thumbnail

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 28)

Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: ĐGNL ĐHQG HCM


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

PHẦN 1: NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Bệnh từ miệng vào, …… từ miệng ra”.
A.  
bệnh.
B.  
họa.
C.  
phúc.
D.  
nghiệp.
Câu 2: 1 điểm
Tác phẩm nào không cùng thể loại với tác phẩm còn lại?
A.  
Một thời đại trong thi ca.
B.  
Tràng giang.
C.  
Đây mùa thu tới.
D.  
Tây Tiến.
Câu 3: 1 điểm
Nhà văn nào không viết theo khuynh hướng lãng mạn?
A.  
Vũ Trọng Phụng.
B.  
Thạch Lam.
C.  
Nguyễn Tuân.
D.  
Nhất Linh.
Câu 4: 1 điểm
Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại.
A.  
tuyệt chủng.
B.  
tuyệt vời.
C.  
tuyệt thực.
D.  
tuyệt giao.
Câu 5: 1 điểm

Xác định một từ/ cụm từ sai về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Việc này hoàn toàn không liên hệ gì đến tôi cả nên tôi xin phép không có ý kiến.”

A.  
hoàn toàn.
B.  
liên hệ.
C.  
xin phép.
D.  
   phát ngôn. 
Câu 6: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?

(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện).

Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ... Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu...

(Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)

Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?

A.  
Nghệ thuật.
B.  
Khoa học.
C.  
Báo chí.
D.  
  Chính luận.
Câu 7: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới - mùa thu tới,

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới, Ngữ văn 11, tập hai, bộ Cánh Diều, NXB Đại học Huế, 2023)

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ in đậm?

A.  
Chơi chữ.
B.  
So sánh.
C.  
Nhân hóa.
D.  
Phép điệp.
Câu 8: 1 điểm
Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trên bầu trời xanh, những đám mây đang nững lờ trôi”.
A.  
bầu trời.
B.  
đám mây.
C.  
nững lờ.
D.  
  trôi.      
Câu 9: 1 điểm
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A.  
sành xỏi.
B.  
sơ sác.
C.  
san sát.
D.  
xung sướng.
Câu 10: 1 điểm
Trong câu “Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.” có mấy trạng ngữ?
A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 11: 1 điểm
Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.”. Cụm từ in đậm là thành phần gì của câu?
A.  
Chủ ngữ.
B.  
Vị ngữ.
C.  
Trạng ngữ.
D.  
   Khởi ngữ.   
Câu 12: 1 điểm
Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người cao, gầy và một người mặc áo trắng.”. Đây là câu:
A.  
Thiếu chủ ngữ.
B.  
Thiếu vị ngữ.
C.  
Thiếu quan hệ từ.
D.  
Sai logic.
Câu 13: 1 điểm
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: “Các dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, ………… phân tử mây va chạm vào nhau, …………. với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa.”
A.  
những/ kết hợp.
B.  
vô số/ tạo.
C.  
nhiều/ cộng hưởng.
D.  
các/ bổ sung.
Câu 14: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

(Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)

Lời văn thể hiện thái độ như thế nào của vua Quang Trung với người hiền khi ban chiếu cầu hiền?

A.  
Dửng dưng, hờ hững.
B.  
Chân thành, trọng thị.
C.  
Buồn tủi, chạnh lòng.
D.  
Cứng rắn, ép buộc.
Câu 15: 1 điểm

Trong các câu sau:

I. Trên bầu trời, những đám mây nững lờ trôi. 

II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.

III. Ngoài hiên, mưa rơi lột độp. 

IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.

Những câu nào mắc lỗi:

A.  
I và II.
B.  
III và IV.   
C.  
I và III.
D.  
II và III.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Câu 16: 1 điểm
Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
A.  
Đường luật.
B.  
lục bát.
C.  
thất ngôn.
D.  
ngũ ngôn.
Câu 17: 1 điểm
Nêu nội dung cơ bản của tám câu thơ đầu trong đoạn trích.
A.  
Khắc họa chân dung người chiến sĩ Tây Tiến.
B.  
Nỗi nhớ nhung của đoàn binh Tây Tiến.
C.  
Khí thế hào hùng của người lính Tây Tiến.
D.  
Khát vọng lớn lao của người lính Tây Tiến.
Câu 18: 1 điểm
Từ “Tây Tiến” được lặp lại nhiều lần trong đoạn trích có tác dụng:
A.  
Thể hiện sức sống căng tràn của những người lính Tây Tiến.
B.  
Thể hiện tinh thần và khí thế sôi sục của người lính Tây Tiến.
C.  
Gợi ra những ấn tượng sâu sắc về đoàn binh Tây Tiến.
D.  
Hình dung nỗi nhớ trong lòng nhà thơ là da diết, nó cứ trở đi trở lại trong lòng nhà thơ.
Câu 19: 1 điểm
Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản.
A.  
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
B.  
Áo bào thay chiếu anh về đất.
C.  
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
D.  
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Câu 20: 1 điểm
Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích là:
A.  
đoàn binh, biên giới, chiến trường.
B.  
rải rác, hẹn ước, mùa xuân.
C.  
rải rác, biên giới, mùa xuân.
D.  
Không có từ nào.
Câu 21: 1 điểm

1.2. TIẾNG ANH 

Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
I'm going to have my house _______ this weekend.
A.  
is redecorated.
B.  
redecorate.
C.  
will be redecorated.
D.  
redecorated.
Câu 22: 1 điểm
She apologized to the teacher _______ being late.
A.  
to.
B.  
for.
C.  
about.
D.  
on.
Câu 23: 1 điểm
The factory is said _______ in a fire two years ago.
A.  
being destroyed.
B.  
to have been destroyed.
C.  
to have destroyed.
D.  
to destroy.
Câu 24: 1 điểm
Either the monitor or the athletes _______ to blame for the bad result.
A.  
be.
B.  
is.
C.  
are.
D.  
to be.
Câu 25: 1 điểm
After Mary _______ her degree, she intends to work in her father's company.
A.  
finishes.
B.  
will finish.
C.  
is finishing.
D.  
will have.
Câu 26: 1 điểm
Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
Public health experts say that the money you spend to avoid is less than the cost of being sick.
A.  
the money.
B.  
to avoid.
C.  
less.
D.  
being sick.
Câu 27: 1 điểm
She has been searching something in that book all morning, but she still hasn't found anything.
A.  
has been searching.
B.  
in that book. 
C.  
but.
D.  
anything.
Câu 28: 1 điểm
Keith had so interesting and creative plans that everyone wanted to work on his committee.
A.  
so interesting.
B.  
plans.
C.  
wanted.
D.  
on.
Câu 29: 1 điểm
The grass needs cutting, so let us have one of the men to take lawn-mower and do it.
A.  
needs.
B.  
cutting.
C.  
let.
D.  
to take.
Câu 30: 1 điểm
The longer the children waited in the long queue, the more impatiently they became.
A.  
the longer.
B.  
waited.
C.  
the long queue.
D.  
impatiently.
Câu 31: 1 điểm

Which of the following best restates each of the given sentences? 

