thumbnail

Đề thi Kinh tế Vi mô Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) có đáp án

Tham khảo đề thi Kinh tế Vi mô của Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) hoàn toàn miễn phí! Đề thi bao gồm nhiều dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Kèm theo đáp án chi tiết giúp bạn tự đánh giá năng lực và củng cố kiến thức vững chắc. Phù hợp cho sinh viên khối ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh và những ai muốn nắm vững nền tảng vi mô.

Từ khoá: đề thi Kinh tế Vi mô UEH Đại học Kinh tế TP.HCM đề thi miễn phí có đáp án ôn tập Kinh tế Vi mô đề thi đại học bài tập Kinh tế Vi mô kinh tế học đề thi môn Kinh tế Vi mô UEH Kinh tế Vi mô tài liệu ôn tập UEH

Số câu hỏi: 150 câuSố mã đề: 3 đềThời gian: 1 giờ

375,315 lượt xem 28,858 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Năng suất trung bình của 2 người lao động là 20, năng suất biên của người lao động thứ 3 là 17, vậy năng suất trung bình của 3 người lao động là:
A.  
12,33.
B.  
18,5.
C.  
19.
D.  
14.
Câu 2: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí biên MC = Q, bán hàng trên hai thị trường có hàm số cầu như sau: P1 = - Q /10 +120, P2 = - Q /10 + 180. Nếu doanh nghiệp phân biệt giá trên hai thị trường thì giá thích hợp trên hai thị trường là:
A.  
109,09 và 163,63.
B.  
110 và 165.
C.  
136,37 và 165.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 3: 0.2 điểm
Tại điểm A trên đường cung có mức giá P = 10, Q = 20, Es = 0,5, hàm số cung là hàm tuyến tính có dạng:
A.  
P = Q – 10.
B.  
P = Q + 20.
C.  
P = Q + 10.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 4: 0.2 điểm
Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 sản phẩm X và Y (MRSxy) thể hiện:
A.  
Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng hữu dụng không đổi.
B.  
Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trên thị trường.
C.  
Tỷ giá giữa 2 sản phẩm.
D.  
Độ dốc của đường ngân sách.
Câu 5: 0.2 điểm
Câu phát biểu nào sau đây không đúng:
A.  
Hệ số co giãn cầu theo giá ở các điểm khác nhau trên đường cầu thì khác nhau.
B.  
Độ co giãn cầu theo giá phụ thuộc vào các yếu tố như là sở thích, thị hiếu của người tiêu thụ, tính chất thay thế của sản phẩm.
C.  
Đối với sản phẩm có cầu hoàn toàn không co giãn thì người tiêu dùng sẽ gánh chịu toàn bộ tiền thuế đánh vào sản phẩm.
D.  
Trong phần đường cầu co giãn nhiều, giá cả và doanh thu đồng biến.
Câu 6: 0.2 điểm
Đường cung của ngành cạnh tranh hoàn toàn trong dài hạn co giãn nhiều hơn trong ngắn hạn là do:
A.  
Sự gia nhập và rời khỏi ngành của các xí nghiệp.
B.  
Các xí nghiệp trong ngành tăng giảm sản lượng bằng cách thay đổi số lượng các yếu tố sản xuất sử dụng.
C.  
Cả a và b đều đúng.
D.  
Cả a và b đều sai.
Câu 7: 0.2 điểm
Mục tiêu doanh thu tối đa của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn phải thỏa mãn điều kiện:
A.  
MR = MC.
B.  
P = MC.
C.  
TR = TC.
D.  
MR = 0.
Câu 8: 0.2 điểm
Cho hàm sản xuất Q = aX - bX^2 với X là yếu tố sản xuất biến đổi.
A.  
Đường MPx có dạng parabol.
B.  
Đường APx có dạng parabol.
C.  
Đường APx dốc hơn đường MPx.
D.  
Đường MPx dốc hơn đường APx.
Câu 9: 0.2 điểm
Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Q = 5KL. Trong dài hạn, nếu chủ doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào gấp đôi thì sản lượng Q sẽ:
A.  
Chưa đủ thông tin để kết luận.
B.  
Tăng lên đúng 2 lần.
C.  
Tăng lên nhiều hơn 2 lần.
D.  
Tăng lên ít hơn 2 lần.
Câu 10: 0.2 điểm
Sản lượng tối ưu của 1 quy mô sản xuất có hiệu quả là sản lượng có:
A.  
AVC min.
B.  
MC min.
C.  
AFC min.
D.  
Các câu trên sai.
Câu 11: 0.2 điểm
Hàm số cầu thị trường của một sản phẩm có dạng P = - Q/2 + 40. Ở mức giá P = 30, hệ số co giãn cầu theo giá sẽ là:
A.  
Ed = - 3/4.
B.  
Ed = - 3.
C.  
Ed = -4/3.
D.  
Không có câu nào đúng.
Câu 12: 0.2 điểm
Mặt hàng X có độ co giãn cầu theo giá là Ed = -2, khi giá của X tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì lượng cầu của mặt hàng Y sẽ:
A.  
Tăng lên.
B.  
Giảm xuống.
C.  
Không thay đổi.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 13: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp độc quyền bán hàng trên nhiều thị trường tách biệt nhau, để đạt lợi nhuận tối đa doanh nghiệp nên phân phối sản lượng bán trên các thị trường theo nguyên tắc:
A.  
MC1 = MC2 = ........= MC.
B.  
MR1 = MR2 = ........= MR.
C.  
AC1 = AC2=.........= AC.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 14: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí: TC = Q^2 - 5Q +100, hàm số cầu thị trường có dạng: P = - 2Q + 55. Ở mức sản lượng 13,75 sp thì doanh nghiệp:
A.  
Tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ.
B.  
Tối đa hóa doanh thu.
C.  
Tối đa hóa lợi nhuận.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 15: 0.2 điểm
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn nếu các doanh nghiệp mới gia nhập làm cho lượng cầu yếu tố sản xuất tăng nhưng giá các yếu tố sản xuất không đổi thì đường cung dài hạn của ngành sẽ:
A.  
Nằm ngang.
B.  
Dốc lên trên.
C.  
Thẳng đứng.
D.  
Dốc xuống dưới.
Câu 16: 0.2 điểm
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm mức cầu dầu mỏ nên giá dầu mỏ giảm mạnh. Có thể minh hoạ sự kiện này trên đồ thị (trục tung ghi giá, trục hoành ghi lượng cầu) bằng cách:
A.  
Vẽ đường cầu dịch chuyển sang phải.
B.  
Vẽ đường cầu dịch chuyển sang trái.
C.  
Vẽ một đường cầu có độ dốc âm.
D.  
Vẽ một đường cầu thẳng đứng.
Câu 17: 0.2 điểm
Cho biết số liệu về chi phí sản xuất của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn như sau. Nếu giá trên thị trường là 16 đ/sp, tổng lợi nhuận tối đa là: Q: 0 10 12 14 16 18 20 TC: 80 115 130 146 168 200 250
A.  
170.
B.  
88.
C.  
120.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 18: 0.2 điểm
Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh với nhau bằng việc:
A.  
Bán ra sản phẩm hoàn toàn không có sản phẩm khác thay thế được.
B.  
Bán ra các sản phẩm có thể thay thế nhau một cách hoàn toàn.
C.  
Bán ra các sản phẩm riêng biệt, nhưng có thể thay thế nhau.
D.  
Cả ba câu đều sai.
Câu 19: 0.2 điểm
Trong thị trường độc quyền hoàn toàn, mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận nằm ở phần đường cầu:
A.  
Không co giãn.
B.  
Co giãn ít.
C.  
Co giãn đơn vị.
D.  
Co giãn nhiều.
Câu 20: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí biên MC = Q, bán hàng trên hai thị trường có hàm số cầu như sau: P1 = - Q /10 +120, P2 = - Q /10 + 180. Nếu doanh nghiệp phân biệt giá trên hai thị trường thì giá thích hợp trên hai thị trường là:
