thumbnail

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 23)

Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

PHẦN 1: NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

 Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống: “Một mặt …….. bằng mười mặt …….

A. người/ của.         B. của/ người.       C. trời/ trăng.        D. biển/ sông.       

A.  
người/ của.
B.  
của/ người.
C.  
trời/ trăng.
D.  
biển/ sông.
Câu 2: 1 điểm
Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, hình tượng người lái đò thể hiện như thế nào?
A.  
Một người lao động tiều tụy vì công việc lái đò gian nan.
B.  
Một người lao động ngang tàng, không biết lượng sức mình.
C.  
Một người lao động, đồng thời là một nghệ sĩ.
D.  
Một người lao động xem thường thiên nhiên.
Câu 3: 1 điểm

Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu chí lực

Vạn cổ thử giang san.

(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải) 

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.  
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
B.  
Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C.  
Thất ngôn bát cú Đường luật.
D.  
Song thất lục bát.
Câu 4: 1 điểm
Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống: “…………. môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội.”
A.  
bảo vệ.
B.  
bảo tồn.
C.  
bảo đảm.
D.  
bảo trợ.
Câu 5: 1 điểm
 Đâu là nhà thơ đã mang vào thơ mình một vẻ đẹp rất chân quê. Tất cả cảnh sắc và con người trong thơ ông đều thấm đượm tình quê, duyên quê?
A.  
Huy Cận.
B.  
Nguyễn Đình Thi.
C.  
. Nguyễn Bính. 
D.  
Quang Dũng.
Câu 6: 1 điểm

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình.

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.

(Quốc tộ, Pháp Thuận)

Bài thơ trên thuộc dòng thơ:

A.  
Dân gian.
B.  
Trung đại.
C.  
Thơ Mới.
D.  
Thơ cách mạng.
Câu 7: 1 điểm
Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện điều gì?
A.  
Ca ngợi phẩm chất của người anh hùng trong thời đại mới.
B.  
Vẻ đẹp tâm hồn của những con người trên rẻo cao Tây Bắc.
C.  
Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của một tập thể anh hùng Tây Nguyên.
D.  
Câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và cuộc đời; bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Câu 8: 1 điểm
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A.  
huy hoàn.
B.  
sương sông.
C.  
xông xáo.
D.  
buôn ba.
Câu 9: 1 điểm
Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh nhìn với đôi mắt ……… lẫn ………
A.  
trìu mến, buồn rầu.
B.  
chìu mến, buồn rầu.
C.  
trìu mến, buồn dầu.
D.  
trìu mến, buồn giầu.
Câu 10: 1 điểm
Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Đùng đùng, cai lệ dật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”.
A.  
dật.
B.  
tay.
C.  
sầm sập.
D.  
không có từ dùng sai.
Câu 11: 1 điểm
Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà ven đường”. Đâu là thành phần chủ ngữ trong câu?
A.  
Trên đường đi công tác.
B.  
Vào một đêm cuối xuân 1947.
C.  
Khoảng 2 giờ sáng.
D.  
Bác Hồ.
Câu 12: 1 điểm
Từ “rõ ràng” trong câu văn: “Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng” mang nghĩa tình thái nào?
A.  
Khẳng định sự việc ở mức độ cao.
B.  
Khẳng định sự việc ở mức độ thấp.
C.  
Khẳng định sự việc ở mức độ trung bình.
D.  
Từ không mang nghĩa tình thái.
Câu 13: 1 điểm
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa...” nhưng có “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Âm thanh đó là gì?
A.  
Tiếng côn trùng giữa đêm khuya tê tái, thê lương.
B.  
Tiếng chửi mắng của viên quản ngục đối với tù nhân.
C.  
Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục.
D.  
Tiếng khóc sợ hãi của những tử tù sắp ra pháp trường.
Câu 14: 1 điểm
Hình ảnh nào sau đây trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? không phải tác giả dùng để diễn tả về dòng sông Hương?
A.  
Như một vành trăng non.
B.  
Như một tấm lụa, một tấm voan huyền ảo.
C.  
Một người con gái dịu dàng của đất nước.
D.  
Như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
Câu 15: 1 điểm

Trong các câu sau:

I. Cần cọ sát thực tiễn khi đào tạo nghề luật sư.

II. Trong ba ngày (từ 28-30/9), mưa kéo dài đã gây ngập úng nhiều nơi thuộc thị xã Thuận An và TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

III. Gặp mặt 26 tri thức trẻ làm phó chủ tịch các xã nghèo biên giới.

IV. Kết quả là một chuyện, nhưng rõ ràng đội tuyển Việt Nam đang để lộ quá nhiều điểm yếu không dễ khắc phục trong thời gian ngắn.

Những câu nào mắc lỗi:

A.  
I và II.
B.  
II và III.
C.  
I và III.
D.  
II và IV.

Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con, và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lí Kiến, bây giờ là cụ bá Kiến, ăn tiên chỉ làng. Hình như có mấy lần bà ba nhà ông lí còn trẻ lắm mà lại cứ hay ốm lửng bắt hắn bóp chân, hay xoa bụng, đấm lưng gì đấy. Người ta bảo ông lí ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ, mà về nhà thì lại sợ cái bà ba còn trẻ này. Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây, mà ông lí thì hay đau lưng lắm; những người có bệnh đau lưng hay sợ vợ mà chúa đời là khỏe ghen. Có người bảo ông lí ghen với anh canh điền khỏe mạnh mà sợ bà ba không dám nói. Có người thì bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền thu quyền bổ trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều. Mỗi người nói một phách, chẳng biết đâu mà lần. Chỉ biết có một hôm Chí bị người ta giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù.

