  
0,6 m.
C.  
0,7 m.
D.  
1 m.
Câu 2: 0.2 điểm
Khi không có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn nhỏ nhất khi tiến hành công việc gần những phần có điện đối với cấp điện áp trên 15 kV đến 35 kV là?
A.  
1,0 m.
B.  
0,6 m.
C.  
0,35 m.
D.  
1,5 m.
Câu 3: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, điện hạ áp được quy ước?
A.  
< 380 V.
B.  
< 220 V.
C.  
< 1.000 V.
D.  
< 600 V.
Câu 4: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, điện cao áp được quy ước?
A.  
Từ 600 V trở lên.
B.  
Từ 1.000 V trở lên.
C.  
Từ 380 V trở lên.
D.  
Từ 2.500 V trở lên.
Câu 5: 0.2 điểm
Đối với cấp điện áp 22 kV, cách nhận biết cấp điện áp theo đánh số thiết bị trong sơ đồ (Chữ số đầu tiên trong đánh số thiết bị trừ máy biến áp, máy phát, máy bù đồng bộ)?
A.  
7.
B.  
8.
C.  
6.
D.  
4.
Câu 6: 0.2 điểm
Đối với cấp điện áp đến 110 kV, cách nhận biết cấp điện áp theo đánh số thiết bị trong sơ đồ (Chữ số đầu tiên trong đánh số thiết bị trừ máy biến áp, máy phát, máy bù đồng bộ)?
A.  
7.
B.  
2.
C.  
6.
D.  
1.
Câu 7: 0.2 điểm
Khi làm việc gần đường dây, thiết bị điện hạ áp không bọc cách điện hoặc có điểm hở trên lưới điện, khoảng cách an toàn đối với lưới điện hạ áp xoay chiều là?
A.  
0,2 m.
B.  
0,3 m.
C.  
0,4 m.
D.  
0,5 m.
Câu 8: 0.2 điểm
Đối với đường dây 22 kV (dây trần) thì chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh là bao nhiêu?
A.  
2 m.
B.  
2,5 m.
C.  
3 m.
D.  
3,5 m.
Câu 9: 0.2 điểm
Đối với công trình lưới điện cấp điện áp đến 35 kV, chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng là bao nhiêu?
A.  
1 m.
B.  
1,5 m.
C.  
2 m.
D.  
3 m.
Câu 10: 0.2 điểm
Đối với công trình lưới điện cấp điện áp đến 110 kV, chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng là bao nhiêu?
A.  
1 m.
B.  
1,5 m.
C.  
2 m.
D.  
3 m.
Câu 11: 0.2 điểm
Đối với đường cáp điện đi trên mặt đất hoặc trên không thì hành lang bảo vệ an toàn đường cáp được giới hạn về các phía được tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng trở ra là bao nhiêu?
A.  
0,4 m.
B.  
0,5 m.
C.  
0,6 m.
D.  
0,7 m.
Câu 12: 0.2 điểm
Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV (dây trần) trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn bao nhiêu?
A.  
0,7 m.
B.  
1,4 m.
C.  
1 m.
D.  
1,5 m.
Câu 13: 0.2 điểm
Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện 22 kV trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách bao nhiêu?
A.  
0,7 m.
B.  
0,8 m.
C.  
0,9 m.
D.  
1 m.
Câu 14: 0.2 điểm
Để đảm bảo an toàn điện thì các công việc khi tiến hành trên đường dây, thiết bị điện, ở gần hoặc liên quan đến đường dây, thiết bị điện đang mang điện, bao gồm cả vùng bị ảnh hưởng nguy hiểm bởi cảm ứng điện, đều phải thực hiện theo?
A.  
Các hướng dẫn của cán bộ an toàn tại hiện trường làm việc.
B.  
Lệnh thao tác.
C.  
Phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
D.  
Phiếu giao nhiệm vụ.
Câu 15: 0.2 điểm
Để đảm bảo an toàn điện, cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người?
A.  
