thumbnail

Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Cấp – Thoát Nước Công Trình

Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực cấp – thoát nước công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, xử lý nước thải, phân tích lưu lượng nước, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, hiệu quả vận hành hệ thống. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư môi trường, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế cấp – thoát nước công trình.

Từ khoá: Câu Hỏi Kiến Thức Xây Dựng Thiết Kế Cấp Thoát Nước Công Trình Hệ Thống Cấp Nước Hệ Thống Thoát Nước Mưa Xử Lý Nước Thải Tiêu Chuẩn Cấp Thoát Nước Phân Tích Lưu Lượng Nước Vật Liệu Cấp Thoát Nước An Toàn Hệ Thống Nước Công Trình Học Thiết Kế Cấp Thoát Nước

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Bộ đề thi chứng chỉ hành nghề Hoạt động xây dựng

Số câu hỏi: 33 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

373,495 lượt xem 28,725 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Thế nào là tiêu chuẩn thoát nước sinh hoạt theo ngày đêm?
A.  
Là lượng nước thải lớn nhất của một người có sử dụng hệ thống thoát nước trong một ngày đêm.
B.  
Là lượng nước thải trung bình của một người có sử dụng hệ thống thoát nước trong một ngày đêm.
C.  
Là lượng nước thải bé nhất của một người có sử dụng hệ thống thoát nước trong một ngày đêm.
D.  
Là lượng nước cấp lớn nhất một người sử dụng trong một ngày đêm.
Câu 2: 1 điểm
Lưu lượng thực tế chảy ra ở các vòi nước trong nhà phụ thuộc vào:
A.  
Áp lực nước tại vòi.
B.  
Kích thước lỗ của vòi.
C.  
Gồm đáp án a và b.
D.  
Đương lượng tính toán của vòi.
Câu 3: 1 điểm
Áp lực nước lớn nhất tại dụng cụ vệ sinh của hệ thống cấp nước trong nhà lớn nhất khi nào?
A.  
Khi tất cả các dụng cụ vệ sinh đều sử dụng.
B.  
Khi áp lực nước điểm đầu mạng lưới lớn nhất.
C.  
Khi tất cả các dụng cụ vệ sinh không sử dụng.
D.  
Khi áp lực nước điểm đầu mạng lớn nhất và tất cả các dụng cụ vệ sinh không sử dụng nước.
Câu 4: 1 điểm
Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước bên trong theo:
A.  
Lưu lượng trung bình trong một giây.
B.  
Lưu lượng lớn nhất trong một giây.
C.  
Lưu lượng trung bình trong một giờ.
D.  
Lưu lượng lớn nhất trong một giờ.
Câu 5: 1 điểm
Trong trường hợp nào thì được phép hút nước trực tiếp từ mạng lưới cấp bên ngoài để cấp nước trực tiếp đến các thiết bị vệ sinh trong công trình?
A.  
Khi ống cấp nước bên ngoài công trình không đủ áp lực cấp trực tiếp cho các thiết bị vệ sinh trong công trình.
B.  
Khi ống cấp nước bên ngoài công trình lớn hơn đường ống cấp nước vào công trình.
C.  
Khi ống cấp nước bên ngoài công trình lớn hơn tối thiểu 3 lần đường ống cấp nước vào công trình.
D.  
Cả 3 trường hợp đều không được phép.
Câu 6: 1 điểm
Khi nào thì có thể thiết kế kết hợp hệ thống cấp nước sinh hoạt và hệ thống cấp nước chữa cháy trong công trình?
A.  
Khi thỏa mãn các yêu cầu về tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt hiện hành.
B.  
Khi thỏa mãn các yêu cầu về tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy hiện hành.
C.  
Khi thỏa mãn các yêu cầu về tiêu chuẩn PCCC và tiêu chuẩn về cấp nước sinh hoạt hiện hành.
D.  
Không thể thiết kế kết hợp hai hệ thống này.
Câu 7: 1 điểm
