thumbnail

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 29)

Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

PHẦN 1: NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống:

“Anh về …… đất trồng cau,

Cho em trồng ghé cây trầu một bên”.

A.  
đập.
B.  
cuốc.
C.  
xúc.
D.  
trồng.
Câu 2: 1 điểm
Tác phẩm nào không cùng thể loại với tác phẩm còn lại?
A.  
Những đứa con trong gia đình.
B.  
Vợ chồng A Phủ.
C.  
Người lái đò sông Đà.
D.  
Chí Phèo.
Câu 3: 1 điểm

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Tác phẩm “Sóng” là cuộc hành trình, khởi đầu là sự ………. cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn ………… vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa.

A.  
vứt bỏ/ biến đổi.
B.  
vứt bỏ/ hóa thân.
C.  
từ bỏ/ hóa thân.
D.  
từ bỏ/ biến đổi.
Câu 4: 1 điểm

 Xác định một từ/ cụm từ sai về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Chị Dậu là điển hình cho người phụ nữ phong kiến xưa với những tố chất tốt đẹp như sự chân thật và khỏe khoắn.

A.  
điển hình.
B.  
chân thật.
C.  
khỏe khoắn.
D.  
tố chất.
Câu 5: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

(Hồ Xuân Hương, Tự tình II, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)

Hai câu thơ thể hiện tâm trạng nào của nhân vật trữ tình?

A.  
Sung sướng, hạnh phúc.
B.  
Cô đơn, buồn tủi.
C.  
Ngao ngán, chán chường.
D.  
Căm phẫn, thách thức.
Câu 6: 1 điểm
Tác giả nào sau đây không thuộc thời kì văn học sau 1975?
A.  
Nguyễn Minh Châu.
B.  
Nguyễn Tuân.
C.  
Quang Dũng.
D.  
Lưu Quang Vũ.
Câu 7: 1 điểm
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A.  
lộp độp.
B.  
chở về.
C.  
con rê.
D.  
giành dật.
Câu 8: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Khoảng 13 giờ chiều 15/12 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Haneda (Thủ đô Tokyo) bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao k niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản và hoạt động song phương tại Nhật Bản từ ngày 15 đến 18/12 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.”

(Thanh Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Tokyo bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao kỉ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản, https://nhandan.vn)

Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?

A.  
Nghệ thuật.
B.  
Khoa học.
C.  
Báo chí.
D.  
   Chính luận.      
Câu 9: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Nguyễn Bính, Tương tư, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)

Câu thơ “Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?” thể hiện khát vọng nào của nhân vật trữ tình “anh”?

A.  
Khát vọng tình yêu còn mãi muôn đời.
B.  
Khát vọng được là chính mình trong tình yêu.
C.  
Khát vọng nên duyên hạnh phúc.
D.  
Khát vọng được thấu hiểu trong tình yêu.
Câu 10: 1 điểm

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Cùng với ………………..….. văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo hoàn chỉnh và đa dạng của văn học dân tộc ngay từ buổi đầu, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của văn học ở những thời kì sau.

A.  
Văn học dân gian.
B.  
Văn học viết.
C.  
Văn học đương thời
D.  
Văn học hiện đại.
Câu 11: 1 điểm
Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại.
A.  
thất thểu.
B.  
thỏ thẻ.
C.  
rì rầm.
D.  
lao xao.
Câu 12: 1 điểm
Với kết quả học tập tiến bộ đã khiến bộ mẹ vui lòng.”. Đây là câu:
A.  
Thiếu chủ ngữ.
B.  
Thiếu vị ngữ.
C.  
Thiếu quan hệ từ.
D.  
Sai logic.
Câu 13: 1 điểm

 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)

Từ ngữ “cầm ve” trong câu thơ có nghĩa là gì?

A.  
Con ve bị giam cầm.
B.  
Cầm con ve lên.
C.  
Tiếng ve kêu cầm chừng.
D.  
Tiếng ve kêu như tiếng đàn.
Câu 14: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Trích Từ ấy – Tố Hữu)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “trăm nơi”?

A.  
Ẩn dụ.
B.  
Hoán dụ. 
C.  
Nhân hóa.
D.  
So sánh.
Câu 15: 1 điểm

Trong các câu sau:

I. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1790 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

II. Nhìn chung, văn học viết Việt Nam thời trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

III. “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập” và “Quân trung từ mệnh tập” là những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

IV. “con, viên, thúng, tạ, nhà” là các danh từ chỉ đơn vị.

Những câu nào mắc lỗi:

A.  
I và II.
B.  
I, III và IV.   
C.  
III và IV.
D.  
I và IV.

…Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài

Chỉ một người ở lại với anh thôi

Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi

Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới

Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương

Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn

Anh lạc bước, em đưa anh trở lại

Khi mệt mỏi thấy tháng ngày cằn cỗi

Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh

Khi những điều giả dối vây quanh

Bàn tay ấy chở che và gìn giữ

Biết ơn em, em từ miền cát gió

Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng […]

(Và anh tồn tại – Lưu Quang Vũ)

