thumbnail

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)

Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

PHẦN 1: NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” Các câu tục ngữ trên có đặc điểm chung gì?
A.  
Tục ngữ về thiên nhiên.
B.  
Tục ngữ về lao động.
C.  
Tục ngữ về con người xã hội.
D.  
Các câu trên không có đặc điểm chung.
Câu 2: 1 điểm
Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” trong tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão có ý nghĩa gì?
A.  
Diễn tả chân thực sự đông đảo và ý chí căm hờn của đoàn quân.
B.  
Nói phóng đại về sự nghiệp và sức mạnh của đội quân chính nghĩa.
C.  
Đề cao vai trò, tư thế của vị tướng lĩnh trước ba quân.
D.  
Vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất vừa khái quát hóa được sức mạnh về tinh thần của đội quân.
Câu 3: 1 điểm
Điểm khác biệt giữa hai bài thơ Lai TânChiều tối là gì?
A.  
Thể thơ.
B.  
Ngôn ngữ.
C.  
Giọng điệu.
D.  
Tính hàm súc.
Câu 4: 1 điểm
Càng nhìn lại càng ngẩn ngơ/ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn” (Theo Thanh Hải). Cặp quan hệ từ “càng….càng…” trong câu thơ biểu thị mối quan hệ gì?
A.  
Nhân – quả.
B.  
Đối lập.
C.  
So sánh.
D.  
Tăng tiến.
Câu 5: 1 điểm
Tác phẩm Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được trích từ đâu?
A.  
Trường ca “Mặt trời khát vọng”.
B.  
Trường ca “Chân trời khát vọng”.
C.  
Tập thơ “Người chiến sĩ”.
D.  
Trường ca “Mặt đường khát vọng”.
Câu 6: 1 điểm
Đoạn văn: Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) đã sử dụng phép liên kết nào?
A.  
Phép nối.
B.  
Phép thế.
C.  
Phép lặp.
D.  
Phép liên tưởng.
Câu 7: 1 điểm
Câu văn nào sau đây mắc lỗi dùng từ?
A.  
Mùa xuân đã đến thật rồi!
B.  
Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi.
C.  
Em bé trông dễ thương quá!
D.  
Bình minh trên biển thật đẹp.
Câu 8: 1 điểm
Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?
A.  
Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc.
B.  
Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ.
C.  
Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ.
D.  
Lòng yêu nước của những con người làng Xô Man.
Câu 9: 1 điểm
Xác định từ sử dụng sai trong Câu sau: “Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép, đăm chiêu nhìn bức tranh treo trên tường.”
A.  
ria mép.
B.  
đăm chiêu.
C.  
nhấp nháy.
D.  
bức tranh.
Câu 10: 1 điểm
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim.” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật). Từ nào trong câu thơ trên được dùng theo nghĩa chuyển?
A.  
chạy.
B.  
miền Nam.
C.  
xe.
D.  
trái tim.
Câu 11: 1 điểm
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính”, xác định chủ ngữ trong câu trên:
A.  
Dưới bóng tre của ngàn xưa.
B.  
thấp thoáng mái đình, mái chùa.
C.  
thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
D.  
mái đình, mái chùa cổ kính.
Câu 12: 1 điểm
Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu”. “Một mình” (in đậm, gạch chân) là thành phần nào của câu.
A.  
Chủ ngữ.
B.  
Trạng ngữ.
C.  
Khởi ngữ.
D.  
Vị ngữ.
Câu 13: 1 điểm

Trong bài ca dao sau, cụm từ nào là thành ngữ:

Em về cắt rạ đánh tranh

Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà

Sớm khuya hòa thuận đôi ta

Hơn ai gác tía lầu hoa một mình.

A.  
Cắt rạ đánh tranh.
B.  
Chặt tre chẻ lạt.
C.  
Sớm khuya hòa thuận.
D.  
Gác tía lầu hoa.
Câu 14: 1 điểm

Tiếng sen đã động giấc hòe,/ Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Từ “hoa lê” trong đoạn thơ trên được được dùng để chỉ điều gì?

A.  
Hoa cây lê.
B.  
Người đẹp.
C.  
Cái đẹp.
D.  
Tuổi trẻ.
Câu 15: 1 điểm

Trong các câu sau:

I. Nhìn chung, văn học viết Việt Nam thời trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

II. Chinh phụ ngâm, nguyên văn chữ Hán, do Đoàn Thị Điểm sáng tác.

III. Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”.

IV. “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập” và “Quân trung từ mệnh tập” là những tác phẩm viết bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi.

Những câu nào mắc lỗi:

A.  
I và IV.
B.  
II và IV.
C.  
III và IV.
D.  
I và IV.
Câu 16: 1 điểm
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A.  
Tự sự.
B.  
Miêu tả.
C.  
Biểu cảm.
D.  
Nghị luận.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:

Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong.

Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.

Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.

Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con đường đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loài, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn. Lắng nghe mọi người xung quanh chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây “ATM gạo”, của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thứ và lắng nghe nhiều hơn.

(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)

Câu 17: 1 điểm
Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn và xáo trộn nào trên toàn cầu?
A.  
Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống không thể tiếp tục.
B.  
Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi.
C.  
Các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống không thể tiếp tục.
D.  
Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống không thể tiếp tục.
Câu 18: 1 điểm
Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản?
A.  
Phép thế, phép nối.
B.  
Phép thế, phép lặp.
C.  
Phép nối, phép lặp.
D.  
Phép lặp, phép liên tưởng.
Câu 19: 1 điểm
Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây “ATM gạo”, của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này. “Chắc hẳn” là thành phần biệt lập gì của câu?
A.  
Thành phần cảm thán.
B.  
Thành phần tình thái.
C.  
Thành phần gọi đáp.
D.  
Thành phần phụ chú.
Câu 20: 1 điểm
Xác định nội dung văn bản.
A.  
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những cách chống chọi với đại dịch chính là quan sát, lắng nghe những gì đang diễn ra để có thể điều chỉnh phù hợp với hiện thực.
B.  
Hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với cuộc sống con người.
C.  
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến con người phải đối mặt với những thách thức lớn. Một trong những cách chống chọi với đại dịch chính là quan sát, lắng nghe những gì đang diễn ra để có thể điều chỉnh phù hợp với hiện thực.
D.  
Trước đại dịch Covid con người đã nhận thấy những hạn chế của bản thân và phải tìm cách chống chọi lại. Cách chống chọi lại tốt nhất là quan sát, lắng nghe tình hình đại dịch.
Câu 21: 1 điểm

Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.