(Chí Phèo – Nam Cao)

Câu 16: 1 điểm
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A.  
Tự sự.
B.  
Miêu tả.
C.  
Biểu cảm.
D.  
Nghị luận.
Câu 17: 1 điểm
Từ “canh điền” trong đoạn trích được hiểu với ý nghĩa như thế nào?
A.  
Trông coi nhà cửa cho Bá Kiến.
B.  
Trông coi ruộng vườn cho nhà Bá Kiến.
C.  
Trông coi vật nuôi cho nhà Bá Kiến.
D.  
Bảo vệ an ninh cho nhà Bá Kiến.
Câu 18: 1 điểm
Tác giả kể về tuổi thơ bất hạnh của Chí Phèo để làm gì?
A.  
Để tố cáo tội ác của giai cấp thống trị.
B.  
Để giải thích nguyên nhân Chí Phèo phải vào tù.
C.  
Để bày tỏ sự cảm thông, thương xót.
D.  
Để khẳng định sự tàn bạo của Bá Kiến.
Câu 19: 1 điểm
Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân Chí Phèo bị đẩy vào tù là do sự ghen tuông của Bá Kiến. Việc này nhằm mục đích gì?
A.  
Để thấy Chí Phèo đáng ra không phải đi tù.
B.  
Để thể hiện Bá Kiến là người rất hay ghen.
C.  
Để tố cáo tội ác của giai cấp thống trị.
D.  
Để chứng tỏ Bá Kiến rất yêu vợ hắn.
Câu 20: 1 điểm
Chủ đề của đoạn trích là gì?
A.  
Tuổi thơ vất vả của Chí Phèo và sự độc ác của Bá Kiến.
B.  
Tuổi thơ vất vả của Chí Phèo và thói sợ vợ của Bá Kiến.
C.  
Tuổi thơ vất vả và nguyên nhân Chí Phèo phải đi tù.
D.  
Tuổi thơ vất vả của Chí Phèo và sự dâm đãng của bà ba vợ Bá Kiến.
Câu 21: 1 điểm

1.2. TIẾNG ANH 

Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
Three weeks _______ fast when you are on your holiday.
A.  
go.
B.  
went.
C.  
goes.
D.  
gone.
Câu 22: 1 điểm
Teachers find ways to prevent students _______ cell phones during class.
A.  
against using.
B.  
from using.
C.  
to using.
D.  
to use.
Câu 23: 1 điểm
The athlete broke the world record by running _______ the previous record holder.
A.  
three second fast like.
B.  
as three seconds fast as.
C.  
three second fast as.
D.  
three seconds as fast as.
Câu 24: 1 điểm
I _______ three mistakes when I was doing the calculations yesterday.
A.  
made.
B.  
did.
C.  
had.
D.  
took.
Câu 25: 1 điểm
My sister doesn't consider herself to be particularly _______, but when she's given a job, she always makes sure it is done right.
A.  
industry.
B.  
industrious.
C.  
industrial.
D.  
industrialized.
Câu 26: 1 điểm
If you want new ideas for your presentation, ask Jessica for some helpful advices.
A.  
want.
B.  
for.
C.  
ask.
D.  
advices.
Câu 27: 1 điểm
John had studied very hardly the previous months, so he passed the test easily.
A.  
had studied.
B.  
hardly.
C.  
so.
D.  
easily.
Câu 28: 1 điểm
Mai likes studying the English best. She wants to become an English teacher.
A.  
studying.
B.  
the.
C.  
to become.
D.  
an.
Câu 29: 1 điểm
My son joined a Maths club in his school, most of them are passionate about pursuing their career in mathematics in the future.
A.  
a Maths club.
B.  
most of them.
C.  
passionate about.
D.  
mathematics.
Câu 30: 1 điểm
We have vividly covered the top 10 fastest 4 -seaters cars in the world, all of which are manufactured with a limited edition.
A.  
vividly.
B.  
4-seaters cars.
C.  
. all of which.
D.  
manufactured with.
Câu 31: 1 điểm
Which of the following best restates each of the given sentences? 
Keeping the habit of running in such cold weather is challenging. We all know that.
A.  
We all know such cold weather makes the habit of running more challenging.
B.  
We all know how challenging in such cold weather is keeping the habit of running.
C.  
How we still keep the habit of running in such cold weather is challenging.
D.  
We all know how challenging keeping the habit of running in such cold weather is.
Câu 32: 1 điểm
Please don't interrupt me when I'm studying.
A.  
I'd rather you did not interrupt me when I'm studying.
B.  
You have better not interrupt me when I'm studying.
C.  
I would not rather you interrupt me when I'm studying.
D.  
When I'm studying, I should haven't been interrupted.
Câu 33: 1 điểm
The roads were slippery because it rained heavily.
A.  
It rained too heavily to make the roads slippery.
B.  
The heavy rain prevented the roads from being slippery.
C.  
Thanks to the heavy rain, the roads became slippery.
D.  
The heavy rain made the roads slippery.
Câu 34: 1 điểm
It usually takes me an hour to take the bus to come back to my hometown.
A.  
I used to take the bus to come back to my hometown within an hour.
B.  
I usually spend one hour to take the bus to come back to my hometown.
C.  
I get used to spending up to an hour to come back to my hometown by bus.
D.  
An hour is the length of time for me to come back to my hometown by bus.
Câu 35: 1 điểm
She is too busy with her children. She wants to go shopping with her friends now.
A.  
So long as she isn't busy with her children, she can go shopping with her friends now.
B.  
She wishes she weren't busy with her children and could go shopping with her friends now.
C.  
Provided that she isn't too busy with her children, she wants to go shopping with her friends now.
D.  
She could go shopping with her friends now on condition that she weren't too busy with her children.

World BBQ

To some people, there is nothing more appetizing than the smell of meat sizzling over an open fire. Throughout the world, people love to eat barbecue because it lets them together with friends and family to enjoy a meal that brings them back to their caveman roots. Cooking over coals or an open flame makes people feel more sociable.

Most countries have barbecue traditions, and they usually take place on national holidays. In the United States, it is a tradition to have a barbecue of hamburgers and hot dogs on July 4, which is Independence Day. In Taiwan, people get together to eat barbecue during the Moon Festival, and the smell of burning coal is in the air all day.

In South America, and in Argentina in particular, barbecue is a way of life. All sorts of meats and sausages are put on a large grill together over hot coals. Barbecue is even considered the national dish in Argentina, and it is given the name asado in Portuguese. This means not only the dish, but also the social event that surrounds an Argentinian barbecue.

