thumbnail

Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Giao Thông

Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình kỹ thuật, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu cầu, đường, hầm, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu an toàn, bền vững trong xây dựng giao thông. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành giao thông, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình giao thông.

Từ khoá: Câu Hỏi Kiến Thức Xây Dựng Thiết Kế Kết Cấu Công Trình Giao Thông Kết Cấu Cầu Kết Cấu Đường Kết Cấu Hầm Tính Toán Kết Cấu Giao Thông Phân Tích Tải Trọng Cầu Đường Vật Liệu Xây Dựng Giao Thông An Toàn Công Trình Giao Thông Tiêu Chuẩn Kết Cấu Công Trình Giao Thông

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Bộ câu hỏi thi chứng chỉ hành nghề Hoạt động xây dựng


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Hãy cho biết nguyên lý của phương pháp địa chấn (Seismic Method) để thăm dò địa chất công trình trong khảo sát xây dựng đường hầm?
A.  
Tạo chấn động tại một điểm và đo thời gian truyền sóng tới các đầu thu (geophon) đặt trên mặt đất.
B.  
Tạo chấn động tại một điểm và đo thời gian truyền sóng tới các đầu thu đặt dọc theo chiều sâu lỗ khoan xuyên qua các địa tầng.
C.  
Tạo chấn động tại nhiều điểm dọc theo chiều sâu lỗ khoan xuyên qua các địa tầng và đo thời gian truyền sóng tới các đầu thu đặt ở những điểm tương ứng trong một lỗ khoan khác.
D.  
Một trong ba biện pháp nêu trên
Câu 2: 0.2 điểm
Hãy cho biết tỉ lệ giữa chiều dài nhịp biên và chiều dài nhịp chính của cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng?
A.  
0.80
B.  
0.75
C.  
0.70
D.  
0.65
Câu 3: 0.2 điểm
Độ bằng phẳng của mặt đường có thể dùng thước 3 mét để kiểm tra. Đối với mặt đường cấp cao A2 (bê tông nhựa nguội, trên có láng mặt, thấm nhập nhựa, láng nhựa) thì quy định nào đúng trong các phương án sau?
A.  
20% số khe hở dưới 3 mm và 80% số khe hở phải dưới 5 mm.
B.  
30% số khe hở dưới 3 mm và 70% số khe hở phải dưới 5 mm.
C.  
40% số khe hở dưới 3 mm và 60% số khe hở phải dưới 5 mm.
D.  
Tất cả phải dưới 10 mm.
Câu 4: 0.2 điểm
Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1000 mm, khoảng cách tim đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?
A.  
5,0 – 4,0 – 3,5 (m).
B.  
4,0 – 4,0 – 4,0 (m).
C.  
4,0 – 4,0 – 3,8 (m).
D.  
4,0 – 3,8 – 3,5 (m).
Câu 5: 0.2 điểm
Độ dốc dọc trong hầm đường bộ tối đa là bao nhiêu?
A.  
5%.
B.  
4%.
C.  
3%.
D.  
2%.
Câu 6: 0.2 điểm
Mức “0” của cao độ hải đồ khu vực là gì?
A.  
Mực nước thấp nhất quan trắc được tại khu vực trong nhiều năm.
B.  
Mực nước trung bình.
C.  
Trung bình của mực nước thấp nhất hàng năm.
D.  
Mức “0” tại trạm Hòn Dấu.
Câu 7: 0.2 điểm
Đường đón gửi tàu và đường dồn thuộc loại nào trong các loại nào sau đây?
A.  
Đường chính.
B.  
Đường ga.
C.  
Đường đặc biệt.
D.  
Cả đáp án b và đáp án c.
Câu 8: 0.2 điểm