 I _______ football in the playground when it started raining.

A.  
was playing.
B.  
played.
C.  
were playing.
D.  
play.
Câu 22: 1 điểm
I know Hoa very well. She is a good friend of _______.
A.  
my.
B.  
mine.
C.  
me.
D.  
I.
Câu 23: 1 điểm
His father is in _______ army and his mother is _______ doctor.
A.  
a/ a.
B.  
the/ the.
C.  
the/ a.
D.  
an/ the.
Câu 24: 1 điểm
She’s only eight years old and she has learned to dance both _______ and modern ballet.
A.  
classic.
B.  
classics.
C.  
classical.
D.  
classically.
Câu 25: 1 điểm
My mom hates the fact that the rich can simply pay for better healthcare. _______ do I.
A.  
So.
B.  
Too.
C.  
Also.
D.  
Either.
Câu 26: 1 điểm

Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.

Fertilizer is a substance added to soil to making plants grow more successfully.

A.  
added.
B.  
making.
C.  
grow.
D.  
successfully.
Câu 27: 1 điểm
I'm very interested in your idea. Shall we discuss about it over lunch?
A.  
in.
B.  
Shall.
C.  
about.
D.  
over.
Câu 28: 1 điểm
She told to me that her parents had left her without any money.
A.  
told.
B.  
her.
C.  
had left.
D.  
any.
Câu 29: 1 điểm
She saw the beautiful beach and knew on once that she’d have a great holiday.
A.  
saw.
B.  
on.
C.  
she’d.
D.  
Câu 30: 1 điểm
I don’t like this place due to its annoying noise. Is there other café around here we could go to?
A.  
annoying.
B.  
other café.
C.  
around.
D.  
could.
Câu 31: 1 điểm

Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences? 

Keep silent or you will wake the baby up.

A.  
If you keep silent, the baby will wake up.
B.  
If the baby wakes up, you have to keep silent.
C.  
Unless you keep silent, the baby will wake up.
D.  
The baby would wake up if you didn’t keep silent.
Câu 32: 1 điểm
Linda is not only beautiful but also intelligent.
A.  
Linda is beautiful and she is intelligent.
B.  
Linda is intelligent although she is not beautiful.
C.  
Apart from being intelligent, Linda is one of the most beautiful girls.
D.  
Linda is as beautiful and intelligent as other girls.
Câu 33: 1 điểm
Jane didn’t drink water because it was too hot
A.  
Jane couldn’t drink the water because she was hot.
B.  
The water was so hot that Jane couldn’t drink it.
C.  
The water might be too hot for Jane to drink.
D.  
Water couldn’t be drank by Jane due to being too hot.
Câu 34: 1 điểm
I met a handsome man yesterday. His father is a doctor.
A.  
I met a handsome man whom father is a doctor.
B.  
I met a man yesterday. His father is a doctor and he is handsome.
C.  
The man I met yesterday works as a doctor. He is very handsome.
D.  
Yesterday, I met a handsome man whose father is a doctor.
Câu 35: 1 điểm
My birthday party didn’t end until 12 A.M.
A.  
My birthday party didn’t end at 12 A.M.
B.  
My birthday party didn’t end after 12 A.M.
C.  
It was not until 12 A.M that my birthday party ended.
D.  
My birthday party ended before 12 A.M.

Questions 36-40: Read the passage carefully.

When naming a child, some parents seem to choose a name based simply on their personal preference. In other families, grandparents or professional name-makers come up with a child's name. In some cases, the time of a child's birth influences how the child's name is determined.

In many European cultures, names are typically chosen by parents. Parents' choice for their child's name may be based on names of their relatives or ancestors. For example, in Italy, children are traditionally named after their grandparents. The parents generally use the father's parents' names first. If they have more children, then they will use the mother's parents' names. Similarly, some people in Eastern Europe name their children after relatives who have died. This tradition is seen as a means to protect the child from the Angel of Death.

Traditionally in some Asian countries, a child's grandfather or a fortune-teller chooses the child's name. In contrast to the tradition of naming children after relatives, the child's name is chosen to influence the child's character. For example, names may be based on a connection to certain elements such as fire, water, earth, wood, or metal. Or the name might include a written character meaning beauty, strength, or kindness.

In certain African cultures, when a child is born plays a large part in determining the child's name. In Ghana's Akan culture, the day a child is born determines the child's name. But each day has different names for boys and girls. For instance, a boy born on Friday is named Kofi, whereas a girl born on the same day is named Afua. Both Kofi and Afua mean "wanderer" or "explorer." Children with these names are seen as travelers.

No matter where the name comes from, a child's name is the first gift in life. Whether the name is chosen according to preference or dictated by tradition, it reflects something about a child's culture. For that reason, all names should be treasured and respected.

(Source: Reading Challenge 2 by Casey Malarcher & Andrea Janzen)

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

Câu 36: 1 điểm
What is the main idea of the passage?
A.  
How personal preference affects child naming.
B.  
The way of naming a child in Europe.
C.  
How natural elements affect child naming.
D.  
How people in different cultures name their children.
Câu 37: 1 điểm
According to the passage, in many European cultures, parents name their children after _______.
A.  
ancestors.
B.  
friends.
C.  
parents.
D.  
famous people.
Câu 38: 1 điểm
The expression "this tradition" in paragraph 2 refers to _______.
A.  
the tradition of naming children after their ancestors in Eastern Europe.
B.  
the tradition of naming children after the mother’s parents’ names.
C.  
the tradition of naming children after the father’s parents’ names.
D.  
the tradition of naming children after the grandparents’ names.
Câu 39: 1 điểm
The word "dictated" in paragraph 5 is closest in meaning to _______.
A.  
discovered.
B.  
affected.
C.  
made.
D.  
signed.
Câu 40: 1 điểm
Which of the following about the tradition of child naming in African countries is NOT true according to the passage?
A.  
A boy born on Friday is named Kofi.
B.  
The time when the baby was born is an important factor in determining his or her name.
C.  
Children's names will be the same if they are born on the same day.
D.  
A child's name reflects his or her culture.
Câu 41: 1 điểm

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Cho đường cong Hình ảnh và đường thẳng Hình ảnh. Tìm tất cả các giá trị của m để d và (C) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A, B sao cho trung điểm I của đoạn thẳng AB có hoành độ bằng 3.