"Why can't you do your homework more carefully?", said Henry's boss.

A.  
Henry's boss criticized him for doing his job carelessly.
B.  
Henry's boss asked him not to do his job with care.
C.  
Henry's boss suggested doing the job more carefully.
D.  
Henry's boss warned him to do the job carefully.
Câu 32: 1 điểm
She wasn't wearing a seat-belt. She was injured.
A.  
If she hadn't been wearing a seat-belt, she wouldn't have been injured.
B.  
If she had been wearing a seat-belt, she would have been injured.
C.  
If she had been wearing a seat-belt, she wouldn't be injured.
D.  
If she had been wearing a seat-belt, she wouldn't have been injured.
Câu 33: 1 điểm
I had to clear the spare room before I could start decorating.
A.  
Not until had I cleaned the spare room I could start decorating.
B.  
Before I cleared the spare room I could start decorating.
C.  
Only when I had cleaned the spare room could I start decorating.
D.  
Only when I had finished clearing the spare room, I could start decorating.
Câu 34: 1 điểm
He didn't pay attention to what I said.
A.  
He took no notice of my words.
B.  
He didn't hear me even though I was saying to him.
C.  
He had no intention to talk to me.
D.  
He took my advice.
Câu 35: 1 điểm
I should have finished my work last night but I was exhausted.
A.  
I did finished my work last night though I was exhausted.
B.  
I was exhausted so I didn't finish my work yesterday as planned.
C.  
Last night I was exhausted but I tried to finish my work.
D.  
My work was finished last night but I was exhausted.

Every drop of water in the ocean, even in the deepest parts, responds to the forces that create the tides. No other force that affects the sea is so strong. Compared with the tides, the waves created by the wind are surface movements felt no more than a hundred fathoms below the surface. The currents also seldom involve more than the upper several hundred fathoms despite their impressive sweep.

The tides are a response of the waters of the ocean to the pull of the Moon and the more distant Sun. In theory, there is a gravitational attraction between the water and even the outermost star of the universe. In reality, however, the pull of remote stars is so slight as to be obliterated by the control of the Moon and, to a lesser extent, the Sun.

Just as the Moon rises later each day by fifty minutes, on the average, so, in most places, the time of high tide is correspondingly later each day. And as the Moon waxes and wanes in its monthly cycle, so the height of the tide varies. The tidal movements are strongest when the Moon is a sliver in the sky, and when it is full. These are the highest flood tides and the lowest ebb tides of the lunar month and are called the spring tides. At these times the Sun, Moon, and Earth are nearly in line and the pull of the two heavenly bodies is added together to bring the water high on the beaches, to send its surf upward against the sea cliffs, and to draw a high tide into the harbors. Twice each month, at the quarters of the Moon, when the Sun, Moon and Earth lie at the apexes of a triangular configuration and the pull of the Sun and Moon are opposed, the moderate tidal movements called neap tides occur. Then the difference between high and low water is less than at any other time during the month.

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

Câu 36: 1 điểm
What is the main point of the first paragraph?
A.  
The waves created by ocean currents are very large.
B.  
Despite the strength of the wind, it only moves surface water.
C.  
Deep ocean water is seldom affected by forces that move water.
D.  
The tides are the most powerful force to affect the movement of ocean water.
Câu 37: 1 điểm
The word "correspondingly" in paragraph 3 is closest in meaning to _______.
A.  
unpredictably.
B.  
interestingly.
C.  
similarly.
D.  
unusually.
Câu 38: 1 điểm
What is the cause of spring tides?
A.  
Seasonal changes in the weather.
B.  
The gravitational pull of the Sun and the Moon when nearly in line with the Earth.
C.  
The Earth's movement around the Sun.
D.  
The triangular arrangement of the Earth, Sun, and Moon.
Câu 39: 1 điểm
According to the passage, all of the following statements about tides are true EXCEPT _______.
A.  
The time of high tide is later each day.
B.  
Tides have a greater effect on the sea than waves do.
C.  
The strongest tides occur at the quarters of the Moon.
D.  
Neap tides are more moderate than spring tides.
Câu 40: 1 điểm
It can be inferred from the passage that the most important factor in determining how much gravitational effect one object in space has on the tides is _______.
A.  
size.
B.  
distance.
C.  
temperature.
D.  
density.
Câu 41: 1 điểm

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 

Có bao nhiêu số nguyên Hình ảnh để phương trình Hình ảnh có hai nghiệm phân biệt?
A.  
7.
B.  
6.
C.  
5.
D.  
Vô số.
Câu 42: 1 điểm

Cho hàm số Hình ảnh, có đồ thị của hàm số Hình ảnh như hình sau:

Hình ảnh

Hàm số Hình ảnh nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 43: 1 điểm
Cho số phức Hình ảnh thỏa mãn Hình ảnh. Môđun của Hình ảnh bằng
A.  
.
B.  
5.
C.  
.
D.  
13.
Câu 44: 1 điểm
Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng Hình ảnh nằm trong mặt phẳng Hình ảnh, cắt và vuông góc với đường thẳng Hình ảnh. Điểm nào dưới đây không thuộc Hình ảnh?
A.  
Điểm .
B.  
Điểm .
C.  
Điểm .
D.  
Điểm .
Câu 45: 1 điểm

Cho hàm số Hình ảnh, có đồ thị hàm số Hình ảnh như hình sau:

Hình ảnh

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi trục Ox và đồ thị hàm số Hình ảnh trên đoạn Hình ảnhHình ảnh lần lượt bằng 9 và 12. Khi Hình ảnh thì Hình ảnh bằng