Sức kháng uốn danh định MnM_n của dầm bê tông ứng suất trước được viết như sau: Mn=Apsfps(dpβ1c2)+Asfy(dsβ1c2)Asfy(dsβ1c2)M_n = A_{ps} f_{ps} \left(dp - \frac{\beta_1 c}{2}\right) + A_s f_y \left(ds - \frac{\beta_1 c}{2}\right) - A_s' f_y' \left(ds' - \frac{\beta_1 c}{2}\right). Hãy cho biết công thức này đúng hay sai? Tại sao?
A.  
Sai, vì thiếu thành phần chịu lực của bê tông chịu nén.
B.  
Đúng, vì là tổng các mô men so với trọng tâm của vùng bê tông chịu nén.
C.  
Chỉ đúng với trường hợp dầm chữ nhật và dầm chữ T khi vùng chịu nén nằm trong bản cánh.
D.  
Sai, thiếu thành phần mô men của khối ứng suất vùng bê tông chịu nén.
Câu 9: 0.2 điểm
Về mặt cấu tạo nút giao thông cùng mức ngoài đô thị, theo TCVN405-2005 chia làm mấy loại?
A.  
1 loại.
B.  
2 loại.
C.  
3 loại.
D.  
4 loại.
Câu 10: 0.2 điểm
Khổ đường sắt được định nghĩa là:
A.  
Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 tim ray trên đường thẳng.
B.  
Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má trong của ray.
C.  
Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má ngoài của ray.
D.  
Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má trong của ray được đo tại mặt đo tính toán (nằm dưới mặt phẳng đi qua hai đỉnh ray 16 mm).
Câu 11: 0.2 điểm
Độ võng cho phép đối với tất cả các loại kết cấu nhịp cầu là bao nhiêu?
A.  
L/800 đối với tất cả các loại cầu.
B.  
L/800 đối với cầu đường sắt và L/400 đối với cầu đường bộ.
C.  
L/600 đối với cầu đường sắt và L/400 đối với cầu đường bộ.
D.  
L/600 đối với cầu đường sắt và L/250 đối với cầu đường bộ.
Câu 12: 0.2 điểm
Hãy cho biết tác dụng của nền xung quanh vỏ hầm lắp ghép thi công theo phương pháp TBM dưới dạng tải trọng nào?
A.  
Áp lực bị động.
B.  
Áp lực chủ động.
C.  
Vòm áp lực.
D.  
Lực kháng đàn hồi.
Câu 13: 0.2 điểm
Mục đích của việc bố trí điểm đổi dốc theo bình đồ?
A.  
Để đảm bảo tàu chạy an toàn và êm thuận.
B.  
Để thực hiện siêu cao một cách dễ dàng và chính xác.
C.  
Để đường cong nối dốc đứng của trắc dọc trùng với đường cong hoãn hòa trên bình đồ.
D.  
Để đường cong nối dốc đứng của trắc dọc không trùng với đường cong hoãn hòa trên bình đồ.
Câu 14: 0.2 điểm
Khi thiết kế mặt đường bê tông nhựa, phải kiểm tra cường độ kéo uốn lớp bê tông nhựa, vị trí kiểm tra là đâu trong các phương án sau?
A.  
Kiểm tra tại mặt trên lớp bê tông nhựa
B.  
Kiểm tra tại vị trí giữa lớp bê tông nhựa
C.  
Kiểm tra tại vị trí 2/3 từ mặt bê tông nhựa
D.  
Kiểm tra tại vị trí đáy lớp bê tông nhựa
Câu 15: 0.2 điểm
Một bước quan trọng trong thiết kế đường hầm là xây dựng đường khuôn hầm. Hãy cho biết khuôn hầm là gì?
A.  
Là ván khuôn của vỏ hầm.
B.  
Là tĩnh không trong hầm.
C.  
Là đường cong viền kín bề mặt bên trong của vỏ hầm.
D.  
Là khổ giới hạn trong đường hầm.
Câu 16: 0.2 điểm
Lực nâng (hoặc ép xuống) của gió tác dụng lên cánh hẫng của dầm đúc hẫng trong giai đoạn thi công được tính như thế nào?
A.  
1,25 kN/m2×diện tıˊch mặt caˆˋu×sin10.1,25 \text{ kN/m}^2 \times \text{diện tích mặt cầu} \times \sin 10^\circ.
B.  
0,5 kN/m2×diện tıˊch mặt caˆˋu×sin10.0,5 \text{ kN/m}^2 \times \text{diện tích mặt cầu} \times \sin 10^\circ.
C.  