A.  
109,09 và 163,63.
B.  
136,37 và 165.
C.  
110 và 165.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 21: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm số cầu thị trường có dạng: P = - Q + 2400. Ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận có hệ số co giãn của cầu theo giá là -3, chi phí biên là 10. Vậy giá bán ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận:
A.  
10.
B.  
15.
C.  
20.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 22: 0.2 điểm
Thị trường độc quyền hoàn toàn với đường cầu P = - Q /10 + 2000, để đạt lợi nhuận tối đa doanh nghiệp cung ứng tại mức sản lượng:
A.  
Q < 10.000.
B.  
Q với điều kiện MP = MC = P.
C.  
Q = 20.000.
D.  
Q = 10.000.
Câu 23: 0.2 điểm
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, tại điểm cân bằng dài hạn có:
A.  
Đường cầu mỗi doanh nghiệp là tiếp tuyến đường AC của nó ở mức sản lượng mà tại đó có MR=MC.
B.  
Mỗi doanh nghiệp đều tối đa hóa lợi nhuận nhưng chỉ hòa vốn.
C.  
Sẽ không có thêm sự nhập ngành hoặc xuất ngành nào nữa.
D.  
Cả ba câu đều đúng.
Câu 24: 0.2 điểm
Trong giới hạn ngân sách và sở thích, để tối đa hóa hữu dụng người tiêu thụ mua số lượng sản phẩm theo nguyên tắc:
A.  
Hữu dụng biên của các sản phẩm phải bằng nhau.
B.  
Số tiền chi tiêu cho các sản phẩm phải bằng nhau.
C.  
Hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của các sản phẩm phải bằng nhau.
D.  
Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá rẻ hơn.
Câu 25: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí dài hạn: LTC = Q^2 + 64. Mức giá cân bằng dài hạn:
A.  
8.
B.  
16.
C.  
64.
D.  
32.
Câu 26: 0.2 điểm
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A.  
Hệ số góc của đường doanh thu biên gấp đôi hệ số góc của đường cầu.
B.  
Chính phủ đánh thuế lợi tức đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ làm cho giá và sản lượng không đổi.
C.  
Đường tổng doanh thu của độc quyền hoàn toàn là một hàm bậc 2.
D.  
Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn tại đó P = MC.
Câu 27: 0.2 điểm
Điểm khác biệt căn bản giữa mô hình kinh tế hỗn hợp và mô hình kinh tế thị trường là:
A.  
Nhà nước tham gia quản lí kinh tế.
B.  
Nhà nước quản lí ngân sách.
C.  
Nhà nước quản lí các quỹ phúc lợi.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 28: 0.2 điểm
Đối với doanh nghiệp, khi tăng sản lượng tổng lợi nhuận bị giảm, cho biết:
A.  
Doanh thu biên lớn hơn chi phí biên.
B.  
Doanh thu biên bằng chi phí biên.
C.  
Doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 29: 0.2 điểm
Hiện nay chiến lược cạnh tranh chủ yếu của các xí nghiệp độc quyền nhóm là:
A.  
Cạnh tranh về quảng cáo và các dịch vụ hậu mãi.
B.  
Cạnh tranh về sản lượng.
C.  
Cạnh tranh về giá cả.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 30: 0.2 điểm
Cho biết số liệu về chi phí sản xuất của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn như sau. Điểm hòa vốn và điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp là những điểm tương ứng với các mức sản lượng: Q: 0 10 12 14 16 18 20 TC: 80 115 130 146 168 200 250
A.  
Q = 10 và Q = 14.
B.  
Q = 10 và Q = 12.
C.  
Q = 12 và Q = 14.