A.  
9.
B.  
21.
C.  
3.
D.  
2.
Câu 46: 1 điểm
Cho hình chóp Hình ảnh có thể tích Hình ảnh. Cắt khối chóp đó bằng một mặt phẳng Hình ảnh đi qua trung điểm của SA và song song với mặt phẳng đáy ta được hai khối đa diện. Thể tích V của khối đa diện không chứa đỉnh S là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 47: 1 điểm
Cho hai đường thẳng song song Hình ảnhHình ảnh Trên Hình ảnh lấy 17 điểm phân biệt, trên Hình ảnh lấy 20 điểm phân biệt. Tính số tam giác mà có các đỉnh được chọn từ 37 điểm đã cho.
A.  
5 690.
B.  
5 960.
C.  
5 950.
D.  
5 590.
Câu 48: 1 điểm

Một cửa hàng bán trà sữa niêm yết giá tiền như sau:

Trà sữa

Giá tiền (nghìn đồng)

Size M

35

Size L

43

Size XL

50

Bạn Hà muốn mua 3 cốc trà sữa size M, 2 cốc trà sữa size L và 1 cốc trà sữa size XL. Bạn Hà được giảm giá 10% tổng số tiền của hoá đơn. Hỏi bạn Hà cần phải đưa cho người bán hàng bao nhiêu tiền?

A.  
216 900 đồng.
B.  
219 600 đồng.
C.  
241 600 đồng.
D.  
296 100 đồng.
Câu 49: 1 điểm
Người ta trồng 1 275 cây theo hình tam giác như sau: Hàng thứ nhất có 1 cây, hàng thứ 2 có 2 cây, hàng thứ 3 có 3 cây, ..., hàng thứ Hình ảnhHình ảnh cây Hình ảnh. Hỏi có bao nhiêu hàng cây?
A.  
51.
B.  
52.
C.  
53.
D.  
50.
Câu 50: 1 điểm
Một người gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối và đồng chất 2 lần liên tiếp. Tính xác suất để tổng số chấm trong 2 lần gieo chia hết cho 5 và lần gieo thứ hai không bé hơn lần gieo thứ nhất.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 51: 1 điểm
Hai định dạng ngày khác nhau, tức là DD/MM/YY và MM/DD/YY phổ biến ở hầu hết các quốc gia. (Ví dụ: ngày 6 tháng 9 năm 1960 được viết là 6/9/60 ở định dạng DD/MM/YY và 9/6/60 ở định dạng MM/DD/YY). Nếu không biết ngày đó được viết dưới định dạng nào sẽ gây nhầm lẫn với người đọc. Hãy cho biết trong một năm có bao nhiêu ngày được viết thỏa mãn hai định dạng mà gây nhầm lẫn với người đọc?
A.  
12 ngày.
B.  
30 ngày.
C.  
132 ngày.
D.  
144 ngày.
Câu 52: 1 điểm
Sáu đại biểu ngồi xung quanh một chiếc bàn hình chữ nhật sao cho hai đại biểu ngồi dọc theo mỗi cạnh dài và một đại biểu ngồi dọc theo mỗi cạnh ngắn. A ngồi ở một cạnh ngắn; B và C đều ngồi ở cạnh dài của bàn. Có đúng một người ngồi giữa B và E. D đối diện với F. Nếu C ở ngay bên phải F thì ai ngồi ngay bên trái B?
A.  
B.  
C.  
D.  

Một nhóm gồm 4 học sinh nam A, B, C, D và 4 học sinh nữ W, X, Y, Z so sánh chiều cao của họ. Người ta thấy rằng có 2 học sinh nam, mỗi bạn cao hơn đúng 2 học sinh nữ. Tương tự, có 2 học sinh nữ, mỗi bạn cao hơn đúng 2 học sinh nam. Khi B, W, A, X đứng cạnh nhau thì chiều cao các bạn giảm dần theo đúng thứ tự đó. Thêm nữa Y cao hơn X nhưng lại thấp hơn D; D thấp hơn Z, Z không cao bằng C, còn C lại cao hơn B.

Câu 53: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây có thể sai?
A.  
Người thấp nhất trong số các cô gái là X.
B.  
Người thấp nhất trong số các chàng trai là A.
C.  
Người cao nhất trong số các chàng trai là C.
D.  
Người cao nhất trong số các cô gái là W hoặc Z.
Câu 54: 1 điểm
Nếu W cao hơn Z thì khẳng định nào sau đây chắc chắn không đúng?
A.  
X là học sinh có chiều cao thấp nhất.
B.  
B cao thứ hai và Y thấp thứ hai.
C.  
W cao thứ ba và D thấp thứ ba.
D.  
Z cao hơn đúng bốn bạn.
Câu 55: 1 điểm
Nếu D thấp hơn A thì khẳng định nào sau đây có thể sai?
A.  
W và Z là 2 học sinh nữ mà mỗi bạn cao hơn đúng 2 học sinh nam.
B.  
A và D là 2 học sinh nam mà mỗi bạn cao hơn đúng 2 học sinh nữ.
C.  
D và X lần lượt là học sinh nam thấp nhất và học sinh nữ thấp nhất.
D.  
W là học sinh nữ cao nhất.
Câu 56: 1 điểm
Nếu D cao hơn A thì học sinh nam thấp nhất và học sinh nữ cao nhất tương ứng lần lượt là
A.  
C và X.
B.  
A và X.
C.  
C và Z hoặc W.
D.  
A và Z hoặc W.

Có 5 loại ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay là C++, Python, Java, Javascript và PHP. Các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên tuyển những người thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình hơn nhưng phải biết được những ngôn ngữ được yêu cầu cho từng vị trí, trong đó vị trí Tester đòi hỏi phải biết ngôn ngữ Javascript, vị trí Web Developer phải biết Python và PHP, vị trí Mobile Applications Developer phải biết C++ và Java. Một công ty A muốn tuyển 5 người vào những vị trí còn thiếu của công ty là 1 Tester, 2 Web Developer, 2 Mobile Applications Developer. Trong khi đó có 7 người nộp hồ sơ ứng tuyển và công ty sẽ ưu tiên vị trí lần lượt là Tester, Web Developer, Mobile Applications Developer. Những người nộp hồ sơ ứng cử vị trí nào đồng nghĩa đã đáp ứng điều kiện cần của công ty và những người không được chọn ở vị trí cao có thể xem xét vị trí thấp hơn.