A.  
m = -1.
B.  
m = -2.
C.  
m = 0.
D.  
m = 1.
Câu 42: 1 điểm
Xác định tập hợp các điểm M trong mặt phẳng phức biểu diễn các số phức z thỏa mãn điều kiện Hình ảnh.
A.  
Đường tròn tâm I (–1; –1), bán kính R = 4.
B.  
Hình tròn tâm I (1; –1), bán kính R = 4.
C.  
Hình tròn tâm I (– 1; –1), bán kính R = 4 (kể cả những điểm nằm trên đường tròn).
D.  
Đường tròn tâm I (1; –1), bán kính R = 4.
Câu 43: 1 điểm
Cho khối lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông tại B với Hình ảnh. Gọi M là trung điểm của A'C', I là giao điểm của đường thẳng AM và A'C. Tính theo a thể tích khối chóp I.ABC.
A.  
. 
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 44: 1 điểm
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng Hình ảnh, điểm Hình ảnh. Gọi I là hình chiếu vuông góc của A lên d. Viết phương trình mặt cầu (C) có tâm I và đi qua A.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 45: 1 điểm
Cho tích phân Hình ảnh. Nếu đổi biến số Hình ảnh thì
A.  
.
B.  
. 
C.  
D.  
.
Câu 46: 1 điểm
Cho 5 điểm trong mặt phẳng và không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu vectơ tạo thành từ 5 điểm ấy?
A.  
120.
B.  
10.
C.  
25.
D.  
20.
Câu 47: 1 điểm
 Trong một tổ học sinh có 5 em gái và 10 em trai. Thùy là 1 trong 5 em gái và Thiện là 1 trong 10 em trai. Thầy chủ nhiệm chọn ra 1 nhóm 5 bạn tham gia buổi văn nghệ tới. Hỏi thầy chủ nhiệm có bao nhiêu cách chọn mà trong đó có ít nhất một trong hai em Thùy và Thiện không được chọn?
A.  
286.
B.  
3 003.
C.  
2 717.
D.  
1 287.
Câu 48: 1 điểm
Cho a, b là các số thực dương khác 1 và thỏa mãn Hình ảnh. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A.  
. 
B.  
.
C.  
. 
D.  
.
Câu 49: 1 điểm
Một đội xe vận tải được phân công chở 112 tấn hàng. Trước giờ khởi hành có 2 xe phải đi làm nhiệm vụ khác nên mỗi xe còn lại phải chở thêm 1 tấn hàng so với dự tính. Tính số xe ban đầu của đội xe, biết rằng mỗi xe đều chở khối lượng hàng như nhau.
A.  
16 xe.
B.  
17 xe.
C.  
18 xe.
D.  
19 xe.
Câu 50: 1 điểm
Cho tam giác ABC có AB = 8 cm, AC = 18 cm và có diện tích bằng 64 cm2. Giá trị sinA là:
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 51: 1 điểm
Nếu x ³ 8 và y £ 3 thì điều nào sau đây chắc chắn đúng?
A.  
x + y ³ 5.
B.  
x + y £ 11.
C.  
x - y ³ 5.
D.  
x - y £ 5.
Câu 52: 1 điểm

Có hai bạn làm một việc tốt. Thầy hỏi đến 5 bạn nhưng các bạn đều không ai nhận. Các bạn đã trả lời:

A: B và C làm.

D: E và G làm.

E: G và B làm.

C: A và B làm.

B: D và E làm.

Điều tra thấy rằng, không bạn nào nói đúng hoàn toàn và có 1 bạn nói sai hoàn toàn. Hỏi ai đã làm việc tốt đó?

A.  
C và D.
B.  
A và E.
C.  
B và D.
D.  
B và C.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 55:

Trong một hội thảo khoa học Quốc tế, 4 đại biểu nói chuyện với nhau bằng 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung.

Mỗi đại biểu chỉ biết 2 thứ tiếng và có 3 đại biểu biết cùng một thứ tiếng. Cho biết:

1. A biết tiếng Nga, D không biết tiếng Nga.

2. B, C, D không cùng biết một thứ tiếng.

3. Không có đại biểu nào biết cả tiếng Nga và tiếng Pháp.

4. B không biết tiếng Anh nhưng có thể phiên dịch cho A và C.

Câu 53: 1 điểm
A biết những tiếng nào?
A.  
Pháp, Trung.
B.  
Nga, Anh
C.  
Trung, Nga.
D.  
Anh, Pháp.
Câu 54: 1 điểm
C biết những tiếng nào?
A.  
Pháp, Trung.
B.  
Nga, Anh.
C.  
Trung, Nga.
D.  
Anh, Pháp.
Câu 55: 1 điểm
D biết những tiếng nào?
A.  
Pháp, Trung.
B.  
Trung, Anh.
C.  
Trung, Nga.
D.  
Anh, Pháp.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 56 đến 60:

Tình cờ trên một toa xe lửa có một nhà thơ, một nhà văn, một nhà viết kịch và một nhà sử học ngồi cạnh nhau.

Tên của họ là: An, Vân, Khoa, Đạt.

Qua chuyện trò trao đổi thì thấy: Mỗi người đều mang theo một tác phẩm của một trong 3 người kia để đọc trong cuộc hành trình.

