thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Pháp Luật Đại Cương Phần 9 - Có Đáp Án - Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã (KMA)

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm môn "Pháp luật đại cương" phần 9 từ Học viện Kỹ thuật Mật mã (KMA). Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các nguyên lý pháp luật và quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành luật và các chuyên ngành liên quan. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

 

Từ khoá: đề thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 9Học viện Kỹ thuật Mật mãKMAđề thi Pháp luật đại cương có đáp ánôn thi Pháp luật đại cươngkiểm tra Pháp luật đại cươngthi thử Pháp luật đại cương phần 9tài liệu ôn thi Pháp luật đại cương

Số câu hỏi: 25 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 30 phút

88,499 lượt xem 6,797 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.4 điểm
Chọn đáp án đúng: .....là loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất, do..... áp dụng cho chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội?
A.  
Trách nhiệm pháp lý hình sự - Tòa án
B.  
Trách nhiệm pháp lý hình sự - Viện Kiểm sát
C.  
Trách nhiệm pháp lý hình sự - Công an
D.  
Trách nhiệm pháp lý hình sự - Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Câu 2: 0.4 điểm
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: ..... do..... áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật dân sự?
A.  
Trách nhiệm pháp lý dân sự - Tòa án
B.  
Trách nhiệm pháp lý hình sự - Viện Kiểm sát
C.  
Trách nhiệm pháp lý dân sự - Công an
D.  
Trách nhiệm pháp lý dân sự - Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Câu 3: 0.4 điểm
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: ..... do..... áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật hành chính?
A.  
Trách nhiệm pháp lí hành chính - Tòa án
B.  
Trách nhiệm pháp lí hành chính - Viện Kiểm sát
C.  
Trách nhiệm pháp lý dân sự - Công an
D.  
Trách nhiệm pháp lí hành chính - Cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền
Câu 4: 0.4 điểm
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: ..... do..... áp dụng đối với học sinh, sinh viên, cán bộ của nhà trường đã vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường?
A.  
Trách nhiệm kỷ luật - Bộ trưởng
B.  
Trách nhiệm kỷ luật - Hiệu trưởng
C.  
Trách nhiệm kỷ luật - Trưởng phòng
D.  
Trách nhiệm kỷ luật - Giám đốc xí nghiệp
Câu 5: 0.4 điểm
Hành vi vi phạm pháp luật?
A.  
Không bao giờ vi phạm đạo đức
B.  
Có thể đồng thời là vi phạm đạo đức
C.  
Cả a và b đều đúng
D.  
Cả a và b đều sai
Câu 6: 0.4 điểm
Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật của mình khi?
A.  
Chủ thể đó đủ 18 tuổi và không mắc bệnh tâm thần
B.  
Chủ thể đó đủ 16 tuổi và có trí óc bình thường
C.  
Chủ thể đó đã đạt đến độ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình
D.  
Thông thường là 18 tuổi và không mắc bệnh tâm thần
Câu 7: 0.4 điểm
Khi nghiên cứu về đặc điểm của trách nhiệm pháp lý thì khẳng định nào sau đây là sai?
A.  
Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật
B.  
Trong mọi trường hợp, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật
C.  
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chỉ do các cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D.  
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một quá trình hoạt động phức tạp của các cơ quan Nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền
Câu 8: 0.4 điểm
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm?
A.  
Lỗi cố ý và lỗi vô ý
B.  
Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; vô ý vì quá tự tin và vô ý vì quá cẩu thả
C.  
Lỗi; động cơ; mục đích
D.  
Hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Câu 9: 0.4 điểm
Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật bị coi là có lỗi khi?
A.  
Nhận thức rất rõ về hành vi mình thực hiện là trái pháp luật và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội
B.  
Có khả năng nhận thức về hành vi mình thực hiện là trái pháp luật và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
C.  
Do vô ý nên không có khả năng nhận thức về hành vi mình đã thực hiện là trái pháp luật và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
D.  
Cố ý thực hiện hành vi trái pháp luật
Câu 10: 0.4 điểm
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính?
A.  
Vượt đèn đỏ gây chết người
B.  
Cướp tài sản
C.  
Buôn bán gia cầm nhiễm cúm
D.  
Sử dụng tài liệu khi làm bài thi
Câu 11: 0.4 điểm
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A.  
Điều khiển xe máy chạy lấn tuyến
B.  
Bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường
C.  
Chứa chấp hoạt động mại dâm
D.  
Điều khiển xe gắn máy không có bằng lái xe
Câu 12: 0.4 điểm
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự?
A.  
Kinh doanh sai ngành nghề đã đăng ký
B.  
Buôn bán phụ nữ
C.  
Tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy
D.  
Không trả tiền thuê nhà
Câu 13: 0.4 điểm
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý cần xác định?
A.  
Có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
B.  
Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
C.  
Hành vi trái pháp luật của chủ thể
D.  
Hậu quả gây thiệt hại cho xã hội
Câu 14: 0.4 điểm
Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm pháp lý là?
A.  
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý luôn cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế Nhà nước
B.  
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật
C.  
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật
D.  
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chỉ được áp dụng đối với tổ chức vi phạm pháp luật
Câu 15: 0.4 điểm
Đối với các trường hợp áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý, thời hiệu đó được tính từ thời điểm nào sau đây?
A.  
Thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm
B.  
Thời điểm chủ thể người phạm tội ra đầu thú
C.  
Thời điểm vi phạm pháp luật được thực hiện
D.  
Các đáp án đều sai
Câu 16: 0.4 điểm
Tìm đáp án sai trong các nhận định sau?
A.  
Pháp luật và pháp chế có mối quan hệ mật thiết với nhau
B.  
Trong mối quan hệ giữa pháp luật với pháp chế thì pháp luật là yếu tố tìền đề
C.  
Pháp chế đồng nghĩa với cưỡng chế
D.  
Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật là một trong những yêu cầu của pháp chế XHCN
Câu 17: 0.4 điểm
“Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” là một trong những đặc trưng của?
A.  
Nhà nước pháp quyền TBCN
B.  
Nhà nước dân chủ
C.  
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
D.  
Cả 3 Nhà nước trên
Câu 18: 0.4 điểm
Luật Hiến pháp là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì?
A.  
Do Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành
B.  
Quy định về những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước
C.  
Có giá trị pháp lý cao nhất
D.  
Cả a, b, c đều đúng
Câu 19: 0.4 điểm
Độ tuổi được ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật ở nước ta là?
A.  
Đủ 18 tuổi trở lên
B.  
Đủ 19 tuổi trở lên
C.  
Đủ 20 tuổi trở lên
D.  
Đủ 21 tuổi trở lên
Câu 20: 0.4 điểm
Hiến pháp có những đặc trưng, khác với các văn bản pháp luật khác ở chỗ?
A.  
Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của một Nhà nước, một xã hội làm cơ sở nền tảng cho hệ thống pháp luật
B.  
Hiến pháp có một phạm vi điều chỉnh rất rộng, trên tất cả các lĩnh vực, các văn bản pháp luật khác có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn
C.  
Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất và có thủ tục làm mới và sửa đổi đặc biệt là thủ tục lập hiến
D.  
Bao gồm cả a, b, c
Câu 21: 0.4 điểm
Pháp luật nước ta quy định người nào có quyền bầu cử ra cơ quan Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
A.  
Tất cả công dân Việt Nam
B.  
Công dân Việt Nam 18 từ tuổi trở lên
C.  
Công dân Việt Nam 16 từ tuổi trở lên
D.  
Công dân Việt Nam 21 từ tuổi trở lên
Câu 22: 0.4 điểm
Văn bản pháp luật nào quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A.  
Luật Hành chính
B.  
Luật Dân sự
C.  
Luật Lao động
D.  
Luật Hiến pháp
Câu 23: 0.4 điểm
Những quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong?
A.  
Rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau
B.  
Luật Dân sự
C.  
Luật Lao động
D.  
Hiến pháp
Câu 24: 0.4 điểm
Hiến pháp Nhà nước ta quy định: Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào cơ quan nào sau đây?
A.  
Chính phủ
B.  
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
C.  
Ủy ban nhân dân các cấp
D.  
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương
Câu 25: 0.4 điểm
Lịch sử lập hiến Việt Nam đã có những bản Hiến pháp nào?
A.  
Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1959 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992 – Hiến pháp 2013
B.  
Hiến pháp 1959 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992
C.  
Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1959 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992
D.  
Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Pháp Luật Đại Cương - Có Đáp Án - Đại Học Đại NamĐại học - Cao đẳng

6 mã đề 286 câu hỏi 1 giờ

87,0886,693

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Pháp Luật Đại Cương 3 NEU Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 25 câu hỏi 1 giờ

91,5087,034