When a person speaks about Turkish and Middle Eastern barbecue, the kebab immediately comes to mind. The tradition of taking different meats, and sometimes vegetables as well, and spearing them with a sharp stick called a skewer has crossed cultural lines today. Practically anywhere in the English speaking world, the thought of shish-kebab will make barbecue lovers' mouths water.

Wherever you go in the world, you are almost certain to come across a local method of preparing barbecue. If you visit different places, be bold and try whatever the local specialities are.

(Source: https://www.coursehero.com/file/p2rap2fd/)

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

Câu 36: 1 điểm
In the first paragraph, the phrase "caveman roots" can be understood as _______.
A.  
ancestors' lives in the past.
B.  
cave dwellers.
C.  
old meat recipes.
D.  
relationship in ancient times.
Câu 37: 1 điểm
Where is it a tradition to have a barbecue of hamburgers on Independence Day?
A.  
Taiwan.
B.  
The United States.
C.  
The Middle East.
D.  
Argentina.
Câu 38: 1 điểm
The word "This" in paragraph 3 refers to _______.
A.  
sausages.
B.  
national dish.
C.  
meats.
D.  
the name asado.
Câu 39: 1 điểm
What does the phrase "has crossed cultural lines" in paragraph 4 mean?
A.  
becoming a favorite dish in Turkish.
B.  
using meat from different countries.
C.  
becoming popular in many cultures.
D.  
using skewers to spear meat.
Câu 40: 1 điểm
What is the main idea of the passage?
A.  
Barbecue is a healthy way to eat meat.
B.  
People today are eating more vegetables with their barbecue.
C.  
Local barbecue specialities can be found all over the world.
D.  
People in some countries mostly use sausages when they barbecue.
Câu 41: 1 điểm

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Tìm điều kiện của m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 42: 1 điểm
Gọi là hai nghiệm phức của phương trình trong đó là số phức có phần ảo âm. Tìm số phức
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 43: 1 điểm
Cho đa diện đôi một song song, , Thể tích đa diện bằng
A.  
50.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 44: 1 điểm
Trong hệ tọa độ , cho điểm và mặt phẳng . Viết phương trình mặt cầu có tâm I và tiếp xúc với mặt phẳng .
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 45: 1 điểm
Cho tích phân . Mệnh đề nào dưới đây sai?
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 46: 1 điểm
 Đội thanh niên tình nguyện của một trường THPT có 13 học sinh gồm 4 học sinh khối 10, 4 học sinh khối 11, 5 học sinh khối 12. Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh đi tình nguyện, hãy tính xác suất để 4 học sinh đó chọn có đủ 3 khối.
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 47: 1 điểm
Chị Hân hàng tháng gửi vào ngân hàng đồng, với lãi suất một tháng. Sau 1 năm chị Hân rút cả vốn lẫn lãi về mua vàng thì số chỉ vàng mua được ít nhất là bao nhiêu? Biết giá vàng tại thời điểm mua là đồng/chỉ.
A.  
5 chỉ.
B.  
4 chỉ. 
C.  
3 chỉ.
D.  
6 chỉ. 
Câu 48: 1 điểm
Số nghiệm của phương trình
A.  
3.
B.  
1.
C.  
2.
D.  
0.
Câu 49: 1 điểm
Trên bảng ghi một số số tự nhiên liên tiếp. Đúng 52% trong chúng là số chẵn. Hỏi có bao nhiêu số lẻ được ghi trên bảng?
A.  
12 số.
B.  
13 số.
C.  
14 số.
D.  
15 số.
Câu 50: 1 điểm
Bác Mai mua 2 kg cam, 2 kg quýt và 1 kg táo hết 108 000 đồng. Cô Loan mua 3 kg cam, 1 kg quýt và 2 kg táo hết 121 000 đồng. Chị Hà mua 2 kg cam, 3 kg quýt và 1 kg táo hết 133 000 đồng. Hỏi chị Trang mua 1 kg cam, 4 kg quýt và 2 kg táo thì hết bao nhiêu tiền, biết số tiền mỗi loại trái cây không đổi.
A.  
141 000 đồng.
B.  
137 000 đồng.
C.  
121 000 đồng.
D.  
156 000 đồng.
Câu 51: 1 điểm

Phát biểu mệnh đề bằng hai cách và và xét tính đúng sai của nó.

P: “Tứ giác là hình thoi” và Q: “Tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”.

A.  

Ta có mệnh đề đúng và được phát biểu bằng hai cách như sau:

+ “Tứ giác là hình thoi khi tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”.

+ “Tứ giác là hình thoi nếu tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”.

B.  

Ta có mệnh đề đúng và được phát biểu bằng hai cách như sau:

+ “Tứ giác là hình thoi khi và chỉ khi tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”.

+ “Tứ giác là hình thoi nếu và chỉ nếu tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”.

C.  

Ta có mệnh đề sai và được phát biểu bằng hai cách như sau:

+ “Tứ giác là hình thoi khi tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”. 

+ “Tứ giác là hình thoi nếu tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”.

D.  

Ta có mệnh đề sai và được phát biểu bằng hai cách như sau:

+ “Tứ giác là hình thoi khi và chỉ khi tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”. 

+ “Tứ giác là hình thoi nếu và chỉ nếu tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau”.

Ba cô gái là Mùi, Tâm, Lan nói chuyện về tuổi của họ như sau:

+ Tâm: Tôi 22 tuổi. Tôi ít hơn Lan 2 tuổi và nhiều hơn Mùi 1 tuổi.

+ Lan: Tôi không trẻ nhất. Tôi và Mùi chênh nhau 3 tuổi. Mùi 25 tuổi.

+ Mùi: Tôi trẻ hơn Tâm. Tâm 23 tuổi. Lan nhiều hơn Tâm 3 tuổi.

Thực ra mỗi cô gái chỉ nói đúng 2 ý, còn 1 ý sai.