• Có 5 người biết ngôn ngữ C++, 2 người biết Javascript, 3 người biết Python, 2 người biết PHP và 4 người biết Java.

• Khánh biết 2 ngôn ngữ lập trình và được công ty nhận vào làm Mobile Applications Developer.

• Mạnh biết Java và được công ty tuyển vào nhưng không cùng vị trí với Khánh.

• Hùng chỉ biết ngôn ngữ C++ nên đã không được nhận.

• Đạt là người biết nhiều nhất và là người biết 4 ngôn ngữ lập trình.

• Chỉ có An và Bắc ứng cử vị trí Tester.

• An biết nhiều hơn Quân 1 ngôn ngữ lập trình và Quân được công ty tuyển dụng.

Câu 57: 1 điểm
Ai là người không được nhận?
A.  
A. An.
B.  
Bắc.
C.  
Đạt.
D.  
Quân.
Câu 58: 1 điểm
Trong những người dưới đây, người nào biết ngôn ngữ lập trình PHP?
A.  
Hùng.
B.  
Khánh.
C.  
Mạnh.
D.  
Quân.
Câu 59: 1 điểm
Đạt không biết ngôn ngữ lập trình nào?
A.  
C++.
B.  
Java.
C.  
С. РНР.
D.  
Javascript.
Câu 60: 1 điểm
Mạnh biết những ngôn ngữ lập trình nào?
A.  
Python, Java, PHP.
B.  
C++, Python, Java.
C.  
Python, Java, Javascript.
D.  
Java, PHP, Javascript.

Bảng huy chương IMO mọi thời đại (tính đến hết cuộc thi năm 2022).

Hình ảnh

* Đội tuyển Liên Xô hiện không còn tồn tại.

Câu 61: 1 điểm
Tỉ lệ gần nhất với tỉ lệ số huy chương vàng của đoàn Đức so với đoàn Trung Quốc là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 62: 1 điểm
Phần trăm số huy chương vàng so với tổng số huy chương đoàn Việt Nam có được là bao nhiêu?
A.  
24,1%.
B.  
25,8%.
C.  
37,0%.
D.  
21,5%.
Câu 63: 1 điểm
Tổng số huy chương của đoàn Liên Xô và đoàn Nga chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số huy chương của 10 đoàn có xếp hạng tốt nhất là
A.  
4,9%.
B.  
10,4%.
C.  
21,0%.
D.  
14,9%.
Câu 64: 1 điểm
Nếu tính huy chương vàng 3 điểm, huy chương bạc 2 điểm và huy chương đồng 1 điểm thì đội tuyển có tổng số điểm cao nhất là
A.  
Trung Quốc.
B.  
România.
C.  
Hoa Kỳ.
D.  
Hungary.

Biểu đồ sau thể hiện sản lượng một số cây hàng năm ở nước ta năm 2021 (nghìn tấn):

Hình ảnh

Câu 65: 1 điểm
Tổng sản lượng lúa, ngô, khoai lang, sắn là bao nhiêu?
A.  
80 triệu tấn.
B.  
60 triệu tấn.
C.  
70 triệu tấn.
D.  
72 triệu tấn.
Câu 66: 1 điểm
Sản lượng lúa gấp bao nhiêu lần so với sản lượng mía?
A.  
4,1 lần.
B.  
3,7 lần.
C.  
3,5 lần.
D.  
4,3 lần.
Câu 67: 1 điểm
 Ước tính sơ bộ năm 2022 sản lượng mía là a nghìn tấn, có chỉ số phát triển tốt nhất (tăng trưởng 103,2% so với năm 2021). Giá trị của a là
A.  
11 084,6.
B.  
10 844,1.
C.  
11 772,9.
D.  
11 110,8.

Năm 2021 nước ta có 156 588 cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Biểu đồ sau thể hiện cơ cấu cán bộ phân theo trình độ chuyên môn:

Hình ảnh

Câu 68: 1 điểm
Số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ năm 2021 là
A.  
24 459 người.
B.  
65 736 người.
C.  
32 868 người.
D.  
8 597 người.
Câu 69: 1 điểm
Số lượng cán bộ có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ nhiều hơn số lượng cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học là bao nhiêu?
A.  
13 871 người.
B.  
21 686 người.
C.  
15 210 người.
D.  
23 817 người.
Câu 70: 1 điểm
Giả sử năm 2022, lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được bổ sung 2 314 cán bộ có trình độ đại học và 10% cán bộ có trình độ đại học năm 2021 thi đỗ thạc sĩ, số lượng cán bộ còn lại không có gì thay đổi. Cơ cấu cán bộ có trình độ đại học khi đó chiếm bao nhiêu phần trăm?
A.  
34,18%.
B.  
32,73%.
C.  
33,21%.
D.  
34,68%.
Câu 71: 1 điểm

Chữ cái nào trong các ô dưới đây có giá trị là 7?

Đồng vị

Số proton

Số neutron

Số electron

Nguyên tử khối

Hình ảnh

X

Hình ảnh

Y

Hình ảnh

Z

Hình ảnh

T

A.  
X.
B.  
Y.
C.  
Z.
D.  
T.
Câu 72: 1 điểm

Tiến hành quá trình reforming hexane, sơ đồ phản ứng được cho dưới đây:

Hình ảnh

Cho các nhận định sau:

A. không làm thay đổi số nguyên tử carbon của các sản phẩm hữu cơ.

B. làm tăng chỉ số octane của các sản phẩm hữu cơ.

C. là quá trình sắp xếp lại mạch carbon.

D. giúp tạo ra các alkane có mạch carbon nhỏ hơn.

Số nhận định đúng về quá trình reforming là

A.  
1.
B.  
2.
C.  
3.
D.  
4.
Câu 73: 1 điểm
Cho các lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: Hình ảnh Hình ảnh Nếu chỉ dùng thuốc thử duy nhất là Hình ảnh thì có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch?
A.  
3.
B.  
2.
C.  
5.
D.  
4.
Câu 74: 1 điểm

Cho 3 dung dịch riêng biệt X, Y, Z, mỗi dung dịch chứa một chất tan. Trộn lẫn từng cặp dung dịch với nhau, kết quả được ghi trong bảng sau:

Hình ảnh

Chất tan trong 3 dung dịch X, Y, Z lần lượt là các chất nào sau đây?

