thumbnail

Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Thông Gió – Cấp Thoát Nhiệt Công Trình

Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực thông gió – cấp thoát nhiệt công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cấp thoát nhiệt, phân tích tải nhiệt, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu quả năng lượng cho công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt công trình.

Từ khoá: Câu Hỏi Kiến Thức Xây Dựng Thiết Kế Thông Gió Công Trình Thiết Kế Cấp Thoát Nhiệt Công Trình Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Tải Nhiệt Công Trình Tiêu Chuẩn Thông Gió Thiết Bị Cấp Thoát Nhiệt An Toàn Hệ Thống Nhiệt Hiệu Quả Năng Lượng Công Trình Học Thiết Kế Thông Gió – Cấp Thoát Nhiệt

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Bộ đề thi chứng chỉ hành nghề Hoạt động xây dựng

Số câu hỏi: 71 câuSố mã đề: 3 đềThời gian: 1 giờ

373,497 lượt xem 28,726 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.4 điểm
Thông số tính toán của không khí ngoài trời dùng để thiết kế thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí về mùa hè là:
A.  
Nhiệt độ trung bình ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm;
B.  
Nhiệt độ trung bình ngoài trời của mùa hè;
C.  
Nhiệt độ cao nhất trung bình ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm;
D.  
Nhiệt độ cao nhất ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm.
Câu 2: 0.4 điểm
Các tuyến ống không được phép đi qua gian máy thông gió:
A.  
ống dẫn chất lỏng dễ cháy;
B.  
ống dẫn khí đốt;
C.  
ống dẫn nước thải;
D.  
Tất cả các ống trên.
Câu 3: 0.4 điểm
Những phòng nào sau đây không yêu cầu thông gió hút khói:
A.  
Các hành lang và sảnh của các nhà ở, công trình công cộng, các nhà hành chính – sinh hoạt, các nhà đa năng có chiều cao lớn hơn 28 m;
B.  
Các hành lang của tầng hầm không có chiếu sáng tự nhiên của các nhà dân dụng khi các hành lang này thường xuyên có người;
C.  
Các gian phòng có diện tích tới 200 m², được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động bằng nước hoặc bọt (trừ các gian phòng hạng A và B);
D.  
Tất cả các trường hợp trên.
Câu 4: 0.4 điểm
Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5687:2010 được áp dụng khi thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió – điều hòa không khí (TG-ĐHKK) cho:
A.  
Các công trình hầm trú ẩn; hầm mỏ;
B.  
Các hệ thống thiết bị công nghệ và thiết bị điện;
C.  
Các hệ thống sưởi ấm trung tâm bằng nước nóng hoặc hơi nước;
D.  
Các công trình kiến trúc nhà ở, công trình công cộng và công trình công nghiệp.
Câu 5: 0.4 điểm
Độ ẩm tương đối của không khí trong phòng dùng để thiết kế điều hòa không khí cho phân xưởng in thông thường là:
A.  
50 – 55%;
B.  
55 – 60%;
C.  
60 – 65%;
D.  
65 – 70%.
Câu 6: 0.4 điểm
Chỉ số hiệu quả COP tối thiểu của máy chiller ly tâm chạy điện giải nhiệt bằng nước có năng suất lạnh ≥ 1055 kW là:
A.  
5,0;
B.  
5,55;
C.  
6,1;
D.  
6,5.
Câu 7: 0.4 điểm
Thông số tính toán của không khí ngoài trời dùng để thiết kế ĐHKK theo cấp I có số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà là:
A.  
m = 25 h/năm;
B.  
m = 30 h/năm;
C.  
m = 35 h/năm;
D.  
m = 40 h/năm;
Câu 8: 0.4 điểm
Hệ số trao đổi không khí khi hệ thống thông gió cho gara ô tô của nhà chung cư vận hành ở chế độ thông gió hút khói không nhỏ hơn:
A.  
6 lần/h;
B.  
8 lần/h;
C.  
9 lần/h;
D.  
10 lần/h.
Câu 9: 0.4 điểm
Đường ống gió bằng vật liệu không cháy phải được sử dụng cho:
A.  
Các hệ thống hút thải cục bộ hút thải hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ;
B.  
Các tuyến ống ngang qua hoặc ống góp thuộc hệ thống TG-ĐHKK trong nhà ở;
C.  
Các tuyến ống ngang hoặc ống góp thuộc hệ thống TG-ĐHKK trong nhà công cộng;
D.  
Tất cả các trường hợp trên.
Câu 10: 0.4 điểm