Câu 52: 1 điểm
Tâm bao nhiêu tuổi?
A.  
21.
B.  
22.
C.  
23.
D.  
24.
Câu 53: 1 điểm
Mùi bao nhiêu tuổi?
A.  
21.
B.  
22.
C.  
23
D.  
24.
Câu 54: 1 điểm
Lan bao nhiêu tuổi?
A.  
21.
B.  
22.
C.  
23.
D.  
25.
Câu 55: 1 điểm

Gia đình Hoa có 5 người: ông nội, bố, mẹ, Hoa và em Kiên. Sáng chủ nhật cả nhà đi xem xiếc nhưng chỉ mua được 2 vé. Mọi người trong gia đình đề xuất 5 ý kiến:

1. Hoa và Kiên đi.

2. Bố và mẹ đi.

3. Ông và bố đi.

4. Mẹ và Kiên đi.

5. Kiên và bố đi.

Cuối cùng mọi người đồng ý với ý kiến của Hoa vì theo đề nghị đó thì mỗi đề nghị của 4 người còn lại trong gia đình đều được thỏa mãn 1 phần. Bạn hãy cho biết ai đã được đi xem xiếc.

A.  
Kiên và bố.
B.  
Bố và mẹ.
C.  
Mẹ và Kiên.
D.  
Hoa và Kiên.

Ba cặp vợ chồng trẻ tổ chức bữa cơm tối thân mật. Khi bữa tiệc đã trở nên vui nhộn, nói về tuổi tác của nhau, họ có những nhận xét như sau:

(1) An: Người chồng nào cũng hơn vợ mình 5 tuổi.

(2) Lan: Tôi xin tiết lộ điều bí mật: Tôi là cô vợ trẻ nhất ở đây đấy.

(3) Tuấn: Tuổi tôi và Nguyệt cộng lại là 52.

(4) Minh: Tuổi của cả 6 chúng tôi cộng lại là 151.

(5) Nguyệt: Tuổi tôi và Minh cộng lại là 48.

Cô chủ nhà Thu Hương không tham gia câu chuyện vì còn bận với những món tiếp thêm. Tuy vậy, chỉ qua những nhận xét trên ta cũng có thể xác định được tuổi của từng người, hơn nữa còn biết ai là vợ, là chồng của ai.

Câu 56: 1 điểm
Cặp vợ chồng nào không đúng trong các cặp vợ chồng sau:
A.  
Nguyệt – An.
B.  
Lan – Minh.
C.  
Lan – Tuấn.
D.  
Hương – Tuấn.
Câu 57: 1 điểm
Tổng số tuổi của ba người chồng là
A.  
83.
B.  
68.
C.  
81.
D.  
70.
Câu 58: 1 điểm
Minh bao nhiêu tuổi?
A.  
25.
B.  
27.
C.  
28.
D.  
26.
Câu 59: 1 điểm
Tuổi của An là
A.  
25.
B.  
27.
C.  
28.
D.  
26.
Câu 60: 1 điểm
Hương hơn Nguyệt bao nhiêu tuổi?
A.  
2.
B.  
3.
C.  
4.
D.  
1.

Câu 61: 1 điểm
 So với cùng kì năm 2018, chỉ số sản xuất và phân phối điện chiếm bao nhiêu phần trăm?
A.  
102,5%.
B.  
110,6%.
C.  
110,2%.
D.  
107,4%.
Câu 62: 1 điểm
Dựa vào dữ liệu đã cho, hãy cho biết ngành công nghiệp nào có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 8 tháng đầu năm 2019?
A.  
Khai khoáng.
B.  
Chế biến, chế tạo.
C.  
Sản xuất và phân phối điện.
D.  
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

Dưới đây là biểu đồ về số vụ án và số bị can mới khởi tố tính đến 30/06/2019 của tỉnh Bắc Giang.

Câu 63: 1 điểm
Tính đến 30/06/2019, tỉnh Bắc Giang có tất cả số vụ án là
A.  
555 vụ án.
B.  
625 vụ án.
C.  
768 vụ án.
D.  
867 vụ án.
Câu 64: 1 điểm
Số bị cáo của Thành phố Bắc Giang nhiều hơn số bị cáo của huyện Lục Ngạn bao nhiêu phần trăm?
A.  
192,78%.
B.  
113,23%.
C.  
51,87%.
D.  
92,78%.
Câu 65: 1 điểm
 Tính trung bình toàn tỉnh mỗi vụ án có bao nhiêu bị can?
A.  
1,3872 bị can.
B.  
1,5 bị can.
C.  
4 bị can.
D.  
1 bị can.

Cho biểu đồ: Lý do mua và sử dụng nhãn hàng riêng của người tiêu dùng.

Câu 66: 1 điểm
Đa số người tiêu dùng mua và sử dụng nhãn hàng riêng vì?
A.  
Giá rẻ hơn.
B.  
Sản phẩm có chất lượng.
C.  
Nhân viên bán hàng giới thiệu.
D.  
Muốn dùng thử.
Câu 67: 1 điểm
Trong các lý do mua hàng sau, lý do nào chiếm tỷ lệ cao nhất?
A.  
Quảng cáo rộng rãi.
B.  
Nhân viên bán hàng giới thiệu.
C.  
Vị trí trưng bày hợp lý.
D.  
Nhiều người sử dụng nên sử dụng theo.

Câu 68: 1 điểm
Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ trong 6 tháng đầu năm 2018 ở trình độ nào cao nhất?
A.  
Đại học.
B.  
Cao đẳng.
C.  
Trung cấp.
D.  
Lao động phổ thông.
Câu 69: 1 điểm
Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học là bao nhiêu phần trăm?
A.  
65,61%.
B.  
5,65%.
C.  
8,12%.
D.  
4,11%.
Câu 70: 1 điểm
 Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Cao đẳng nhiều hơn so với nhu cầu tuyển dụng lao động Đại học bao nhiêu phần trăm?
A.  
97,6%.
B.  
97,7%.
C.  
97,5%.
D.  
97,8%.
Câu 71: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.  
Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
B.  
Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.
C.  
Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
D.  
Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
Câu 72: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Các phức chất mang điện tích như thường tan tốt trong nước.

(b) Trong phức chất, phối tử góp chung electron chưa liên kết vào orbital với nguyên tử trung tâm tạo liên kết.

c) Các phức không mang điện tích (phức chất trung hòa) như thường ít tan trong nước.