A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 75: 1 điểm
 Hãy chọn câu đúng. Trong thời kì hoạt động mạnh, có khi Mặt Trời phóng về phía Trái Đất một dòng hạt tích điện gây ra hiện tượng bão từ trên Trái Đất. Trong trận bão từ, các kim của la bàn định hướng hỗn loạn và sự truyền sóng vô tuyến bị ảnh hưởng rất mạnh. Sở dĩ bão từ ảnh hưởng đến sự truyền sóng vô tuyến vì nó làm thay đổi
A.  
điện trường trên mặt đất.
B.  
từ trường trên mặt đất.
C.  
khả năng phản xạ sóng điện từ trên mặt đất.
D.  
khả năng phản xạ sóng điện từ trên tầng điện li.
Câu 76: 1 điểm
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng Hình ảnh sang trạng thái dừng có mức năng lượng Hình ảnh thì phát ra photon có tần số f. Lấy Hình ảnh. Giá trị của f là:
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 77: 1 điểm

Câu 77. Đồ thị hình bên mô tả sự biến thiên của cường độ dòng điện xoay chiều theo thời gian. Biểu thức của cường độ dòng điện có dạng

Hình ảnh

A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 78: 1 điểm
Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 4,2 mm có vân sáng bậc 5. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát ra xa dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe cho đến khi vân giao thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai thì khoảng dịch chuyển màn là 0,6 m. Bước sóng λ bằng:
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 79: 1 điểm
Cơ quan hô hấp nào sau đây chỉ tìm thấy ở động vật hoàn toàn ở nước?
A.  
A. Khí quản.
B.  
B. Phổi.
C.  
C. Bề mặt da.
D.  
D. Mang.
Câu 80: 1 điểm
Khi nói về dinh dưỡng nitơ ở thực vật phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
A. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng .
B.  
B. Cây trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
C.  
C. Cây có thể hấp thụ được nitơ phân tử.
D.  
D. Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin, gluxit, lipit.
Câu 81: 1 điểm
Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A.  
thoái hoá giống.
B.  
biến động di truyền.
C.  
di - nhập gen.
D.  
giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 82: 1 điểm
Cho biết các anticôđon vận chuyển các axit amin tương ứng như sau: XXX - Gly; GGG - Pro; XGA - Ala; GXU - Arg; AGX - Ser; UXG - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’ GGG XXX AGX XGA 3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A.  
Gly – Pro – Ser – Arg.
B.  
Ser – Ala – Gly – Pro.
C.  
Ser – Arg – Pro – Gly.
D.  
Pro – Gly – Ser – Ala.
Câu 83: 1 điểm

“Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"

Viên Chăn là địa danh thuộc quốc gia nào?

A.  
Trung Quốc.
B.  
Lào.
C.  
Campuchia.
D.  
Việt Nam.
Câu 84: 1 điểm
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm
A.  
khí hậu, nước, sinh vật, lễ hội.
B.  
di tích, lễ hội, làng nghề, ẩm thực.
C.  
địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
D.  
địa hình, di tích, lễ hội, sinh vật.
Câu 85: 1 điểm
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các tuyến quốc lộ nối Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là
A.  
14;20.
B.  
1;20.
C.  
1;14.
D.  
14;19
Câu 86: 1 điểm
Thuận lợi chủ yếu nhất để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ là
A.  
khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất ba dan giàu dinh dường.
B.  
giống cây trồng có chất lượng tốt, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
C.  
đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.
D.  
lao động nhiều kinh nghiệm trong trồng và sản xuất cây công nghiệp.
Câu 87: 1 điểm
Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì?
A.  
Tiến hành khi đất nước chưa giành độc lập.
B.  
  Cải tổ chính trị, thực hiện đa nguyên, đa đảng.
C.  
Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
D.  
Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Câu 88: 1 điểm
Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới (tháng 12-1986) trong tình hình quốc tế đang có chuyển biến nào sau đây?
A.  
Xu thế cải cách, mở cửa đang diễn ra mạnh mẽ.
B.  
Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C.  
Các nước ASEAN đã thành những "con rồng" kinh tế châu Á.
D.  
Xu hướng hòa hoãn Đông-Tây bắt đầu xuất hiện.
Câu 89: 1 điểm
Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh Châu Âu là gì?
A.  
Xuất phát từ nhu cầu liên kết và hợp tác giữa các nước.
B.  
Đều là đồng minh của Mĩ.
C.  
Đều là đối tác quan trọng của Nhật.
D.  
Đều là đối tác chiến lược của Liên Xô.
Câu 90: 1 điểm
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã 
A.  
làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) ở châu Phi. 
B.  
góp phần làm thất bại tham vọng thống trị thế giới của Mỹ.
C.  
làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới, lan rộng từ Âu sang Á. 
D.  
làm cho chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó có bản tan rã.

Các khu đô thị tại Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ phát triển cao, mật độ dân số đang ngày một tăng, diện tích đô thị mở rộng không ngừng, áp lực trong việc bảo vệ môi trường ngày một lớn. Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lí tại các khu sản xuất, nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, nước thải từ các lò giết mổ hay nước thải từ các bệnh viện,… hàng ngày đều chảy trực tiếp ra các cống rãnh rồi nguồn nước này theo chiều chảy ra sông lớn. Các hệ thống sông ngòi, ao hồ tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Câu 91: 1 điểm
Trường hợp nào sau đây nước được coi là không bị ô nhiễm?
A.  
Nước sinh hoạt từ nhà máy hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như arsenic, iron quá mức cho phép.
B.  
Nước ruộng có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
C.  
Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa vi khuẩn gây bệnh.
D.  
Nước thải từ các nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như , ,
Câu 92: 1 điểm
Theo tổ chức Y tế Thế Giới, nồng độ tối đa của Hình ảnh trong nước sinh hoạt là 0,05mg/L. Nguồn nước nào dưới đây bị ô nhiễm nặng bởi lead (Pb), biết rằng kết quả xác định hàm lượng Hình ảnhlần lượt như sau:
A.  
Nguồn nước có 0,02 mg trong 0,5 lít nước.
B.  
Nguồn nước có 0,03 mg trong 0,75 lít nước.
C.  
Nguồn nước có 0,2 mg trong 2 lít nước.
D.  
Nguồn nước có 0,15 mg trong 4 lít nước.
Câu 93: 1 điểm
Để đánh giá sự nhiễm bẩn Hình ảnhcủa nước máy sinh hoạt ở một thành phố, người ta lấy 2 lít nước đó cho tác dụng với dung dịch Hình ảnh dư thì thấy tạo ra Hình ảnh gam kết tủa vàng. Nồng độ Hình ảnh có trong 2 lít nước máy sinh hoạt là
A.  
0,6 mg/L.
B.  
0,3 mg/L.
C.  
0,4 mg/L.
D.  
0,2 mg/L.

