thumbnail

Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Điện – Cơ Điện Công Trình

Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực điện và cơ điện công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống điện, cơ điện, HVAC, cấp thoát nước, phân tích tải trọng điện, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu suất công trình. Phù hợp cho kỹ sư điện, cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế điện – cơ điện công trình.

Từ khoá: Câu Hỏi Kiến Thức Xây Dựng Thiết Kế Điện Công Trình Thiết Kế Cơ Điện Công Trình Hệ Thống HVAC Thiết Kế Cấp Thoát Nước Tiêu Chuẩn Điện Cơ Điện Phân Tích Tải Trọng Điện Lựa Chọn Thiết Bị Cơ Điện An Toàn Điện Công Trình Học Thiết Kế Điện – Cơ Điện

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Bộ câu hỏi thi chứng chỉ hành nghề Hoạt động xây dựng


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Trong hệ thống điện nhà ở và nhà công cộng, các sơ đồ nối đất nào được phép sử dụng:
A.  
Các sơ đồ TT; TN-C; TN-S; TN-C-S; IT
B.  
Các sơ đồ TT; TN-C; TN-S, IT
C.  
Các sơ đồ TT; TN-S; IT
D.  
Các sơ đồ TT, IT
Câu 2: 1 điểm
Dây dẫn liên kết bảo vệ nối giữa hai vỏ kim loại của thiết bị phải có khả năng dẫn điện
A.  
Bằng hoặc lớn hơn Icp của dây PE có Icp nhỏ nhất nối với các vỏ thiết bị đó.
B.  
Bằng hoặc lớn hơn Icp của dây PE có Icp lớn nhất nối với các vỏ thiết bị đó.
C.  
Bằng hoặc nhỏ hơn Icp của dây PE có Icp nhỏ nhất nối với các vỏ thiết bị đó.
D.  
Bằng hoặc nhỏ hơn Icp của dây PE có Icp lớn nhất nối với các vỏ thiết bị đó.
Câu 3: 1 điểm
Biện pháp nào sau đây khó đảm bảo chống cháy nhất đối với các mạch điện có thiết bị điện, dây dẫn điện có khả năng tạo hồ quang hoặc tia lửa điện trong vận hành bình thường:
A.  
Bọc kín toàn bộ trong vật liệu chịu được hồ quang
B.  
Cách ly khỏi vật dụng hoặc các phần tử của nhà bằng vật liệu chịu được hồ quang;
C.  
Lắp đặt với một khoảng cách đủ đảm bảo dập được hồ quang, tia lửa điện.
D.  
Sử dụng thiết bị bảo vệ quá dòng điện
Câu 4: 1 điểm
Biện pháp nào sau đây không có khả năng hạn chế ứng suất điện áp
A.  
Tách biệt nối đất giữa cao áp và hạ áp tại trạm biến áp phân phối;
B.  
Thay đổi sơ đồ nối đất trong hệ thống điện hạ áp;
C.  
Giảm điện trở nối đất trạm biến áp.
D.  
Đặt thiết bị bảo vệ quá dòng điện
Câu 5: 1 điểm
Đối với các công trình có mái làm bằng vật liệu dễ cháy, bộ phận thu sét phải được lắp đặt cách mái tối thiểu
A.  
5cm
B.  
10cm
C.  
15cm
D.  
20cm
Câu 6: 1 điểm
Trong vùng 0 và 1 của khu vực bể bơi, phải sử dụng điện áp siêu thấp SELV có điện áp danh định không lớn hơn
A.  
120V
B.  
50V
C.  
25V
D.  
12V
Câu 7: 1 điểm
Trong các khu vực có bồn tắm hoặc vòi hoa sen hoặc bể bơi và đài phun nước, không được lắp đặt thiết bị đóng cắt, điều khiển trong
A.  
vùng 0
B.  
vùng 1
C.  
vùng 2
D.  
ngoài vùng 0, 1 và 2
Câu 8: 1 điểm
Đối với các nhóm 1 và 2 trong khu vực y tế, các thiết bị điện sử dụng SELV và PELV phải có điện áp danh định của không được vượt quá
A.  
120V
B.  
50V
C.  
25V
D.  
12V
Câu 9: 1 điểm
Về việc sử dụng hiệu quả điện năng trong hệ thống điện các công trình xây dựng, phải lắp công tơ đo đếm tại các nhánh phụ tải điện có tổng công suất lắp đặt lớn hơn
