thumbnail

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)

Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Trong các dòng sau, dòng nào chỉ bao gồm các câu thành ngữ?
A.  
Lên thác xuống ghềnh; Tấc đất tấc vàng; Tứ cố vô thân.
B.  
Một nắng hai sương; No cơm ấm cật; Sinh cơ lập nghiệp.
C.  
Ngày lành tháng tốt; Nhất thì nhì thục; Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
D.  
Bách chiến bách thắng; Tứ cố vô thân; Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
Câu 2: 1 điểm
Dạ đài” (Trong câu Dạ đài cách mặt khuất lờiTruyện Kiều – Nguyễn Du) là từ chỉ:
A.  
Nơi mà Kiều sẽ đến chung sống với Mã Giám Sinh.
B.  
Một địa danh mang tính ước lệ.
C.  
Cõi chết (hay cõi âm) lạnh lẽo, tăm tối.
D.  
Nơi thờ phụng của một dòng tộc.
Câu 3: 1 điểm
Từ “chăng” trong câu thơ của Nguyễn Trãi: “Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu/ Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” có nghĩa là gì? 
A.  
khó.
B.  
chẳng.
C.  
không.
D.  
cả B và C.
Câu 4: 1 điểm
Nhóm từ nào dưới đây khác với các nhóm từ còn lại?
A.  
cầm, nắm, viết, ôm, ném, đấm.
B.  
nhà, đường, cây, hoa.
C.  
trầm ngâm, náo nức, im lặng.
D.  
đi, chạy, nhảy, đá, tát, đạp.
Câu 5: 1 điểm
Thể hát nói phù hợp với việc diễn tả tâm trạng của kiểu nghệ sĩ nào?
A.  
Tài tử.
B.  
Khuân mẫu
C.  
Kín đáo.
D.  
Bồng bột.
Câu 6: 1 điểm
Câu thơ “Chúng thuỷ giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu” là lời đề từ của tác phẩm nào dưới đây?
A.  
Tràng giang.
B.  
Người lái đò sông Đà.
C.  
Truyện Kiều.
D.  
Xa ngắm thác núi Lư.
Câu 7: 1 điểm
Sự lặp lại không hoàn toàn của hai câu: “Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay” và “Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời” có ý nghĩa gì?
A.  
Tạo giai điệu tha thiết, dịu dàng cho âm hưởng lời ru.
B.  
Nhấn mạnh tiếng nói tha thiết của niềm ước muốn.
C.  
Gợi liên tưởng cho nỗi khổ trăm bề của người phụ nữ.
D.  
Khắc sâu cảm giác tê tái giữa ước muốn và hiện thực.
Câu 8: 1 điểm
Yếu tố Hán Việt “can” nào trong các từ sau khác với các từ còn lại?
A.  
can dự.
B.  
can đảm.
C.  
can trường.
D.  
tâm can.
Câu 9: 1 điểm
Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Gió bắt đầu thổi …….. cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng ……… xuống mặt đất. Một làn gió nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.” (Theo Băng Sơn).
A.  
giào giào/vàng rực.
B.  
rào rào/vàng rực.
C.  
rào rào/vàng dực.
D.  
dào dào/vàng dực.
Câu 10: 1 điểm

“Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa”.

Đoạn văn trên có bao nhiêu câu đơn, bao nhiêu câu ghép?

A.  
1 câu ghép, 3 câu đơn.
B.  
2 câu ghép, 2 câu đơn.
C.  
3 câu ghép, 1 câu đơn.
D.  
0 câu ghép, 4 câu đơn.
Câu 11: 1 điểm

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

Xác định kiểu ẩn dụ trong khổ thơ trên:

A.  
Ẩn dụ hình thức.
B.  
Ẩn dụ cách thức.
C.  
Ẩn dụ phẩm chất.
D.  
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 12: 1 điểm
Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người”. Đây là câu:
A.  
Thiếu chủ ngữ.
B.  
Thiếu vị ngữ.
C.  
Thiếu quan hệ từ.
D.  
Sai logic.
Câu 13: 1 điểm

Xác định câu văn luận điểm trong đoạn văn sau:

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”.

(Theo Đặng Thai Mai)

A.  
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
B.  
Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
C.  
Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
D.  
Không có câu văn mang luận điểm.
Câu 14: 1 điểm

Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?” (Theo Khái Hưng).

Câu nghi vấn trong đoạn trên dùng để làm gì?

A.  
Hỏi.
B.  
Cầu khiến.
C.  
Bộc lộ cảm xúc.
D.  
Khẳng định.
Câu 15: 1 điểm

Trong các câu sau:

I. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1790 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

II. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép, đăm chiêu nhìn bức tranh treo trên tường.

III. Các từ in-tơ-net, tráng sĩ, ga-ra đều là từ mượn.

IV. “con, viên, thúng, tạ, nhà” là các danh từ chỉ đơn vị.

Những câu nào mắc lỗi:

A.  
I và II.
B.  
I, III và IV.
C.  
III và IV.
D.  
I và IV.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:

Biết nói gì trước biển em ơi

Trước cái xa xanh thanh khiết không lời

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ

Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Cái trời kia biển mãi gọi người đi

Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng

Vầng trán mặt giọt mồ hôi cay đắng

Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng

Bay trên biển như bồ câu trên đất

Biển dư sức và người không biết mệt

Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa

Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi.

(Trước biển, Vũ Quần Phương,

Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985, tr. 391)

Câu 16: 1 điểm
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A.  
Bảy chữ.
B.  
Song thất lục bát.
C.  
Tám chữ.
D.  
Tự do.
Câu 17: 1 điểm

Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ

Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời.