Khí CO gây độc vì có khả năng tác dụng với hemoglobin Hình ảnh của máu, từ đó cản trở hemoglobin tác dụng với Hình ảnh và không thể đưa Hình ảnh đến các tế bào trong cơ thể.

Hình ảnh

* Phương trình phản ứng: Hình ảnh.

- Tốc độ của phản ứng trên được tính theo công thức sau:

Hình ảnh

Thực hiện phản ứng cho CO tác dụng với hemoglobin. Khi nồng độ của CO và Hb lần lượt là 1,5 Hình ảnh và 2,5 Hình ảnhthì tốc độ phản ứng là 0,2625 Hình ảnh

Câu 94: 1 điểm
Cho thể tích của hệ phản ứng là Hình ảnh. Khối lượng CO có trong hệ tại thời điểm tốc độ phản ứng bằng Hình ảnh
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 95: 1 điểm
Hằng số tốc độ phản ứng k có giá trị là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 96: 1 điểm
Khi nồng độ CO là Hình ảnh; Hb là 4,8 Hình ảnh thì tốc độ phản ứng là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.

Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững. Quá trình phân rã này kèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Ngoài các đồng vị phóng xạ có sẵn trong tự nhiên, người ta cũng chế tạo được nhiều đồng vị phóng xạ gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo. Các đồng vị phóng xạ có nhiều ứng dụng trong khoa học và công nghệ.

Năm 1898, nữ bác học Marie Curie phát hiện ra nguyên tố Hình ảnh, sau đó không lâu đồng vị phóng xạ (ĐVPX) đã được ứng dụng trong điều trị bệnh. Cũng bắt đầu từ đây đã ra đời lĩnh vực sinh học phóng xạ và ung thư học phóng xạ. 30 năm sau chiến tranh thế giới thứ II là thời kỳ nhiều ĐVPX được phát minh và ứng dụng trong y học. Ngày nay, ĐVPX được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Y học hạt nhân (YHHN) ứng dụng tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa lên các tế bào, các mô bị bệnh, điều đó đã làm cho YHHN trở thành một chuyên ngành trong lâm sàng.

So với chẩn đoán, điều trị phải dùng liều lớn hơn, do đó tác động của phóng xạ lên mô lành cũng lớn hơn nhiều. Đó là một trong những khó khăn và hạn chế của điều trị bằng phóng xạ, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì đây là phương pháp điều trị hữu hiệu, nhanh gọn và ưu việt hơn so với các phương pháp điều trị khác.

  Các phương thức điều trị bằng bức xạ ion hóa (Radiotherapy) của các ĐVPX:

+ Xạ trị chuyển hoá (Metabolictherapy).

+ Xạ trị áp sát (Brachytherapy).

+ Xạ trị chiếu ngoài (Teletherapy).

Câu 97: 1 điểm
 Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân:
A.  
phát ra một bức xạ điện từ.
B.  
tự phát ra các tia
C.  
tự phát phóng ra tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác.
D.  
phóng ra các tia phóng xạ, khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động với tốc độ lớn.
Câu 98: 1 điểm
Kết luận nào về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng?
A.  
Tia  đều có chung bản chất là sóng điện từ có bước sóng khác nhau.
B.  
  Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử.
C.  
Tia β là dòng hạt mang điện.
D.  
Tia γ là sóng điện từ.
Câu 99: 1 điểm
Trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ. Biết nguồn có chu kỳ bán rã là 4 năm. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho 1 liều xạ là 10 phút. Hỏi sau hai năm thời gian cho 1 liều xạ là bao nhiêu phút:
A.  
14.
B.  
10.
C.  
20.
D.  
7.

Tai nạn giao thông là một vấn nạn nhức nhối ở Việt Nam và được xem là một nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết trong quá trình phát triển đất nước. Hiện nay, trung bình hằng năm ở Việt Nam có khoảng 8.000 người chết, 15.000 người bị thương khi tham gia giao thông. Nghĩa là mỗi ngày có hơn 20 người ra khỏi nhà và không thể trở về. Thiệt hại về mặt kinh tế ước tính từ 5−12 tỷ USD nhưng thiệt hại về tinh thần là vô cùng to lớn và không thể đong đếm. Đáng lưu ý là, có đến hơn Hình ảnh số nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) là những người trẻ tuổi - học sinh, sinh viên, lao động chính của gia đình.

Các vụ, việc vi phạm về giao thông, TNGT ở Việt Nam chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người lái xe còn kém, kỹ năng lái xe còn yếu, chạy xe quá tốc độ, chở quá tải, chở quá số người quy định, vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu giao thông. Để hạn chế tai nạn cho người tham gia giao thông, lực lượng cảnh sát đã được trang bị một số loại máy móc như: súng bắn tốc độ, máy đo âm thanh, máy đo nồng độ cồn, …