Chưa được huấn luyện An toàn điện, kiểm tra đạt yêu cầu Quy trình an toàn điện.
B.  
Chưa được huấn luyện Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan.
C.  
Chưa được huấn luyện các phương pháp trèo cột và làm việc trên cao.
D.  
Chưa được huấn luyện và kiểm tra Quy trình An toàn điện và các phương pháp trèo cột.
Câu 16: 0.2 điểm
Những mệnh lệnh không đúng Quy trình An toàn điện và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị điện thì người nhận lệnh có quyền?
A.  
Chấp hành nhưng yêu cầu trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn trước khi thực hiện.
B.  
Không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh tiếp tục làm thực hiện công tác.
C.  
Chấp hành và báo cáo với cấp trên sau khi đã hoàn thành công việc.
D.  
Không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.
Câu 17: 0.2 điểm
Khi phát hiện tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ gây mất an toàn đối với người hoặc thiết bị điện, người phát hiện phải làm gì?
A.  
Lập tức ngăn chặn.
B.  
Báo cáo với cấp trên trực tiếp và/hoặc cấp có thẩm quyền.
C.  
Lập tức ngăn chặn và lập biên bản vi phạm.
D.  
Lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp trên trực tiếp và/hoặc cấp có thẩm quyền.
Câu 18: 0.2 điểm
Người trực tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng điện phải đủ tiêu chuẩn nào theo quy định của Pháp luật về An toàn lao động?
A.  
Phải chấp hành mọi mệnh lệnh của cấp trên.
B.  
Phải được huấn luyện, kèm cặp để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra lý thuyết và thực hành, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
C.  
Có sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về lao động.
D.  
Phải tự trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo yêu cầu của công việc.
Câu 19: 0.2 điểm
Một Lệnh công tác được phép cấp cho bao nhiêu đơn vị công tác?
A.  
Chỉ được cấp cho 01 đơn vị công tác.
B.  
Được phép cấp cho 02 đơn vị công tác.
C.  
Được phép cấp cho 03 đơn vị công tác.
D.  
Có thể cấp cho nhiều đơn vị công tác cùng một lúc.
Câu 20: 0.2 điểm
Quyền hạn, trách nhiệm của Đơn vị Quản lý vận hành?
A.  
Cho phép Đơn vị công tác vào làm việc.
B.  
Kiểm tra, giám sát phát hiện các hiện tượng mất an toàn để kịp thời xử lý.
C.  
Được phép dừng công việc của Đơn vị công tác nếu có nguy cơ gây mất an toàn hoặc vi phạm quy trình, quy định về công tác quản lý kỹ thuật.
D.  
"Cho phép Đơn vị công tác vào làm việc. Kiểm tra, giám sát phát hiện các hiện tượng mất an toàn để kịp thời xử lý. Được phép dừng công việc của Đơn vị công tác nếu có nguy cơ gây mất an toàn hoặc vi phạm quy trình, quy định về an toàn."
Câu 21: 0.2 điểm
Để đảm bảo an toàn trong khi tiến hành công việc theo Lệnh công tác, đơn vị công tác có được phép thay đổi nội dung hoặc mở rộng phạm vi làm việc?
A.  
Không được phép mở rộng phạm vi làm việc.
B.  
Tạm dừng công việc đang thực hiện.
C.  
Được phép mở rộng phạm vi làm việc hoặc nội dung công việc tùy theo tình hình thực tế tại nơi làm việc.
D.  
"Không được phép mở rộng phạm vi làm việc. Không được phép thay đổi nội dung công việc."
Câu 22: 0.2 điểm
Hiệu lực của Lệnh công tác được quy định như thế nào?
A.  
Lệnh công tác có hiệu lực từ thời điểm Người chỉ huy trực tiếp nhận và thống nhất nội dung lệnh công tác với Người ra lệnh đến thời điểm Người chỉ huy trực tiếp ký kết thúc công tác.
B.  
Được tính ngay thời điểm Người ra lệnh công tác.
C.  
Được tính tại thời điểm Nhân viên đơn vị công tác ký vào lệnh công tác.
