thumbnail

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 27)

Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Trong các dòng dưới đây, dòng nào chỉ chứa thành ngữ?
A.  
Chị ngã em nâng; Ruột thắt từng cơn.
B.  
Gà trống nuôi con; Tháng rộng năm dài.
C.  
Một nắng hai sương; Mình hạc xương mai.
D.  
Thẳng cánh cò bay; Nước mắt chan hòa.
Câu 2: 1 điểm
Câu thơ nào sau đây không thuộc tác phẩm Việt Nam?
A.  
Mày chau tay gẩy khúc sầu/ Giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn.
B.  
Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ, khắp đòi phương.
C.  
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
D.  
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Câu 3: 1 điểm
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được trích từ tập truyện nào?
A.  
Hoa dọc chiến hào.
B.  
Nắng trong vườn.
C.  
Lửa thiêng.
D.  
Vang bóng một thời.
Câu 4: 1 điểm
Dòng nào sau đây chỉ chứa từ láy?
A.  
Lung linh, ngân nga.
B.  
Mòn mỏi, đỏ đen.
C.  
Ngân nga, tươi tốt.
D.  
Chiều chiều, quan san.
Câu 5: 1 điểm
Từ “Điếu phạt” trong câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) có ý nghĩa gì?
A.  
Thương xót dân chúng.
B.  
Thương dân, đánh kẻ có tội.
C.  
Dẫn quân đi dẹp loạn.
D.  
Trừng phạt kẻ thù.
Câu 6: 1 điểm
Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, con sông Hương được miêu tả như thế nào ở đoạn thượng nguồn?
A.  
Như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
B.  
Như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
C.  
Như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
D.  
Như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
Câu 7: 1 điểm
Chi tiết “lá ngón” xuất hiện lần thứ hai trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ mang ý nghĩa gì?
A.  
Thể hiện khát vọng tự do của nhân vật Mị.
B.  
Thể hiện sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị.
C.  
Thể hiện sự tê liệt về mặt tinh thần của nhân vật Mị.
D.  
Thể hiện sự phản kháng của nhân vật Mị.
Câu 8: 1 điểm
Cảnh Đèo Ngang trong tác phẩm “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) được miêu tả vào thời gian nào?
A.  
Sáng sớm.
B.  
Xế trưa.
C.  
Chiều tà.
D.  
     Đêm khuya.    
Câu 9: 1 điểm
Cặp quan hệ từ “càng…..càng” trong câu “Càng nhìn lại càng ngẩn ngơ/ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn” (Thanh Hải) biểu thị mối quan hệ gì?
A.  
Nhân – quả.
B.  
Đối lập.
C.  
So sánh.
D.  
   Tăng tiến.          
Câu 10: 1 điểm
 Trong câu “Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm” (Trích Vùng biên ải, Ma Văn Kháng) đâu là thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A.  
Trên những nương cao.
B.  
Mạch ba góc.
C.  
Mùa thu.
D.  
Chín đỏ sậm.
Câu 11: 1 điểm
 Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài”. “Bằng các từ ngữ sinh động” là thành phần nào của câu?
A.  
Chủ ngữ.
B.  
Vị ngữ.
C.  
Trạng ngữ.
D.  
   Khởi ngữ.   
Câu 12: 1 điểm
Trong bóng đá nói riêng và học tập nói chung, Minh đều đạt được những thành tích xuất sắc.”. Đây là câu:
A.  
Thiếu chủ ngữ.
B.  
Thiếu vị ngữ.
C.  
Thiếu quan hệ từ.
D.  
Sai logic.
Câu 13: 1 điểm
Cụm từ “đòi nợ xuýt” trong câu: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy” (Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân) có ý nghĩa gì? 
A.  
Đòi nợ một cách vô lí.
B.  
Đòi nợ một cách dữ tợn.
C.  
Đòi nợ một cách gấp gáp.
D.  
Đòi nợ một cách đáng sợ.
Câu 14: 1 điểm

Thà rằng liều một thân con

Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.

(Truyện Kiều, Nguyễn Du).

Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì?

A.  
So sánh.
B.  
Ẩn dụ.  
C.  
Hoán dụ.
D.  
Điệp ngữ.
Câu 15: 1 điểm

Trong các câu sau:

I. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

II. Cờ người là trò chơi độc đáo của người Việt Nam, mang tính trí tuệ và thể hiện nét văn hóa truyền thống Á Đông.

III. Bóng tre chùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

IV. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 9A.

Những câu nào mắc lỗi:

A.  
I và III.
B.  
II và IV.   
C.  
I và IV.
D.  
III và IV.

Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng vō. Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người, còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không d hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.

(Trần Đình Hượu, Nhìn về vốn văn hoá dân tộc, Ngữ văn 12, tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

Câu 16: 1 điểm
Theo đoạn trích, biểu hiện nào chứng tỏ ý thức về cá nhân và sở hữu của người Việt không phát triển cao?
A.  
Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo
B.  
Giàu sang chỉ là tạm thời.
C.  
Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời.
D.  
Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng.
Câu 17: 1 điểm
Theo lập luận của đoạn trích, vì sao trong tâm trí của người Việt thường có Thần và Bụt mà không có Tiên?
A.  
Vì Thần, Bụt luôn sẵn lòng trợ giúp con người, Tiên thì không.
B.  
Vì Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người, còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ.
C.  
Vì Thần, Bụt có nguồn gốc phương Đông, Tiên có nguồn gốc phương Tây.
D.  
Vì Thần, Bụt có phép lạ còn Tiên thì ít phép lạ.
Câu 18: 1 điểm
Đoạn trích vận dụng kết hợp các phong cách ngôn ngữ nào?
A.  
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
B.  
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ báo chí.
C.  
Phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ khoa học.
D.  
Phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 19: 1 điểm
Đoạn trích bàn về vấn đề gì?
A.  
Quan niệm thẩm mĩ của con người Việt Nam.
B.  
Quan niệm sống, lối sống của con người Việt Nam.
C.  
Ưu điểm của người Việt Nam.
D.  
Hạn chế của người Việt Nam.
Câu 20: 1 điểm
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A.  
Miêu tả.
B.  
Nghị luận.
C.  
Tự sự.
D.  
Biểu cảm.
Câu 21: 1 điểm

1.2. TIẾNG ANH 

 Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.