Câu 100: 1 điểm
 Trong "súng bắn tốc độ" xe cộ trên đường:
A.  
Chỉ có máy phát sóng vô tuyến.
B.  
Chỉ có máy thu sóng vô tuyến.
C.  
Có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
D.  
Không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
Câu 101: 1 điểm
Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một xe máy đang chạy ngược chiều. Xe nào chịu lực lớn hơn? Xe nào nhận được gia tốc lớn hơn?
A.  
Xe máy chịu lực lớn hơn; xe máy nhận gia tốc lớn hơn.
B.  
Hai xe chịu lực như nhau; xe máy nhận gia tốc lớn hơn.
C.  
Xe ô tải chịu lực lớn hơn; ô tô tải nhận gia tốc lớn hơn.
D.  
Hai xe chịu lực như nhau; ô tô tải nhận gia tốc lớn hơn.
Câu 102: 1 điểm
 Còi xe là một trong số những tín hiệu của các phương tiện khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, một số người đã sử dụng còi xe theo cách "vô tội vạ và xả láng" gây nên sự bất bình, thậm chí, có những trường hợp gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Ðáng buồn hơn, nhiều bạn trẻ sử dụng còi xe như một thứ "mốt" và tạo thành trào lưu xấu trong giới trẻ. Thậm chí, có bạn trẻ còn lắp đặt trên xe một chiếc còi với âm thanh có cường độ lớn, khiến cho nhiều người hốt hoảng, giật mình... Do đó Bộ Giao thông Vận tải đã có quy định về xử phạt đối với hành vi sử dụng còi vượt qua âm lượng quy định. Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, âm lượng của còi điện lắp trên ô tô ở độ cao 1,2 m và cách đầu xe 2 m là 90 dB đến 115 dB. Giả sử còi điện đặt ngay đầu xe ở độ cao 1,2 m. Người ta tiến hành đo âm lượng của còi điện lắp trên ô tô 1 và ô tô 2 ở vị trí cách đầu xe 30 m, ở độ cao 1,2 m thì thu được âm lượng của ô tô 1 là 91 dB và ô tô 2 là 94 dB. Âm lượng của còi điện trên xe ô tô nào đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải?
A.  
Ô tô 2.
B.  
Ô tô 1.
C.  
Cả hai ô tô.
D.  
Không ô tô nào.

Ổ sinh thái là không gian sinh thái, bao gồm tất cả các giới hạn về các nhân tố sinh thái mà ở đó đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian. Người ta phân biệt ổ sinh thái và nơi ở: Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài; còn nơi ở là nơi cư trú của loài. Trong một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau, do đó sẽ có nhiều loài khác nhau cùng chung sống. Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần, dẫn tới sự cạnh tranh khác loài. Cạnh tranh khác loài làm phân hóa và làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài.

Hình ảnh

Câu 103: 1 điểm
Trên một cây gỗ lớn có 10 loài côn trùng kí sinh. Trên cây gỗ lớn này có tối đa bao nhiêu ổ sinh thái?
A.  
10.
B.  
2.
C.  
5.
D.  
11.
Câu 104: 1 điểm
Đâu là nguyên nhân chính dẫn tới các cá thể ở vùng C bị đào thải?
A.  
Do bị vật ăn thịt hoặc sịnh vật kí sinh tiêu diệt.
B.  
Do không có khả năng sinh sản.
C.  
Do bị cạnh tranh với các cá thể cùng loài và cạnh tranh với các cá thể khác loài.
D.  
Do sống ở vùng có giới hạn sinh thái không phù hợp.
Câu 105: 1 điểm
Trong quá trình cạnh tranh khác loài thì có thể dẫn tới các khuynh hướng về sự phát triển của mỗi loài. Trong thực tế, không xảy ra khuynh hướng nào sau đây?
A.  
Làm tăng số lượng cá thể của loài này nhưng giảm số lượng cá thể của loài kia.
B.  
Loài này phát triển, loài kia bị tiêu diệt.
C.  
Một loài phát triển, một loài phải di cư đến vùng đất mới.
D.  
Làm mở rộng ổ sinh thái của tất cả các loài.

Một ví dụ rất hay cho trường hợp tính trạng có sự biểu hiện chịu ảnh hưởng của giới tính là tính trạng hói đầu (baldness). Tính trạng này không di truyền liên kết với giới tính mà di truyền theo kiểu gene trội trên NST thường ở người nam nhưng lại di truyền theo kiểu gene lặn trên NST thường ở người nữ.

Hình ảnh

Người nữ dị hợp tử có thể truyền gene này cho con cháu của họ nhưng không biểu hiện, người nữ chỉ bị hói đầu khi mang gene ở trạng thái đồng hợp, tuy nhiên ngay với kiểu gene này người nữ cũng chỉ có biểu hiện tóc bị thưa một cách đáng kể hơn là hói hoàn toàn.

Câu 106: 1 điểm
Số lượng người bị hói đầu ở giới nào cao hơn?
A.  
Giới nữ.
B.  
Giới nam.
C.  
Ở 2 giới ngang nhau.
D.  
Số lượng người bị hói rất ít, không thống kê được.
Câu 107: 1 điểm
Một người phụ nữ bình thường có bố bị hói có kiểu gen đồng hợp lấy một người chồng không bị hói. Họ sinh được 2 người con, xác suất để cả hai đứa con lớn lên không bị hói đầu là
A.  
1/4.
B.  
9/16.
C.  
1/16.
D.  
15/16.
Câu 108: 1 điểm
Giả sử, tần số alen H trong quần thể người (cân bằng di truyền) là 0,3. Tỉ lệ người bị hói đầu ở 2 giới nam và nữ lần lượt là
A.  
51% và 9%.
B.  
42% và 9%.
C.  
9% và 9%.
D.  
51% và 42%.

SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014.

Khu vực

Số khách  du lịch đến

(nghìn lượt)

Chi tiêu của khách du lịch

(triệu USD)

Đông Á

125 966

219 931

Đông Nam Á

97 262

70 578

Tây Nam Á

93 016

94 255

Câu 109: 1 điểm
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A.  
Đông Nam Á có số lượt khách và chi tiêu của khách du lịch cao nhất.
B.  
Đông Á có số lượt khách cao hơn Đông Nam Á nhưng chi tiêu của khách du lịch thấp hơn Tây Nam Á.
C.  
Đông Nam Á có số lượt khách du lịch cao hơn Tây Nam Á nhưng chi tiêu của khách du lịch thấp nhất.
D.  
Tây Nam Á có số lượt khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch thấp nhất.
Câu 110: 1 điểm
Mức chi tiêu bình quân mỗi lượt khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là
A.  
725,6 USD.
B.  
1013,3 USD.
C.  
1216,7 USD.
D.  
1745,9 USD.
Câu 111: 1 điểm
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 là
A.  
biểu đồ tròn
B.  
biểu đồ đường
C.  
biểu đồ kết hợp
D.  
biểu đồ cột

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu để đảm bảo nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, chủ yếu với mục đích tăng năng suất cây trồng nhưng đã gây ra những tác động, ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái; môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; nguy hại đến con người. Vì vậy, nông nghiệp hữu cơ sẽ là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp tương lai. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ cho đất, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ và sử dụng sản phẩm hữu cơ góp phần quan trọng để phục hồi, duy trì, bảo dưỡng hệ sinh thái, sức khỏe của con người. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang có những ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đối với ngành nông nghiệp, việc sản xuất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp hữu cơ với việc luân canh các loại cây trồng, không sử dụng các hóa chất độc hại, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; canh tác đúng cách, đúng thời điểm để đảm bảo dinh dưỡng và sự cân bằng của đất làm giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện và đảm bảo cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức tài nguyên.