A.  
Giúp nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang của biển cả.
B.  
Thể hiện tình yêu với biển đồng thời khẳng định, ca ngợi phẩm chất của con người lao động.
C.  
Tạo nhịp điệu nhanh, gấp gáp như lời kể chuyện của mình với biển cả muôn đời.
D.  
Tất cả những đáp án trên đều đúng.
Câu 18: 1 điểm
Câu thơ “Bay trên biển như bồ câu trên đất” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A.  
Ẩn dụ.
B.  
Hoán dụ.
C.  
So sánh
D.  
Nhân hóa.
Câu 19: 1 điểm
Mối quan hệ giữa “biển” và “người” trong đoạn thơ là mối quan hệ như thế nào?
A.  
Đấu tranh.
B.  
Cộng hưởng.
C.  
Không có mối quan hệ.
D.  
Gắn bó.
Câu 20: 1 điểm
Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
A.  
Hành trình theo đuổi khát vọng của con người.
B.  
Tình yêu thương, trân trọng biển cả bao la.
C.  
Ca ngợi sức mạnh của con người chế ngự biển cả.
D.  
Nỗi niềm xót thương những hi sinh của con người trước biển.
Câu 21: 1 điểm

1.2. TIẾNG ANH 

Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.

Can you tell me when the train _______ for London tomorrow?

A.  
leaves.
B.  
will leave
C.  
leave.
D.  
does leave.
Câu 22: 1 điểm
Daphen is _______ the family tradition by becoming a lawyer.
A.  
carrying out.
B.  
carrying over.
C.  
carrying on.
D.  
carrying back.
Câu 23: 1 điểm
It's time we _______ action to protect our planet and ensure a brighter future for our children.
A.  
took.
B.  
take.
C.  
taking.
D.  
to take.
Câu 24: 1 điểm
That girl looks _______ in that pink dress.
A.  
beautifully.
B.  
smartly.
C.  
gorgeously.
D.  
lovely.
Câu 25: 1 điểm
The anti-smoking campaign had quite an impact _______ young people.
A.  
in.
B.  
on.
C.  
at.
D.  
by.
Câu 26: 1 điểm

Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.

The woman to who I spoke was very beautiful and intelligent.

A.  
The.
B.  
who.
C.  
was.
D.  
intelligent.
Câu 27: 1 điểm
 He's in some kinds of trouble but he hasn't revealed what it is for fear that everyone feels worried.
A.  
kinds of.
B.  
hasn't revealed.
C.  
for fear that.
D.  
feels worried.
Câu 28: 1 điểm
When Linda had arrived home from work, she turned the light on and had a bath.
A.  
had arrived.
B.  
turned.
C.  
had.
D.  
bath.
Câu 29: 1 điểm
All efforts to address the academic issues in general education should be described in the students's records.
A.  
address.
B.  
should.
C.  
described.
D.  
students's.
Câu 30: 1 điểm
The college has been excited about announcing the appointment of a new principle.
A.  
has been.
B.  
about.
C.  
a.
D.  
principle.
Câu 31: 1 điểm

Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences? 

Perhaps she will not go to school tomorrow.

A.  
She may not go to school tomorrow.
B.  
She is likely to go to school tomorrow.
C.  
She is able to go to school tomorrow.
D.  
She ought not to go to school tomorrow.
Câu 32: 1 điểm
"If I hit the sack with an empty stomach, I find it hard to sleep," Trang says.
A.  
Trang said that if she hit the sack with an empty stomach, she found it hard to sleep.
B.  
Trang says that if she goes to bed with an empty stomach, she finds it difficult to sleep.
C.  
Trang says that if her empty stomach were hit by the sack, she would find it hard to sleep.
D.  
Trang said that if she doesn't hit the sack with an empty stomach, she is easy to fall asleep.
Câu 33: 1 điểm
Michael stayed at home to look after the kids. Laura could go shopping with her friends.
A.  
Michael had to stay at home to take care of the kids so that Laura could go shopping with her friends.
B.  
Michael couldn't go shopping with her friends because she stayed at home to look after the kids.
C.  
Michael could have go shopping with Laura instead of staying at home to look after the kids.
D.  
Michael stayed at home to take care the kids for Laura to go shopping with her friends.
Câu 34: 1 điểm
My bike was broken. I went to school late.
A.  
Had I not gone to school late, my bike wouldn't have been broken.
B.  
Should my bike be broken, I could go to school late.
C.  
Had my bike not been broken, I wouldn't have gone to school late.
D.  
Were my bike not to be broken, I wouldn't go to school late.
Câu 35: 1 điểm
She had done her homework before she watched TV.
A.  
After watching TV, she did her homework.
B.  
After doing homework, she watched TV.
C.  
Before doing homework, she watched TV.
D.  
After she had watched TV, she did her homework.

Questions 36-40: Read the passage carefully.

It is a common saying that we do not fully value a thing until we lose it. We often value the love and worth of a friend when he has been taken from us by death more than when he was with us in the flesh; it is only when we have left school or college that we understand the greatness of our opportunity of education, which has gone forever; and it is the sick and the ailing who realize the value of good health. When we are young and strong, we cannot imagine what it is like to be weak and ill. We are so used to vigorous health that we take it for granted. The organs of our body work so smoothly that we scarcely know we have lungs and liver, heart and stomach. But when any of these gets upset and gives us pain and sickness, we learn by bitter experience what an unspeakable blessing it is to be well.

Loss of health makes us miserable, and a burden to ourselves and our friends. It cripples our efforts so that we cannot accomplish many of the good and great things we might have done. It spoils our life. What must we do to keep our health?

We must be moderate in eating and drinking and wise in the choice of plain, wholesome simple food. Gluttony has killed thousands, and strong drink tens of thousands. We must, when young, get plenty of sleep, which is "nature's sweet restorer", and not try to burn the candle at both ends. We must live as much as possible in the open air and keep our rooms well ventilated. We must get sufficient and regular physical exercise, and keep our bodies clean. And we must avoid bad habits and secret sins as we avoid the devil, and keep our thoughts clean and our bodies pure. Our ideal must be the sound mind in the sound body.