2,4×104 Mpa×diện tıˊch mặt caˆˋu.2,4 \times 10^{-4} \text{ Mpa} \times \text{diện tích mặt cầu.}
D.  
Tính theo tải trọng gió đứng điều 3.8.2 (22TCN-272-05)
Câu 17: 0.2 điểm
Hãy cho biết sơ đồ được áp dụng để phân tích nội lực hộp dầm cầu bê tông thi công phân đoạn làm việc theo phương ngang cầu.
A.  
Tính theo sơ đồ bản kê hai cạnh.
B.  
Tính theo sơ đồ dầm liên tục.
C.  
Tính theo sơ đồ khung kín.
D.  
Tính theo sơ đồ bản kê bốn cạnh.
Câu 18: 0.2 điểm
Tải trọng tính toán mặt đường mềm, đối với đường ngoài đô thị được quy định tải trọng trục xe. Tải trọng quy định là bao nhiêu?
A.  
Tải trọng trục 12 kN.
B.  
Tải trọng trục 14 kN.
C.  
Tải trọng trục 10 kN.
D.  
Tải trọng trục 8 kN.
Câu 19: 0.2 điểm
Yêu cầu về chiều dài ke ga thiết kế trên tuyến đường sắt đô thị?
A.  
Phải lớn hơn chiều dài của đoàn tàu lớn nhất chạy trên tuyến đó.
B.  
Phải lớn hơn hoặc bằng chiều dài của đoàn tàu ngắn nhất cộng với 10 m.
C.  
Căn cứ theo số lượng hành khách lớn nhất vào giờ cao điểm.
D.  
Phụ thuộc vào mật độ chạy tàu trên tuyến.
Câu 20: 0.2 điểm
Tốc độ thiết kế tương ứng của đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 khổ 1000 mm không được vượt quá trị số nào sau đây?
A.  
150, 120, 70 km/h.
B.  
120, 100, 60 km/h.
C.  
120, 100, 60 km/h.
D.  
110, 80, 50 km/h.
Câu 21: 0.2 điểm
Tốc độ cho phép lưu hành trên đường là phương án nào trong phương án sau:
A.  
Là tốc độ thiết kế của đường
B.  
Là tốc độ quy định theo cấp hạng kỹ thuật của đường
C.  
Là tốc độ tối thiểu xe chạy trên đường
D.  
Là tốc độ lưu hành cho phép phụ thuộc vào tình trạng thực tế của đường do cơ quan quản lý đường quy định
Câu 22: 0.2 điểm
Trong trường hợp thông thường, bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1435 mm là bao nhiêu?
A.  
7000 – 2800 – 2000 – 1000 – 500 (m).
B.  
5000 – 2500 – 1500 – 1000 – 500 (m).
C.  
5000 – 2000 – 1200 – 800 – 400 (m).
D.  
1000 – 600 – 400 – 300 – 250 (m).
Câu 23: 0.2 điểm
Sức kháng uốn theo trạng thái giới hạn cường độ của kết cấu nhịp dầm thép là gì?
A.  
Là mô men giới hạn $M_r = \phi M_n$.
B.  
Là cường độ giới hạn ở mỗi bản cánh dầm $F_r = \phi F_n$.
C.  
Là mô men giới hạn $M_r$ và cường độ giới hạn $F_r$.
D.  
Là mô men giới hạn $M_r$ hoặc cường độ giới hạn $F_r$.
Câu 24: 0.2 điểm
Khi dòng chảy song song với tuyến mép bến, hướng tầu (trục từ đuôi đến mũi tầu) khi cập bến nên như thế nào?
A.  
Cùng với hướng dòng chảy.
B.  
Vuông góc với hướng dòng chảy.
C.  
Nghiêng 45 độ so với hướng dòng chảy.
D.  
Ngược với hướng dòng chảy.
Câu 25: 0.2 điểm
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054–2005, lưu lượng thiết kế là lưu lượng xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua mặt cắt trong ngày đêm, tính cho năm tương lai. Với đường cấp I, II, năm tương lai quy định là năm nào trong các phương án sau?
A.  
Năm thứ 10.
B.  
Năm thứ 15.
C.  
Năm thứ 20.
D.  
Năm thứ 25.
Câu 26: 0.2 điểm
Chiều cao đáy dầm của kết cấu nhịp cầu vượt sông được xác định như thế nào?
A.  
Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn mức nước cao nhất (MNCN) 0,5 m.
B.  
Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn MNCN 0,7 m.
C.  
Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn MNCN 0,7 m đối với sông có cây trôi và 0,5 m đối với sông không có cây trôi.
D.  
Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn MNCN 1,0 m đối với sông có cây trôi và 0,5 m đối với sông không có cây trôi.
Câu 27: 0.2 điểm
Đối với đường sắt khổ đường 1000 mm thì bán kính đường cong nằm tối thiểu trong ga tương ứng là bao nhiêu khi thiết kế ga ở vùng đồng bằng và miền núi?
A.  
Ở vùng đồng bằng là 300 m, ở vùng núi là 250 m.
B.  
Ở vùng đồng bằng là 400 m, ở vùng núi là 300 m.
C.  
Ở vùng đồng bằng là 500 m, ở vùng núi là 450 m.
D.  
Ở vùng đồng bằng là 600 m, ở vùng núi là 500 m.
Câu 28: 0.2 điểm
Trường hợp nào cần phải kiểm toán để thiết kế đường lánh nạn đảm bảo an toàn chạy tàu?
A.  
Khi tàu xuống dốc lớn và dài.
B.  
Ở trước ga có tổ chức tàu chạy suốt.
C.  
Trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 300 m.
D.  
Khi tàu chạy trên đoạn dốc có chênh cao từ đỉnh dốc tới chân dốc lớn hơn 10 m.
Câu 29: 0.2 điểm
Trong trường hợp thông thường, bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1000 mm là bao nhiêu?
A.  
1200 – 900 – 600 (m).
B.  
1000 – 800 – 500 (m).
C.  
800 – 600 – 400 (m).
D.  
800 – 600 – 300 (m).
Câu 30: 0.2 điểm
Cường độ kết cấu áo đường mềm được đặc trưng bởi giá trị nào? Trong các phương án sau?
A.  
Mô đun đàn hồi của các lớp mặt đường.
B.  
Mô đun đàn hồi của các lớp móng đường.
C.  
Mô đun đàn hồi của lớp nền đất dưới kết cấu áo đường.
D.  
Mô đun đàn hồi chung của các lớp trong kết cấu áo đường + nền đất.
Câu 31: 0.2 điểm
Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1435 mm, khoảng cách tim đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?
A.  
5,0 – 4,3 – 4,0 – 4,0 – 4,0 (m).
B.  
5,0 – 4,5 – 4,0 – 4,0 – 3,8 (m).
C.  
5,0 – 4,5 – 4,0 – 3,8 – 3,5 (m).
D.  
4,5 – 4,0 – 3,8 – 3,5 – 3,1 (m).
Câu 32: 0.2 điểm
Khi khảo sát đường phải đo cao chi tiết các cọc để khớp với cao độ các mốc, sai số giữa hai lần đo fh=aLf_h = a \cdot L, trong đó fhf_h tính bằng mm, LL khoảng cách giữa hai mốc tính bằng km; aa giá trị cho dưới đây. Trong các phương án đưa ra chọn phương án đúng.
A.  
fh=20Lf_h = 20 \cdot L.
B.  
fh=30Lf_h = 30 \cdot L.
C.  
fh=40Lf_h = 40 \cdot L.
D.  
fh=50Lf_h = 50 \cdot L.
Câu 33: 0.2 điểm
Trước khi về ga giả sử cần thiết kế 3 đường cong liên tiếp, hãy chỉ ra tập hợp bán kính đường cong nào là hợp lý nhất?
A.  
1000 – 800 – 600 m – Ga.
B.  
800 – 800 – 800 m – Ga.
C.  
600 – 800 – 1000 m – Ga.
D.  
1000 – 600 – 800 m – Ga.
Câu 34: 0.2 điểm
Cửa hầm có tường chắn được áp dụng trong những trường hợp nào?
A.  
Hầm đường sắt.
B.  
Khẩu độ nền đào phía trước cửa hầm hẹp.
C.  
Khả năng sụt trượt của các ta luy nền đào cửa hầm lớn.
D.  
Đường hầm thi công theo phương pháp mỏ truyền thống.
Câu 35: 0.2 điểm
Hãy cho biết nguyên tắc chọn hướng ưu tiên khi chọn tuyến cho đường hầm xuyên núi là gì?
A.  
Tim hầm chạy song song với đường phương.
B.  
Tim hầm cắt vuông góc với đường phương.