(Nguồn: https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/phat-trien-nong-nghiep-huu-co-tai-vietnam-78)

Câu 112: 1 điểm
Ý nghĩa chủ yếu của mô hình nông nghiệp hữu cơ đối với nền nông nghiệp nước ta là
A.  
Nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
B.  
Đảm bảo nền nông nghiệp phát triển bền vững.
C.  
Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
D.  
Tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho người dân.
Câu 113: 1 điểm
Đặc trưng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ là
A.  
sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
B.  
sử dụng các giống cây con đột biến gen.
C.  
sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học.
D.  
sử dụng chất kích thích tăng trưởng.
Câu 114: 1 điểm
Mục tiêu của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ là
A.  
đảm bảo cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp; tạo sản phẩm có chất lượng, an toàn.
B.  
khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, sinh vật, nguồn nước.
C.  
tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, thu nhiều lợi nhuận.
D.  
đưa Việt Nam trở thành nước nông nghiệp hiện đại, đứng đầu trong khu vực.

"Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhắm thôn tính cả nước ta. Để thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa dân quốc và kí Hiệp ước Hoa Pháp (28-2-1946). Theo đó, Trung Hoa Dân Quốc được Pháp trả lại các tế giới, nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đối lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

Hiệp ước Hoa-Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hoà hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù. Ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp hoà để tiến".

Chiều 6-3-1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni-đại diện Chính phủ Pháp-bản Hiệp định Sơ bộ.

Nội dung cơ bản của Hiệp định là:

- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nắm trong khối Liên hiệp Pháp.

- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sē đóng tại những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.

- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn các vấn đề về ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hoá của người Pháp ở Việt Nam. Kí Hiệp định Sơ bộ hoà hoãn với Pháp, ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi ý phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đây được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.

Do ta đấu tranh kiên quyết, cuộc đàm phán chính thức giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phôngtennoblo (Pháp) từ ngày 6-7-1946. Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta. Trong lúc đó, tại Đông Dương, quân Pháp tăng cường những hoạt động khiêu khích. Quan hệ Việt Pháp ngày càng căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, bấy giờ đang ở thăm nước Pháp với tư cách là thương khách của Chính phủ Pháp, đã kí với Mutế-đại diện của Chính phủ Pháp-bản Tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế-văn hoá ở Việt Nam. Bản Tạm ước đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp không thể tránh khỏi".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 128-129).

Câu 115: 1 điểm
Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
A.  
tự do.
B.  
tự trị.
C.  
độc lập.
D.  
tự quyết.
Câu 116: 1 điểm
Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) là một thắng lợi có ý nghĩa quan trọng vì lí do nào sau đây?
A.  
Pháp đã công nhận toàn vẹn Iãnh thổ của đất nước Việt Nam.
B.  
Pháp đã thừa nhận Việt Nam là một quốc gia có tính thống nhất.
C.  
Đây là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận sự tự do của Việt Nam.
D.  
Pháp phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Câu 117: 1 điểm
Việc đàm phán và kí kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6-3-1946) có tác dụng nào sau đây?
A.  
Chuyển quan hệ Việt Nam-Pháp từ đối đầu sang đối thoại.
B.  
Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội.
C.  
Giúp Việt Nam ngăn chặn mọi nguy cơ xung đột với Pháp.
D.  
Thể hiện thiện chí hòa bình của chính phủ Việt Nam và Pháp.

Ý NGHĨA CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Xuất phát từ nền tảng nghề trồng lúa nước, các vương triều Đại Việt luôn chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. Các hoạt động kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng được khuyến khích nhưng không được đề cao, nhất là thương nghiệp. Trong thời kì trung đại, người Việt ít có phát minh khoa học, kĩ thuật. Việc sinh sống thành làng xã một mặt gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng, nhưng mặt khác tạo nên tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên trong làng xã, do đó, hạn chế động lực phát triển, sáng tạo của xã hội và từng cá nhân.

Trong kỉ nguyên Đại Việt, Nho giáo ngày càng được đề cao, góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép, ổn định nhưng đồng thời cũng tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội, kinh tế, đặc biệt là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Văn minh Đại Việt khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân. Trước những thách thức của tự nhiên và xã hội, người Việt đã nỗ lực không ngừng, xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh từ bên ngoài. Những thành tựu đạt được không chỉ chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử mà còn góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Câu 118: 1 điểm
 Đâu không phải là hạn chế của văn minh Đại Việt?
A.  
Công, thương nghiệp không được chú trọng nhiều.
B.  
Có ít phát minh khoa học, kĩ thuật.
C.  
Sống thành làng xã gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng.
D.  
Sống thành làng xã tạo nên tâm lí cào bằng, hạn chế động lực phát triển, sáng tạo của từng cá nhân.
Câu 119: 1 điểm
Nền văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo nào?
A.  
Nho giáo
B.  
Thiên chúa giáo
C.  
Đạo giáo
D.  
Hindu giáo
Câu 120: 1 điểm
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam cần làm gì để bảo tồn và phát huy những thành tựu của văn minh Đại Việt?
A.  
Đẩy mạnh hội nhập nhưng phải đảm bảo độc lập, tự chủ và giữ gìn bản sắc dân tộc.
B.  
Mở rộng hợp tác về kinh tế, hạn chế tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài.
C.  
Chỉ tăng cường giao lưu hợp tác ở một số lĩnh vực, giữ vững độc lập và tự chủ.
D.  
Hội nhập có chừng mực, nhằm đảm bảo tuyệt đối độc lập dân tộc.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,551 lượt xem 96,124 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 23)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

160,304 lượt xem 86,289 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 8)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,491 lượt xem 96,082 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 27)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

153,482 lượt xem 82,621 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 24)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

117 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

149,775 lượt xem 80,619 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 29)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

170,536 lượt xem 91,805 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,261 lượt xem 102,942 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 11)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

164,368 lượt xem 88,480 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

167,591 lượt xem 90,216 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

177,299 lượt xem 95,445 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!