Hệ thống ĐHKK nào được khuyến khích sử dụng cho các công trình dân dụng có diện tích sàn từ 2000 m² trở lên để không làm ảnh hưởng đến kiến trúc công trình:
A.  
Hệ thống ĐHKK cục bộ;
B.  
Hệ thống ĐHKK trung tâm nước;
C.  
Hệ thống ĐHKK VRF/VRV;
D.  
Tất cả các hệ thống trên.
Câu 11: 0.4 điểm
Nhiệt dung riêng của nước là:
A.  
4,186 kJ/kg;
B.  
1.013 kW/kg o K;
C.  
4.186 kJ/kg o K;
D.  
4.2 kg o K/KJ.
Câu 12: 0.4 điểm
Vận tốc gió tối đa trong trường hợp thông gió tự nhiên hoặc thông gió cơ khí trong nhà dân dụng là:
A.  
1 m/s;
B.  
1,5 m/s;
C.  
2 m/s;
D.  
2,5 m/s.
Câu 13: 0.4 điểm
Tổ chức thông gió với áp suất dư dương cho các phòng:
A.  
Phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B;
B.  
Phòng sản xuất tỏa hơi khí độc hại;
C.  
Phòng sản xuất tỏa hơi khí độc hại;
D.  
Phòng “sạch”;
Câu 14: 0.4 điểm
Bội số trao đổi không khí dùng thiết kế hệ thống thông gió cơ khí cho gara ngầm là:
A.  
4 lần/h;
B.  
6 lần/h;
C.  
8 lần/h;
D.  
10 lần/h.
Câu 15: 0.4 điểm
Một bơm nhiệt có chỉ số hiệu quả năng lượng COP bằng 3 sinh ra 750 kW nhiệt. Vậy công suất điện máy nén thiết bị bơm nhiệt là:
A.  
750 kW;
B.  
2250 kW;
C.  
250 kW;
D.  
75 kW.
Câu 16: 0.4 điểm
Nhận định nào sau đây về chu trình lạnh là đúng:
A.  
Hơi tác nhân lạnh ngưng tụ ở 20°C để thải nhiệt từ trong nhà ra ngoài môi trường;
B.  
Dịch tác nhân lạnh bay hơi ở 30°C để thu nhiệt từ bên trong nhà;
C.  
Van tiết lưu làm tăng áp suất hơi tác nhân lạnh;
D.  
Nhiệt thừa trong nhà được hấp thụ bởi tác nhân lạnh bay hơi ở áp suất thấp và nhiệt độ khoảng 5°C.
Câu 17: 0.4 điểm
Những phòng nào sau đây không yêu cầu thông gió hút khói:
A.  
Các hành lang hoặc sảnh, khi các gian phòng có cửa đi vào hành lang hoặc sảnh này đã được thoát khói trực tiếp;
B.  
Các sảnh thông tầng của nhà có chiều cao lớn hơn 28 m;
C.  
Các sảnh thông tầng có chiều cao lớn hơn 15 m;
D.  
Tất cả các trường hợp trên.
Câu 18: 0.4 điểm
Vận tốc gió tối đa trong trường hợp thông gió tự nhiên hoặc thông gió cơ khí trong nhà công nghiệp là:
A.  
1 m/s;
B.  
1,5 m/s;
C.  
2 m/s;
D.  
2,5 m/s.
Câu 19: 0.4 điểm
Khối lượng riêng của không khí ẩm là:
A.  
4.186 kg/m 3 ở 25 o C, 760 mmHg;
B.  
1,013 kg/m 3 ở 20 o C, ở mực nước biến;
C.  
1.205 kg/m 3 ở 20 o C, 760 mmHg;
D.  
0,803 m 3 /kg.
Câu 20: 0.4 điểm
Giá trị tổng truyền nhiệt cực đại cho phép của kết cấu tường bao che bên ngoài là:
A.  
1,8 W/m².K;
B.  
0,56 W/m².K;
C.  
1,0 W/m².K;
D.  
0,5 W/m².K.
Câu 21: 0.4 điểm
Đối với nhà ở, phải bố trí thông gió hút thải cục bộ cho:
A.  
Phòng khách;
B.  
Phòng ngủ;
C.  
Phòng bếp;
D.  
Tất cả các trường hợp trên.
Câu 22: 0.4 điểm
Nhận định nào dưới đây mô tả đúng qui trình nghiệm thu đường ống gió?
A.  
Hệ thống các ống gió không cần phải kiểm tra trong quá trình nghiệm thu;
B.  
Tất cả các đường ống gió cần được nghiệm thu bên trong bằng quan sát và ghi hình;
C.  
Tất cả các ống gió cần được làm kín từng phần và thử kín theo qui định;
D.  
Tất cả các nhận định trên.
Câu 23: 0.4 điểm
Lưu lượng nước lạnh cấp cho bộ xử lý không khí AHU trong hệ thống điều hòa không khí được khống chế bởi:
A.  
Bộ điều khiển kỹ thuật số DDC;
B.  
Van gió điện điều khiển vô cấp;
C.  
Van nước điện điều khiển vô cấp;
D.  
Tất cả các bộ phận trên.
Câu 24: 0.4 điểm
Trong cùng điều kiện áp suất, khối lượng riêng của nước lớn nhất tại:
A.  
0 o C;
B.  
4 o C;
C.  
20 o C;
D.  
100 o C.
Câu 25: 0.4 điểm
Nhận định nào dưới đây mô tả hệ thống làm lạnh giải nhiệt bằng nước:
A.  
Tác nhân lạnh bay hơi để làm lạnh trực tiếp không khí tại bộ xử lý không khí AHU;
B.  
Hơi tác nhân lạnh ngưng tụ ở 40°C trong bộ trao đổi nhiệt được làm mát bằng không khí;
C.  
Bơm nước làm mát tuần hoàn giữa thiết bị ngưng tụ và tháp giải nhiệt;
D.  
Hơi tác nhân lạnh áp suất thấp ngưng tụ và xả nhiệt ẩn trong nhà ra môi trường ngoài thông qua tháp giải nhiệt nước.

Đề thi tương tự