C.  
Ưu tiên cho việc chọn vị trí hai cửa hầm.
D.  
Ưu tiên cho vị trí khống chế của tuyến đường.
Câu 36: 0.2 điểm
Để đảm bảo thoát nước khỏi mặt cầu, hệ thống ống thoát nước phải đáp ứng những yêu cầu gì?
A.  
1m² mặt cầu ít nhất có 4cm² diện tích ống thoát.
B.  
1m² mặt cầu ít nhất có 4cm² diện tích ống thoát và đường kính trong của ống thoát $D_{\text{tr}} \geq 150$mm.
C.  
1m² mặt cầu ít nhất có 1cm² diện tích ống thoát, đường kính trong của ống $D_{\text{tr}} \geq 90$mm và cự ly giữa các ống thoát $\leq 10$m/ống.
D.  
1m² mặt cầu ít nhất có 1cm² diện tích ống thoát, đường kính trong của ống $D_{\text{tr}} \geq 100$mm và cự ly giữa các ống thoát $\leq 15$m/ống.
Câu 37: 0.2 điểm
Xét ảnh hưởng của các tải trọng thi công đến nội lực tính toán của các dạng kết cấu nhịp cầu thi công theo phương pháp phân đoạn như thế nào?
A.  
Chỉ xét đối với sơ đồ kết cấu nhịp trong giai đoạn thi công, không xét trong giai đoạn khai thác.
B.  
Cộng tác dụng giai đoạn có sơ đồ thi công bất lợi nhất với hiệu ứng dỡ tải khi rút tải trọng thi công khỏi kết cấu nhịp.
C.  
Không ảnh hưởng đến nội lực tính toán vì tải trọng thi công chỉ xuất hiện tạm thời.
D.  
Xét với sơ đồ kết cấu nhịp trong giai đoạn thi công để kiểm tra, không cộng với hiệu ứng dỡ tải.
Câu 38: 0.2 điểm
Tầu Feeder là loại tầu gì?
A.  
Gom container chạy trên các tuyến ven biển với khoảng cách ngắn.
B.  
Pha sông biển.
C.  
Đi trong kênh.
D.  
Đi trong sông.
Câu 39: 0.2 điểm
Quy định về hệ số đầm chặt đất nền đường phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A.  
Phụ thuộc vào nền đường đào, đắp.
B.  
Phụ thuộc vào cấp hạng kỹ thuật của đường.
C.  
Phụ thuộc vào chiều sâu từ đáy áo đường xuống.
D.  
Phụ thuộc vào cả 3 yếu tố trên.
Câu 40: 0.2 điểm
Trong tiêu chuẩn thiết kế yếu tố hình học của đường quy định mấy loại bán kính đường cong nằm tối thiểu? Phương án nào đúng và đủ?
A.  
Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn.
B.  
Bán kính đường cong tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông thường.
C.  
Bán kính đường cong tối thiểu giới hạn, tối thiểu không siêu cao.
D.  
Bán kính tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông thường và tối thiểu không siêu cao.
Câu 41: 0.2 điểm
Khi kiểm tra mức độ khó khăn của quá trình hành hải, phương pháp nào sau đây được sử dụng?
A.  
Phương pháp thực nghiệm
B.  
Phương pháp chuyên gia
C.  
Phương pháp mô phỏng lái tàu
D.  
Cả 3 phương pháp trên
Câu 42: 0.2 điểm
Sự khác nhau giữa bê tông phun khô và bê tông phun ướt?
A.  
Tỉ lệ nước/xi măng khác nhau.
B.  
Tỉ lệ hao hụt vữa do rơi rụng khi phun.
C.  
Loại vữa khi ra khỏi đầu phun.
D.  
Khả năng gây bụi giữa hai biện pháp.
Câu 43: 0.2 điểm
Các yếu tố nào sau đây KHÔNG được xem xét đến trong thiết kế luồng tầu theo tiêu chuẩn luồng đường thủy nội địa Việt Nam?
A.  
Mức độ nguy hiểm của loại hàng.
B.  
Mật độ tầu trên luồng.
C.  
Địa chất luồng.
D.  
Hệ số an toàn.
Câu 44: 0.2 điểm
Sự khác nhau giữa các loại neo đá sử dụng để chống đỡ đường hầm trong đường hầm thi công theo phương pháp mỏ truyền thống và đường hầm thi công theo phương pháp NATM?
