thumbnail

Đề thi Kinh tế Vĩ mô - Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)

Khám phá đề thi online miễn phí dành cho môn Kinh tế Vĩ mô của Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) với đầy đủ đáp án chi tiết. Bộ đề thi được thiết kế bài bản, giúp sinh viên ôn tập kiến thức chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng làm bài thi hiệu quả. Đây là nguồn tài liệu quý giá cho những ai đang chuẩn bị cho các kỳ thi giữa kỳ và thi kết thúc học phần. Tài liệu được cập nhật đầy đủ, chính xác, đảm bảo hỗ trợ tối đa cho quá trình học tập và kiểm tra năng lực của bạn.

Từ khoá: đề thi online đề thi miễn phí Kinh tế Vĩ mô Đại học Kinh tế TP.HCM UEH đáp án chi tiết ôn tập kiến thức

Số câu hỏi: 200 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

375,468 lượt xem 28,885 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
GDP danh nghĩa:
A.  
Được tính theo giá của năm gốc.
B.  
Được tính theo giá cố định.
C.  
Được sử dụng để phản ánh sự thay đổi của phúc lợi kinh tế theo thời gian.
D.  
Được tính theo giá hiện hành.
Câu 2: 0.2 điểm
Giả sử cán cân tài khoản vãng lai (CA) và cán cân tài khoản vốn (KA) của một nước lần lượt được thể hiện qua các phương trình CA = 500 – 0,1Y và KA bằng 300. Tại mức thu nhập quốc dân là 3000 thì cán cân thanh toán của nước đó:
A.  
Thâm hụt 500.
B.  
Thâm hụt 200.
C.  
Thặng dư 200.
D.  
Thặng dư 500.
Câu 3: 0.2 điểm
Khoản mục nào sau đây không được tính một cách trực tiếp trong GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu?
A.  
Dịch vụ giúp việc mà một gia đình thuê.
B.  
Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê.
C.  
Sợi bông mà công ty dệt 8-3 mua và dệt thành vải.
D.  
Giáo trình bán cho sinh viên.
Câu 4: 0.2 điểm
Nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Nga, thu nhập của anh ta là:
A.  
Một phần trong GDP của Việt Nam và GNP của Nga.
B.  
Một phần trong GDP của Việt Nam và GDP của Nga.
C.  
Một phần trong GNP của Việt Nam và GNP của Nga.
D.  
Một phần trong GNP của Việt Nam và GDP của Nga.
Câu 5: 0.2 điểm
Nếu GDP danh nghĩa là 4000 tỉ đồng trong năm 1 và 4300 tỉ đồng trong năm 2 và mức giá của năm 2 cao hơn năm 1, khi đó:
A.  
GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
B.  
GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1.
C.  
NNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
D.  
Không đủ thông tin để kết luận.
Câu 6: 0.2 điểm
Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 1 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 2 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 3 triệu đồng. Các hoạt động này làm tăng:
A.  
1 triệu đồng.
B.  
2 triệu đồng.
C.  
3 triệu đồng.
D.  
6 triệu đồng.
Câu 7: 0.2 điểm
Các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm:
A.  
Thất nghiệp thấp.
B.  
Giá cả ổn định.
C.  
Tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững.
D.  
Tất cả các câu trên.
Câu 8: 0.2 điểm
Nếu tiền lương được quy định cao hơn mức tiền lương cân bằng thì nền kinh tế sẽ xuất hiện:
A.  
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
B.  
Thất nghiệp tạm thời.
C.  
Thất nghiệp chu kỳ.
D.  
Thất nghiệp cơ cấu.
Câu 9: 0.2 điểm
Dầu mỏ là một ví dụ về:
A.  
Vốn nhân lực.
B.  
Tư bản hiện vật.
C.  
Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được.
D.  
Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được.
Câu 10: 0.2 điểm
Thành phần lớn nhất trong GDP của Việt Nam là:
A.  
Tiêu dùng.
B.  
Đầu tư.
C.  
Mua hàng của chính phủ.
D.  
Xuất khẩu ròng.
Câu 11: 0.2 điểm
Câu bình luận về GDP nào sau đây là sai?
A.  
GDP có thể được tính bằng cách sử dụng giá cả hiện hành hoặc giá cả năm gốc.
B.  
Cả hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng đều được tính vào GDP.
C.  
Chỉ tính những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu.
D.  
GDP không tính các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
Câu 12: 0.2 điểm
Những chính sách nào của chính phủ sẽ làm kinh tế tăng trưởng nhiều nhất?
A.  
Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ.
B.  
Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư, và tăng thâm hụt ngân sách chính phủ.
C.  
Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ.
D.  
Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư, và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ.
Câu 13: 0.2 điểm
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2005 là:
A.  
7,8%.
B.  
8,4%.
C.  
8,2%.
D.  
6,6%.
Câu 14: 0.2 điểm
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập:
A.  
Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước.
B.  
Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.
C.  
Của khu vực dịch vụ trong nước.
D.  
Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.
Câu 15: 0.2 điểmchọn nhiều đáp án
Trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm bằng: (chọn 2 đáp án đúng)
A.  
Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm chính phủ.
B.  
Đầu tư + chi tiêu cho tiêu dùng.
C.  
GDP – tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ.
D.  
Chi tiêu cho tiêu dùng.
Câu 16: 0.2 điểm
Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp cơ cấu?
A.  
Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại.
B.  
Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm một công việc tốt hơn ở gần nhà.
C.  
Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ tạm thời do nhà máy đang lắp đặt thiết bị mới.
D.  
Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.
Câu 17: 0.2 điểm
Nếu quan sát sự biến động của GDP thực tế và GDP danh nghĩa bạn nhận thấy rằng trước năm 1994, GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa, nhưng sau năm 1994, GDP danh nghĩa lại lớn hơn GDP thực tế, bạn có thể khẳng định rằng:
A.  
Lạm phát đã tăng từ năm 1994.
B.  
Lạm phát đã giảm từ năm 1994.
C.  
Năm 1994 là năm cơ sở.
D.  
Năng suất lao động tăng mạnh sau năm 1994.
Câu 18: 0.2 điểm
Nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 2004 là 119 (2000 là năm cơ sở), thì chi phí sinh hoạt của năm 2004 đã tăng thêm:
A.  
119% so với năm 2003.
B.  
19% so với năm 2003.
C.  
119% so với năm 2000.
D.  
19% so với năm 2000.
Câu 19: 0.2 điểm
CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?
A.  
Thiết bị và đồ dùng gia đình.
B.  
Thực phẩm.
C.  
Y tế và giáo dục.
D.  
Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.
Câu 20: 0.2 điểm
Chính sách nào dưới đây có ít khả năng làm tăng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia?
A.  
Tăng chi tiêu cho giáo dục cộng đồng.
B.  
Dựng lên các rào cản đối với việc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài.
C.  
Ổn định chính trị và đảm bảo quyền sở hữu tư nhân.
D.  
Giảm rào cản đối với đầu tư nước ngoài.
Câu 21: 0.2 điểm
Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian được gọi là:
A.  
Xuất khẩu ròng.
B.  
Giá trị gia tăng.
C.  
Lợi nhuận.
D.  
Khấu hao.
Câu 22: 0.2 điểm
Nếu tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng từ 15.500 đồng Việt Nam/USD lên 16.000 đồng Việt Nam/USD, điều này có nghĩa là:
A.  
Đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối.
B.  
Đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối.
C.  
Đồng Việt Nam lên giá hay giảm giá còn phụ thuộc vào điều gì xảy ra với giá tương đối giữa Việt Nam và Mỹ.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 23: 0.2 điểm
Nếu tỉ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng Bảng Anh và USD Mỹ là 0,5 Bảng/USD thì 1 Bảng có thể đổi được bao nhiêu USD?
A.  
2 USD.
B.  
1,5 USD.
C.  
1 USD.
D.  
0,5 USD.
Câu 24: 0.2 điểm
Vận dụng quy tắc 70, nếu thu nhập của bạn tăng 10% một năm, thì thu nhập của bạn sẽ tăng gấp đôi sau khoảng:
A.  
7 năm.
B.  
10 năm.
C.  
70 năm.
D.  
14 năm.
Câu 25: 0.2 điểm
Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam?
A.  
Công ty Bến Thành xây dựng một nhà hàng ở Mát-xcơ-va.
B.  
Hãng phim truyện Việt Nam bán bản quyền của một phim cho một trường quay Nga.
C.  
Công ty chế tạo ôtô Hoà Bình mua cổ phần của Toyota (Nhật Bản).
D.  
Câu 1 và 3 đúng.
Câu 26: 0.2 điểm
Nếu người dân Việt Nam tiết kiệm nhiều hơn do bi quan vào tình hình kinh tế tương lai, thì theo mô hình về thị trường vốn vay:
A.  
Đường cung vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất tăng.
B.  
Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm.
C.  
Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng.
D.  
Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm.
Câu 27: 0.2 điểm
Loại thất nghiệp nào sau đây là do tiền lương được ấn định cao hơn mức cân bằng thị trường?
A.  
Thất nghiệp cơ cấu.
B.  
Thất nghiệp tạm thời.
C.  
Thất nghiệp chu kỳ.
D.  
Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển.
Câu 28: 0.2 điểm
Chi phí cơ hội của tăng trưởng cao hơn trong tương lai là:
A.  
Sự giảm sút về đầu tư hiện tại.
B.  
Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại.
C.  
Sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại.
D.  
Sự giảm sút về thuế.
Câu 29: 0.2 điểm
Một giám đốc bị mất việc do công ty hoạt động không hiệu quả. Anh ta được nhận khoản trợ cấp thôi việc là 30 triệu đồng. Tiền lương của anh ta khi làm việc là 30 triệu đồng/năm. Vợ anh ta bắt đầu đi làm với mức lương 10 triệu đồng/năm. Con gái anh ta vẫn:
A.  
Giảm 30 triệu đồng.
B.  
Giảm 19 triệu đồng.
C.  
Giảm 20 triệu đồng.
D.  
Tăng 11 triệu đồng.
Câu 30: 0.2 điểm
CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của nhóm hàng tiêu dùng nào sau đây?
A.  
May mặc, mũ nón, giày dép.
B.  
Phương tiện đi lại, bưu điện.
C.  
Văn hóa, thể thao và giải trí.
D.  
Lương thực, thực phẩm.
Câu 31: 0.2 điểm
Từ năm 2001 đến 2006, GDP thực tế của Việt Nam luôn tăng chậm hơn GDP danh nghĩa. Điều này cho thấy:
A.  
Mức sống của người dân Việt Nam đã tăng lên trong giai đoạn này.
B.  
Người dân Việt Nam phải trả phần lớn thu nhập dưới dạng thuế thu nhập.
C.  
Mức giá chung đã tăng trong thời kỳ này.
D.  
Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP danh nghĩa.
Câu 32: 0.2 điểm
Lực lượng lao động:
A.  
Bao gồm tất cả mọi người có khả năng lao động.
B.  
Không bao gồm những người đang tìm việc.
C.  
Là tổng số người đang có việc và thất nghiệp.
D.  
Không bao gồm những người tạm thời mất việc.
Câu 33: 0.2 điểm
Mức thất nghiệp mà nền kinh tế thông thường phải chịu là:
A.  
Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả.
B.  
Thất nghiệp tạm thời.
C.  
Thất nghiệp chu kỳ.
D.  
Thất nghiệp tự nhiên.
Câu 34: 0.2 điểm
Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 10 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 14 triệu. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 16 triệu. Đóng góp của cửa hàng bán bánh là:
A.  
2 triệu.
B.  
4 triệu.
C.  
6 triệu.
D.  
16 triệu.
Câu 35: 0.2 điểm
CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 5% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?
A.  
Thiết bị và đồ dùng gia đình.
B.  
Thực phẩm.
C.  
Lương thực.
D.  
Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.
Câu 36: 0.2 điểm
GDP danh nghĩa sẽ tăng:
A.  
Chỉ khi mức giá chung tăng.
B.  
Chỉ khi lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn.
C.  
Chỉ khi cả mức giá chung và lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra đều tăng.
D.  
Khi mức giá chung tăng và /hoặc lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn.
Câu 37: 0.2 điểm
Giá trị gia tăng của một công ty được tính bằng:
A.  
Doanh thu của công ty đó.
B.  
Lợi nhuận của công ty đó.
C.  
Giá trị tổng sản lượng trừ đi chi tiêu mua các sản phẩm trung gian.
D.  
Bằng 0 xét trong dài hạn.
Câu 38: 0.2 điểm
Sự kiện nào sau đây làm giảm số người thất nghiệp trong nền kinh tế?
A.  
Một công nhân bị sa thải.
B.  
Một nhân viên vừa được nghỉ hưu theo chế độ.
C.  
Một sinh viên mới ra trường tìm được việc làm ngay.
D.  
Một người đã tìm việc trong 4 tháng qua và vừa quyết định thôi không tìm việc nữa để theo học một lớp đào tạo nghề.
Câu 39: 0.2 điểm
Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp chu kỳ?
A.  
Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại.
B.  
Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm một công việc tốt hơn ở gần nhà.
C.  
Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ việc nhưng anh ta hy vọng sớm được gọi trở lại.