I was amazed _______ her knowledge of French literature.

A.  
with.
B.  
about.
C.  
at.
D.  
of.
Câu 22: 1 điểm
Please send me a postcard as soon as you _______ in London.
A.  
will arrive.
B.  
is going to arrive.
C.  
have arrived.
D.  
arrive.
Câu 23: 1 điểm
In this class, the students are talking _______ than the teacher.
A.  
loudly.
B.  
more loud.
C.  
loudlier.
D.  
louder.
Câu 24: 1 điểm
The cyclone caused _______ damage to the city.
A.  
extend.
B.  
extended.
C.  
extension.
D.  
extensive.
Câu 25: 1 điểm
I'm afraid we no longer sell that model of laptop because we had _______ a lot of complaints.
A.  
so.
B.  
such.
C.  
enough.
D.  
too.
Câu 26: 1 điểm
 Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
If you strictly follow your moral principles, you will be sure that you are a honest person.
A.  
strictly follow.
B.  
principles.
C.  
sure that.
D.  
a.
Câu 27: 1 điểm
The best-known members of the cabbage vegetable group includes head cabbage, cauliflower and broccoli.
A.  
best-known.
B.  
vegetable.
C.  
includes.
D.  
califlower.
Câu 28: 1 điểm
By the time the police come, the robber had run away.
A.  
By the time.
B.  
come.
C.  
had run.
D.  
away.
Câu 29: 1 điểm
It is essential that each of us is responsible for our wrongdoings.
A.  
that.
B.  
is.
C.  
for.
D.  
wrongdoings.
Câu 30: 1 điểm
There are differences and similarities between Vietnamese and American culture.
A.  
are.
B.  
similarities.
C.  
Vietnamese
D.  
culture.
Câu 31: 1 điểm

Which of the following best restates each of the given sentences? 

"If I were you, I would take the job," said my room-mate.

A.  
My room-mate was thinking about taking the job.
B.  
My room-mate advised me to take the job.
C.  
My room-mate introduced the idea of taking the job to me.
D.  
My room-mae insisted on taking the job for me.
Câu 32: 1 điểm
It is much more difficult to speak English than to speak French.
A.  
To speak French is more difficult than to speak English.
B.  
To speak English is more difficult than to speak French.
C.  
Speaking English is more difficult than to speak French.
D.  
Speaking French is not as difficult as to speaking English.
Câu 33: 1 điểm
David continued to smoke even though we had advised him to quit.
A.  
David took our advice so he stopped smoking.
B.  
If we had advised David, he would have quit smoking.
C.  
David did not quit smoking because of our advice.
D.  
Despite being told not to smoke, David continued to do.
Câu 34: 1 điểm
Mary tried to keep calm although she was very disappointed.
A.  
Mary was too disappointed to keep calm.
B.  
Disappointed as she was, Mary tried to keep calm.
C.  
Mary lost her temper because of her disappointment.
D.  
Feeling disappointed, Mary tried to keep calm, but she failed.
Câu 35: 1 điểm
He cannot afford a new computer.
A.  
The new computer is so expensive that he cannot buy it.
B.  
 Therefore, he would buy a new computer.
C.  
So, he would buy a new computer.
D.  
The new computer is so expensive but he can buy it.

It is commonly believed in the United States that school is where people go to get an education. Nevertheless, it has been said that today children interrupt their education to go to school. The distinction between schooling and education implied by this remark is important.

Education is much more open-ended and all-inclusive than schooling. Education knows no bounds. It can take place anywhere, whether in the shower or on the job, whether in a kitchen or on a tractor. It includes both the formal learning that takes place in schools and the whole universe of informal learning. The agents of education can range from a reserved grandparent to the people debating politics on the radio, from a child to a distinguished scientist. Whereas schooling has certain predictability, education quite often produces surprises. A chance conversation with a stranger may lead a person to discover how little is known of other religions.

People are engaged in education from infancy on. Education, then, is a very broad, inclusive term. It is a lifelong process, a process that starts long before the start of school and one that should be an integral part of one's entire life. Schooling, on the other hand, is a specific, formalized process, whose general pattern varies little from one setting to the next. Throughout a country, children arrive at school at approximately the same time, take assigned seats, are taught by an adult, use similar textbooks, do homework, take exams, and so on.

The slices of reality that are to be learnt, whether they are the alphabet or an understanding of the workings of government, have usually been limited by the boundaries of the subject being taught. For example, high school students know that they are not likely to find out in their class the truth about political problems in their communities or what the newest filmmakers are experimenting with. There are definite conditions surrounding the formalized process of schooling.

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

Câu 36: 1 điểm
What does the author probably mean by using the expression "children interrupt their education to go to school"?
A.  
Going to several different schools is educationally beneficial.
B.  
School vacations interrupt the continuity of the school year.
C.  
Summer school makes the school year too long.
D.  
All of life is an education.
Câu 37: 1 điểm
The word "bounds" is closest in meaning to _______.
A.  
rules.
B.  
experiences.
C.  
limits.
D.  
expectation.
Câu 38: 1 điểm
The word "they" refers to _______.
A.  
slices of reality.
B.  
similar textbooks.
C.  
boundaries.
D.  
seats.
Câu 39: 1 điểm
The passage supports which of the following conclusions?
A.  
Without formal education, people would remain ignorant.
B.  
Education systems need to be radically reformed.
C.  
Going to school is only part of how people become educated.
D.  
Education involves many years of professional training.
Câu 40: 1 điểm
The passage is organized by _______.
A.  
listing and discussing several educational problems.
B.  
contrasting the meanings of two related words.
C.  
narrating a story about excellent teachers.
D.  
giving examples of different kinds of schools.
Câu 41: 1 điểm

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Cho hàm số bậc ba có đồ thị như hình vẽ, đường thẳng d có phương trình Biết phương trình có ba nghiệm Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đồ thị (C) như hình (ảnh 1). Giá trị của bằng