(Source: School Essays And Letters by H. Martin)

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

Câu 36: 1 điểm
According to the passage, we often appreciate the opportunity of education at school _______.
A.  
only when we fail the entrance exam.
B.  
only when we enter the workforce.
C.  
only when we cannot receive a scholarship.
D.  
only when we get a low-paid job.
Câu 37: 1 điểm
We do not take care of our health because _______.
A.  
We always have a healthy body.
B.  
We consume healthy food.
C.  
We are too busy to think about it.
D.  
We get familiar with good health conditions.
Câu 38: 1 điểm
What does "burn the candle at both ends" mean?
A.  
Try to do too many things and go to bed late and get up early.
B.  
Try to finish your work on time.
C.  
Try to do many things with good outcomes.
D.  
Work wisely to meet the deadline.
Câu 39: 1 điểm
It can be inferred from the phrase "nature's sweet restorer" in the final passage that _______.
A.  
Having a lot of sleep does nothing to our health if we are still young.
B.  
Getting plenty of sleep when we are still young can contribute to recharging our batteries.
C.  
We should not have much sleep when young because it can cause sleeping problems.
D.  
Getting lots of sleep at a young age can reduce our strength.
Câu 40: 1 điểm
Which best serves as the title for the passage?
A.  
Health and young people.
B.  
The things we may ignore.
C.  
The value of health.
D.  
The value of a good sleep.
Câu 41: 1 điểm

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Cho hàm số Hình ảnh. Tập hợp các giá trị của tham số Hình ảnh để hàm số nghịch biến trên Hình ảnhHình ảnh. Khi đó Hình ảnh bằng

A.  
6.
B.  
.
C.  
5.
D.  
.
Câu 42: 1 điểm
Cho số phức Hình ảnh. Mô đun của Hình ảnh
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 43: 1 điểm
Trong không gian Oxyz, mặt phẳng Hình ảnh qua hai điểm Hình ảnh và vuông góc với mặt phẳng Hình ảnh. Tính tổng Hình ảnh.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 44: 1 điểm
Cho tam giác ABC, trong tam giác từ Hình ảnh chia thành 7 tam giác nhỏ, từ Hình ảnh kẻ đường thẳng cắt tất cả các cạnh của tam giác. Hỏi có bao nhiêu tam giác?
A.  
35 tam giác.
B.  
56 tam giác.
C.  
63 tam giác.
D.  
72 tam giác.
Câu 45: 1 điểm
Cho Hình ảnh, biết Hình ảnh, với m, n thuộc Hình ảnh. Tỉnh Hình ảnh
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 46: 1 điểm
Có bao nhiêu số nguyên Hình ảnh để phương trình Hình ảnh có hai nghiệm thực phân biệt?
A.  
1.
B.  
3.
C.  
3.
D.  
2.
Câu 47: 1 điểm
Cho tứ diện ABCD, lấy điểm Hình ảnh trên cạnh AB, điểm Hình ảnh trên cạnh BC, điểm Hình ảnh trên cạnh CD sao cho Hình ảnh. Gọi Hình ảnh theo thứ tự là thể tích các khối tứ diện MNBD và NPAC. Tính tỉ số Hình ảnh?
A.  
3.
B.  
5.
C.  
.
D.  
.
Câu 48: 1 điểm
Từ một hộp chứa 12 quả cầu, trong đó có 8 quả màu đỏ, 3 quả màu xanh và 1 quả màu vàng, lấy ngẫu nhiên 3 quả. Xác suất để lấy được 3 quả cầu có đúng hai màu bằng:
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 49: 1 điểm
Cho hàm số Hình ảnh liên tục, có đạo hàm trên Hình ảnhHình ảnh. Tích phân Hình ảnh bằng
A.  
112.
B.  
12.
C.  
56.
D.  
144.
Câu 50: 1 điểm
Với giá trị nào của tham số m để đồ thị hàm số Hình ảnh có hai điểm cực trị A, B, thỏa mãn OA = OB (O là gốc tọa độ)?
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 51: 1 điểm

Cho mệnh đề sai: “Nếu chuồn chuồn bay thấp thì trời mưa”. Xét các mệnh đề sau:

+ Nếu chuồn chuồn không bay thấp thì trời mưa.

+ Nếu chuồn chuồn không bay thấp thì trời không mưa.

+ Nếu trời mưa thì chuồn chuồn bay thấp.

Đáp án nào dưới đây đúng?

A.  
Cả 3 mệnh đề đều sai.
B.  
Cả 3 mệnh đề đều đúng.
C.  
2 mệnh đề đúng và 1 mệnh đề sai.
D.  
1 mệnh đề đúng và 2 mệnh đề sai.
Câu 52: 1 điểm

Trong kì thi học sinh giỏi quốc gia có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia và hai bạn bất kì trong bốn bạn này không sống trong cùng một thành phố. Khi được hỏi về quê mỗi người ở đâu, ta nhận được các câu trả lời sau:

Phương: Dương ở Huế, còn tôi ở Sài Gòn. (1)

Dương: Tôi cũng ở Sài Gòn, còn Hiếu ở Huế. (2)

Hiếu: Không, tôi ở Đà Nẵng, còn Hằng ở Vinh. (3)

Hằng: Trong các câu trả lời trên đều có một vế đúng và một vế sai. (4)

Hỏi chính xác quê Dương ở đâu?

A.  
Huế.
B.  
Sài Gòn.
C.  
Vinh.
D.  
Đà Nẵng.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:

Giữa các thành phố bao quanh một ngọn núi có một số con đường hai chiều, cụ thể, có các con đường nối:

Giữa M và N

Giữa M và O

Giữa O và R

 

Giữa R và T

Giữa R và U

Giữa T và P

Giữa P và S

Ngoài ra, có một con đường một chiều giữa P N, chỉ cho phép đi từ P tới N. Các con đường không cắt nhau, ngoại trừ tại các thành phố.

Không còn thành phố và con đường nào khác trong những vùng lân cận.

Người đi xe đạp cần tuân thủ các quy định giao thông chung.