D.  
Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.
Câu 40: 0.2 điểm
Nhận định nào sau đây là đúng?
A.  
Lãi suất thực tế bằng tổng của lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát.
B.  
Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát.
C.  
Lãi suất danh nghĩa bằng tỉ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế.
D.  
Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỉ lệ lạm phát.
Câu 41: 0.2 điểm
Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP?
A.  
Giá giáo trình tăng.
B.  
Giá xe tăng mà quân đội mua tăng.
C.  
Giá xe máy được sản xuất ở Thái Lan và được bán ở Việt Nam tăng.
D.  
Giá máy kéo sản xuất tại Việt Nam tăng.
Câu 42: 0.2 điểm
Nếu công chúng giảm tiêu dùng 1000 tỉ đồng và chính phủ tăng chi tiêu 1000 tỉ đồng (các yếu tố khác không đổi), thì trường hợp nào sau đây là đúng?
A.  
Tiết kiệm quốc dân tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn.
B.  
Tiết kiệm quốc dân giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn.
C.  
Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
D.  
Chưa có đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của tiết kiệm quốc dân.
Câu 43: 0.2 điểm
Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp tạm thời?
A.  
Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại.
B.  
Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm một công việc tốt hơn ở gần nhà.
C.  
Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ việc trong 2 tuần do nhà máy đang lắp đặt thiết bị mới.
D.  
Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.
Câu 44: 0.2 điểm
Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ được gọi là:
A.  
Tiêu dùng.
B.  
Khấu hao.
C.  
Đầu tư.
D.  
Hàng hoá trung gian.
Câu 45: 0.2 điểm
Để nâng cao mức sống cho người dân ở các nước đang phát triển, chính phủ không nên làm điều gì sau đây?
A.  
Thúc đẩy thương mại tự do.
B.  
Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
C.  
Khuyến khích tăng dân số.
D.  
Khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ.
Câu 46: 0.2 điểm
GDP thực tế đo lường theo mức giá _________, còn GDP danh nghĩa đo lường theo mức giá _________.
A.  
Năm hiện hành, năm cơ sở.
B.  
Năm cơ sở, năm hiện hành.
C.  
Của hàng hóa trung gian, của hàng hóa cuối cùng.
D.  
Quốc tế, trong nước.
Câu 47: 0.2 điểm
Đồng nội tệ giảm giá thực tế hàm ý:
A.  
Hàng ngoại trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng nội.
B.  
Khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng nội giảm.
C.  
Giá hàng ngoại tính bằng nội tệ tăng một cách tương đối so với giá hàng sản xuất trong nước.
D.  
Một ngoại tệ đổi được nhiều đơn vị nội tệ hơn.
Câu 48: 0.2 điểm
Đóng góp của người sản xuất bánh mì:
A.  
1 triệu đồng.
B.  
2 triệu đồng.
C.  
3 triệu đồng.
D.  
6 triệu đồng.
Câu 49: 0.2 điểm
Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam?
A.  
Giá cả hàng hóa và dịch vụ của thế giới giảm.
B.  
GDP thực tế của Việt Nam tăng.
C.  
Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh.
D.  
GDP thực tế của thế giới giảm.
Câu 50: 0.2 điểm
Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều tăng gấp đôi, khi đó:
A.  
Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không thay đổi.
B.  
GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa.
C.  
GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi.
D.  
GDP thực tế tăng gấp đôi, còn GDP danh nghĩa không đổi.

Đề thi tương tự

Đề thi Kinh tế Vi mô Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) có đáp ánĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 150 câu hỏi 1 giờ

375,31528,858

Đề Thi Kinh Tế Vi Mô Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà NộiĐại học - Cao đẳng

5 mã đề 248 câu hỏi 1 giờ

72,1385,558

Đề Thi Online Miễn Phí: Kinh Tế Vi Mô NEU - Đại Học Kinh Tế Quốc DânĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

84,8056,521

Đề Thi Trắc nghiệm Môn Kinh Tế Vĩ Mô Đại Học Đại Nam DNUĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 149 câu hỏi 1 giờ

41,4183,181