 

A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 42: 1 điểm
Tập điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn
A.  
Cả mặt phẳng.
B.  
Đường thẳng.
C.  
Một điểm.
D.  
Hai đường thẳng.
Câu 43: 1 điểm
 Cho hình chóp có đáy là hình vuông cạnh Biết vuông góc với đáy và Tính thể tích V của khối chóp đã cho.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
. 
Câu 44: 1 điểm
Trong không gian với hệ tọa độ , cho điểm và đường thẳng d có phương trình . Tính đường kính của mặt cầu có tâm A và tiếp xúc với đường thẳng d.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 45: 1 điểm
Cho tích phân Với cách đặt ta được
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 46: 1 điểm
Trước kỳ thi học kỳ 2 của lớp 11 tại trường FIVE, giáo viên Toán lớp FIVA giao cho học sinh để cương ôn tập gồm 2n bài toán, n là số nguyên dương lớn hơn 1. Đề thi học kỳ của lớp FIVA sẽ gồm 3 bài toán được chọn ngẫu nhiên trong số 2n bài toán đó. Một học sinh muốn không phải thi lại, sẽ phải làm được ít nhất 2 trong số 3 bài toán đó. Học sinh TWO chỉ giải chính xác được đúng 1 nửa số bài trong đề cương trước khi đi thi, nửa còn lại học sinh đó không thể giải được. Tính xác suất để TWO không phải thi lại ?
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 47: 1 điểm
Cho tập hợp Hỏi từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau sao cho một trong 3 chữ số đầu tiên phải bằng 1.
A.  
2 802.
B.  
65.
C.  
2 520.
D.  
2 280.
Câu 48: 1 điểm

 Cho các số thực thỏa mãn điều kiện  Cho các số thực  thỏa mãn điều kiện (ảnh 1) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

A.  
6.
B.  
C.  
8.
D.  
7.
Câu 49: 1 điểm
Một bác nông dân cần trồng lúa và khoai trên diện tích đất gồm 6 ha, với lượng phân bón dự trữ là 100 kg và sử dụng tối đa 120 ngày công. Để trồng 1 ha lúa cần sử dụng 20 kg phân bón, 10 ngày công với lợi nhuận là 30 triệu đồng; để trồng 1 ha khoai cần sử dụng 10 kg phân bón, 30 ngày công với lợi nhuận là 60 triệu đồng. Để đạt được lợi nhuận cao nhất, bác nông dân đã trồng x (ha) lúa và y (ha) khoai. Giá trị của x là
A.  
2.
B.  
3.
C.  
4.
D.  
5.
Câu 50: 1 điểm
Nông trường cao su Minh Hưng phải khai thác 260 tấn mủ trong một thời gian nhất định. Trên thực tế, mỗi ngày nông trường đều khai thác vượt định mức 3 tấn. Do đó, nông trường đã khai thác được 261 tấn và xong trước thời hạn 1 ngày. Hỏi theo kế hoạch mỗi ngày nông trường khai thác được bao nhiêu tấn mủ cao su?
A.  
23 tấn.
B.  
24 tấn.
C.  
25 tấn.
D.  
26 tấn.
Câu 51: 1 điểm

Phát biểu mệnh đề và phát biểu mệnh đề đảo, xét tính đúng sai của nó.

P: “” và Q: “4 < 3”.

A.  

Mệnh đề là “Nếu thì ”, mệnh đề này đúng vì mệnh đề P sai.

Mệnh đề đảo là : “Nếu thì ”, mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q đúng.

B.  

Mệnh đề là “Nếu thì ”, mệnh đề này sai vì mệnh đề P sai.

Mệnh đề đảo là : “Nếu thì ”, mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q sai.

C.  

Mệnh đề là “Nếu thì ”, mệnh đề này sai vì mệnh đề P sai.

Mệnh đề đảo là : “Nếu thì ”, mệnh đề này sai vì mệnh đề Q sai.

D.  

Mệnh đề là “Nếu thì ”, mệnh đề này đúng vì mệnh đề P sai.

Mệnh đề đảo là : “Nếu thì ”, mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q sai.

Câu 52: 1 điểm
Yến, Anh, Khuê, Oanh và Duyên cùng sống trong một khu chung cư. Có 2 người sống ở tầng 1 và 3 người sống ở tầng 2. Oanh không sống cùng tầng với Khuê và Duyên. Anh không sống cùng tầng với Yến và Khuê. Hỏi ai là người sống ở tầng 1?
A.  
Khuê và Duyên.
B.  
Yến và Duyên.
C.  
Yến và Oanh.
D.  
Anh và Oanh.

Có 5 người sống trong một căn hộ: Ông Smith, vợ ông, con trai họ, chị gái ông Smith và cha của ông ấy. Mỗi người đều có công việc. Một người là nhân viên bán hàng, một người khác là luật sư, một người làm việc tại bưu điện, một người là kĩ sư và một người là giáo viên. Luật sư và giáo viên không có quan hệ huyết thống. Nhân viên bán hàng thì lớn tuổi hơn chị chồng và người giáo viên. Người kĩ sư lớn tuổi hơn người làm việc trong bưu điện. Biết rằng luật sư và giáo viên đều là nữ.

Câu 53: 1 điểm
Cha ông Smith làm nghề gì?
A.  
Nhân viên bán hàng.
B.  
Luật sư.
C.  
Kĩ sư.
D.  
Giáo viên.
Câu 54: 1 điểm
Ai làm nghề giáo viên?
A.  
Ông Smith.
B.  
Vợ ông Smith.
C.  
Chị gái ông Smith.
D.  
Con trai ông Smith.
Câu 55: 1 điểm

Tại một nước Châu Mỹ, một nhân vật có tên là Sêvot Ri-mân bị giết. Cảnh sát bắt giữ 3 người bị tình nghi là thủ phạm. Khi tra hỏi, họ khai như sau:

+ Giêm: Tôi không là thủ phạm. Trước đó tôi chưa hề gặp Giôn bao giờ. Dĩ nhiên là tôi có biết Sêvot Ri-mân.