D.  
Lệnh công tác có hiệu lực từ thời điểm Người chỉ huy trực tiếp nhận.
Câu 23: 0.2 điểm
Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn theo Lệnh công tác được quy định như thế nào?
A.  
Kiểm tra xác định thực hiện đúng và đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc được giao.
B.  
Xác định phạm vi thực hiện công việc theo Lệnh công tác: vùng giới hạn của các dây cảnh báo và biển cảnh báo.
C.  
Không cần thiết lập vùng làm việc phải đảm bảo không gây cản trở hoặc khó khăn cho việc thoát nạn khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố.
D.  
"Kiểm tra xác định thực hiện đúng và đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc được giao, Xác định phạm vi thực hiện công việc theo Lệnh công tác: vùng giới hạn của các dây cảnh báo và biển cảnh báo. Thiết lập vùng làm việc phải đảm bảo không gây cản trở hoặc khó khăn cho việc thoát nạn khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố."
Câu 24: 0.2 điểm
Thời hạn thí nghiệm định kỳ găng, ủng cách điện là bao nhiêu?
A.  
3 tháng.
B.  
6 tháng.
C.  
12 tháng.
D.  
9 tháng.
Câu 25: 0.2 điểm
Thời hạn thí nghiệm định kỳ sào cách điện là bao nhiêu?
A.  
3 tháng.
B.  
6 tháng.
C.  
9 tháng.
D.  
12 tháng.
Câu 26: 0.2 điểm
Nội dung huấn luyện phần thực hành để cấp thẻ an toàn điện và bậc an toàn điện bao gồm?
A.  
Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
B.  
Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
C.  
Những nội dung thao tác liên quan đến thiết bị mới
D.  
"- Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.- Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.- Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động."
Câu 27: 0.2 điểm
Các bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện, bao gồm?
A.  
Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
B.  
Hô hấp nhân tạo
C.  
Sơ cấp cứu
D.  
"1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.2. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.3. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu."
Câu 28: 0.2 điểm
Khi cứu nạn nhân bị điện giật đang chạm vào mạch điện hạ áp thì người cứu nạn nhân phải thực hiện nội dung nào?
A.  
Đứng trên bàn để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện.
B.  
Dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay không để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra.
C.  
Dùng kìm cách điện, búa, rìu cán bằng sắt... để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.
D.  
Đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện), đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô…. để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra hoặc dùng kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ... để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.
Câu 29: 0.2 điểm
Khi cứu nạn nhân bị điện giật đang chạm vào mạch điện cao áp thì người cứu nạn nhân phải thực hiện nội dung nào?
A.  
Mang ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.
B.  
Dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra.
C.  
Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
D.  
Dùng kìm cách điện, búa, rìu cán bằng sắt... để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.
Câu 30: 0.2 điểm
Cứu chữa nạn nhân như thế nào sau khi đã tách ra khỏi mạch điện mà nạn nhân chưa mất tri giác (chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu)?
A.  
Để nạn nhân nằm tại chỗ, không được xê dịch
B.  
Moi rớt rãi trong mồm, đặt nạn nhân về tư thế nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên.
C.  
Gọi cấp cứu 115
D.  
"Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Moi rớt rãi trong mồm, đặt nạn nhân về tư thế nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên. Mời y, bác sỹ để chăm sóc hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc."
Câu 31: 0.2 điểm
Cứu chữa nạn nhân như thế nào khi tách nạn nhân khỏi mạch điện mà nạn nhân đã mất tri giác (vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu)?
A.  
Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió).
B.  
Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió). Nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm, đặt nạn nhân về tư thế nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.
C.  
Đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất để cứu chữa.
D.  
Gọi cấp cứu 115.
Câu 32: 0.2 điểm
Cứu chữa nạn nhân như thế nào khi tách nạn nhân khỏi mạch điện mà nạn nhân đã tắt thở (tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết)?
A.  
Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào).
B.  
Gọi 115
C.  
Thực hiện hô hấp nhân tạo, mát xa toàn thân
D.  
Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
Câu 33: 0.2 điểm
Phương pháp nào sau đây dùng để cứu nạn nhân bị điện giật sau khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện?
A.  
Phương pháp hô hấp nhân tạo.
B.  
Đặt nạn nhân nằm ngửa, nghỉ ngơi và gọi xe cấp cứu.
C.  
Phương pháp hồi sinh tổng hợp.
D.  
Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào).
Câu 34: 0.2 điểm
Trước khi tiến hành công việc, người nào có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng các trang bị an toàn và bảo hộ lao động của Nhân viên đơn vị công tác?
A.  
Cán bộ an toàn chuyên trách Điện lực.
B.  
Cán bộ kỹ thuật của Điện lực.
C.  
Người giám sát an toàn điện.
D.  
Người chỉ huy trực tiếp.
Câu 35: 0.2 điểm
Khi không thể thực hiện được công việc theo lệnh của Người chỉ huy trực tiếp hoặc nhận thấy nguy hiểm, thiếu an toàn nếu thực hiện công việc đó theo lệnh thì Nhân viên đơn vị công tác xử lý như thế nào?
A.  
Vẫn cố tiếp tục thực hiện công việc theo lệnh của Người chỉ huy trực tiếp.
B.  
Ngừng ngay công việc và rời vị trí công việc.
C.  
Được phép ngừng ngay công việc và báo cáo Người chỉ huy trực tiếp, nếu không được chấp thuận thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền để giải quyết.
D.  
Được phép ngừng ngay công việc và báo cáo Người chỉ huy trực tiếp, nếu Người chỉ huy trực tiếp không được chấp thuận thì vẫn tiếp tục thực hiện công việc.
Câu 36: 0.2 điểm
Trách nhiệm nào sau đây của Nhân viên đơn vị công tác là đúng?
A.  
Đảm bảo tốt thể chất và tinh thần để làm việc. Chủ động báo cáo với Người chỉ huy trực tiếp tình trạng sức khỏe của mình để được giao công việc phù hợp.
B.  
Không cần nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc chỉ cần thực hiện mọi mệnh lệnh của Người chỉ huy trực tiếp.
C.  
Không cần báo cáo tình trạng sức khỏe nếu thấy không cần thiết.
D.  
Kiểm tra các biện pháp An toàn đơn vị quản lý vận hành đã thực hiện.
Câu 37: 0.2 điểm
Trách nhiệm nào sau đây của Nhân viên đơn vị công tác là đúng?
A.  
Kiểm tra các biện pháp An toàn đơn vị quản lý vận hành đã thực hiện.
B.  
Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc.
C.  
Không cần nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc chỉ cần thực hiện mọi mệnh lệnh của Người chỉ huy trực tiếp.
D.  
Không cần báo cáo tình trạng sức khỏe nếu thấy không cần thiết.
Câu 38: 0.2 điểm
Trách nhiệm nào sau đây của Nhân viên đơn vị công tác là đúng?
A.  
Trang bị và bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
B.  
Không cần nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc chỉ cần thực hiện mọi mệnh lệnh của Người chỉ huy trực tiếp.
C.  
Phải nắm vững những yêu cầu về kỹ thuật có liên quan đến công việc.
D.  
Tự kiểm tra và bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc.
Câu 39: 0.2 điểm
Trách nhiệm nào sau đây của Nhân viên đơn vị công tác là đúng?
A.  
Phải nắm vững những yêu cầu về kỹ thuật có liên quan đến công việc.
B.  
Chỉ được làm việc trong phạm vi cho phép. Không được tự ý mở rộng phạm vi làm việc, vào các vùng cấm vào hoặc các vùng có nguy cơ xảy ra tai nạn đã được cảnh báo trước đó.
C.  
Không phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc.
D.  
Kiểm tra các biện pháp An toàn đơn vị quản lý vận hành đã thực hiện.
Câu 40: 0.2 điểm
Trong các trường hợp nào dưới đây, nội dung nào sai với trách nhiệm Nhân viên đơn vị công tác?