An và Vân trước đây đã đọc tác phẩm của nhau, nhưng giờ đây không có người nào mang theo tác phẩm của người kia.

Vân đọc tác phẩm của Đạt.

Đạt không bao giờ đọc thơ.

Nhà thơ đọc tác phẩm kịch.

Nhà văn trẻ vừa mới ra đời tác phẩm đầu tiên nói rằng: khi đọc xong tác phẩm mang theo anh ta sẽ mượn đọc tác phẩm của nhà sử học.

Trên tàu không có ai mang theo tác phẩm của chính mình.

Câu 56: 1 điểm
Nhà văn đọc tác phẩm gì?
A.  
Thơ.
B.  
Kịch.
C.  
Sử.
D.  
Không xác định được.
Câu 57: 1 điểm
Đáp án nào dưới đây không đúng?
A.  
Nhà Sử học đọc văn.
B.  
Nhà Sử học đọc kịch.
C.  
Nhà viết Kịch đọc sử.
D.  
Nhà Văn đọc thơ.
Câu 58: 1 điểm
Nhà văn tên là gì?
A.  
An.
B.  
Vân.
C.  
Đạt.
D.  
Khoa.
Câu 59: 1 điểm
 Ai là nhà sử học?
A.  
Vân.
B.  
An.
C.  
Đạt.
D.  
Khoa.
Câu 60: 1 điểm
Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
A.  
Vân là nhà thơ.
B.  
Đạt là người viết kịch.
C.  
Đạt là nhà thơ.
D.  
Vân đọc kịch.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 64:

Giá tiêu (13/03/2020) tại vùng Tây Nguyên và miền Nam:

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK

 

- Ea H’leo

37 500

GIA LAI

 

- Chư Sê

36 000

ĐẮK NÔNG

 

- Gia Nghĩa

37 500

BÀ RỊA – VŨNG TÀU

 

- Giá trung bình

38 500

BÌNH PHƯỚC

 

- Giá trung bình

38 000

ĐỒNG NAI

 

- Giá trung bình

36 000

 

Câu 61: 1 điểm
 Giá tiêu trung bình (ngày 13/3/2020) tại Bà Rịa – Vũng Tàu cao hơn giá tiêu trung bình tại Đồng Nai là bao nhiêu phần trăm? (làm tròn đến số thập phân thứ nhất).
A.  
6,9%.
B.  
5,8%.
C.  
7,2%.
D.  
6,5%.
Câu 62: 1 điểm
Giá tiêu (ngày 13/3/2020) tại Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông là:
A.  
36 000 đồng/kg.
B.  
37 000 đồng/kg.
C.  
37 500 đồng.
D.  
38 000 đồng.
Câu 63: 1 điểm
Tính giá tiêu trung bình mỗi ki-lô-gam của các tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) ở bảng trên.
A.  
36 500 đồng.
B.  
36 750 đồng.
C.  
37 250 đồng.
D.  
37 500 đồng.
Câu 64: 1 điểm
Giá tiêu ở tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) nào ở bảng trên cao nhất?
A.  
Đắk Lắk.
B.  
Đồng Nai.
C.  
Bà Rịa – Vũng Tàu.
D.  
Bình Phước.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 65 đến 67:

Hình ảnh

(Nguồn: ourworldindata.org)

Câu 65: 1 điểm
 Thực phẩm nào tác động tới môi trường nhiều nhất?
A.  
Táo.
B.  
Trứng.
C.  
Thịt lợn.
D.  
Thịt bò.
Câu 66: 1 điểm
Những giống bò cao sản, được chăn nuôi theo kiểu tăng trọng chủ yếu phục vụ cho mục đích lấy thịt bò. Trung bình mỗi con bò thịt có cân nặng 450 kg khi còn sống sẽ cho một lượng thịt nặng khoảng 280 kg. Lượng phát thải (kg CO2 tương đương) khi đó là bao nhiêu kg CO2?
A.  
16 900 kg.
B.  
16 800 kg.
C.  
16 700 kg.
D.  
17 600 kg.
Câu 67: 1 điểm
Lượng phát thải khí nhà kính khi sản xuất 2 tấn thịt bò từ nuôi bò lấy thịt nhiều hơn so với khi sản xuất 2 tấn thịt bò từ nuôi bò lấy sữa là bao nhiêu ki-lô-gam?
A.  
72 000 kg.
B.  
68 000 kg.
C.  
78 000 kg.
D.  
87 000 kg.

Dựa vào biểu đồ phân bổ lao động ở nước ta năm 2017 trả lời các câu hỏi từ 68 đến 70:

Hình ảnh

Câu 68: 1 điểm
Dựa vào biểu đồ trên hãy cho biết lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng ít hơn lao động làm việc trong khu vực dịch vụ năm 2017 là bao nhiêu người?
A.  
4,6 triệu người.
B.  
8 triệu người.
C.  
13,6 triệu người.
D.  
3,4 triệu người.
Câu 69: 1 điểm
Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng số lao động?
A.  
30,7%.
B.  
31,8%.
C.  
34,1%.
D.  
35,2%.
Câu 70: 1 điểm
Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhiều hơn lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng bao nhiêu lao động?
A.  
6 triệu người.
B.  
9 triệu người.
C.  
7 triệu người.
D.  
8 triệu người.
Câu 71: 1 điểm

PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Cho phản ứng thuận nghịch: Hình ảnh Nếu thêm chất xúc tác thì cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào?