A.  
Khác nhau về cấu tạo.
B.  
Khác nhau về sơ đồ làm việc.
C.  
Khác nhau về tuổi thọ.
D.  
Khác nhau về vai trò của kết cấu.
Câu 45: 0.2 điểm
Đường sắt khổ 1000 mm và đường sắt khổ 1435 mm được phân thành mấy cấp kỹ thuật?
A.  
Khổ 1000 mm không phân cấp và khổ 1435 mm là 2 cấp.
B.  
Khổ 1000 mm là 2 cấp và khổ 1435 mm là 3 cấp.
C.  
Khổ 1000 mm là 3 cấp và khổ 1435 mm là 3 cấp.
D.  
Khổ 1000 mm là 3 cấp và khổ 1435 mm là 5 cấp.
Câu 46: 0.2 điểm
Bằng cách nào người ta kiểm soát được thời điểm đưa kết cấu vỏ hầm vào tham gia chịu lực?
A.  
Căn cứ vào đường cong Fenner-Pacher.
B.  
Căn cứ vào tuổi của bê tông cho phép thời điểm dỡ ván khuôn.
C.  
Căn cứ vào độ hội tụ của vách hang thông qua kết quả quan trắc liên tục chuyển vị của vách hang.
D.  
Căn cứ vào kinh nghiệm thi công của hàng loạt các công trình.
Câu 47: 0.2 điểm
Hãy giải thích tại sao tỉ lệ giữa chiều dài nhịp biên và chiều dài nhịp chính trong cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng lại không lấy theo tỉ lệ hợp lý đối với dầm liên tục là 0,8?
A.  
Để giảm chiều dài đoạn dầm đúc trên đà giáo cố định.
B.  
Để giảm phản lực gối lên mố hoặc trụ biên.
C.  
Để không xuất hiện mô men âm ở mặt cắt giữa nhịp chính.
D.  
Để sơ đồ làm việc của kết cấu nhịp gần với sơ đồ đúc hẫng.
Câu 48: 0.2 điểm
Năng lực vận chuyển của một tuyến, đoạn tuyến đường sắt là gì?
A.  
Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa.
B.  
Số lượng đôi tàu thông qua trong một ngày đêm.
C.  
Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa và hành khách quy đổi.
D.  
Đáp án b hoặc đáp án c tùy theo khổ đường và cấp đường.
Câu 49: 0.2 điểm
Độ bằng phẳng của mặt đường có thể dùng thước 3 mét để kiểm tra. Đối với mặt đường cấp cao A2 (bê tông nhựa nguội, trên có láng mặt, thấm nhập nhựa, láng nhựa) thì quy định nào đúng trong các phương án sau:
A.  
Tất cả phải dưới 5 mm.
B.  
20% số khe hở dưới 3mm và 80% số khe hở phải dưới 5 mm.
C.  
30% số khe hở dưới 3mm và 70% số khe hở phải dưới 5 mm.
D.  
40% số khe hở dưới 3mm và 60% số khe hở phải dưới 5 mm.
Câu 50: 0.2 điểm
Tải trọng tính toán mặt đường cứng, đối với đường ngoài đô thị được quy định tải trọng trục xe. Tải trọng quy định là bao nhiêu?
A.  
Tải trọng trục 12 kN.
B.  
Tải trọng trục 14 kN.
C.  
Tải trọng trục 10 kN.
D.  
Tải trọng trục 8 kN.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Giám Sát Thi Công Xây Dựng - Giám Sát Công Tác Xây Dựng Công Trình - Công Trình Giao Thông
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức giám sát thi công trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các quy trình giám sát, tiêu chuẩn kỹ thuật, và yêu cầu pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm giám sát chất lượng vật liệu, tiến độ thi công, kiểm tra an toàn và bền vững của công trình cầu, đường, và hầm. Phù hợp cho kỹ sư giám sát, kỹ sư giao thông, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực giám sát thi công công trình giao thông.