(d) Phức chất có dạng hình học phổ biến là tứ diện, vuông phẳng và bát diện.

Số phát biểu không đúng là

A.  
4.
B.  
3.
C.  
2.
D.  
1.
Câu 73: 1 điểm
Cho muối có công thức Độ tan của muối ở là 35,97 gam còn ở là 25,08 gam (hoà tan tối đa trong 100 gam nước) tính theo muối khan . Nếu làm lạnh 30,00 gam dung dịch bão hoà muối này từ xuống thì có 5,56 gam tinh thế muối sunfat ngậm nước kết tinh. Biết có thế bằng 5,7 hoặc 9 . Công thức của muối ngậm nước là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 74: 1 điểm
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,...PVC được tổng hợp trực tiếp từ monomer nào sau đây?
A.  
Acrylonitrile.
B.  
Vinyl chloride.
C.  
Vinyl acetate.
D.  
Propylene.
Câu 75: 1 điểm
Đơn vị đo của mức cường độ âm là:
A.  
Oát trên mét vuông (W/m2).
B.  
Jun trên mét vuông (J/m2).
C.  
Oát trên mét (W/m).
D.  
Ben (B).
Câu 76: 1 điểm
Trên mặt nước tại hai điểm A và B cách nhau 25 cm, có hai nguồn kết hợp dao động điều hòa cùng biên độ, cùng pha với tần số 25 Hz theo phương thẳng đứng. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 3 m/s. Một điểm M nằm trên mặt nước cách A, B lần lượt là 15 cm và 17 cm có biên độ dao động bằng 12 mm. Điểm N nằm trên đoạn AB cách trung điểm O của AB là 2 cm dao động với biên độ là
A.  
8 mm.
B.  
C.  
12 mm.
D.  
Câu 77: 1 điểm
Một vật dao động điều hòa với theo phương trình với  là hằng số thì pha của dao động
A.  
là hàm bậc nhất với thời gian.
B.  
biến thiên điều hòa theo thời gian.
C.  
  là hàm bậc hai của thời gian.
D.  
không đổi theo thời gian.
Câu 78: 1 điểm
Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là thiết bị sử dụng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành
A.  
nhiệt năng.
B.  
điện năng.
C.  
cơ năng.
D.  
hóa năng.
Câu 79: 1 điểm
Cho 1 bình nhựa trắng đựng đất, trồng cây ở giữa, 2 bên ngăn bằng tấm gỗ mỏng, một bên đất khô, một bên đất ẩm. Rễ mọc nơi có đất ẩm. Thí nghiệm trên cho thấy rễ cây có tính
A.  
A. hướng đất dương.
B.  
B. hướng đất âm.
C.  
C. hướng nước dương.
D.  
D. hướng hóa dương.
Câu 80: 1 điểm
Con người không thể tiêu hóa được gỗ, tuy nhiên, đối với mối, gỗ lại là thức ăn của chúng. Tại sao mối lại có thể sử dụng gỗ làm thức ăn?
A.  
Mối có enzim phân giải xenlulôzơ.
B.  
Ruột mối có trùng roi tiết enzim phân giải xenlulôzơ.
C.  
Răng muối rất sắc bén làm gỗ vụn ra để tiêu hóa.
D.  
D. Ruột mối có khả năng hấp thu được xenlulôzơ.
Câu 81: 1 điểm
Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là
A.  
ADN và prôtêin histôn.
B.  
ADN và mARN.
C.  
ADN và tARN.
D.  
ARN và prôtêin.
Câu 82: 1 điểm

Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I.

Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.

II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G.

A.  
2.
B.  
1.
C.  
3.
D.  
4.
Câu 83: 1 điểm

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi"

Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận

Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào ban đêm để tận dụng loại gió nào?

A.  
Gió biển.
B.  
Gió Tín phong.
C.  
Gió đất.
D.  
Gió phơn.
Câu 84: 1 điểm
Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là
A.  
Bắc - Nam.
B.  
Tây Bắc - Đông Bắc.
C.  
Tây Bắc - Đông Nam.
D.  
Tây - Đông.
Câu 85: 1 điểm
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Campuchia?
A.  
An Giang.
B.  
Lâm Đồng.
C.  
Đắk Lắk.
D.  
Đắk Nông.
Câu 86: 1 điểm
Phát biếu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?
A.  
Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ.
B.  
Làm cho khí hậu khô hạn.
C.  
Tăng độ ẩm tương đối của không khí.
D.  
Mang lại lượng mưa lớn.
Câu 87: 1 điểm
Một điểm khác biệt lớn trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1918) so với những người đi trước là gì?
A.  
Truyền thống dân tộc.
B.  
Yêu nước thương dân.
C.  
Cách thức hoạt động.
D.  
Truyền thống quê hương.
Câu 88: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga và Mĩ (1991-2000)?
A.  
Hướng về châu Âu.
B.  
Mở rộng quan hệ với châu Phi.
C.  
Đối đầu với Trung Quốc.
D.  
Điều chỉnh chính sách đối ngoại
Câu 89: 1 điểm
Để lật đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn, phương pháp đấu tranh bạo lực cách mạng lần đầu tiên được Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại
A.  
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).
B.  
Kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I từ ngày 20 đến 26-3-1955.
C.  
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).
D.  
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).
Câu 90: 1 điểm
 Chiến dịch nào sau đây đã mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam?
A.  
Phước Long.
B.  
Hồ Chí Minh.
C.  
Tây Nguyên.
D.  
Huế-Đà Năng.

Mức tối đa cho phép của trong không khí là Phương pháp chuẩn độ điện lượng được dùng để đánh giá sự ô nhiễm không khí của nhà máy. Phương pháp được tiến hành như sau:

 

Bước 1: iodine được điều chế bằng cách điện phân dung dịch KI trong khoảng thời gian 2 phút bằng dòng điện 2mA. Sau đó cho khí thải lội từ từ qua dung dịch điện phân làm cho iodine hoàn toàn mất màu.