+ Giôn: Tôi không là thủ phạm. Giêm và Giô là bạn của tôi. Giêm chưa hề giết ai bao giờ.

 + Giô: Tôi không là thủ phạm. Giêm đã nói dối là trước đây chưa hề biết Giôn. Tôi không biết ai là thủ phạm.

Cảnh sát tìm hiểu thêm thì thấy mỗi người đều nói đúng 2 ý, còn 1 ý sai và trong 3 người đó chắc chắn có một người là thủ phạm đã giết Sêvot Ri-mân. Vậy thủ phạm là ai?

A.  
Giêm.
B.  
Giôn.
C.  
Giô.
D.  
Không xác định được.
Câu 56: 1 điểm
 Nhiệt độ nung chảy của chất X cao hơn nhiệt độ nung chảy của chất P. Nhiệt độ nung chảy của chất Y thấp hơn nhiệt độ nung chảy của chất P nhưng cao hơn nhiệt độ nung chảy của chất Q. Nếu như những mệnh đề ở trên đúng thì ta có thể kết luận rằng nhiệt độ nung chảy của S cao hơn Y nếu ta biết thêm rằng:
A.  
Nhiệt độ nung chảy của P và Q cao hơn nhiệt độ nung chảy của S.
B.  
Nhiệt độ nung chảy của X cao hơn nhiệt độ nung chảy của S.
C.  
Nhiệt độ nung chảy của P thấp hơn nhiệt độ nung chảy của S.
D.  
Nhiệt độ nung chảy của S cao hơn nhiệt độ nung chảy của Q.

Dưới đây là sơ đồ phòng khách nhà Linh. Gia đình Linh có 4 thành viên là: bố Linh, mẹ Linh, anh trai Linh và Linh. Vào mỗi buổi tối, cả gia đình luôn xem TV cùng nhau, mỗi người đều ngồi ở 1 chỗ cố định như sau:

Biết rằng, ba mẹ Linh luôn ngồi cạnh nhau.

Câu 57: 1 điểm
Có bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra về chỗ ngồi của gia đình Linh?
A.  
12.
B.  
24.
C.  
36.
D.  
72.
Câu 58: 1 điểm
Nếu Linh ngồi gần mẹ thì anh trai Linh có thể ngồi ở những vị trí nào?
A.  
1, 2, 3, 4.
B.  
1, 2, 5, 6.
C.  
2, 3, 4, 5.
D.  
1, 2, 4, 6.
Câu 59: 1 điểm
Nếu Linh không ngồi cạnh bố và anh trai Linh không ngồi cạnh cả bố và mẹ thì có bao nhiêu trường hợp chỗ ngồi có thể xảy ra?
A.  
24.
B.  
30.
C.  
36.
D.  
38.
Câu 60: 1 điểm
Nếu Linh không ngồi ghế số 1 và không ngồi cạnh anh trai, bố mẹ không ngồi cạnh 2 anh em thì ghế nào có thể bị bỏ trống?
A.  
1, 2, 3.
B.  
1, 4, 6.
C.  
2, 4, 5.
D.  
Tất cả các ghế.

Sơ đồ sau cho biết thông tin và giá tiền để đặt vé các chuyến bay quốc tế:

• Những chi phí bổ sung này áp dụng cho mỗi hành khách trên mỗi chuyến bay.

Câu 61: 1 điểm
Số tiền phải trả cho chuyến bay tới điểm đến B của một gia đình bốn người có thêm bảo hiểm du lịch và ba kiện hành lý vào buổi sáng sẽ đắt hơn so với chuyến bay đó vào buổi chiều tối là
A.  
$96,0.
B.  
$228,0.
C.  
$44,0.
D.  
$176,0.
Câu 62: 1 điểm
Một nhóm gồm ba người đặt vé cho chuyến bay buổi chiều tối tới điểm đến C và chọn ký gửi hai kiện hành lý và chi phí đến bù môi trường. Hỏi tổng chi phí cho chuyến đi của họ là bao nhiêu?
A.  
$266,5.
B.  
$256,0.
C.  
$226,5.
D.  
$216,0.
Câu 63: 1 điểm
Ông X là khách hàng thân thiết của hãng nên được giảm giá 20% cho một chuyến bay duy nhất. Ông X chọn áp dụng đối với chuyến bay buổi chiều tối tới điểm đến điểm A. Ông chọn ký gửi một kiện hành lý và chi phí đền bù môi trường. Biết mã giảm giá không áp dụng cho chi phí bổ sung. Hỏi tổng chi phí ông X phải trả là bao nhiêu?
A.  
$98,5.
B.  
$88,5.
C.  
$83,5.
D.  
$80,5.

Biểu đồ cột bên dưới so sánh các nguyên nhân tử vong khác nhau ở một quốc gia trong năm 2020.

Câu 64: 1 điểm
Lý do tử vong phổ biến nhất ở quốc gia này là
A.  
uống rượu.
B.  
AIDS.
C.  
tự tử.
D.  
hút thuốc.
Câu 65: 1 điểm
Tỉ lệ số người chết do uống rượu so với số người chết do tự tử là bao nhiêu?
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 66: 1 điểm
Trung bình có khoảng bao nhiêu người người chết mỗi ngày vào năm 2020 ở quốc gia này?
A.  
1 593.
B.  
15 973.
C.  
1 597.
D.  
17 268.

Dưới đây là kết quả điều tra kinh tế của các hộ gia đình trong một xã được thể hiện qua biểu đồ.