Câu 53: 1 điểm
Nếu đoạn đường giữa O và R bị nghẽn do đá lở thì để đi từ U đến M, người lái xe đạp phải đi qua bao nhiêu thành phố khác ngoại trừ U và M?
A.  
2.
B.  
3.
C.  
4.
D.  
5.
Câu 54: 1 điểm
Nếu cây cầu giữa M và O bị gãy khiến đoạn đường này ta không thể đi qua, người đi xe đạp sẽ không thể đi được con đường từ:
A.  
R đến M.
B.  
N đến S.
C.  
P đến M.
D.  
P đến S.
Câu 55: 1 điểm
Nếu như một vụ đá lở làm tắc nghẽn một chiều của con đường giữa R và T, khiến ta chỉ có thể đi được theo chiều từ R đến T, ta vẫn có thể đi bằng xe đạp từ P đến
A.  
N và S nhưng không thể đi đến M, O, R, T hoặc U.
B.  
N, S và T nhưng không thể đi đến M, O, R hoặc U.
C.  
M, N, O và T nhưng không thể đi đến S, R hoặc U.
D.  
M, N, O, R, S, T và U.
Câu 56: 1 điểm
Giả sử rằng một làn của con đường từ O tới R phải đóng để sửa chữa, do đó chỉ có thể di chuyển từ R tới O. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông – tức là nếu trước khi đóng làn để sửa chữa, từ X có thể đến được Y (trong đó X, Y thuộc {M; N; O; P; R; S; T; U}) thì sau khi đóng làn để sửa chữa, ta vẫn có thể đi từ X đến Y, chúng ta cần phải xây con đường tạm một chiều nào dưới đây?
A.  
Từ M tới U.
B.  
Từ P đến R.
C.  
Từ S đến R.
D.  
Từ S đến U.

Đọc đề bài sau và trả lời các câu hỏi từ 57 đến 60:

Một tòa cao ốc văn phòng có đúng 6 tầng, đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6 từ dưới lên trên. Có đúng 6 công ty F, G, I, J, K, M cần được sắp xếp vào các tầng, mỗi công ty chiếm trọn một tầng. Việc sắp xếp cần tuân thủ các điều kiện sau:

+) F cần được xếp dưới G. (1)

+) I hoặc được xếp ở tầng ngay trên M hoặc ở tầng ngay dưới M. (2)

+) J không được xếp ở tầng ngay trên M hoặc ngay dưới M. (3)

+) K phải được sắp xếp ở tầng 4.
Câu 57: 1 điểm
 Sắp xếp nào dưới đây là chấp nhận được, trong đó các công ty được liệt kê theo thứ tự các tầng được xếp từ 1 đến 6?
A.  
F, I, G, K, J, M.
B.  
G, I, M, K, F, J.
C.  
J, F, G, K, I, M.
D.  
J, M, I, K, F, G.
Câu 58: 1 điểm
Nếu M ở tầng 2, tất cả các điều dưới đây đều có thể đúng, ngoại trừ:
A.  
F ở tầng 3.
B.  
F ở tầng 5.
C.  
I ở tầng 1.
D.  
J ở tầng 5.
Câu 59: 1 điểm
Nếu J ở tầng 3, cặp công ty nào dưới đây buộc phải được xếp ở hai tầng kề nhau?
A.  
F và G.
B.  
F và K.
C.  
  G và J.
D.  
I và J.
Câu 60: 1 điểm
Mỗi một cặp công ty dưới đây đều có thể được xếp ở hai tầng kề nhau, ngoại trừ:
A.  
F và I.
B.  
F và M.
C.  
G và I.
D.  
I và K.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 64:

Cho biểu đồ hình cột thể hiện số lượng xe xuất, nhập khẩu, tiêu thụ của Thị trường ôtô Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2020 (Không tính số liệu của TC Motor).

Hình ảnh

Câu 61: 1 điểm
 Lượng xe ô tô nhập khẩu về nước tháng 2 năm 2020 là bao nhiêu?
A.  
25 777 chiếc.
B.  
14 523 chiếc.
C.  
21 296 chiếc.
D.  
26 484 chiếc.
Câu 62: 1 điểm
Tháng 2 năm 2020, số lượng xe được tiêu thụ mới chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số chiếc xe sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài?
A.  
89%.
B.  
83%.
C.  
92%.
D.  
75%.
Câu 63: 1 điểm
Tổng số lượng ô tô nhập khẩu về nước và lắp ráp xuất xưởng tháng 2 năm 2020 tăng hay giảm bao nhiêu chiếc so với tháng 2 năm 2019?
A.  
Tăng 11 254 chiếc.
B.  
Giảm 16 545 chiếc.
C.  
Giảm 16 442 chiếc.
D.  
Giảm 11 357 chiếc.
Câu 64: 1 điểm
So với cùng kì năm 2019, lượng ôtô lắp ráp trong nước tháng 2 năm 2020 đã giảm đi bao nhiêu phần trăm?
A.  
15%.
B.  
43%.
C.  
27%.
D.  
20%.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 65 đến 67:

Trong báo cáo Khảo sát đầu tư tư nhân (PE) Việt Nam năm 2020 vừa được công bố ngày 3-2-2021, Grant Thornton thống kê, trong nửa đầu năm 2020, hoạt động mua bán đầu tư tại Việt Nam diễn ra sôi động. Số lượng và tổng giá trị các thương vụ đầu tư tư nhân của nước ta được thể ghi trong bảng sau:

Hình ảnh

Câu 65: 1 điểm
Năm 2020, nước ta có tất cả bao nhiêu thương vụ đầu tư tư nhân?
A.  
35 thương vụ.
B.  
42 thương vụ.
C.  
57 thương vụ.
D.  
59 thương vụ.
Câu 66: 1 điểm
Năm 2020, số thương vụ đầu tư tư nhân trong lĩnh vực công nghệ chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?
A.  
71%.
B.  
72%.
C.  
83%.
D.  
70%.
Câu 67: 1 điểm
So với năm 2019, tổng giá trị thương vụ đầu tư tư nhân năm 2020 đã tăng lên bao nhiêu phần trăm?
A.  
6,8%.
B.  
1,5%.
C.  
3,2%.
D.  
2,8%.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70:

Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam theo ngành trong năm 2021 được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Hình ảnh

Hãy cho biết:

Câu 68: 1 điểm
Số vốn đầu tư vào sản xuất, phân phối điện, khí nước, điều hòa gấp bao nhiêu lần số vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học?
A.  
2 lần.
B.  
3 lần.
C.  
4 lần.
D.  
6 lần.
Câu 69: 1 điểm
Nếu số vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến, chế tạo là 18,1 tỷ USD thì số vốn đầu tư cho hoạt động bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy xấp xỉ bao nhiêu?
A.  
1,56 tỷ USD.
B.  
2,18 tỷ USD.
C.  
0,94 tỷ USD.
D.  
2,81 tỷ USD.
Câu 70: 1 điểm
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021 ước đạt 31,2 tỷ USD. Vậy số vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bất động sản nhiều hơn số vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học là bao nhiêu USD?
A.  
1,56 tỷ USD.
B.  
1,872 tỷ USD.
C.  
0,936 tỷ USD.
D.  
1,246 tỷ USD.
Câu 71: 1 điểm

PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Một anion Hình ảnh có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là Hình ảnh Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì và nhóm nào sau đây?