Bước 2: Thêm hồ tinh bột vào và lại tiếp tục điện phân thêm 35 giây nữa với cùng cường độ dòng thì dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh.

Biết hiệu suất dòng là , các phản ứng xảy ra như sau:

+ phương trình điện phân:

+ phương trình chuẩn độ:

Câu 91: 1 điểm
 Điện lượng tiêu tốn tổng cộng để điều chế iodine là
A.  
0,310 C.
B.  
0,155 C.
C.  
2,35 C.
D.  
4,70 C.
Câu 92: 1 điểm
Hàm lượng trong khí thải của nhà máy là bao nhiêu? (tính theo mg/L).
A.  
0,012 mg/L
B.  
0,008 mg/L
C.  
0,027 mg/L
D.  
0,015 mg/L
Câu 93: 1 điểm
 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.  
Nếu tổng thời gian điện phân là 50 giây thì sự nhiễm bẩn của khí thải nhà máy ở mức dưới cho phép.
B.  
Với cùng kết quả như trên, nếu sử dụng 4 L khí thải thì kết quả đánh giá cho biết sự nhiễm bẩn của khí thải nhà máy ở mức dưới cho phép.
C.  
Sau kết quả bước 1 thì đã có thể đánh giá được sự nhiễm bẩn của khí thải nhà máy ở mức trên cho phép.
D.  
Nếu ở bước 1, iodine chưa mất màu thì sự nhiễm bẩn của khí thải nhà máy chưa đánh giá được trên hay dưới mức cho phép.

Một bình điện phân chứa dung dịch và một bình điện phân khác chứa dung dịch . Khi tăng hiệu điện thế từ từ ở hai cực mỗi bình người ta thấy có khí giống nhau thoát ra ở cả hai bình tại cùng điện thế.

Câu 94: 1 điểm
Khí thoát ra ở cả hai bình là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
Hơi nước và .
Câu 95: 1 điểm
 Trong bình điện phân chứa dung dịch . Đo được thế cathode bằng -0,83 V và thế anode bằng 0,4 V. Thế hiệu điện thế tối thiểu cần đặt vào hai điện cực của bình để cho quá trình điện phân xảy ra là
A.  
0,43 V.
B.  
1,23 V.
C.  
0,78 V.
D.  
2,14 V.
Câu 96: 1 điểm

Trong các phát biểu sau:

a) Trong bình điện phân chứa dung dịch NaOH, theo thời gian, nồng độ giảm dần.

b) Cathode ở cả hai bình điện phân đều thu được khí .

c) Tỉ lệ mol của khí có phân tử khối lớn hơn với khí có phân tử khối nhỏ hơn là 1:2.

d) Cực dương là cathode.

Số phát biểu đúng là:

A.  
1.
B.  
2.
C.  
3.
D.  
4.

Sơ đồ của máy lọc bụi được trình bày bên hình dưới đây. Không khí có nhiều bụi, được hút vào máy qua lớp lọc bụi thông thường. Tại đây, các hạt bụi có kích thước lớn bị gạt lại. Dòng không khí có lẫn các hạt bụi có kích thước nhỏ vẫn bay lên. Hai lưới 1 và 2 thực chất là 2 điện cực: lưới 1 là điện cực dương, lưới 2 là điện cực âm. Khi bay qua lưới 1, các hạt bụi nhiễm điện dương. Do đó khi gặp lưới 2 nhiễm điện âm, các hạt bụi bị hút vào lưới. Vì vậy qua lưới 2 không khí đã được lọc sạch bụi. Sau đó có thể cho không khí đi qua lớp lọc bằng thanh để khử mùi. Bằng cách này có thể lọc đến 95% bụi trong không khí

Câu 97: 1 điểm
Nếu khoảng cách giữa lưới 1 và lưới 2 của một máy lọc bụi là 5 cm thì mỗi electron ở lưới 2 sẽ hút một hạt bụi mang điện tích vừa ra khỏi lưới 1 một lực là bao nhiêu?
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 98: 1 điểm
Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt thẳng đứng, khoảng cách giữa 2 bản là chiều cao của mỗi bản tụ là Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là  Không khí chứa bụi được thổi đi lên theo phương thẳng đứng qua khoảng giữa hai bản tụ. Cho rằng mỗi hạt bụi đều có khối lượng , điện tích là Khi bắt đầu đi vào khoảng giữa hai bản tụ, hạt bụi có vận tốc theo phương thẳng đứng hướng lên. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Tìm để mọi hạt bụi để dính hút vào bản kim loại.
A.  
5 m.
B.  
2,5 m.
C.  
1,5 m.
D.  
4 m.
Câu 99: 1 điểm
Giả sử các hạt bụi qua máy hút bụi tĩnh điện với vận tốc không đổi là 6 m/s và chúng được cung cấp một điện tích Hỏi muốn làm lệch các hạt bụi 0,5 m theo phương ngang khi chúng vượt qua 24 m ống thì cường độ điện trường theo phương ngang phải có giá trị là bao nhiêu?
A.  
50000 V/m.
B.  
4125 V/m.
C.  
3125 V/m.
D.  
4000 V/m.

Màn hình ngày càng phổ biến trong các thiết bị điện tử, đặc biệt là laptop và điện thoại di động, nó là thành phần khá quan trọng. CRT (viết tắt của cathode-ray tube) sử dụng màn huỳnh quang và ống phóng tia cathode tác động vào các điểm ảnh để tạo sự phản xạ ánh sáng.

CRT thể hiện màu trung thực, sắc nét, tốc độ phản ứng cao, phù hợp với game thủ và các chuyên gia thiết kế, xử lí đồ họa. Tuy vậy, nó cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác.