Câu 67: 1 điểm
Biết số hộ nghèo là 75 hộ. Tổng số hộ dân trong xã đó là
A.  
400 hộ.
B.  
350 hộ.
C.  
300 hộ.
D.  
500 hộ.
Câu 68: 1 điểm
Số hộ khá giả nhiều hơn so với số hộ nghèo là bao nhiêu phần trăm?
A.  
80%.
B.  
70%.
C.  
60%.
D.  
65%.
Câu 69: 1 điểm
Tổng số hộ giàu và nghèo của xã đó là
A.  
250 hộ.
B.  
200 hộ.
C.  
210 hộ.
D.  
165 hộ.
Câu 70: 1 điểm
 Số hộ giàu ít hơn số hộ khá giả là …….hộ.
A.  
45 hộ.
B.  
15 hộ.
C.  
40 hộ.
D.  
35 hộ.
Câu 71: 1 điểm
 Ester X (đơn chức, mạch hở) tạo bởi một alcohol no, đơn chức và một carboxylic acid có một liên kết đôi , đơn chức, mạch hở. Công thức phân tử của X có dạng là
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 72: 1 điểm
Ion phức chất có dạng hình học nào sau đây?
A.  
Tứ diện.
B.  
Đường thẳng.
C.  
Vuông phẳng.
D.  
Tam giác.
Câu 73: 1 điểm
Một mol khí lý tưởng tồn tại ở điều kiện tiêu chuẩn, tiến hành thay đổi nhiệt độ thành và áp suất thành . Thể tích mới của lượng khí này là bao nhiêu?
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 74: 1 điểm

Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:

(1) ;

(2) ;

(3) ;

(4) ;

(5) ;

(6) ;

(7) .

Những chất thuộc loại ester là

A.  
(1), (2), (3), (4), (5), (6).
B.  
(1), (2), (3), (5), (7).
C.  
(1), (2), (4), (6), (7).
D.  
(1), (2), (3), (6), (7).
Câu 75: 1 điểm
Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng đối với ánh sáng đơn sắc khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,2 m khoảng vân đo được là 1,2 mm. Khoảng cách giữa hai khe là:
A.  
0,4 mm.
B.  
0,5 mm.
C.  
0,6 mm.
D.  
0,7 mm.
Câu 76: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây là đúng? Khi một chất điểm thực hiện dao động điều hòa thì
A.  
đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
B.  
đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường elip.
C.  
đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường hình sin.
D.  
đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Câu 77: 1 điểm
 Một mạch dao động điện từ có tần số , vận tốc ánh sáng trong chân không Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng là:
A.  
60 m.
B.  
6 m.
C.  
600 m.
D.  
0,6 m.
Câu 78: 1 điểm
Hai điện tích điểm  và  đặt trong chân không cách nhau 3 cm. Biết Độ lớn của lực điện tương tác giữa hai điện tích là
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 79: 1 điểm
Kết quả sinh trưởng thứ cấp ở cây Hai lá mầm là
A.  
A. làm tăng diện tích bề mặt (độ dày của thân cây).
B.  
B. làm tăng chiều dài của thân.
C.  
C. làm tăng chiều dài của rễ.
D.  
D. làm tăng chiều dài của thân, rễ.
Câu 80: 1 điểm
Tác dụng của việc ấp trứng ở các loài chim là
A.  
A. tạo ra nhiệt độ thích hợp cho hợp tử phát triển bình thường.
B.  
B. hạn chế sự tiếp xúc giữa vỏ trứng với không khí để giữ nhiệt.
C.  
C. truyền năng lượng từ bố mẹ sang trứng để trứng phát triển tốt.
D.  
D. bảo vệ trứng là chủ yếu và tiết chất nhờn để diệt khuẩn.
Câu 81: 1 điểm

Xét các ví dụ sau:

I. Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận,...

II. Ở người kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định tóc mọc bình thường, kiểu gen Aa quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ.

III. Trẻ em bị phêninkêtô niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ sẽ phát triển bình thường.

IV. Người bị bạch tạng kết hôn với người bình thường, con của họ có thể bị hoặc không bị bệnh.

Trong các ví dụ trên có bao nhiêu ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?

A.  
1.
B.  
  2.
C.  
3.
D.  
4.
Câu 82: 1 điểm
Ở một quần thể người đang cân bằng di truyền. Xét tính trạng nhóm máu có 49% số người nhóm máu O và IB = 2 IA. Nếu 2 người có nhóm máu A trong quần thể này kết hôn, xác suất để họ sinh ra người con có nhóm máu O là
A.  
0,49%.
B.  
21,8%.
C.  
42%.
D.  
37,8%.
Câu 83: 1 điểm
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Bắc Trung Bộ, cho biết quy mô GDP của vùng năm 2007 là
A.  
75,4 nghìn tỉ đồng.
B.  
76,3 nghìn tỉ đồng.
C.  
77,8 nghìn tỉ đồng.
D.  
79,5 nghìn tỉ đồng.
Câu 84: 1 điểm
Tổng mức bán lẻ hàng hóa nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A.  
sản xuất phát triển, mức sống, thu nhập tăng.
B.  
đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
C.  
phát triển giao thông vận tải, chợ, siêu thị.
D.  
thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Câu 85: 1 điểm
Tính chất của gió mùa mùa hạ là
A.  
nóng, khô.
B.  
nóng, ẩm.
C.  
lạnh, ẩm.
D.  
lạnh, khô.
Câu 86: 1 điểm

Cho biểu đồ:

KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN

MỘT SỐ NGÀNH VẬN TẢI NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2020

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2020, NXB Thống kê, 2021)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A.  
Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt nước ta giai đoạn 2000-2020.
B.  
Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển một số ngành vận tải nước ta giai đoạn 2000 -2020.
C.  
Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa luân chuyển một số ngành vận tải nước ta giai đoạn 2000 -2020.
D.  
Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo khu vực nước ta giai đoạn 2000-2020.
Câu 87: 1 điểm
Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A.  
cách mạng dân chủ tư sản.
B.  
cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
C.  
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D.  
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 88: 1 điểm
Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930-1931 so với phong trào dân tộc dân chủ trước năm 1930?
A.  
Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.
B.  
Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
C.  
Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
D.  
Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu 89: 1 điểm
Sự khác biệt cơ bản của cao trào 1905-1908 ở Ấn Độ so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là
A.  
tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
B.  
do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ.
C.  
do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế.
D.  
có sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, sự tham gia của công nhân, nông dân.
Câu 90: 1 điểm
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào Cần vương ở Việt Nam là
A.  
Nhân dân muốn giúp vua khôi phục vương quyền.
B.  
Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
C.  
  Mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe đối lập trong triều đình.
D.  
Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế bị thất bại.