A.  
Theo chiều thuận.
B.  
Theo chiều nghịch.
C.  
Không chuyển dịch.
D.  
Chưa xác định.
Câu 72: 1 điểm

Cho các chất sau:

Hình ảnh

Các chất khi thủy phân trong dung dịch NaOH dư, đun nóng không thu được alcohol là

A.  
(1), (3), (5).
B.  
(2), (4), (5).
C.  
(2), (3), (4).
D.  
(3), (4), (6).
Câu 73: 1 điểm
Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Hình ảnh được 17,6 gam Hình ảnh và 10,8 gam Hình ảnh. Giá trị của m là
A.  
10,8.
B.  
7,2.
C.  
6.
D.  
12.
Câu 74: 1 điểm

 Cho các chất sau:

Hình ảnh

Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa hai muối là

A.  
4.
B.  
3.
C.  
5.
D.  
6.
Câu 75: 1 điểm
Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B cách nhau 11 cm, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có tần số 10 Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,4 m/s. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là
A.  
7 điểm.
B.  
4 điểm.
C.  
5 điểm.
D.  
6 điểm.
Câu 76: 1 điểm
Đặt điện áp xoay chiều Hình ảnh vào hai bản của một tụ điện có điện dung Hình ảnhCường độ hiệu dụng của dòng điện chạy qua tụ điện bằng
A.  
0,75 A.
B.  
1,50 A.
C.  
2,50 A.
D.  
1,25 A.
Câu 77: 1 điểm
Một con lắc lò xo được treo vào điểm M cố định, đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi Fđh mà lò xo tác dụng vào M theo thời gian t. Lấy g = π2  m/s2. Biên độ dao động của con lắc gần nhất với giá trị nào sau đây?

Hình ảnh

A.  
2 cm.
B.  
4 cm.
C.  
6 cm.
D.  
3 cm.
Câu 78: 1 điểm
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng đơn sắc có λ = 0,5 µm, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm. Trong khoảng MN trên màn với MO = ON = 5 mm có 11 vân sáng mà hai mép M và N là hai vân sáng. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 
A.  
D = 3,0 m.
B.  
D = 2,0 m.
C.  
D = 4,0 m.
D.  
D = 2,4 m.
Câu 79: 1 điểm
Dựa vào cấu trúc nào sau đây để phân biệt vi khuẩn Gram dương (Gr+) và vi khuẩn Gram âm (Gr–)? 
A.  
Thành tế bào.
B.  
Vùng nhân.
C.  
Màng sinh chất.
D.  
Plasmid.
Câu 80: 1 điểm
Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang?
A.  
Cá chép, ốc, tôm, cua.
B.  
Giun đất, giun dẹp, chân khớp.
C.  
Cá, ếch, nhái, bò sát.
D.  
Giun tròn, trùng roi, giáp xác.
Câu 81: 1 điểm
Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A.  
Tế bào sinh dưỡng.
B.  
Tế bào sinh dục chín.
C.  
Tế bào sinh dục sơ khai.
D.  
Tế bào xôma.
Câu 82: 1 điểm
Chị Lan và chị Đào sinh con cùng một ngày trong cùng bệnh viện. Do sơ suất của một nhân viên y tế, thẻ đánh dấu của hai trẻ sơ sinh bị mất khiến người ta không phân biệt được trẻ nào của người mẹ nào. Biết rằng em bé thứ nhất mang nhóm máu O, em bé thứ hai có nhóm máu A; trong khi đó chồng của chị Đào mang nhóm máu AB. Dựa vào những thông tin trên, bạn hãy giúp xác định đứa trẻ nào của cặp vợ chồng nào.
A.  
Em bé mang nhóm máu O là con của vợ chồng chị Đào, em bé mang nhóm máu A là con của vợ chồng chị Lan.
B.  
Em bé mang nhóm máu O là con của vợ chồng chị Lan, em bé mang nhóm máu A là con của vợ chồng chị Đào.
C.  
Hai em bé trên là con của hai cặp vợ chồng khác.
D.  
Không đủ thông tin để kết luận.
Câu 83: 1 điểm
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết quy mô xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Ôxtrâylia là
A.  
dưới 1 tỉ đôla Mĩ.
B.  
từ 1-2 tỉ đôla Mĩ.
C.  
từ trên 2 - 4 tỉ đôla Mĩ.
D.  
từ trên 4 - 6 tỉ đôla Mĩ.
Câu 84: 1 điểm
Trong thị trường chung châu Âu được tự do lưu thông về
A.  
con người, hàng hóa, cư trú, dịch vụ.
B.  
dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn, con người.
C.  
dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc.
D.  
tiền vốn, con người, dịch vụ, cư trú.
Câu 85: 1 điểm
Biểu hiện rō nét nhất trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là
A.  
tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng, ngành công nghiệp khai thác giảm.
B.  
ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng thấp hơn ngành công nghiệp khai thác.
C.  
tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến giảm, ngành công nghiệp khai thác tăng.
D.  
đẩy mạnh sản xuất hàng hoá để đáp ứng tốt nhu cầu ở trong và ngoài nước.
Câu 86: 1 điểm
Rừng ở đồng bằng sông Cửu Long có vai trò chủ yếu nào sau đây?
A.  
Giúp nhanh thoát lũ vào mùa mưa.
B.  
Giữ đất chống sạt lở bờ biển.
C.  
Cung cấp nhiều loại gỗ quý.
D.  
Đảm bảo cân bằng sinh thái.
Câu 87: 1 điểm
Quyết định nào của Hội nghị Pốtx-đam (1945) đưa tới những khó khăn cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
A.  
Liên Xô không được đưa quân đội vào giúp đỡ các nước Đông Dương.
B.  
Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
C.  
Anh và Trung Hoa Dân quốc sẽ vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.
D.  
Quân Anh-Pháp sẽ cùng vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật.
Câu 88: 1 điểm
Lực lượng nào trong xã hội Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự thay đổi to lớn về lượng và chất, từng bước giành thắng lợi trong phong trào dân tộc dân chủ?
A.  
Tiểu tư sản, trí thức.
B.  
Giai cấp công nhân.
C.  
Giai cấp nông dân.
D.  
Tư sản Việt Nam.
Câu 89: 1 điểm
Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật-Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” do Đảng Cộng sản Đông Dương phát động thể hiện trong tài liệu nào sau đây?
A.  
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939).
B.  
Chỉ thị "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C.  
Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ ngày 13 đến 15-8-1945).
D.  
Nghị quyết của Đại hội Quốc dân tại Tân Trào (5-1945).
Câu 90: 1 điểm
Năm 1949, “sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại; nắm trong tay 3/4 dự trữ vàng thế giới…” là minh chứng cho
A.  
nước Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.
B.  
nước Mĩ đang có tiềm lực kinh tế-tài chính đứng đầu thế giới.
C.  
sự hợp tác và phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ và Nhật Bản.
D.  
nền kinh tế nước Mĩ đã được phục hồi, phát triển nhanh chóng.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93