A.  
50 kVA
B.  
75 kVA
C.  
100 kVA
D.  
150 kVA
Câu 10: 1 điểm
Không được phép sử dụng giải pháp cấp nước nóng dùng điện trở cho công trình có nhu cầu cung cấp nước nóng lớn, tập trung, tiêu thụ năng lượng trên
A.  
50 MWh/năm
B.  
60 MWh/năm
C.  
70 MWh/năm
D.  
80 MWh/năm
Câu 11: 1 điểm
Trong hệ thống nối đất của hệ thống điện nhà ở, dây dẫn nối đất bằng đồng chôn trong đất và không có bảo vệ chống ăn mòn có tiết diện nhỏ nhất cho phép là:
A.  
16mm2
B.  
25mm2
C.  
35mm2
D.  
50mm2
Câu 12: 1 điểm
Trong hệ thống nối đất của hệ thống điện nhà ở, trên dây PE:
A.  
Cho phép đặt thiết bị đóng cắt và các mối nối.
B.  
Cho phép đặt thiết bị đóng cắt, và các mối nối có thể tách bằng dụng cụ chuyên dùng.
C.  
Không được đặt thiết bị đóng cắt, và không được bố trí các mối nối.
D.  
Không được đặt thiết bị đóng cắt và không được bố trí các mối nối, trừ các mối nối có thể tách bằng dụng cụ chuyên dùng.
Câu 13: 1 điểm
Trong hệ thống điện nhà ở, đối với dây pha có tiết diện lớn hơn 35mm², dây PE bằng đồng trong hệ thống nối đất có tiết diện nhỏ nhất:
A.  
Bằng tiết diện dây pha
B.  
Bằng nửa tiết diện dây pha
C.  
Bằng 1/3 tiết diện dây pha
D.  
Bằng 2/3 tiết diện dây pha
Câu 14: 1 điểm
Trong hệ thống điện nhà ở, đối với dây pha có tiết diện lớn hơn 35mm², dây PE bằng thép trong hệ thống nối đất có tiết diện nhỏ nhất:
A.  
Bằng nửa tiết diện dây pha
B.  
Bằng tiết diện dây pha
C.  
Bằng 1,5 lần tiết diện dây pha
D.  
Bằng 3 lần tiết diện dây pha
Câu 15: 1 điểm
Trong hệ thống điện nhà ở và nhà công cộng, các tiếp điểm động của mọi thiết bị cách ly và đóng cắt nhiều cực cần phải khớp nối cơ khí đảm bảo đóng mở đồng thời, trừ những tiếp điểm dùng cho dây trung tính có thể:
A.  
Đóng và mở sau các tiếp điểm khác.
B.  
Đóng và mở trước các tiếp điểm khác.
C.  
Đóng trước và mở sau các tiếp điểm khác.
D.  
Đóng sau và mở trước các tiếp điểm khác.
Câu 16: 1 điểm
Điện trở nối đất phải đảm bảo:
A.  
Nhỏ hơn 0,5Ω
B.  
Nhỏ hơn 4Ω
C.  
Nhỏ hơn 10Ω
D.  
Đảm bảo để thiết bị bảo vệ quá dòng điện và RCD làm việc có hiệu quả.
Câu 17: 1 điểm
Mạch điện nào sau đây không cần sử dụng bảo vệ quá tải:
A.  
Mạch rẽ nhánh chưa được bảo vệ hiệu quả từ phía nguồn.
B.  
Mạch có nhiều ổ cắm điện.
C.  
Mạch điện dùng cho viễn thông, điều khiển.
D.  
Mạch điện có sự thay đổi về tiết diện dây dẫn.
Câu 18: 1 điểm
Theo 9888:2013 được biên soạn dựa trên IEC62305:2010, khi sét đánh trực tiếp vào công trình, những vị trí sét đánh nào phải được xem xét:
A.  
Sét đánh vào hệ thống bảo vệ chống sét (S1).
B.  
S1, sét đánh xuống đất gần công trình (S2).
C.  
S1, S2, sét đánh vào đường dây nối với công trình (S3).
D.  
S1, S2, S3, sét đánh xuống đất gần đường dây nối với công trình (S4).
Câu 19: 1 điểm
Phương pháp góc bảo vệ được sử dụng để xác định vùng bảo vệ của hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài cho các công trình có độ cao:
A.  
Dưới 20m
B.  
20-30m
C.  
30-45m
D.  
45-60m
Câu 20: 1 điểm
Đối với tòa nhà cao 100m, phải đặt thiết bị thu sét ở bên hông tòa nhà ở vị trí cách mặt đất trên:
A.  
20m
B.  
30m
C.  
45m
D.  
60m
Câu 21: 1 điểm
Theo hệ thống bảo vệ chống sét cấp IV, khoảng cách giữa 2 dây xuống cạnh nhau là:
A.  
10m
B.  
15m
C.  
20m
D.  
25m
Câu 22: 1 điểm
Trong vùng 1 của khu vực có bồn tắm hoặc vòi hoa sen, các phụ kiện, kể cả ổ cắm của mạch điện được cấp từ nguồn điện áp siêu thấp (SELV hoặc PELV) phải có điện áp danh định không lớn hơn:
A.  
120V
B.  
50V
C.  
25V
D.  
12V
Câu 23: 1 điểm
Đối với khu vực cấp điện đặc biệt là bể bơi, vùng 1 là vùng:
A.  
Trong lòng bể bơi
B.  
Trong khoảng 2m cách thành bể bơi
C.  
Trong khoảng cách từ 2m đến 3,5m cách thành bể bơi
D.  
Cách thành bể bơi trên 3,5m
Câu 24: 1 điểm
Đối với phòng hoặc cabin có chứa phần tử gia nhiệt sinh hơi, biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp nào sau đây không được phép thực hiện:
A.  
Sử dụng rào chắn
B.  
Sử dụng vỏ bọc có cấp bảo vệ thấp nhất là IPXXB hoặc IP2X
C.  
Sử dụng loại có cách điện chịu được điện áp thử nghiệm hiệu dụng 500 V xoay chiều trong 1 min
D.  
Đặt ngoài phạm vi giới hạn thể tích trong tầm với
Câu 25: 1 điểm
Lớp cách điện của dây dẫn đặt trong vùng 1 trong phòng hoặc cabin có chứa phần tử gia nhiệt sinh hơi phải chịu được nhiệt độ ít nhất là:
A.  
100°C
B.  
150°C
C.  
170°C
D.  
200°C
Câu 26: 1 điểm
Các mạch cấp điện cho các thiết bị điện y tế có tính chất quyết định đến sinh mạng của bệnh nhân, các thiết bị phẫu thuật và thiết bị trong không gian xung quanh bệnh nhân trong các khu vực thuộc nhóm 2 phải sử dụng sơ đồ:
A.  
TT
B.  
TN-S
C.  
TT và TN-S
D.  
IT
Câu 27: 1 điểm
Yêu cầu chỉ số hiệu quả COP (kW/kW) tối thiểu của 1 cụm máy điều hòa không khí làm lạnh trực tiếp bằng:
A.  
2
B.  
2,3
C.  
2,6
D.  
3
Câu 28: 1 điểm
Yêu cầu về mật độ công suất chiếu sáng tối đa đối với phụ tải chiếu sáng của trường học và bệnh viện là:
A.  
10 W/m²
B.  
11 W/m²
C.  
12 W/m²
D.  
13 W/m²
Câu 29: 1 điểm
Về việc điều khiển chiếu sáng cho các không gian trong công trình, diện tích chiếu sáng tối đa mà một thiết bị điều khiển chiếu sáng phải kiểm soát là:
A.  
100m²
B.  
150m²
C.  
200m²
D.  
250m²
Câu 30: 1 điểm
Hệ thống điện trong các cung cư cao tầng phải đảm bảo công suất lắp đặt lớn nhất cho phép của toàn công trình là:
A.  
50 W/m²
B.  
60 W/m²
C.  
70 W/m²
D.  
80 W/m²
Câu 31: 1 điểm
Quy chuẩn QCVN 12:2014/BXD áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thiết kế, xây dựng hệ thống điện của:
A.  
Công trình công nghiệp
B.  
Công trình nhà ở
C.  
Công trình nhà công cộng
D.  
Công trình nhà ở và nhà công cộng
Câu 32: 1 điểm
Quy chuẩn QCVN 12:2014/BXD quy định ruột kim loại của các dây dẫn tải điện phải làm bằng:
A.  
Nhôm
B.  
Thép
C.  
Đồng
D.  
Đồng hoặc thép
Câu 33: 1 điểm
Trong hệ thống điện nhà ở, 2,5mm² là tiết diện tối thiểu của dây pha trong các mạch xoay chiều của:
A.  
Mạch chiếu sáng
B.  
Mạch động lực
C.  
Mạch tín hiệu điều khiển
D.  
Mạch đường dẫn điện cấp điện cho một hoặc một số tầng
Câu 34: 1 điểm
Dây trung tính trong hệ thống điện nhà ở phải có tiết diện ít nhất bằng tiết diện của dây pha trong các trường hợp sau đây:
A.  
Mạch điện một pha 2 dây
B.  