A.  
Chu kì 3, nhóm VIA.
B.  
Chu kì 3, nhóm VIIIA.
C.  
Chu kì 3, nhóm IIA.
D.  
Chu kì 4, nhóm IIIA.
Câu 72: 1 điểm

Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín:

Hình ảnh

Khi thêm Hình ảnh vào hệ thì có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch?

A.  
1.
B.  
3.
C.  
2.
D.  
4.
Câu 73: 1 điểm
Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona mới đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,… và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phòng dịch trong đó có việc sử dụng nước rửa tay khô. Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn y tế (ethyl alcohol). Trong đó, một số loại nước rửa tay khô được bổ sung thêm chất X giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Biết đốt cháy 9,89 gam X cần dùng 23,0919 lít khí Hình ảnh (đkc) thu được Hình ảnhHình ảnh Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Hình ảnhdư thấy khối lượng dung dịch giảm 91,701 gam. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 74: 1 điểm
Cho 5,9 gam amine X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A.  
7.
B.  
11.
C.  
5.
D.  
9.
Câu 75: 1 điểm

Chuông gió như hình vẽ dưới đây thường được làm từ những thanh hình ống cùng chất liệu, cùng tiết diện nhưng có chiều dài khác nhau để tạo ra những âm thanh có 

Hình ảnh

A.  
vận tốc khác nhau.
B.  
tần số khác nhau.
C.  
biên độ khác nhau.
D.  
cường độ khác nhau.
Câu 76: 1 điểm
Đặt điện áp xoay chiều Hình ảnh vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L có độ tự cảm Hình ảnh mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử R, L và C như nhau. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A.  
250 W.
B.  
350 W.
C.  
200 W.
D.  
100 W.
Câu 77: 1 điểm
Theo mẫu nguyên tử Bo, khi một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -3,4 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra photon có năng lượng
A.  
10,2 eV.
B.  
-3,4 eV.
C.  
13,6 eV.
D.  
-17 eV.
Câu 78: 1 điểm
Một con lắc đơn chiều dài  1 m, đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường Hình ảnh với biên độ góc Hình ảnh Chọn gốc thời gian (t = 0) lúc vật đi qua vị trí cân bằng. Quãng đường vật đi được sau 2,5 s kể từ thời điểm ban đầu là
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 79: 1 điểm
Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?
A.  
Thân.
B.  
Rễ.
C.  
Lá.
D.  
Hoa.
Câu 80: 1 điểm
Khi nghiên cứu chu trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, để sản xuất giá đỗ làm thực phẩm thì người ta đã ứng dụng giai đoạn nào sau đây?
A.  
Giai đoạn nảy mầm.
B.  
Giai đoạn mọc lá.
C.  
Giai đoạn ra hoa.
D.  
Giai đoạn tạo quả.
Câu 81: 1 điểm
Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?
A.  
Nuôi cấy hạt phấn.
B.  
Nuôi cấy mô.
C.  
Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh.
D.  
Lai hữu tính.
Câu 82: 1 điểm

Một loài thực vật có 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các cơ thể có bộ nhiểm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể đa bội?

I. AAaaBBbbDDdd. II. AAaBBbDDd. III. AbbDd.

IV. AaaBBbDDD. V. AaBbbDd VI. AAaBbDD.

A.  
3.
B.  
2.
C.  
1.
D.  
4.
Câu 83: 1 điểm
Tổ chức nào sau đây có mục đích là thiết lập và duy trì nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch?
A.  
Tổ chức Thương mại Thế giới.
B.  
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
C.  
Liên hợp quốc.
D.  
Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Câu 84: 1 điểm
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là
A.  
thành phần dân tộc và tôn giáo.
B.  
quy mô và cơ cấu dân số.
C.  
trình độ khoa học - kĩ thuật.
D.  
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 85: 1 điểm
Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bẳng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo chiều
A.  
Bắc - Nam.
B.  
Đông - Tây.
C.  
Độ cao.
D.  
Tây - Đông.
Câu 86: 1 điểm
Dệt may và da giày trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa trên thế mạnh
A.  
tài nguyên thiên nhiên.
B.  
lao động và thị trường.
C.  
truyền thống sản xuất.
D.  
đầu tư từ nước ngoài.
Câu 87: 1 điểm
Nhận định nào sau đây không đúng về thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A.  
Từ khi Nhật đảo chính Pháp thì thời cơ của Tổng khởi nghĩa đã xuất hiện.
B.  
Thời cơ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một.
C.  
Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã chín muồi.
D.  
Thời cơ không chỉ đến từ bên ngoài mà còn do Đảng, Hồ Chí Minh tạo ra.
Câu 88: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1930)?
A.  
Tích cực tìm hiểu lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
B.  
Soạn thảo Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng.
C.  
Thống nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam.
D.  
Chuẩn bị các điều kiện để thành lập đảng vô sản.
Câu 89: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ là gì?
A.  
Trở lại xâm chiếm thuộc địa.
B.  
Khai thác các nước thuộc địa.
C.  
Bồi thường cho các thuộc địa.
D.  
Chia để trị các nước thuộc địa.
Câu 90: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A.  
Hòa bình, ổn định và cùng phát triển là chủ đạo.
B.  
Các nước đều lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C.  
Nước Mĩ đã thực hiện được chiến lược toàn cầu.
D.  
Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93:

Phosphorus pentachloride Hình ảnhlà chất khí được sử dụng làm chất chloro hóa và chất xúc tác trong sản xuất hóa chất hữu cơ, chất trung gian, thuốc nhuộm. Ở nhiệt độ Hình ảnhbị phân huỷ theo phương trình: Hình ảnh

Một học sinh nghiên cứu sự phân huỷ của phosphorus pentachloride ở Hình ảnh bằng cách cho phosphorus pentachloride vào bình có dung tích không đổi (1 lít) và ghi lại sự thay đổi áp suất của hỗn hợp phản ứng theo thời gian trong bảng kết quả dưới đây:

Thời gian

0

2

4

6

P (atm)

17,15

20,56

24,02

27,45

Câu 91: 1 điểm
Khi phản ứng phân huỷ hoàn toàn thì áp suất tổng của hệ bằng
A.  
20,56 atm.
B.  
24,02 atm.
C.  
27,45 atm.
D.  
34,30 atm.
Câu 92: 1 điểm
Tại thời điểm phút thứ 4, Hình ảnhđã chuyển hoá được bao nhiêu phần trăm?
A.  
50%.
B.  
55%.
C.  
40%.
D.  
60%.
Câu 93: 1 điểm
Giả sử hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng là 2. Nếu phản ứng phân huỷ được thực hiện ở Hình ảnh thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
A.  
Tăng 2 lần.
B.  
Tăng 20 lần.
C.  
Giảm 32 lần.
D.  
Tăng 8 lần.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

Cianide Hình ảnh là một chất cực độc, liều lượng gây chết người của chất này là 200 - 300 mg/lít nước. Hàm lượng cianide ion trong nước thải từ bể mạ điện nằm trong khoảng 58 - 510 mg/lít nên cần phải được xử lí đến hàm lượng 0,05 - 0,2 mg/lít (tiêu chuẩn Việt Nam) trước khi thải ra môi trường. Phân tích một mẫu nước thải từ nhà máy mạ điện người ta đo được hàm lượng cianide ion là 78,2 mg/lít. Để loại cianide đến hàm lượng 0,2 mg/lít người ta sục khí chlorine vào nước thải trong môi trường pH = 9. Khi đó cianide chuyển thành nitrogen không độc theo phản ứng:

Hình ảnh

Câu 94: 1 điểm
Tổng hệ số của các chất/ion tham gia phản ứng (*) là (biết hệ số của các chất/ion là số nguyên, có tỉ lệ tối giản).
A.  
9.
B.  
15.
C.  
13.
D.  
11.
Câu 95: 1 điểm
Thể tích chlorine (ở đkc) cần thiết để khử cianide trong Hình ảnhnước thải trên đến hàm lượng 0,2 mg/lít là
A.  
B.  
C.  
123,95 lít.
D.  
185,925 lít.
Câu 96: 1 điểm
Khối lượng sodium hydroxide cần cho vào Hình ảnhnước thải trên để luôn duy trì pH = 9 là x mg. Giá trị của x là
A.  
400.
B.  
0,4.
C.  
4.
D.  
40.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99:

Phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân khi một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron rồi vỡ ra làm hai hạt nhân trung bình kèm theo một vài nơtron. Đặc điểm của mỗi phân hạch là kèm theo một vài nơtron. Các nơtron này có thể gây ra các phân hạch khác và cứ thế tiếp tục, số nơtron được giải phóng và năng lượng tỏa ra nhanh gấp bội. Một quá trình như thế gọi là phản ứng dây chuyền. Thực tế không phải mọi nơtron sinh ra đều gây ra phản ứng phân hạch vì có thể mất mát do nhiều nguyên nhân, ví dụ như nơtron bị tạp chất trong nhiên liệu hấp thụ hoặc bay ra ngoài khối nhiên liệu. Vì vậy muốn có phản ứng dây chuyền ta phải xét đến một đại lượng gọi là hệ số nhân nơtron k của hệ.

- Nếu k < 1 thì phản ứng dây chuyền không xảy ra.

- Nếu k = 1 thì phản ứng dây chuyền xảy ra với mật độ nơtron không đổi. Đó là phản ứng dây chuyền kiểm soát được trong các lò phản ứng hạt nhân.

- Nếu k > 1 thì dòng nơtron tăng liên tục theo thời gian dẫn tới vụ nổ nguyên tử. Đó là phản ứng dây chuyền không điều khiển được.

Hình ảnh

Sơ đồ phản ứng dây chuyền

Câu 97: 1 điểm
 Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng phân hạch
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 98: 1 điểm
Thảm hoạ Chernobyl là một vụ tai nạn hạt nhân xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ tại lò phản ứng số 4. Nó được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử cả về phí tổn và thương vong. Khi xảy ra sự cố, phản ứng phân hạch dây chuyền có hệ số nhân nơtron k ở trong lò phản ứng
A.  
bằng 1.
B.  
lớn hơn 1.
C.  
nhỏ hơn 1.
D.  
bằng 0.
Câu 99: 1 điểm
Phương trình Hình ảnh là một phản ứng phân hạch của Urani 235. Biết khối lượng hạt nhân Hình ảnh Cho năng suất toả nhiệt của xăng là Hình ảnh Khối lượng xăng cần dùng để có thể toả năng lượng tương đương với 1 gam U phân hạch?
A.  
1616 kg.
B.  
1717 kg.
C.  
1818 kg.
D.  
1919 kg.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:

Dạng điện trường đơn giản, thường gặp trong thực tế là điện trường đều. Đó là điện trường mà cường độ của nó có cùng một độ lớn và hướng ở mọi điểm. Đường sức điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau. Một trường hợp thường gặp của điện trường đều là điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại phẳng có điện tích bằng nhau và trái dấu, đặt song song với nhau.