Phosphorus là một phi kim đa hóa trị trong nhóm VA, chủ yếu được tìm thấy trong các loại đá phosphate vô cơ và trong các cơ thể sống. Do độ hoạt động hóa học cao, không bao giờ người ta tìm thấy phosphorus ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Phosphorus phát xạ ra ánh sáng nhạt khi bị phơi ra trước oxygen (vì thế có tên gọi của nó trong tiếng La tinh để chỉ "ngôi sao buổi sáng", từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ánh sáng") và xuất hiện dưới một số dạng thù hình. Phosphorus cũng là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, sử dụng quan trọng nhất trong thương mại là để sản xuất phân bón. Phosphorus cũng được sử dụng rộng rãi trong các loại vật liệu nổ, diêm, pháo hoa, thuốc trừ sâu, kem đánh răng và chất tẩy rửa.

Phosphorus có thể tồn tại ở một số dạng thù hình khác nhau nhưng quan trọng hơn cả là phosphorus trắng và phosphorus đỏ. Phosphorus trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng, trông giống như sáp, có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. Phosphorus đỏ là chất bột màu đỏ, có cấu trúc polymer, dễ hút ẩm và chảy rữa, bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối, không tan trong các dung môi thông thường, chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên Hình ảnh

Câu 91: 1 điểm
Chất bị oxi hóa chậm và phát quang màu lục trong bóng tối là
A.  
phosphorus trắng.
B.  
phosphorus đỏ.
C.  
phosphine.
D.  
zinc phosphide.
Câu 92: 1 điểm
Cho một mẩu phosphorus vào 600 gam dung dịch Hình ảnh18,9%, sản phẩm tạo ra là Hình ảnh và NO. Dung dịch sau phản ứng có tính acid và phải trung hòa bằng 3 lít dung dịch NaOH 1M. Khối lượng mẩu phosphorus ban đầu là
A.  
31 gam.
B.  
37,2 gam.
C.  
27,9 gam.
D.  
24,8 gam.
Câu 93: 1 điểm
Đốt 6,2 gam một mẩu phosphorus trong oxygen dư rồi hòa tan toàn bộ oxide vào 85,8 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là
A.  
6,7%.
B.  
19,6%.
C.  
21,3%.
D.  
9,8%.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

Nitrogen là nguyên tố có trong thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của thực vật. Trong không khí có chứa 80% thể tích Hình ảnh, tuy nhiên thực vật lại không thể hấp thụ được nguyên tố nitrogen dưới dạng phân tửHình ảnh.

Câu 94: 1 điểm
Công thức Lewis của phân tử Hình ảnh
A.  
A.
B.  
B.
C.  
C
D.  
D
Câu 95: 1 điểm
Thực vật chỉ có thể hấp thụ được nguyên tố nitrogen dưới dạng
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 96: 1 điểm
Để tìm hiểu về cấu tạo của phân tử nitrogen tồn tại ở dạng phân tử Hình ảnh tứ diện hay là phân tử Hình ảnh, có thể được chứng minh bằng năng lượng. Biết năng lượng liên kết N−N bằng Hình ảnh, của Hình ảnh bằng Hình ảnh Năng lượng toả ra khi hình thành phân tử Hình ảnh tứ diện và phân tử Hình ảnh từ 4 mol nguyên tử N lần lượt là
A.  
−782 kJ và −256 kJ.
B.  
978 kJ và 1890 kJ.
C.  
782 kJ và 256 kJ.
D.  
815 kJ và 1890 kJ.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99. 

Con người có thể gây ra những phản ứng hạt nhân bằng cách dùng những hạt (đạn) bắn vào những hạt nhân (bia). Phản ứng hạt nhân nhân tạo đầu tiên được Rơ-dơ-pho thực hiện năm 1919, hơn 10 năm trước khi máy gia tốc đầu tiên ra đời. Ông dùng chất phóng xạ Poloni 210, phát ra các hạt α, để bắn phá một bình chứa nito. Kết quả là nito biến thành oxi và có các proton phát ra Hình ảnh Năm 1934, hai ông bà Jô-li-ô và Cu-ri dùng hạt α bắn phá một lá nhôm và thu được photpho Hình ảnh Điều đặc biệt là hạt nhân Hình ảnh sinh ra có tính phóng xạ β+. Hạt nhân hoặc nguyên tử Hình ảnh được gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo vì không có sẵn trong thiên nhiên (Photpho thiên nhiên là đồng vị bền Hình ảnh).

Bằng cách dùng các máy gia tốc (và các lò phản ứng hạt nhân) thực hiện các phản ứng hạt nhân, người ta đã tạo ra hơn 1500 đồng vị phóng xạ, trong khi số đồng vị phóng xạ tự nhiên chỉ có khoảng 325. 

Người ta cũng đã kéo dài bảng tuần hoàn Mendeleep và tạo ra các nguyên tố vượt urani (Z > 92), tất cả các nguyên tố này đều là nguyên tố phóng xạ. 

Câu 97: 1 điểm
Trong phản ứng hạt nhân của Rơ-dơ-pho năm 1919 được đề cập đến trong bài, hạt nhân Poloni 210 có vai trò là 
A.  
hạt nhân đạn.
B.  
hạt nhân bia.
C.  
hạt sản phẩm.
D.  
nguồn tạo ra hạt phóng xạ α.
Câu 98: 1 điểm
Đồng vị phóng xạ nhân tạo Hình ảnh sau khi phóng xạ cho sản phẩm là hạt nhân
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 99: 1 điểm
Đồng vị phóng xạ Hình ảnh có chu kì bán rã là 3 phút 15 giây. Ban đầu người ta có một mẫu Hình ảnh nguyên chất có khối lượng 15 g. Xác định khối lượng Hình ảnh còn lại trong mẫu sau 585 giây. 
A.  
3,750 g.
B.  
11,250 g.
C.  
1,875 g.
D.  
13,125 g.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102. 