A.  
Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc.
B.  
Đảm bảo tốt thể chất và tinh thần để làm việc. Chủ động báo cáo với Người chỉ huy trực tiếp tình trạng sức khỏe của mình để được giao công việc phù hợp.
C.  
Tự kiểm tra và đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
D.  
Chỉ cần thực hiện mọi mệnh lệnh của Người chỉ huy trực tiếp.
Câu 41: 0.2 điểm
Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng thì Nhân viên đơn vị công tác có trách nhiệm nào sau đây đúng?
A.  
Vẫn thực hiện theo mọi mệnh lệnh của Người chỉ huy trực tiếp, sau khi xong việc báo lại cho Người chỉ huy trực tiếp để rút kinh nghiệm công tác lần sau.
B.  
Có thể hỏi lại Lãnh đạo đơn vị về những nội dung chưa rõ.
C.  
Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với Người chỉ huy trực tiếp để giải quyết.
D.  
Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để giải quyết.
Câu 42: 0.2 điểm
Những việc làm nào dưới đây của Nhân viên đơn vị công tác khi tới nơi làm việc, sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh?
A.  
Có thể hỏi lại Người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ.
B.  
Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với Người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
C.  
Ký vào Lệnh công tác khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc trong trường hợp đang thực hiện công việc.
D.  
Có thể hỏi lại Người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ. Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với Người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết. Ký vào Lệnh công tác khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc trong trường hợp đang thực hiện công việc.
Câu 43: 0.2 điểm
Khi tiến hành công việc, những việc làm nào dưới đây của Nhân viên đơn vị công tác là đúng?
A.  
Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với Người chỉ huy trực tiếp và tiếp tục thực hiện công việc.
B.  
Ký vào Lệnh công tác khi đến làm việc.
C.  
Phải chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công, tuân thủ hướng dẫn của Người chỉ huy trực tiếp và không làm những việc mà Người chỉ huy trực tiếp không giao.
D.  
Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 44: 0.2 điểm
Để đảm bảo an toàn trong công việc thực hiện theo Lệnh công tác, Nhân viên đơn vị công tác thực hiện các việc nào dưới đây là đúng nhất?
A.  
Chỉ được làm trong phạm vi cho phép.
B.  
Không được tự ý mở rộng phạm vi làm việc.
C.  
Không được vào các vùng cấm hoặc các vùng có nguy cơ xảy ra tai nạn đã được cảnh báo trước đó.
D.  
Chỉ được làm trong phạm vi cho phép. Không được tự ý mở rộng phạm vi làm việc. Không được vào các vùng cấm hoặc các vùng có nguy cơ xảy ra tai nạn đã được cảnh báo trước đó.
Câu 45: 0.2 điểm
Để đảm bảo an toàn trong công việc thực hiện theo Lệnh công tác, Nhân viên đơn vị công tác thực hiện các việc nào dưới đây là không đúng?
A.  
Chỉ được làm trong phạm vi cho phép.
B.  
Tự ý mở rộng phạm vi làm việc khi thấy đảm bảo an toàn.
C.  
Không được vào các vùng cấm hoặc các vùng có nguy cơ xảy ra tai nạn đã được cảnh báo trước đó.
D.  
Chỉ làm những công việc được Người chỉ huy trực tiếp giao.
Câu 46: 0.2 điểm
Sơ cấp cứu theo phương pháp hồi sinh tổng hợp trong trường hợp 2 người thực hiện cấp cứu, việc làm nào sau đây đúng?
A.  
Người thứ nhất ép tim 30 lần, người thứ 2 thông đường thở và thổi ngạt 2 lần, sau đó người thứ nhất ép tim 30 lần và người thứ 2 thổi ngạt 2 lần.
B.  
Người thứ nhất ép tim 25 lần, người thứ 2 thông đường thở và thổi ngạt 3 lần, sau đó người thứ nhất ép tim 35 lần và người thứ 2 thổi ngạt 3 lần.
C.  