Tiêu chuẩn nước cấp cho cán bộ trụ sở cơ quan hành chính là:
A.  
10-15 l/người.ngày.
B.  
20-25 l/người.ngày.
C.  
25-40 l/người.ngày.
D.  
75-100 l/người.ngày.
Câu 8: 1 điểm
Độ đầy (h/d) lớn nhất cho phép của ống thoát nước thải trong nhà phụ thuộc vào đường kính ống nhưng không nhỏ hơn:
A.  
0,4.
B.  
0,5.
C.  
0,6.
D.  
0,75.
Câu 9: 1 điểm
Khi nào thì làm giếng chuyển bậc trên hệ thống thoát nước ngoài nhà?
A.  
Chuyển nước thải, nước mưa xuống cống có độ sâu lớn hơn.
B.  
Đảm bảo vận tốc dòng chảy trong cống không vượt quá giới hạn cho phép hoặc để tránh thay đổi đột ngột tốc độ dòng chảy.
C.  
Khi tránh các công trình ngầm và xả theo phương pháp xả ngập.
D.  
Gồm cả 3 đáp án a,b,c.
Câu 10: 1 điểm
Khi nào thì làm giếng thăm trên hệ thống thoát nước ngoài nhà?
A.  
Khi có sự chuyển hướng tuyến cống, và có sự đấu nối các tuyến cống khác.
B.  
Khi có sự thay đổi đường kính cống.
C.  
Khi chiều dài đoạn cống dài hơn tiêu chuẩn cho phép.
D.  
Gồm cả 3 đáp án a,b,c.
Câu 11: 1 điểm
Sử dụng van giảm áp nhằm mục đích gì?
A.  
Đảm bảo áp lực trong đường ống không vượt quá mức cho phép.
B.  
Đảm bảo áp lực tại các dụng cụ vệ sinh không vượt quá mức cho phép.
C.  
Cân bằng lưu lượng tiêu thụ thực tế cho các dụng cụ dùng nước.
D.  
Gồm cả 3 đáp án a, b, c.
Câu 12: 1 điểm
Áp lực tự do cần thiết ở các thiết bị sản xuất là bao nhiêu?
A.  
1 m
B.  
3 m
C.  
4 m
D.  
Tùy thuộc vào đặc trưng công nghệ của thiết bị đó.
Câu 13: 1 điểm
Quy chuẩn 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt áp dụng cho những đối tượng nào?
A.  
Các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m³/ngày đêm.
B.  
Các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m³/ngày đêm trở lên.
C.  
Các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m³/ngày đêm. Riêng cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt không quy định công suất.
D.  
Các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất bất kỳ.
Câu 14: 1 điểm
Vận tốc lớn nhất của dòng nước thải trong cống bằng kim loại:
A.  
Không quá 2 m/s.
B.  
Không quá 4 m/s.
C.  
Không quá 8 m/s.
D.  
Không quá 10 m/s.
Câu 15: 1 điểm
Vận tốc lớn nhất của dòng nước thải trong cống phi kim loại:
A.  
Không quá 2 m/s.
B.  
Không quá 4 m/s.
C.  
Không quá 6 m/s.
D.  
Không quá 8 m/s.
Câu 16: 1 điểm
Bể điều hòa nước thải là:
A.  
Công trình để điều hòa sự dao động về lưu lượng của nước thải.
B.  
Công trình để điều hòa sự dao động về nồng độ các chất bẩn của nước thải.
C.  
Công trình để điều hòa sự dao động về lưu lượng của nước thải, nồng độ các chất bẩn hoặc nhiệt độ của nước thải.
D.  
Công trình để loại bỏ các chất lơ lửng có trong nước thải.
Câu 17: 1 điểm
Bùn hoạt tính là:
A.  
Bùn thu được từ các bể lắng trong dây chuyền xử lý nước thải.
B.  
Bùn thu được từ các bể lọc trong dây chuyền xử lý nước thải.
C.  
Bùn chứa các vi sinh vật trong nước thải.
D.  
Bùn chứa các vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân hủy các chất bẩn trong nước thải.
Câu 18: 1 điểm
Chiều dài tối đa của đường ống kể từ ống đứng thoát nước hay ống thông tắc đến tâm giếng thăm là:
A.  
4 m.
B.  
8 m.
C.  
12 m.
D.  
Không quy định.
Câu 19: 1 điểm
Đường kính ống thoát nước trong nhà nối với hệ thống thoát nước bên ngoài không nhỏ hơn:
A.  
100 mm.
B.  
150 mm.