Mạch điện ba pha, tiết diện của dây pha nhỏ hơn hoặc bằng 16 mm²
C.  
Mạch điện 3 pha có sóng hài bậc 3 và bội số lẻ của 3, độ méo do các sóng hài này từ 15% đến 33% biên độ của dòng điện tần số cơ bản
D.  
Cả ba loại mạch điện trên
Câu 35: 1 điểm
Đối với các mạch điện ba pha trong hệ thống điện nhà ở và nhà công cộng mà tiết diện của dây pha lớn hơn 16 mm², tiết diện của dây trung tính có thể nhỏ hơn tiết diện dây pha nếu đáp ứng điều kiện sau:
A.  
Phụ tải 3 pha là cân bằng và sóng hài bậc 3 và bội số lẻ của 3 không quá 15% biên độ sóng cơ bản
B.  
Dây trung tính được bảo vệ chống quá dòng điện
C.  
Tiết diện của dây trung tính không nhỏ hơn 16 mm²
D.  
Đồng thời cả ba điều kiện trên
Câu 36: 1 điểm
Khi đường dẫn điện của hệ thống điện nhà chôn ngầm giao chéo hoặc đi gần đường dẫn truyền thông phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các loại đường dẫn này là:
A.  
50mm
B.  
100mm
C.  
150mm
D.  
200mm
Câu 37: 1 điểm
Tại đầu vào nhà phải lắp đặt tủ phân phối điện chính, trừ trường hợp nhánh rẽ từ đường dây trên không vào nhà đã lắp đặt thiết bị bảo vệ với dòng điện tác động không lớn hơn:
A.  
16A
B.  
20A
C.  
25A
D.  
30A
Câu 38: 1 điểm
Các tủ phân phối điện không được lắp đặt ở đâu:
A.  
Phòng dành riêng cho tủ điện
B.  
Nơi khô ráo, thuận tiện và dễ tới để thao tác, sửa chữa
C.  
Trong hộp, tủ hoặc trong hộc tường có cửa bảo vệ
D.  
Chỗ rửa, phòng giặt, phòng có hóa chất
Câu 39: 1 điểm
Các phụ tải điện nào sau đây trong hệ thống điện nhà ở phải được cấp điện bằng các đường dẫn điện riêng từ tủ phân phối điện chính:
A.  
Hệ thống chiếu sáng cầu thang, lối đi chung, hành lang
B.  
Những phòng khác ngoài phạm vi căn hộ của nhà ở
C.  
Thang máy
D.  
Cả ba loại trên đây
Câu 40: 1 điểm
Thiết bị nào sau đây không được dùng làm bộ phận của điện cực nối đất trong hệ thống nối đất của hệ thống điện nhà ở:
A.  
Kết cấu thép trong bê tông móng của công trình
B.  
Ống dẫn nước bằng thép
C.  
Ống dẫn khí đốt bằng thép
D.  
Các thanh ray bằng thép
Câu 41: 1 điểm
Trong hệ thống nối đất, dây PE không phải là một bộ phận của cáp hoặc không nằm trong vỏ bảo vệ chung với dây pha thì tiết diện tối thiểu phải chọn như sau nếu dây PE này không có bảo vệ cơ:
A.  
2,5mm²
B.  
4mm²
C.  
6mm²
D.  
10mm²
Câu 42: 1 điểm
Dây dẫn liên kết bảo vệ bằng đồng nối với thanh nối đất chính phải có tiết diện tối thiểu bằng:
A.  
6mm²
B.  
10mm²
C.  
16mm²
D.  
25mm²
Câu 43: 1 điểm
Nếu sử dụng thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư - RCD làm bảo vệ bổ sung cho thiết bị điện ở những mạch điện có sử dụng dụng cụ cầm tay, dòng làm việc của RCD được đặt không quá:
A.  
10mA
B.  
30mA
C.  
50mA
D.  
100mA
Câu 44: 1 điểm
Biện pháp an toàn nào sau đây dùng để bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp:
A.  
Nối đất vỏ kim loại của thiết bị
B.  
Bảo vệ tự động cắt mạch điện khi có sự cố
C.  
Nối liên kết đẳng thế
D.  
Bao bọc bằng cách điện
Câu 45: 1 điểm
Biện pháp an toàn nào sau đây dùng để bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp:
A.  
Sử dụng mạch điện tách biệt
B.  
Rào chắn hoặc tấm chắn
C.  
Sử dụng vật cản tháo lắp được
D.  