Một thanh sắt chỉ có tính sắt từ khi nhiệt độ thanh sắt không lớn lắm. Nếu nhiệt độ của nó lớn hơn một nhiệt độ xác định nào đó được gọi là nhiệt độ Quy-ri, thì đặc tính sắt từ của nó không còn nữa. Ví dụ như nung nóng đỏ một cái đinh sắt rồi đưa lại gần nam châm ta sẽ thấy đinh không bị hút bởi nam châm. Nhưng khi nguội xuống dưới nhiệt độ Quy-ri thì đinh lại bị nam châm hút. Các chất sắt từ khác nhau có nhiệt độ Quy-ri khác nhau. Khi nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ Quy-ri thì các chất sắt từ trở thành các chất thuận từ thông thường. Bảng dưới đây là nhiệt độ Quy-ri của một vài chất:

Chất

Sắt

Niken

Côban

Gađôlini

Nhiệt độ (oC)

773

358

1331

16

Câu 100: 1 điểm
Dựa vào bảng nhiệt độ Quy-ri của một số chất. Ở nhiệt độ 100oC, chất nào sau đây bị mất tính sắt từ? 
A.  
Sắt.
B.  
Niken.
C.  
Côban.
D.  
Gadolini.
Câu 101: 1 điểm
Ở nhiệt độ nào sau đây niken vẫn còn tính sắt từ? 
A.  
300o
B.  
400o
C.  
500o
D.  
600o
Câu 102: 1 điểm
Thiết bị nào sau đây có thể được chế tạo dựa trên ứng dụng hiện tượng được nhắc đến trong bài đọc trên? 
A.  
Đèn huỳnh quang.
B.  
La bàn.
C.  
Rơ-le nhiệt.
D.  
Pin Mặt Trời.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105:

Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội (n) cũng đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trồng. Từ một tế bào đơn bội, được nuôi cấy trong ống nghiệm với các hóa chất đặc biệt, người ta có thể tạo nên các mô đơn bội, sau đó xử lí hóa chất (cônsixin) gây lưỡng bội hóa tạo nên một cây lưỡng bội hoàn chỉnh. Điều lí thú là cây lưỡng bội tạo ra bằng cách này có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

Câu 103: 1 điểm
Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành các cây có bộ NST là
A.  
n.
B.  
n.
C.  
3n.
D.  
4n.
Câu 104: 1 điểm
Nội dung đoạn trích trên đề cập đến ứng dụng của phương pháp nào sau đây?
A.  
Lai hữu tính.
B.  
Công nghệ tế bào.
C.  
Đột biến gen.
D.  
Công nghệ ADN.
Câu 105: 1 điểm
 Từ 1 cây có kiểu gen Hình ảnh bằng công nghệ được nêu trong đoạn trích trên, người ta đã tạo ra các cây con. Theo lí thuyết, tỉ lệ dòng thuần thu được từ quá trình nuôi cấy nói trên là
A.  
20%.
B.  
40%.
C.  
100%.
D.  
5%.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108:

Dựa vào con đường đồng hóa Hình ảnh, người ta chia thực vật ra thành 3 nhóm là thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM. Thực vật C3 thích nghi với điều kiện khí hậu ôn đới; thực vật C4 thích nghi với điều kiện nhiệt đới. Vì thích nghi với điều kiện nhiệt đới cho nên thực vật C4 có nhu cầu sử dụng nước thấp hơn thực vật C3. Các nhà khoa học đã sử dụng 4 loài cây A, B, C và D (trong đó có loài thực vật C3, có loài thực vật C4) để so sánh về nhu cầu nước và lượng sinh khối khô tích lũy trong cây. Các cây thí nghiệm giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô) được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu. Sau 1 thời gian sinh trưởng, các giá trị về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng lên thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng dưới đây:

Hình ảnh

Câu 106: 1 điểm
Loài cây nào sau đây đã sử dụng nước tiết kiệm hơn?
A.  
Loài B.
B.  
Loài C.
C.  
Loài A.
D.  
Loài D.
Câu 107: 1 điểm
Để tổng hợp được 1 gam sinh khối, loài cây A đã phải hấp thụ khoảng bao nhiêu lít nước?
A.  
4,13.
B.  
0,24.
C.  
0,48.
D.  
4,37.
Câu 108: 1 điểm
Trong 4 loài cây A, B, C, D của thí nghiệm nói trên, loài cây nào thuộc thực vật C4?
A.  
Loài B.
B.  
Loài D.
C.  
Loài C.
D.  
Loài A.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:

CHÚ TRỌNG PHÁT TRIẾN GIỐNG BẢN ĐỊA VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO NÔNG DÂN

Có thể thấy việc chăn nuôi bò để làm nguồn thực phm chất lượng cao, được người nông dân chú trọng bởi nó tạo ra giá trị lớn. Nhưng giống trâu, bò được chăn nuôi không chỉ đơn thuần là những giống trâu, bò bản địa, mà một số địa phương nông dân đã chăn nuôi cả những giống trâu, bò được các doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài về.

Với hình thái thời tiết khắc nghiệt ở miền Bắc vào mùa đông và nắng nóng ở miền Trung, nếu không phải là những giống trâu, bò bản địa sē gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc. Những giống trâu, bò được nhập khu về Việt Nam được nông dân chăn nuôi sē không thích ứng với điều kiện khí hậu và môi trường, dẫn đến sức khỏe trâu, bò kém, mắc dịch bệnh. Nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời s gây thiệt hại rất lớn cho bà con nông dân, do đó chăn nuôi phát triển giống trâu, bò bản địa vẫn là quan trọng nhất.