195 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

373,487 lượt xem 201,103 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Quy Hoạch Xây Dựng
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức xây dựng trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc, quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm các bước lập quy hoạch, phân tích không gian, đánh giá môi trường, và các quy định pháp luật liên quan. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng.

125 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

373,350 lượt xem 201,026 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kiến Trúc Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng công trình trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thẩm mỹ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình thực hiện. Nội dung bao gồm lập hồ sơ thiết kế, phân tích không gian kiến trúc, lựa chọn vật liệu, đảm bảo an toàn công trình và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực kiến trúc công trình.

42 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,365 lượt xem 201,033 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc kỹ thuật, quy trình thiết kế, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu về an toàn và độ bền của công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình.

52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,390 lượt xem 201,047 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế kết cấu công trình thủy lợi, kho bãi nông sản, cơ sở hạ tầng nông thôn, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, bền vững. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành nông nghiệp, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình nông nghiệp.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,417 lượt xem 201,061 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Điện – Cơ Điện Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực điện và cơ điện công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống điện, cơ điện, HVAC, cấp thoát nước, phân tích tải trọng điện, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu suất công trình. Phù hợp cho kỹ sư điện, cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế điện – cơ điện công trình.

60 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,425 lượt xem 201,068 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Cấp – Thoát Nước Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực cấp – thoát nước công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, xử lý nước thải, phân tích lưu lượng nước, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, hiệu quả vận hành hệ thống. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư môi trường, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế cấp – thoát nước công trình.

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,442 lượt xem 201,075 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Thông Gió – Cấp Thoát Nhiệt Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực thông gió – cấp thoát nhiệt công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cấp thoát nhiệt, phân tích tải nhiệt, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu quả năng lượng cho công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt công trình.

71 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

373,458 lượt xem 201,082 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế An Toàn Phòng Chống Cháy Nổ Công Trình Xây Dựng
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực an toàn phòng chống cháy nổ công trình, giúp bạn nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thực hiện và các quy định pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống báo cháy, chữa cháy, lối thoát hiểm, phân tích nguy cơ cháy nổ, và đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư an toàn, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ công trình xây dựng.

61 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,468 lượt xem 201,089 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!