Đặt ngoài tầm tay với
Câu 46: 1 điểm
Trong hệ thống điện nhà ở, thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư - RCD dùng để bảo vệ chống cháy có dòng làm việc được đặt không quá:
A.  
30mA
B.  
100mA
C.  
300mA
D.  
500mA
Câu 47: 1 điểm
Dòng điện trong các dây dẫn song song được coi là phân bố đều nếu chênh lệch giữa các dòng điện trong các dây dẫn bất kỳ không lớn hơn:
A.  
5%
B.  
10%
C.  
15%
D.  
20%
Câu 48: 1 điểm
Điện áp ứng suất (stress voltage) là điện áp nguy hiểm xuất hiện giữa:
A.  
Hai dây pha
B.  
Dây pha với dây trung tính
C.  
Dây pha với vỏ thiết bị
D.  
Dây pha với đất
Câu 49: 1 điểm
Theo 9888:2013 có bao nhiêu cấp của hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài:
A.  
2 cấp
B.  
3 cấp
C.  
4 cấp
D.  
5 cấp
Câu 50: 1 điểm
Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài gồm:
A.  
Bộ phận thu sét
B.  
Dây dẫn xuống đất
C.  
Mạng nối đất chống sét
D.  
Cả ba bộ phận trên đây
Câu 51: 1 điểm
Điện trở nối đất chống sét cho tòa nhà ở và nhà công cộng không được vượt quá:
A.  
0,5Ω
B.  
1Ω
C.  
4Ω
D.  
10Ω
Câu 52: 1 điểm
Vị trí nguồn cấp cho khu vực có bồn tắm hoặc vòi hoa sen:
A.  
Được phép đặt trong vùng 0
B.  
Được phép đặt trong vùng 1
C.  
Phải đặt ngoài vùng 0 và 1
D.  
Phải đặt ngoài vùng 0
Câu 53: 1 điểm
Phải nối dây bảo vệ mạch vòng đẳng thế của tất cả các phần tử dẫn điện bên ngoài hệ thống điện nhà có khả năng đưa điện thế từ ngoài vào:
A.  
Vùng 0
B.  
Vùng 1
C.  
Vùng 0 và 1
D.  
Vùng 0, 1 và 2
Câu 54: 1 điểm
Đối với phòng hoặc cabin có chứa phần tử gia nhiệt sinh hơi trong nhà ở, các khu vực cấp điện đặc biệt được chia thành các vùng sau đây theo mức độ nguy hiểm về điện:
A.  
Vùng 1, 2
B.  
Vùng 1, 2, 3
C.  
Vùng 0, 1, 2, 3
D.  
Vùng 2, 3
Câu 55: 1 điểm
Điều kiện cần thiết để các vùng không gian trong các công trình xây dựng được xem là có thông gió tự nhiên nếu các lỗ thông gió, cửa sổ có thể mở được ra bên ngoài với diện tích không nhỏ hơn:
A.  
5%
B.  
10%
C.  
15%
D.  
20% diện tích sàn
Câu 56: 1 điểm
Yêu cầu hiệu suất phát sáng tối thiểu của bóng đèn huỳnh quang thẳng 40W phải là:
A.  
70 lm/W
B.  
75 lm/W
C.  
78 lm/W
D.  
80 lm/W
Câu 57: 1 điểm
Yêu cầu hiệu suất phát sáng tối thiểu của bóng đèn huỳnh quang compact 15W phải là:
A.  
60 lm/W
B.  
65 lm/W
C.  
70 lm/W
D.  
75 lm/W
Câu 58: 1 điểm
Đối với tính năng tiết kiệm năng lượng sử dụng thiết bị điều khiển giảm tốc, thang cuốn phải chuyển sang chế độ chạy chậm sau khi không có người qua lại tối đa:
A.  
1 phút
B.  
2 phút
C.  
3 phút
D.  
5 phút
Câu 59: 1 điểm
Thang máy phải có thiết bị điều khiển để giảm mức sử dụng năng lượng. Khi thang máy hoạt động ở chế độ không tải trong giờ thấp điểm, nguồn cấp điện cho hệ thống điều khiển thang máy và các thiết bị vận hành khác như đèn trong buồng thang máy, màn hiển thị, quạt thông gió tự tắt sau khi thang ngừng hoạt động tối đa:
A.  
3 phút
B.  
5 phút
C.  
10 phút
D.  
15 phút
Câu 60: 1 điểm
Tất cả các nguồn cung cấp điện 3 pha lớn hơn 100 A cho các công trình xây dựng phải duy trì hệ số công suất ngay tại điểm đấu nối:
A.  
0,8-0,85
B.  
0,85-0,87
C.  
0,87-0,9
D.  
0,9-1