Câu 109: 1 điểm
Dựa vào bài viết, giống trâu, bò nào là quan trọng nhất với nước ta?
A.  
Giống bản địa.
B.  
Giống nhập khẩu.
C.  
Giống lai.
D.  
Cả bản địa và nhập khẩu đều quan trọng như nhau.
Câu 110: 1 điểm
Dựa vào bài viết, tại sao chăn nuôi bò để làm nguồn thực phẩm chất lượng cao lại được người nông dân chú trọng?
A.  
Phù hợp với điều kiện tự nhiên
B.  
Tạo ra giá trị lớn.
C.  
Do người dân có nhiều kinh nghiệm.
D.  
Do nhu cầu xuất khẩu.
Câu 111: 1 điểm
Dựa vào bài viết, tại sao những giống trâu, bò được nhập khẩu về Việt Nam lại dễ mắc bệnh?
A.  
Do vận chuyển đường xa.
B.  
Khó thích ứng với điều kiện khí hậu và môi trường
C.  
Người dân không có kinh nghiệm chăm sóc.
D.  
Do khác biệt về văn hóa.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:

Theo Tổng cục Thủy sản, định hướng của ngành thủy sản là chuyển dịch giảm sản lượng đánh bắt, tăng sản lượng nuôi biển nhưng vẫn đảm bảo xuất khẩu tăng trưởng giá trị kim ngạch hàng năm ở mức 4-5%.

Vấn đề cấp thiết hiện nay của ngành thủy sản Việt Nam là chuyển từ khai thác sang nuôi trên biển, đồng thời quản lý chặt chē theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản để cải thiện chuỗi giá trị. Việt Nam có hơn 1 triệu km2 diện tích vùng biển, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước.

https://vneconomy.vn

Câu 112: 1 điểm
Dựa vào bài viết, định hướng của ngành thủy sản là
A.  
giảm sản lượng đánh bắt, tăng sản lượng nuôi biển.
B.  
tăng sản lượng đánh bắt, tăng sản lượng nuôi biển.
C.  
giảm sản lượng đánh bắt, giảm sản lượng nuôi biển.
D.  
tăng sản lượng đánh bắt, giảm sản lượng nuôi biển.
Câu 113: 1 điểm
 Dựa vào bài viết, để cải thiện chuỗi giá trị, biện pháp cần thực hiện là
A.  
đầu tư phương tiện máy móc, tàu cá.
B.  
quản lý chặt chē theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản.
C.  
tăng hoạt động chế biến.
D.  
đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Câu 114: 1 điểm
Dựa vào bài viết, diện tích nuôi biển của nước ta hiện đạt
A.  
hơn 1 triệu km2.
B.  
200000 km2.
C.  
50000 km2.
D.  
400000 km2.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:

Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

LẦN THỨ NHẤT VÀ LẦN THỨ HAI

Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế:

Những phát minh về kĩ thuật đã làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động...

Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc,... Nhiều phương tiện giao thông, thông tin liên lạc mới xuất hiện, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện cuộc sống con người.

Tác động về mặt xã hội, văn hoá:

Về mặt xã hội, các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân, tiêu biểu như: Luân Đôn, Man-chet-xtơ, Pa-ri, Béc-lin,... Trong xã hội, đã hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô sản làm thuê. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản.

Về mặt văn hoá, các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại cũng có tác động mạnh, đưa đến những biến chuyển lớn lao trong đời sống văn hoá. Lối sống và văn hoá công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Đời sống văn hoá tinh thần của người dân phong phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của các phương tiện như: điện thoại, ra-đi-ô, sự xuất hiện của điện ảnh,... Sự giao lưu, kết nối văn hoá giữa các quốc gia, châu lục càng được đẩy mạnh,...

Cách mạng công nghiệp cũng tạo ra một số tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,..

 

.

Câu 115: 1 điểm
Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với sự phát triển kinh tế?
A.  
Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc
B.  
Những phát minh về kĩ thuật đã làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới.
C.  
Nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy công nghiệp phát triển.
D.  
Tạo ra những chuyển biến mới trong đời sống văn hoá của người dân.
Câu 116: 1 điểm
Ý nào sau đây phản ánh đúng hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp?
A.  
Nâng cao năng suất lao động, xã hội hóa quá trình lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản.
B.  
Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.
C.  
Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác.
D.  
Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
Câu 117: 1 điểm
Cùng với sự phát triển mạnh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, theo em, để có thể phát triển bền vững, tất cả các quốc gia trên thế giới cần quan tâm giải quyết vấn đề gì?
A.  
Chạy đua vũ trang
B.  
Ô nhiễm môi trường
C.  
Chênh lệch giàu nghèo
D.  
Chinh phục vũ trụ

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:

"Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc-Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho cả nước.

Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc-"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một-Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Ngày 25-4-1976, cuộc Tống tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.

Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2-7-1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn-Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội sē gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 201-203).

Câu 118: 1 điểm
Nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) là
A.  
ổn định tình hình hai miền Nam-Bắc.
B.  
hàn gắn vết thương chiến tranh.
C.  
thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D.  
đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 119: 1 điểm
Sự kiện nào sau đây ghi nhận quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam đã căn bản hoàn thành?
A.  
Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25-4-1976).
B.  
Hội nghị Hiệp thương hai miền Nam-Bắc tại Sài Gòn (11-1975).
C.  
Những quyết định của kì họp Quốc hội khóa VI (7-1976).
Câu 120: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam?
A.  
Tạo điều kiện thuận lợi đế cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế, đưa nhân dân chính thức làm chủ đất nước.
B.  
Phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.
C.  
Phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, bảo vệ tổ quốc, đưa nhân dân chính thức làm chủ đất nước.
D.  
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,540 lượt xem 96,124 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 23)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

160,266 lượt xem 86,289 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 8)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,446 lượt xem 96,082 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 27)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

153,454 lượt xem 82,621 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 24)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

117 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

149,735 lượt xem 80,619 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 29)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

170,521 lượt xem 91,805 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,221 lượt xem 102,942 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 11)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

164,329 lượt xem 88,480 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

177,279 lượt xem 95,445 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!