D.  
Không có câu nào đúng.
Câu 31: 0.2 điểm
Độ dốc của đường đẳng lượng là:
A.  
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của 2 yếu tố sản xuất.
B.  
Tỷ số năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất.
C.  
Cả a và b đều sai.
D.  
Cả a và b đều đúng.
Câu 32: 0.2 điểm
Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 sản phẩm X và Y (MRSxy) thể hiện:
A.  
Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trên thị trường.
B.  
Độ dốc của đường ngân sách.
C.  
Tỷ giá giữa 2 sản phẩm.
D.  
Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng hữu dụng không đổi.
Câu 33: 0.2 điểm
Qui luật năng suất biên giảm dần là cách giải thích tốt nhất cho hình dạng của đường:
A.  
Chi phí trung bình dài hạn.
B.  
Chi phí biên ngắn hạn và dài hạn.
C.  
Chi phí trung bình ngắn hạn.
D.  
Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 34: 0.2 điểm
Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? xuất phát từ đặc điểm:
A.  
Nguồn cung của nền kinh tế.
B.  
Nhu cầu của xã hội.
C.  
Đặc điểm tự nhiên.
D.  
Tài nguyên có giới hạn.
Câu 35: 0.2 điểm
Một xí nghiệp sản xuất một loại sản phẩm X có hàm sản xuất có dạng: Q = 2K(L - 2), trong đó K và L là hai yếu tố sản xuất có giá tương ứng Pk = 600, Pl = 300. Nếu tổng sản lượng của xí nghiệp là 784 sản phẩm, vậy chi phí thấp nhất để thực hiện sản lượng trên là:
A.  
17.400.
B.  
14.700.
C.  
15.000.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 36: 0.2 điểm
Một người dành một khoản thu nhập I = 600 ngàn đồng, chi tiêu hết cho 2 loại sản phẩm X và Y với PX = 10 ngàn đồng/sp; PY = 30 ngàn đồng/sp, hàm tổng lợi ích (hữu dụng) của người này phụ thuộc vào số lượng X và Y tiêu dùng TU(x,y) = 2xy. Tại phương án tiêu dùng tối ưu, số lượng x và y người này mua là:
A.  
x = 20 và y = 60.
B.  
x = 10 và y = 30.
C.  
x = 30 và y = 10.
D.  
x = 60 và y = 20.
Câu 37: 0.2 điểm
Trong “mô hình đường cầu gãy” (The kinked demand curve model) khi một doanh nghiệp giảm giá thì các doanh nghiệp còn lại sẽ:
A.  
Không biết được.
B.  
Tăng giá.
C.  
Giảm giá.
D.  
Không thay đổi giá.
Câu 38: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm số cầu thị trường có dạng: P = - Q + 2400. Ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận có hệ số co giãn của cầu theo giá là -3, chi phí biên là 10. Vậy giá bán ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận:
A.  
20.
B.  
10.
C.  
15.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 39: 0.2 điểm
Tỷ lệ thay thế biên giữa hai mặt hàng X và Y được thể hiện là:
A.  
Độ dốc của đường đẳng ích.
B.  
Tỷ lệ giá cả của hai loại hàng hóa X và Y.
C.  
Độ dốc của đường tổng hữu dụng.
D.  
Độ dốc của đường ngân sách.
Câu 40: 0.2 điểm
Một xí nghiệp sản xuất một loại sản phẩm X có hàm sản xuất có dạng: Q = 2K(L - 2), trong đó K và L là hai yếu tố sản xuất có giá tương ứng PK = 600 đvt, PL = 300 đvt, tổng chi phí sản xuất là 15.000 đvt. Vậy sản lượng tối đa đạt được:
A.  
576.
B.  
560.
C.  
480.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 41: 0.2 điểm
Một người tiêu thụ có thu nhập là 1000 đvt, lượng cầu sản phẩm X là 10 sp, khi thu nhập tăng lên là 1200 đvt, lượng cầu của sản phẩm X tăng lên là 13 sp, vậy sản phẩm X thuộc hàng:
A.  