Một thí nghiệm trong đó được kết hợp với , được biểu diễn bằng phương trình cân bằng sau:

Câu 91: 1 điểm

Một học sinh thực hiện một loạt các phản ứng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng. Trong mỗi thử nghiệm, học sinh kết hợp 50,0 với và đo thời gian cần thiết để phản ứng kết thúc. Các dữ liệu được đưa ra trong bảng sau:

Thử nghiệm

Nồng độ của HCl(aq) M

Kích thước hạt

Thời gian phản ứng kết thúc (giây)

1

1,00

Bột mịn

67

2

1,00

Các viên nhỏ

112

3

1,00

Các viên lớn

342

4

3,00

Bột mịn

22

5

3,00

Các viên nhỏ

227

6

3,00

Các viên lớn

114

Trong số các thử nghiệm trên, học sinh đã nhận ra rằng có một thử nghiệm đã cho kết quả không chính xác. Thử nghiệm đó là

A.  
thử nghiệm 1.
B.  
thử nghiệm 3.
C.  
thử nghiệm 5.
D.  
thử nghiệm 6.
Câu 92: 1 điểm
 Biết rằng lấy dư trong tất cả các thử nghiệm. Giả sử rằng thể tích của hỗn hợp không đổi là trong suốt quá trình thử. Nồng độ mol của trong cốc sau khi phản ứng kết thúc ở thử nghiệm số 2 là
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 93: 1 điểm

Để tìm hiểu về nhiệt độ của phản ứng, học sinh lặp lại thử nghiệm số 1 bằng cách trộn 50,0 mL dung dịch với , cho nhiệt lượng kế vào cốc chứa dung dịch. Học sinh ghi lại nhiệt độ của hệ phản ứng cứ sau 20 giây. Các dữ liệu được đưa ra trong bảng sau:


 

Thời gian (t)

Nhiệt độ đo được của dung dịch

0

21,20

20

21,51

40

21,70

60

21,85

80

21,90

100

21,90

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Thời gian phản ứng càng lâu, nhiệt độ của dung dịch càng tăng.
B.  
Nhiệt độ của dung dịch thay đổi không xác định.
C.  
Phản ứng (*) là phản ứng thu nhiệt.
D.  
Phản ứng (*) là phản ứng toả nhiệt.

Hơi methanol bị phân hủy để tạo thành khí carbon monoxide và khí hydrogen ở nhiệt độ cao với sự có mặt của chất xúc tác platinum,  phương trình hóa học biểu diễn cân bằng được cho dưới đây.

Câu 94: 1 điểm
Có bao nhiêu nguyên tố thay đổi số oxi hoá?
A.  
1.
B.  
2.
C.  
3.
D.  
0.
Câu 95: 1 điểm

Biến thiên Entropy tiêu chuẩn của một phản ứng là đại lượng đặc trưng cho mức độ hỗn loạn của hệ. Giá trị entropy tiêu chuẩn của các chất được cho trong bảng sau:

Chất

240

198

131

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Phản ứng có và theo chiều thuận, mức độ hỗn loạn của hệ tăng.
B.  
Phản ứng có và theo chiều thuận, mức độ hỗn loạn của hệ giảm.
C.  
Phản ứng có và theo chiều thuận, mức độ hổn loạn của hệ tăng.
D.  
Phản ứng có và theo chiều thuận, mức độ hổn loạn của hệ giảm.
Câu 96: 1 điểm

 Sơ đồ hạt sau đây biểu diễn thành phần của hỗn hợp phản ứng tại thời điểm cân bằng.

Khi áp suất tổng của hỗn hợp bằng 12 atm thì áp suất riêng phần của CO(g) ở trạng thái cân bằng là

A.  
1,2 atm.
B.  
2,8 atm.
C.  
3,6 atm.
D.  
7,2 atm.
Để đối phó với tình hình dịch bệnh đang ngày càng phát triển, một cơ sở sản xuất khẩu trang quyết định nhập thêm một số máy với thông số định mức 220 V – 11 kW. Điện năng được truyền từ nơi phát đến xưởng sản xuất bằng đường dây một pha với hiệu điện thế 500 V và hiệu suất truyền tải là 90%. Ban đầu xưởng sản xuất này có 90 máy hoạt động. Hiệu suất truyền tải lúc sau đã giảm đi 10% so với ban đầu. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các máy hoạt động (kể cả các máy mới nhập về) đều như nhau và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng 1.
Câu 97: 1 điểm
Để các máy hoạt động bình thường, cường độ dòng điện qua mỗi máy có giá trị
A.  
5 A.
B.  
10 A.
C.  
50 A.
D.  
100 A.
Câu 98: 1 điểm
Xưởng phải sử dụng máy biến áp với tỉ lệ số vòng dây sơ cấp và thứ cấp
A.  
1,27.
B.  
2,27.
C.  
3,27.
D.  
4,27.
Câu 99: 1 điểm
Nếu giữ nguyên điện áp nơi phát thì số máy hoạt động đã được nhập về thêm là
A.  
50.
B.  
30.
C.  
100.
D.  
70.

Âm thanh là các dao động cơ học của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh). Đối với thính giác của người, âm thanh thường là sự dao động, của các phân tử không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não.

Mức cường độ âm là đại lượng dùng so sánh độ to của một âm với độ to âm chuẩn. Do đặc điểm sinh lí của tai, để âm thanh gây được cảm giác âm, mức cường độ âm phải lớn hơn một giá trị cực tiểu gọi là ngưỡng nghe. Khi mức cường độ âm lên tới giá trị cực đại nào đó, sóng âm gây cho tai cảm giác nhức nhối, đau đớn, gọi là ngưỡng đau.