Hình ảnh

Câu 100: 1 điểm
Giữa hai bản phẳng song song nhiễm điện trái dấu có cường độ điện trường đều là E. Một điện tích q > 0 bay vào trong điện trường đều trên với vận tốc Hình ảnh theo phương vuông góc với đường sức. Bỏ qua lực cản và trọng lực rất nhỏ so với lực điện. Quỹ đạo chuyển động của điện tích trong vùng có điện trường đều có dạng
A.  
đoạn thẳng.
B.  
tròn.
C.  
hypebol.
D.  
Parabol.
Câu 101: 1 điểm
Hai bản kim loại đặt song song cách nhau 20 cm. Đặt vào giữa hai bản này một hiệu điện thế không đổi Hình ảnhĐộ lớn cường độ điện trường đều trong vùng giữa 2 bản kim loại là
A.  
5000 V/m.
B.  
200 V/m.
C.  
2000 V/m.
D.  
500 V/m.
Câu 102: 1 điểm
Một hạt bụi nhỏ có khối lượng Hình ảnh nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1,5 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy Hình ảnh.
A.  
B.  
2,5 nC.
C.  
D.  
0,125 nC.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105:

Dưới đây là hình ảnh về răng, xương sọ và dạng ống tiêu hóa của 3 loài thú.

Hình ảnh

Câu 103: 1 điểm
Dựa vào đặc điểm cấu trúc răng và sọ, hãy cho biết các loài 1, 2, 3 có thể lần lượt là loài nào trong các trường hợp sau đây?
A.  
Trâu rừng, chó sói, thỏ.
B.  
Chó sói, trâu rừng, thỏ.
C.  
Thỏ, chó sói, trâu rừng.
D.  
Trâu rừng, thỏ, chó sói.
Câu 104: 1 điểm
Ống tiêu hóa của các loài 1, 2, 3 lần lượt thuộc dạng nào trong các dạng A, B, C?
A.  
Dạng A - dạng B - dạng C.
B.  
Dạng B - dạng A - dạng C.
C.  
Dạng C - dạng B - dạng A.
D.  
Dạng B - dạng C - dạng A.
Câu 105: 1 điểm

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Dạ dày của thú ăn thịt lớn hơn dạ dày của thú ăn thực vật.

II. Ruột non thú ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật.

III. Manh tràng thú ăn thực vật phát triển và có chức năng tiêu hoá sinh học.

IV. Hình A là ống tiêu hoá của thú ăn thịt, hình B là ống tiêu hoá của thú ăn thực vật.

A.  
1.
B.  
2.
C.  
3.
D.  
4.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108:

Gen HBB mã hóa cho chuỗi beta polypeptide của hemoglobin có trong tế bào hồng cầu. Người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm mang một đột biến trên HBB, đột biến này làm thay đổi amino acid thứ 6 trong chuỗi beta polypeptide. Các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của alen gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm đối với tỉ lệ trẻ em sống sót ở Kenya. Số liệu được thu thập ngẫu nhiên từ các trung tâm y tế kết hợp với phỏng vấn các gia đình có trẻ nhỏ ở nhiều vùng đô thị và nông thôn của Kenya. Kết quả nghiên cứu trên 867 trẻ em được thể hiện trong bảng và đồ thị dưới đây.

Kiểu gen

Số lượng trẻ

HAHA

392

HAHS

374

HSHS

101

 

Hình ảnh

HA là alen không mang bệnh, HS là alen lặn mang bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Người mang kiểu gen dị hợp có cả tế bào hồng cầu bình thường và tế bào hình liềm. Biết rằng sốt rét là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu ở Kenya, đặc biệt là ở trẻ em.

Câu 106: 1 điểm
Tần số alen HS là
A.  
0,67.
B.  
0,33.
C.  
0,12.
D.  
0,45.
Câu 107: 1 điểm
Dựa vào thông tin được cung cấp, nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A.  
Trẻ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hầu hết đều tử vong trong vòng 600 ngày kể từ khi được sinh ra.
B.  
Trẻ mang alen HS có thể có khả năng miễn dịch với bệnh sốt rét tốt hơn so với trẻ không mang alen này.
C.  
Alen HA trội hoàn toàn so với alen HS.
D.  
Trẻ mang kiểu gen HAHS hoàn toàn không bị sốt rét.
Câu 108: 1 điểm
Giả sử tất cả các điều kiện hiện tại ở Kenya được duy trì tiếp tục trong khoảng vài chục thế hệ nữa, xu hướng nào sau đây sẽ có khả năng diễn ra trong quần thể người ở Kenya?
A.  
Alen HS sẽ bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
B.  
Tần số các alen không đổi.
C.  
Tần số kiểu gen HAHS sẽ tăng dần.
D.  
Không đủ thông tin để kết luận.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:

NHỮNG TRỞ LỰC KÌM CHÂN ĐỒNG BNG SÔNG CỬU LONG

Biến đổi khí hậu, hạ tầng kém, nhân lực hạn chế là những trở lực lớn kìm chân sự phát triển của vùng miền Tây trù phú những năm qua.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay thường quen gọi là miền Tây, trước giờ được mặc định là vùng trù phú trong tâm thức bao đời và nông nghiệp trở thành kế sinh nhai, trọng trách chính. Có một nét phác họa tầm c về "chân dung" của vùng này, đó là với 1,5 triệu ha đất trồng lúa, ĐBSCL đóng vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới.

Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế của miền Tây hiện đặt ra nhiều lo ngại khi đóng góp vào GDP trong ba thập kỷ qua giảm mạnh. Vào năm 1990, GDP của TP HCM chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL thì hai thập niên sau, tỷ lệ này đã hoàn toàn đảo ngược và duy trì đến nay. Điều này còn ngụ ý rằng, dù có lợi thế nằm sát TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, song dường như miền Tây không được hưởng lợi đáng kể từ sự kết nối này, mà còn ngày một tụt hậu. Sự chênh lệch về mức sống và thiếu cơ hội kinh tế là hai nguyên nhân quan trọng thúc đẩy 1,3 triệu dân miền Tây di cư trong thập niên 2009 - 2019. Nơi đây cũng đứng đầu cả nước về hai cái nhất, là tỷ lệ nhập cư thấp nhất và tỷ lệ di cư cao nhất.