C.  
200 mm.
D.  
Đường kính ống đứng lớn nhất nối vào ống này.
Câu 20: 1 điểm
Ống hút của máy bơm nước thải:
A.  
Cần đặt ngang với cốt trục máy bơm.
B.  
Cần đặt dốc hướng về máy bơm với độ dốc không nhỏ hơn 0,001.
C.  
Cần đặt dốc hướng về máy bơm với độ dốc không nhỏ hơn 0,005.
D.  
Cần đặt dốc hướng về máy bơm với độ dốc không nhỏ hơn 0,01.
Câu 21: 1 điểm
Đường kính của mỗi trục ống đứng thoát nước:
A.  
Thay đổi theo lưu lượng tính toán của mỗi tầng.
B.  
Không thay đổi theo cả chiều cao của ống.
C.  
Thay đổi theo số lượng ống nhánh đấu nối vào.
D.  
Thay đổi theo chiều cao công trình.
Câu 22: 1 điểm
Hệ số dùng nước không điều hòa ngày là:
A.  
Tỷ số giữa ngày dùng nước lớn nhất và ngày dùng nước nhỏ nhất trong năm.
B.  
Tỷ số giữa ngày dùng nước lớn nhất và ngày dùng nước trung bình trong năm.
C.  
Tỷ số giữa ngày dùng nước ngày nhỏ nhất và ngày dùng nước trung bình trong năm.
D.  
Tỷ số giữa ngày dùng nước nhỏ nhất và ngày dùng nước lớn nhất trong năm.
Câu 23: 1 điểm
Áp lực tự do nhỏ nhất trong mạng lưới cấp nước sinh hoạt khu dân cư tại điểm cấp nước vào nhà, tính từ mặt đất là:
A.  
10m.
B.  
Không nhỏ hơn 10m.
C.  
Lớn hơn 18m.
D.  
Không quy định.
Câu 24: 1 điểm
Quy chuẩn 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích:
A.  
Sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.
B.  
Sinh hoạt thông thường và sử dụng để ăn uống trực tiếp.
C.  
Để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.
D.  
Mọi mục đích sử dụng nước.
Câu 25: 1 điểm
Khái niệm nguồn tiếp nhận nước thải:
A.  
Là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.
B.  
Là sông, hồ.
C.  
Là hệ thống cống, rãnh thoát nước thải.
D.  
Là hệ thống kênh, mương thủy lợi.
Câu 26: 1 điểm
Tiêu chuẩn nước rửa mặt đường và quảng trường đã hoàn thiện trong khu dân cư và khu công nghiệp bằng cơ giới cho 1 lần rửa là:
A.  
0,5-0,8 l/m².
B.  
0,8-1,0 l/m².
C.  
1,2-1,5 l/m².
D.  
Không xác định.
Câu 27: 1 điểm
Bậc tin cậy của trạm bơm cấp nước sinh hoạt được phân thành:
A.  
1 loại.
B.  
2 loại.
C.  
3 loại.
D.  
Không xác định.
Câu 28: 1 điểm
Phương pháp và mức độ xử lý nước thải phụ thuộc vào:
A.  
Lưu lượng, thành phần, tính chất của nước thải.
B.  
Đặc điểm của nguồn tiếp nhận và các yêu cầu vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn.
C.  
Các điều kiện cụ thể của địa phương.
D.  
Cả 3 đáp án a, b, c.
Câu 29: 1 điểm
Ống đứng thông hơi cao hơn mái nhà:
A.  
0,5 m.
B.  
0,7 m.
C.  
1,0 m.
D.  
1,5 m.
Câu 30: 1 điểm
Trên đường ống đẩy của mỗi máy bơm cấp nước cần phải có:
A.  
Van (khóa).
B.  
Van một chiều.
C.  
Đồng hồ đo áp.
D.  
Cả 3 đáp án a, b, c.
Câu 31: 1 điểm
Lắp đặt đồng hồ đo nước kiểu cánh quạt theo hướng:
A.  
Đặt nằm ngang.
B.  
Đặt xiên.
C.  
Đặt thẳng đứng.
D.  
Không quy định.
Câu 32: 1 điểm
Đường ống xả nối với đường ống thoát nước bên ngoài phải tạo một góc (theo chiều nước chảy) không nhỏ hơn:
A.  
30°.
B.  
60°.
C.  
90°.
D.  
Không quy định.
Câu 33: 1 điểm
Cần phải thiết kế trạm bơm nước thải cho công trình khi:
A.  
Lưu lượng nước thải của công trình lớn.
B.  
Công trình có xây dựng tầng hầm.
C.  
Khi toàn bộ nước thải của công trình không thể tự chảy ra hệ thống thoát nước bên ngoài.
D.  
Khi bên ngoài không thiết kế trạm bơm thoát nước.

Đề thi tương tự