Câu 100: 1 điểm
Tai người có thể nghe được âm thanh có tần số trong khoảng
A.  
10 Hz – 10000 Hz.
B.  
16 Hz – 20000 Hz.
C.  
20 Hz – 16000 Hz.
D.  
10 Hz – 16000 Hz.
Câu 101: 1 điểm
Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào sau đây?
A.  
nguồn âm và môi trường truyền âm.
B.  
nguồn âm và tai người nghe.
C.  
môi trường truyền âm và tai người nghe.
D.  
tai người nghe và thần kinh thính giác.
Câu 102: 1 điểm
Tại vòng loại giải Vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020, đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Thái Lan trên Sân vận động Quốc gia Mĩ Đình, kích thước sân dài 105 m và rộng 68 m. Trong một lần thổi phạt, thủ môn Tiến Dũng của đội tuyển Việt Nam bị phạt đứng chính giữa hai cọc gôn, trọng tài đứng phía tay phải thủ môn, cách thủ môn 32,3 m và cách góc sân gần nhất 10,5 m. Trọng tài thổi còi và âm đi đẳng hướng thì Tiến Dũng nghe rõ âm thanh là 40 dB. Khi đó huấn luyện viên Park Hang Seo đang đứng phía trái Tiến Dũng và trên đường ngang giữa sân, phía ngoài sân, cách biên dọc 5 m sẽ nghe được âm thanh có mức cường độ âm lớn xấp xỉ
A.  
14,58 dB.
B.  
32,06 dB
C.  
38,52 dB.
D.  
27,31 dB.

Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit được diễn ra trong tế bào chất với 3 giai đoạn là mở đầu, kéo dài và kết thúc.

Giai đoạn mở đầu: Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), phức hệ aa mở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã của axit amin mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

Hình a. Khởi đầu dịch mã

Giai đoạn kéo dài: aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu và axit amin1. Ribôxôm dịch chuyển sang bộ ba thứ hai, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng khỏi ribôxôm. Tiếp theo, axit amin2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), liên kết peptit được hình thành giữa axit amin2 và axit amin1. Ribôxôm dịch chuyển đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin thứ hai được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc của mARN.

Hình b. Kéo dài chuỗi pôlipeptit

Giai đoạn kết thúc: Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì có một phân tử prôtêin gọi là yếu tố giải phóng bám vào vị trí A của ribôxôm. Yếu tố này bổ sung một phân tử nước vào vị trí liên kết giữa chuỗi pôlipeptit với tARN, làm giải phóng chuỗi pôlipeptit. Đồng thời, hai tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra, quá trình dịch mã kết thúc. Trên mi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng trượt, gọi là pôli ribôxôm hay pôlixôm. Điều này làm tăng tốc độ tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

Hình c. Kết thúc dịch mã

Câu 103: 1 điểm
Phân tử tARN vận chuyển axit amin mở đầu có bộ ba đối mã là
A.  
5'AUG3'.
B.  
3'UAX5'.
C.  
5'AUX3'.
D.  
3'TAX5'.
Câu 104: 1 điểm
Giả sử trên một phân tử mARN, từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc có 50 bộ ba thì chuỗi pôlipeptit do phân tử mARN này quy định tổng hợp sẽ có tối đa bao nhiêu liên kết peptit?
A.  
50.
B.  
25.
C.  
51.
D.  
48.
Câu 105: 1 điểm
Ở giai đoạn kéo dài tổng hợp chuỗi pôlipeptit, ribôxôm dịch chuyển qua các bộ ba thì cần sử dụng loại năng lượng nào sau đây?
A.  
ATP.
B.  
UTP.
C.  
GTP.
D.  
XTP.

Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: Vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); Động vật phù du (bậc 2); Tôm và cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhim ở đáy đầm tạo cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát gây hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng hóa). Khi số lượng vi khuẩn lam và tảo tăng quá nhanh dẫn tới dư thừa và chết hàng loạt. Do đó, xác các sinh vật bậc 1 chết gây thối rữa và giảm lượng ôxi hòa tan nên môi trường nước trở nên ô nhim, làm chết các loài động vật nổi và các loài cá, tôm.

Câu 106: 1 điểm
Ở hệ sinh thái đầm nước nói trên, mỗi chuỗi thức ăn có tối đa bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?
A.  
2.
B.  
3.
C.  
1.
D.  
4.
Câu 107: 1 điểm
Hiện tượng vi khuẩn lam, tảo phát triển mạnh dẫn tới làm chết các loài động vật được mô tả như ở trên là thuộc mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
A.  
Cạnh tranh khác loài.
B.  
Ức chế cảm nhiễm.
C.  
Kí sinh - vật chủ.
D.  
Sinh vật ăn sinh vật.
Câu 108: 1 điểm
Biện pháp nào sau đây sẽ làm cho hệ sinh thái đầm càng thêm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng?
A.  
Đánh bắt các loài động vật phù du.
B.  
Đánh bắt các loài tôm, cá nhỏ.
C.  
Tiêu diệt bớt các loài tảo, vi khuẩn lam.
D.  
Thả thêm vào hồ các loài cá lớn ăn tôm, cá nhỏ.

Thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 370,8 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%, tăng 0,71 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,33%, cao hơn 0,37 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ 4 đã đẩy tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn trong năm 2021. Điều này trái với xu hướng thị trường lao động thường được quan sát ở nước ta với tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường nghiêm trọng hơn so với thành thị.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 203,7 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,42%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) là 8,48%, tăng 0,52 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 11,91%, tăng 1,33 điểm phần trăm so với năm trước. Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách chủ động thích ứng linh hoạt trong phòng chống Covid-19, vừa thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế xã hội nhưng tính chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành thị vượt mốc 4%.

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dongviec-lam-quy-iv-nam-2021-va-chi-so-phat-trien-con-nguoi-viet-nam-2016-2020/)

Câu 109: 1 điểm
Đoạn văn trên nói về vấn đề gì?
A.  
Xu hướng việc làm của lao động Việt Nam sau đại dịch Covid-19.
B.  
Tình hình phát triển của dân số Việt Nam năm 2021.
C.  
Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động Việt Nam năm 2021.
D.  
Chính sách giải quyết việc làm cho lao động trong đại dịch Covid-19.
Câu 110: 1 điểm
Nhận xét đúng về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta năm 2021 là
A.  
Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thành thị.
B.  
Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị cao hơn nông thôn.
C.  
Nông thôn có tỉ lệ thiếu việc làm cao hơn và tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn so với thành thị.
D.  
Thành thị có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn và tỉ lệ thiếu việc làm thấp hơn so với nông thôn.
Câu 111: 1 điểm
Dựa vào hiểu biết của bản thân kết hợp với kiến thức đã đọc, em hãy cho biết năm 2021 khu vực nào sau đây ở nước ta thể hiện rõ nhất tình trạng lao động thất nghiệp kéo dài và ồ ạt bỏ về quê?
A.  
Nông thôn.
B.  
Thành thị.
C.  
Đồng bằng.
D.  
Miền núi.