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Giám Sát Thi Công Xây Dựng - Giám Sát Công Tác Xây Dựng Công Trình - Công Trình Giao Thông
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức giám sát thi công trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các quy trình giám sát, tiêu chuẩn kỹ thuật, và yêu cầu pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm giám sát chất lượng vật liệu, tiến độ thi công, kiểm tra an toàn và bền vững của công trình cầu, đường, và hầm. Phù hợp cho kỹ sư giám sát, kỹ sư giao thông, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực giám sát thi công công trình giao thông.

195 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

373,487 lượt xem 201,103 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Quy Hoạch Xây Dựng
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức xây dựng trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc, quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm các bước lập quy hoạch, phân tích không gian, đánh giá môi trường, và các quy định pháp luật liên quan. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng.

125 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

373,351 lượt xem 201,026 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kiến Trúc Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng công trình trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thẩm mỹ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình thực hiện. Nội dung bao gồm lập hồ sơ thiết kế, phân tích không gian kiến trúc, lựa chọn vật liệu, đảm bảo an toàn công trình và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực kiến trúc công trình.

42 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,365 lượt xem 201,033 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc kỹ thuật, quy trình thiết kế, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu về an toàn và độ bền của công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình.

52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,390 lượt xem 201,047 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Giao Thông
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình kỹ thuật, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu cầu, đường, hầm, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu an toàn, bền vững trong xây dựng giao thông. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành giao thông, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình giao thông.

247 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

373,405 lượt xem 201,054 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế kết cấu công trình thủy lợi, kho bãi nông sản, cơ sở hạ tầng nông thôn, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, bền vững. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành nông nghiệp, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình nông nghiệp.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,418 lượt xem 201,061 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Cấp – Thoát Nước Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực cấp – thoát nước công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, xử lý nước thải, phân tích lưu lượng nước, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, hiệu quả vận hành hệ thống. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư môi trường, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế cấp – thoát nước công trình.

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,442 lượt xem 201,075 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Thông Gió – Cấp Thoát Nhiệt Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực thông gió – cấp thoát nhiệt công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cấp thoát nhiệt, phân tích tải nhiệt, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu quả năng lượng cho công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt công trình.

71 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

373,459 lượt xem 201,082 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế An Toàn Phòng Chống Cháy Nổ Công Trình Xây Dựng
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực an toàn phòng chống cháy nổ công trình, giúp bạn nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thực hiện và các quy định pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống báo cháy, chữa cháy, lối thoát hiểm, phân tích nguy cơ cháy nổ, và đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư an toàn, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ công trình xây dựng.

61 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,468 lượt xem 201,089 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!