Hàng thông thường.
B.  
Hàng cấp thấp.
C.  
Hàng xa xỉ.
D.  
Hàng thiết yếu.
Câu 42: 0.2 điểm
Một xí nghiệp sử dụng hai yếu tố sản xuất vốn (K) và lao động (L) để sản xuất một loại sản phẩm X, phối hợp tối ưu của hai yếu tố sản xuất phải thỏa mãn:
A.  
K = L.
B.  
MPK /PL = MPL / PK.
C.  
MPK / PK = MPL / PL.
D.  
MPK = MPL.
Câu 43: 0.2 điểm
Trong “mô hình đường cầu gãy” (The kinked demand curve model), tại điểm gãy của đường cầu, khi doanh nghiệp có chi phí biên MC thay đổi thì:
A.  
Giá P tăng, sản lượng Q giảm.
B.  
Giá P tăng, sản lượng Q không đổi.
C.  
Giá P không đổi, sản lượng Q giảm.
D.  
Giá P và sản lượng Q không đổi.
Câu 44: 0.2 điểm
Đường đẳng ích biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng giữa hai loại sản phẩm mà người tiêu dùng:
A.  
Đạt được mức hữu dụng tăng dần.
B.  
Đạt được mức hữu dụng giảm dần.
C.  
Sử dụng hết số tiền mà mình có.
D.  
Đạt được mức hữu dụng như nhau.
Câu 45: 0.2 điểm
Câu phát biểu nào sau đây đúng trong các câu sau đây:
A.  
Hệ số co giãn cầu theo thu nhập đối với hàng xa xỉ lớn hơn 1.
B.  
Hệ số co giãn cầu theo thu nhập của hàng thông thường là âm.
C.  
Hệ số co giãn tại 1 điểm trên đường cầu luôn luôn lớn hơn 1.
D.  
Hệ số co giãn chéo của 2 sản phẩm thay thế là âm.
Câu 46: 0.2 điểm
Độ dốc của đường đẳng phí phản ánh:
A.  
Chi phí cơ hội của việc mua thêm một đơn vị đầu vào với mức tổng chi phí và giá cả của các đầu vào đã cho.
B.  
Tập hợp tất cả các kết hợp giữa vốn và lao động mà doanh nghiệp có thể mua với mức tổng chi phí và giá cả của các đầu vào đã cho.
C.  
Năng suất biên giảm dần.
D.  
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của hai đầu vào.
Câu 47: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí dài hạn: LTC = Q^2 + 64, mức giá cân bằng dài hạn:
A.  
64.
B.  
8.
C.  
16.
D.  
32.
Câu 48: 0.2 điểm
Giá của đường tăng và lượng đường mua bán giảm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do:
A.  
Mía năm nay bị mất mùa.
B.  
Thu nhập của dân chúng tăng lên.
C.  
Y học khuyến cáo ăn nhiều đường có hại sức khỏe.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 49: 0.2 điểm
Khi giá của Y là 400 đ/sp thì lượng cầu của X là 5000 sp, khi giá của Y tăng lên là 600 đ/sp thì lượng cầu của X tăng lên là 6000 sp, với các yếu tố khác không đổi, có thể kết luận X và Y là 2 sản phẩm:
A.  
Thay thế nhau có Exy = 0,45.
B.  
Bổ sung nhau có Exy = 0,25.
C.  
Thay thế nhau có Exy = 2,5.
D.  
Bổ sung nhau có Exy = 0,45.
Câu 50: 0.2 điểm
Cho hàm sản xuất Q = LK. Đây là hàm sản xuất có:
A.  
Không thể xác định được.
B.  
Năng suất tăng dần theo qui mô.
C.  
Năng suất giảm dần theo qui mô.
D.  
Năng suất không đổi theo qui mô.

Đề thi tương tự

Đề thi Kinh tế Vĩ mô - Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)Đại học - Cao đẳng

4 mã đề 200 câu hỏi 1 giờ

375,47028,885

Đề Thi Kinh Tế Vi Mô Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà NộiĐại học - Cao đẳng

5 mã đề 248 câu hỏi 1 giờ

72,1385,558

Đề Thi Online Miễn Phí: Kinh Tế Vi Mô NEU - Đại Học Kinh Tế Quốc DânĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

84,8066,521

Đề Thi Trắc nghiệm Môn Kinh Tế Vĩ Mô Đại Học Đại Nam DNUĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 149 câu hỏi 1 giờ

41,4193,181