Nguồn: https://vnexpress.net

Câu 109: 1 điểm
Dựa vào bài viết, đâu không phải là những trở lực lớn kìm chân sự phát triển của vùng miền Tây trù phú những năm qua?
A.  
Biến đổi khí hậu.
B.  
Hạ tầng kém.
C.  
Thiếu vốn đầu tư.
D.  
Nhân lực hạn chế.
Câu 110: 1 điểm
Dựa vào bài viết, vào khoảng những năm 2010, GDP của ĐBSCL bằng bao nhiêu so với GDP của TP. HCM?
A.  
2/3.
B.  
3/4.
C.  
1/3.
D.  
4/5.
Câu 111: 1 điểm
Dựa vào bài viết, cho biết ĐBSCL đứng đầu cả nước về
A.  
tỷ lệ nhập cư cao nhất và tỷ lệ di cư thấp nhất.
B.  
tỷ lệ nhập cư cao nhất và tỷ lệ di cư cao nhất.
C.  
tỷ lệ nhập cư thấp nhất và tỷ lệ di cư thấp nhất.
D.  
tỷ lệ nhập cư thấp nhất và tỷ lệ di cư cao nhất.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:

Năm 2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam là 74,4%, cao đáng kể so với 60,5% (thế giới), 67,2% (Đông Nam Á và Thái Bình Dương). Nghiên cứu cho rằng, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn cung lao động của Việt Nam sē vẫn ổn định trong ngắn hạn và trung hạn.

Tuy nhiên, về lâu dài, thách thức sē là nguồn dự trữ lao động hạn chế để thúc đẩy tổng cung. Năm 2015, Việt Nam ở trong "thời kỳ dân số vàng", với 70% dân số ở độ tuổi từ 15 đến 64 (độ tuổi lao động hợp pháp). Dân số Việt Nam sē già đi "cực kỳ nhanh" vào năm 2050, chỉ còn 60% dân số trong độ tuổi lao động và một phần dân số sē trên 60 tuổi.

Trừ khi tăng trưởng năng suất và tỷ lệ tham gia thị trường lao động được cải thiện, già hóa dân số dự kiến dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn đáng kể và làm tăng khả năng thiếu lao động.

Trong khi đội ngũ lao động dần thu hẹp, tiền lương chắc chắn vẫn sē tăng. Vì thế, "Việt Nam sē mất lợi thế so sánh hiện tại về lao động giá rẻ trong các ngành đòi hỏi kȳ năng thấp và thâm dụng lao động" nghiên cứu kết luận.

Nguồn: https://vnexpress.net/jica-viet-nam-se-som-mat-loi-the-lao-dong-giare-4505673.html

Câu 112: 1 điểm
Dựa vào bài viết, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam cao hơn bao nhiêu % so với tỷ lệ trung bình của thế giới?
A.  
60,5%.
B.  
В. 74,4%.
C.  
13,9%.
D.  
14,9%.
Câu 113: 1 điểm
Dựa vào bài viết, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A.  
Nguồn cung lao động của Việt Nam sē vẫn ổn định trong ngắn hạn và trung hạn.
B.  
Về lâu dài, nguồn dự trữ lao động sē bị hạn chế.
C.  
Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng.
D.  
Dân số Việt Nam đang ngày càng trẻ.
Câu 114: 1 điểm
Dựa vào bài viết, dự báo đến 2050, còn bao nhiêu % dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động?
A.  
80%.
B.  
70%.
C.  
60%.
D.  
50%.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:

"Trong thời gian này, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch này về cơ bản đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.

Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép v.v.. Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

Tuy gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được nhiều thành tựu. Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình hằng năm là 16%. Về khoa học-kĩ thuật, năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Về xã hội, đất nước Liên Xô cũng có nhiều biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.

Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đở các nước xã hội chủ nghĩa".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 11)

Câu 115: 1 điểm
Năm 1957, lịch sử nhân loại ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới
A.  
có nhà du hành chinh phục không gian.
B.  
phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C.  
đưa người đổ bộ thám hiểm không gian.
D.  
hoàn thành việc thám hiểm Mặt Trăng.
Câu 116: 1 điểm
Năm 1961, lịch sử thế giới ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới
A.  
chinh phục vũ trụ.
B.  
đặt chân lên Mặt Trăng.
C.  
chế tạo thành công bom nguyên tử.
D.  
tiến hành cách mạng xanh.
Câu 117: 1 điểm
Nội dung nào là sự khái quát đầy đủ về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX?
A.  
Giúp đỡ các nước xã hội ở châu Âu.
B.  
Chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa.
C.  
Thi hành chính sách đối ngoại tích cực.
D.  
Ủng hộ phong trào cách mạng Cuba.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:

"Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

Sáng sớm 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18-9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4 . Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8-10 -1950) và ngày 13-10-1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh...

Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt-Trung từ Cao Bắng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng "Hành lang Đông-Tây" của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 - 138)

Câu 118: 1 điểm
Việt Nam chủ động mở chiến dịch Biên giới năm 1950 với mục tiêu cao nhất là
A.  
đánh tan quân Pháp ở miền Bắc, tiêu diệt sinh lực địch.
B.  
tiêu diệt sinh lực Pháp, khai thông biên giới Việt-Trung.
C.  
đưa cuộc kháng chiến từng bước tiến lên giành thắng lợi.
D.  
đẩy cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
Câu 119: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
A.  
Giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B.  
Buộc Pháp từ bỏ âm mưu tấn công lên Việt Bắc, phải rút về phòng ngự.
C.  
Tạo thế trận chiến tranh nhân dân, đưa cả nước vào kháng chiến lâu dài.
D.  
Làm thất bại hoàn toàn chiến lược "đánh thắng nhanh” của quân Pháp.
Câu 120: 1 điểm
Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
A.  
án ngữ Hành lang Đông-Tây của thực dân Pháp.
B.  
ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.
C.  
quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
D.  
có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 18)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

147,442 lượt xem 79,380 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 19)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

160,542 lượt xem 86,422 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

181,812 lượt xem 97,888 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

184,227 lượt xem 99,190 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 16)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,037 lượt xem 102,844 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,539 lượt xem 96,124 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

177,277 lượt xem 95,445 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

121 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

175,842 lượt xem 94,675 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 17)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

185,091 lượt xem 99,652 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!