NĂNG LƯỢNG SẠCH Ở VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và cơ hội để phát triển năng lượng sạch: hơn 3.450 sông, suối các loại với tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 830 tỷ m3; có trên 1.000 địa điểm được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ với quy mô mỗi địa điểm có khoảng từ 100 tới 30 MW, với tổng công suất đặt trên 7.000 MW; nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360 MW (lớn hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020); là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam có nguồn sinh khối lớn và đa dạng từ gỗ củi, trấu, bã cà phê, rơm rạ và bã mía…, uớc tính với gần 60 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp; đặc biệt, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, nhất là ở các tỉnh miền Trung và miền Nam với tiềm năng lý thuyết đạt khoảng 43,9 tỷ TOE.

Tại Việt Nam hiện nay đã có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất lên đến hơn 5000 MW, tiêu biểu như: cụm nhà máy điện mặt trời tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) của Tập đoàn BIM Group đã hòa lưới điện quốc gia với công suất 330 MW; Nhà máy điện mặt trời tại Phong Điền (Thừa Thiên Huế) của Tập đoàn Thành Công với công suất của cả 2 nhà máy lên đến gần 90 MW; Nhà máy Tata Power tại Hà Tĩnh có công suất 300 MW; Nhà máy GT&Associates và Mashall&Street Ltd tại Quảng Nam có công suất 150MW.

(Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, Phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam)

Câu 112: 1 điểm
Theo em, nguồn năng lượng nào sau đây không được xem là năng lượng sạch?
A.  
Năng lượng than đá.
B.  
Năng lượng mặt trời.
C.  
Năng lượng thủy triều.
D.  
Năng lượng gió.
Câu 113: 1 điểm
Nguồn năng lượng sạch đang được khai thác dựa vào đặc điểm khí hậu nước ta là
A.  
năng lượng thủy triều.
B.  
năng lượng sóng biển.
C.  
năng lượng mặt trời.
D.  
năng lượng địa nhiệt.
Câu 114: 1 điểm
Vì sao năng lượng mặt trời không phát triển mạnh ở miền Bắc nước ta?
A.  
do miền Bắc thường xuyên đón gió mùa Tây Nam gây mưa lớn.
B.  
do miền Bắc có địa hình thấp, bức xạ sóng dài của mặt trời nhỏ.
C.  
do miền Bắc ở vĩ độ cao, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc.
D.  
do miền Bắc có khí hậu cận nhiệt và ôn đới, nhiệt độ trung bình năm dưới 200

“Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp,...”

(Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 5-1941)

Câu 115: 1 điểm
"Vấn đề cần kíp" được nhắc tới trong đoạn trích trên là
A.  
cách mạng ruộng đất.
B.  
cách mạng giải phóng dân tộc.
C.  
tự do dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
D.  
lật đổ chế độ phong kiến.
Câu 116: 1 điểm
Đâu là bối cảnh lịch sử dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941?
A.  
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B.  
Cuối tháng 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam.
C.  
Nhật và Pháp cấu kết, bắt tay cùng khai thác, bóc lột Việt Nam đến tận xương tuỷ.
D.  
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp
Câu 117: 1 điểm
Đâu là nhận xét đúng về Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941?
A.  
Hội nghị đã giải quyết đúng đắn, đồng thời hai nhiệm vụ là cách mạng ruộng đất và cách mạng giải phóng dân tộc.
B.  
Hội nghị đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng-đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
C.  
Những quyết định của Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược giải phóng dân tộc được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 và khắc phục được những hạn chế của Luận cương chính trịn tháng 10/1030.
D.  
Hội nghị đã đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai

Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đề ra kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta.

 

Để thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc và kí Hiệp ước Hoa-Pháp (28/2/1946). Theo đó, Trung Hoa Dân quốc được Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản.

Hiệp ước Hoa-Pháp đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc là hoà hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

Ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp "hoà để tiến".

Chiều 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, kí với G. Xanhtơni-đại diện Chính phủ Pháp-bản Hiệp định Sơ bộ.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12 Nâng cao, trang 175)

Câu 118: 1 điểm
Để đối phó với sự thỏa hiệp của Pháp với quân Trung Hoa Dân quốc qua Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946), Đảng ta đã chọn con đường nào?
A.  
Hòa hoãn với Pháp, tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
B.  
Tổ chức kháng chiến chống Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc.
C.  
Hòa hoãn, nhân nhượng đối với Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.
D.  
Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 119: 1 điểm
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là nhằm mục đích
A.  
Để củng cố khối đoàn kết toàn dân, tiêu diệt bọn phản cách mạng.
B.  
Có thời gian để củng cố chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang.
C.  
Để tập trung lực lượng đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc.
D.  
Đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
Câu 120: 1 điểm
Sau khi chiếm đóng các đô thị ở phía Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đề ra kế hoạch nào?
A.  
Hoà hoãn với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
B.  
Tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta.
C.  
Tạo điều kiện cho quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Nam Việt Nam.
D.  
Đưa quân chiếm Lào và Campuchia.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 18)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

147,434 lượt xem 79,380 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 19)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

160,535 lượt xem 86,422 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

181,807 lượt xem 97,888 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

184,225 lượt xem 99,190 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 16)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,025 lượt xem 102,844 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,536 lượt xem 96,124 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

177,272 lượt xem 95,445 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,212 lượt xem 102,942 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

121 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

175,839 lượt xem 94,675 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 17)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

185,085 lượt xem 99,652 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!