Câu 100: 1 điểm
Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một tivi CRT có cường độ là 50 μA. Số electron đến đập vào màn hình tivi trong mỗi giây là bao nhiêu? Biết điện tích của electron là
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 101: 1 điểm
Electron trong đèn phải có động năng cỡ  thì khi đập vào màn hình nó mới làm phát quang lớp bột phát quang phủ ở đó. Để tăng tốc electron, người ta phải cho electron bay qua một tụ điện phẳng, dọc theo đường sức điện. Ở hai bản tụ có khoét 2 lỗ tròn cùng trục và có đường kính. Electron đi vào trong tụ qua một lỗ và đi ra lỗ bên kia. Tính hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện (bỏ qua động năng ban đầu của electron khi bắt đầu đi vào điện trường trong tụ điện).
A.  
25 V.
B.  
2,5 V.
C.  
1,5 V.
D.  
15 V.
Câu 102: 1 điểm
Trong đèn hình của một máy thu hình, các electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế Hỏi khi electron đập vào màn hình thì vận tốc của nó bằng bao nhiêu? Cho rằng electron có vận tốc đầu bằng 0; khối lượng của electron bằng  và không phụ thuộc vào vận tốc; điện tích của electron bằng .
A.  
B.  
C.  
D.  

Theo quy luật phân li độc lập của Menđen, các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập nhau, do đó các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong quá trình sinh sản hữu tính. Chính vì vậy, từ lâu các nhà chọn giống đã tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau, sau đó lai giống và chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. Những cá thể có tổ hợp gen mong muốn sẽ được cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống thuần chủng.


 

Câu 103: 1 điểm
Kĩ thuật tạo giống mới được nêu trong đoạn trích trên được gọi là
A.  
tạo giống bằng công nghệ tế bào.
B.  
tạo giống nhờ công nghệ gen.
C.  
tạo giống từ nguồn biến dị tổ hợp.
D.  
tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
Câu 104: 1 điểm
Nhận định nào sau đây là đúng?
A.  
Đây là phương pháp tạo giống cần áp dụng kĩ thuật công nghệ cao.
B.  
Để tạo dòng thuần chủng cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
C.  
Phương pháp này dùng để tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
D.  
Đây là phương pháp thường được áp dụng để nhân nhanh giống cây trồng, vật nuôi.
Câu 105: 1 điểm

Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

I. Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn

II. Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau

III. Lai các dòng thuần chủng khác nhau

IV. Cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết

Quy trình tạo giống được thực hiện theo trình tự đúng là

A.  
I, II, III, IV.
B.  
IV, III, II, I.
C.  
II, III, I, IV.
D.  
II, I, III, IV.

Sự độc đáo của vaccine Sputnik V

Sputnik V là vaccine phòng Covid-19 được phát triển dựa trên công nghệ vector virus bởi Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dịch tễ học và Vi sinh Gamalaya (Viện Gamalaya) - một đơn vị nghiên cứu y sinh lâu đời và có truyền thống của Nga.

Công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V được đánh giá là an toàn và có cơ chế hoạt động vector virus. Nghĩa là vaccine sử dụng một phiên bản sửa đổi của virus (không có khả năng sao chép, khiến nó trở thành virus lành tính) để chuyển vật chất di truyền vào tế bào người. Sau đó, vector virus được thêm gen sinh prôtêin gai của virus SARS-CoV-2 vào và trở thành vaccine. Khi cơ thể người được tiêm vaccine, vector virus này sẽ xâm nhập vào tế bào và khiến nó tạo ra một prôtêin đột biến. Ngay sau khi hệ thống miễn dịch nhận thấy prôtêin này, nó bắt đầu sản xuất kháng thể và kích hoạt các phản ứng khác trong cơ thể. Nhờ đó khi gặp phải virus SARS-CoV-2 thì cơ thể đã có kháng thể để tiêu diệt virus này.

So sánh giữa vaccine Sputnik V với các vaccine vector virus khác:

Câu 106: 1 điểm
Công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V là
A.  
công nghệ mARN.
B.  
ADN tái tổ hợp.
C.  
sử dụng virus giảm độc lực hoặc bất hoạt.
D.  
sử dụng các tiểu đơn vị prôtêin của virus.
Câu 107: 1 điểm
Sự khác biệt của vaccine Sputnik V với các vaccine vector virus khác là
A.  
kích thích hình thành kháng thể mạnh mẽ.
B.  
sử dụng 2 loại vector virus khác nhau.
C.  
là vaccine ADN.
D.  
axit nuclêic chỉ đi vào tế bào chất của tế bào.
Câu 108: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây đúng về vaccine Sputnik V?
A.  
Hai mũi vaccine Sputnik V có thể coi như 2 loại vaccine.
B.  
Vaccine Sputnik V là vaccine truyền thống.
C.  
Vaccine Sputnik V đưa các mảnh prôtêin của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể kích thích hình thành kháng thể.
D.  
Vaccine Sputnik V đưa các virus SARS-CoV-2 hoàn chỉnh vào cơ thể kích thích hình thành kháng thể.

Theo đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, giá trị sản xuất của Ngành sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thể hiện tầm quan trọng của Ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, tỷ trọng giá trị sản xuất cao cho thấy ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có nhiều thế mạnh với nhiều thương hiệu lớn, có uy tín, thị trường ổn định và có khả năng cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp nước ngoài và còn nhiều dư địa cho sự phát triển.

Đặc biệt, sau khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực, ngành sản xuất chế biến thực phẩm s được mở ra một thị trường tiêu dùng và đầu tư rộng lớn hơn. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm không nhiều (chiếm gần 01% tổng số doanh nghiệp cả nước) nhưng đây lại là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm.

Nguồn: https://tphcm.dangcongsan.vn/doi-moi-nang-dong-sang-tao/nganhche-bien-thuc-pham-la-mot-trong-bon-nganh-cong-nghiep-trong-diem-uutien-phat-trien-cua-tp-601595.html

Câu 109: 1 điểm
Dựa vào bài viết, ngành nào là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của nước ta?
A.  
Ngành chế biến thủy sản.
B.  
Ngành sản xuất chế biến thực phẩm.
C.  
Ngành xay xát.
D.  
Ngành đóng tàu.
Câu 110: 1 điểm
Dựa vào bài viết, ngành sản xuất chế biến thực phẩm sē được mở ra một thị trường tiêu dùng và đầu tư rộng lớn hơn nhờ vào đâu?
A.  
Tìm được nguồn đầu tư lớn.
B.  
Nhờ vào việc được mùa nông sản.
C.  
Các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực.
D.  
Thị trường nội địa mở rộng.
Câu 111: 1 điểm
Dựa vào bài viết, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm chiếm bao nhiêu % tổng số doanh nghiệp cả nước?
A.  
04%.
B.  
03%.
C.  
02%.
D.  
01%.