Người thứ nhất ép tim 30 lần, người thứ 2 thông đường thở và thổi ngạt 4 lần, sau đó người thứ nhất ép tim 40 lần và người thứ 2 thổi ngạt 4 lần.
D.  
Người thứ nhất ép tim 20 lần, người thứ 2 thông đường thở và thổi ngạt 2 lần, sau đó người thứ nhất ép tim 20 lần và người thứ 2 thổi ngạt 2 lần.
Câu 47: 0.2 điểm
Thời gian của mỗi nhịp thổi ngạt là bao nhiêu?
A.  
Thổi ngạt 2 lần liên tục, thời gian của mỗi nhịp thổi ngạt là 1 đến 1,5 giây, khi thổi ngạt nhìn thấy lồng ngực của hình nhân nhô lên mới đạt hiệu quả.
B.  
Thổi ngạt 2 lần liên tục, thời gian của mỗi nhịp thổi ngạt là 1,3 đến 1,8 giây, khi thổi ngạt nhìn thấy lồng ngực của hình nhân nhô lên mới đạt hiệu quả.
C.  
Thổi ngạt 2 lần liên tục, thời gian của mỗi nhịp thổi ngạt là 1,4 đến 2 giây, khi thổi ngạt nhìn thấy lồng ngực của hình nhân nhô lên mới đạt hiệu quả.
D.  
Thổi ngạt 2 lần liên tục, thời gian của mỗi nhịp thổi ngạt là 1,2 đến 1,7 giây, khi thổi ngạt nhìn thấy lồng ngực của hình nhân nhô lên mới đạt hiệu quả. Trước mỗi lần thổi phải hít mạnh hơi vào để lượng khí thổi ra đạt 0,8-1,2 lít.
Câu 48: 0.2 điểm
Trong quá trình sơ cấp cứu người do 02 người thực hiện, phối hợp ép tim và thổi ngạt theo phương pháp hồi sinh tổng hợp, sau mỗi bao nhiêu thời gian thì ta tiến hành kiểm tra mạch của người được cấp cứu?
A.  
Sau mỗi 2,5 phút.
B.  
Sau mỗi 2 phút.
C.  
Sau mỗi 3 phút.
D.  
Sau mỗi 3,5 phút.
Câu 49: 0.2 điểm
Trong quá trình sơ cấp cứu người do 02 người thực hiện, phối hợp ép tim và thổi ngạt theo phương pháp hồi sinh tổng hợp, Thời gian kiểm tra mạch của người được cấp cứu sau thời gian ép tim và thổi ngạt bao lâu?
A.  
Thời gian kiểm tra không quá 05 giây. Nếu không có mạch, tiếp tục thực hiện các chu kỳ ép tim và thổi ngạt.
B.  
Thời gian kiểm tra không quá 15 giây. Nếu không có mạch, tiếp tục thực hiện các chu kỳ ép tim và thổi ngạt.
C.  
Thời gian kiểm tra không quá 10 giây. Nếu không có mạch, tiếp tục thực hiện các chu kỳ ép tim và thổi ngạt.
D.  
Thời gian kiểm tra không quá 20 giây. Nếu không có mạch, tiếp tục thực hiện các chu kỳ ép tim và thổi ngạt.
Câu 50: 0.2 điểm
Trình tự các bước hồi sinh tổng hợp theo trình tự nào sau đấy đúng?
A.  
D-R-C-A-B.
B.  
D-C-A-B-R.
C.  
D-C-A-R-B.
D.  
C-D-A-R-B.

Đề thi tương tự

Đề Thi Môn Nguyên Lý Kế Toán Online Miễn Phí (Có Đáp Án)

1 mã đề 50 câu hỏi 1 giờ

375,908 xem28,915 thi

Đề Thi Online Lý Thuyết Mạch 1 Làm Online Miễn Phí Có Đáp Án

3 mã đề 129 câu hỏi 1 giờ

373,397 xem28,706 thi

Đề cương Hiến pháp - Đề thi online miễn phí có đáp án

3 mã đề 120 câu hỏi 40 phút

375,308 xem28,865 thi