Lượng phù sa thượng nguồn xuống ĐBSCL giảm rō rệt từ năm 1993 - khi đập thuỷ điện đầu tiên của Mekong - Mạn Loan - được xây dựng trên dòng thác Lan Thương (Trung Quốc). Trong tương lai, 4.350 km dọc dòng Mekong sē có hơn 400 đập thuỷ điện hoạt động, và giữ lại hầu hết phù sa ở thượng nguồn. Cùng với đó, diễn biến sạt lở ở ĐBSCL cũng bắt đầu gia tăng rō rệt, từ dưới 100 điểm sạt lở (trước năm 2012) lên đến khoảng 600 như hiện nay. Xói lở bờ sông, kênh, rạch tập trung ở các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp và các khu vực chuyển tiếp giữa vùng chịu ảnh hưởng của triều và thượng nguồn như Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, đến ven biển như Cà Mau, Sóc Trăng. "ĐBSCL đang chảy máu đất nhanh hơn nhiều so với các vùng châu thổ khác trên thế giới", ông Marc Goichot, Trưởng Chương trình Nước ngọt của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, cảnh báo.

Đồng bằng mất đất sē kéo theo loạt hệ quả như mất nước ngọt, năng suất nông nghiệp giảm, cơ sở hạ tầng sụp đổ, và theo đó là sinh kế của 17 triệu người gặp rủi ro.

Câu 112: 1 điểm
Dựa vào bài viết, cho biết nguyên nhân tại sao lượng phù sa thượng nguồn xuống ĐBSCL giảm rō rệt từ năm 1993?
A.  
Trung Quốc xây dựng đập thủy điện.
B.  
Rừng bị phá hủy.
C.  
Biến đổi khí hậu.
D.  
Hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
Câu 113: 1 điểm
Dựa vào bài viết, dự kiến dọc dòng Mekong sē có bao nhiêu đập thủy điện hoạt động?
A.  
Hơn 300 đập thủy điện.
B.  
Hơn 400 đập thuỷ điện.
C.  
Hơn 500 đập thủy điện.
D.  
Hơn 600 đạp thủy điện.
Câu 114: 1 điểm
Dựa vào bài viết, đâu không phải hệ quả của việc đồng bằng mất đất?
A.  
Mất nước ngọt.
B.  
Năng suất nông nghiệp giảm.
C.  
Đầu tư nước ngoài giảm.
D.  
Cơ sở hạ tầng sụp đổ.

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

"Trong phiên họp ngày 20-9-1977, lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: "Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc".

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vổ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21-9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: "Ngày 20-9-1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sē tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới". Ông nhấn mạnh: "Liên hợp quốc sē làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước".

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: "Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sē hợp tác chặt chē với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó".

(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB. Thông tin lí luận, H., 1992, tr.54-57)

Câu 115: 1 điểm
Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc là một sự kiện
A.  
kinh tế.
B.  
ngoại giao.
C.  
giáo dục.
D.  
y tế.
Câu 116: 1 điểm
Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc trong bối cảnh nào sau đây?
A.  
Cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B.  
Cả nước đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
C.  
Chiến tranh lạnh và cuộc đối đầu Đông-Tây đã kết thúc.
D.  
Chưa hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Câu 117: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò, đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức Liên hợp quốc (1977-2023)?
A.  
Gửi lực lượng tham gia giải quyết vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
B.  
Là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an trong hai nhiệm kì.
C.  
Ủng hộ mọi đề xuất của năm cường quốc sáng lập tổ chức Liên hợp quốc.
D.  
Là nước đề xuất việc chống lại phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.

"Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

"Chiến tranh cục bộ" bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Quân số lúc cao nhất (năm 1969) lên gần 1,5 triệu tên, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu.

Với chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới "tìm diệt", cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.

Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ của Quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (đông-xuân 1965-1966 và 1966-1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "đất thánh Việt cộng".

Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của quân dân ta tiếp tục được thể hiện trong hai mùa khô.

Bước vào mùa khô thứ nhất (đông-xuân 1965-1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 vạn quân Mĩ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng.

Quân dân ta trong thể trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.

Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967) với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có ba cuộc hành quân lớn "tìm diệt", "bình định"; lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự Hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng "ấp chiến lược". Trong hầu khắp các thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 173-175)

Câu 118: 1 điểm
Các cuộc hành quân chủ yếu của Mȳ và quân đội Sài Gòn trong hai mùa khô (1965-1966 và 1966-1967) nhằm mục tiêu cao nhất là
A.  
tiêu diệt Quân giải phóng.
B.  
bình định các vùng nông thôn.
C.  
thành lập khu tự trị miền Nam.
D.  
bình định đồng bào thiểu số.
Câu 119: 1 điểm
Triển khai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968), Mĩ sử dụng lực lượng nào sau đây làm nòng cốt?
A.  
Quân đội Mĩ và quân đồng minh của Pháp.
B.  
Chỉ có quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C.  
Quân đội Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
D.  
Quân đội Sài Gòn và quân đông minh của Mĩ.
Câu 120: 1 điểm
Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là gì?
A.  
Lực lượng quân đội Sài Gòn giữ vai trò quan trọng nhất.
B.  
Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ đóng vai trò nòng cốt.
C.  
Lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh giữ vai trò hỗ trợ.
D.  
Có hệ thống cố vấn quân sự và được Mĩ Hỗ trợ về kinh tế.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 18)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

147,434 lượt xem 79,380 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 19)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

160,535 lượt xem 86,422 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

181,807 lượt xem 97,888 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

184,225 lượt xem 99,190 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 16)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,025 lượt xem 102,844 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,536 lượt xem 96,124 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

177,272 lượt xem 95,445 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,212 lượt xem 102,942 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

121 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

175,839 lượt xem 94,675 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 17)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

185,085 lượt xem 99,652 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!