Câu 16: 1 điểm
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
A.  
Biểu cảm.
B.  
Miêu tả.
C.  
Tự sự.
D.  
Nghị luận.
Câu 17: 1 điểm
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
A.  
Nghệ thuật.
B.  
Chính luận.
C.  
Hành chính.
D.  
Báo chí.
Câu 18: 1 điểm
 Nêu ý nghĩa đúng nhất của hình ảnh “bông cúc nhỏ hoa vàng” ?
A.  
Là hình ảnh thiên nhiên đẹp “bông cúc nhỏ hoa vàng”.
B.  
Thể hiện niềm tự hào và tình yêu nhỏ bé.
C.  
Bông hoa cúc vàng nhỏ bé, yếu đuối, mong manh.
D.  
Hình ảnh thiên nhiên ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ. Bông cúc nhỏ khiêm nhường, thuỷ chung, nghĩa tình.
Câu 19: 1 điểm
Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A.  
Điệp cấu trúc.
B.  
Nhân hóa.
C.  
Nói quá.
D.  
So sánh.
Câu 20: 1 điểm
 Nhân vật trữ tình “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của tác giả.
A.  
Là lẽ sống và giá trị tồn tại của đời anh.
B.  
Bao trùm lên toàn bộ kí ức, kỉ niệm, bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, em luôn ở đấy, luôn bên cạnh anh.
C.  
Là người phụ nữ lặng thầm hi sinh hết mình vì người mình yêu, sống bao dung, vị tha.
D.  
Khiêm nhường giữa miền gió cát nhưng vẫn lặng lẽ dâng đời màu hoa đẹp nhất.
Câu 21: 1 điểm

1.2. TIẾNG ANH 

Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
I'm looking forward _______ receiving your email soon.
A.  
at.
B.  
to.
C.  
in.
D.  
for.
Câu 22: 1 điểm
Jason told that he _______ his best in the exam the following day.
A.  
had done.
B.  
will do.
C.  
would do.
D.  
was going.
Câu 23: 1 điểm
The teacher encouraged us _______ good essays.
A.  
write.
B.  
to write.
C.  
writing.
D.  
to writing.
Câu 24: 1 điểm
The cost of living _______ over 10% in the last few years.
A.  
rises.
B.  
has risen.
C.  
rose.
D.  
is rising.
Câu 25: 1 điểm
A number of sheep _______ eating grass now.
A.  
is.
B.  
are.
C.  
was.
D.  
were.
Câu 26: 1 điểm

Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.

The explorers were too tired that they found a site to camp overnight.

A.  
too.
B.  
that.
C.  
to camp.
D.  
overnight.
Câu 27: 1 điểm
All of the cities in Texas, San Antonio is probably the most picturesque.
A.  
All of.
B.  
in Texas.
C.  
is probably.
D.  
most picturesque.
Câu 28: 1 điểm
The scholarship that Wilson received to study history at Cambridge presented an unique opportunity.
A.  
that.
B.  
history.
C.  
at Cambridge.
D.  
an.
Câu 29: 1 điểm
A novel is a story long enough to fill a complete book, in that the characters and events are usually imaginary.
A.  
long enough.
B.  
complete.
C.  
that.
D.  
are usually.
Câu 30: 1 điểm
Preceding by four nice children, the bride and the groom entered the wedding hall.
A.  
Preceding.
B.  
children.
C.  
the.
D.  
entered.
Câu 31: 1 điểm

Which of the following best restates each of the given sentences? 

I haven't visited my hometown for a few years.

A.  
I have been in my hometown for a few years.
B.  
I was in my hometown for a few years.
C.  
I didn't visit my hometown a few years ago.
D.  
I last visited my hometown a few years ago.
Câu 32: 1 điểm
You are all wellcome to take any food you like.
A.  
Please help yourselves to any food you like.
B.  
Any food welcome to take if you like.
C.  
It's my pleasure to take any food you like.
D.  
You don't have to pay for any food that you like.
Câu 33: 1 điểm
It is possible that she didn't hear what I said.
A.  
She may not have heard what I said.
B.  
She might not hear what I said.
C.  
She must not have heard what I said.
D.  
She may not hear what I said.
Câu 34: 1 điểm
They were late for the meeting because of the heavy snow.
A.  
But for the heavy snow, they wouldn't have been late for the meeting.
B.  
Had it not snowed heavily, they would have been late for the meeting.
C.  
If it snowed heavily, they would be late for the meeting.
D.  
If it didn't snow heavily, they wouldn't be late for the meeting.
Câu 35: 1 điểm
Somebody repaired her bicycle last week.
A.  
She had to repair her bicycle last week.
B.  
She had her bicycle to repair last week.
C.  
She had her bicycle repair last week.
D.  
She had her bicycle repaired last week.

Glass is a remarkable substance made from the simplest raw materials. It can be colored or colorless, monochrome or polychrome, transparent, translucent, or opaque. It is lightweight, impermeable to liquids, readily cleaned and reused, durable yet fragile, and often very beautiful. Glass can be decorated in multiple ways and its optical properties are exceptional. In all its myriad forms – as table ware, containers, in architecture and design  glass represents a major achievement in the history of technological developments.

Since the Bronze Age about 3,000 BC, glass has been used for making various kinds of objects. It was first made from a mixture of silica, line and an alkali such as soda or potash, and these remained the basic ingredients of glass until the development of lead glass in the seventeenth century. When heated, the mixture becomes soft and malleable and can be formed by various techniques into a vast array of shapes and sizes. The homogeneous mass thus formed by melting then cools to create glass, but in contrast to most materials formed in this way (metals, for instance), glass lacks the crystalline structure normally associated with solids, and instead retains the random molecular structure of a liquid. In effect, as molten glass cools, it progressively stiffens until rigid, but does so without setting up a network of interlocking crystals customarily associated with that process. This is why glass shatters so easily when dealt a blow, why glass deteriorates over time, especially when exposed to moisture, and why glassware must be slowly reheated and uniformly cooled after manufacture to release internal stresses induced by uneven cooling.

Another unusual feature of glass is the manner in which its viscosity changes as it turns from a cold substance into a hot, ductile liquid. Unlike metals that flow or "freeze" at specific temperatures glass progressively softens as the temperature rises, going through varying stages of malleability until it flows like a thick syrup. Each stage of malleability allows the glass to be manipulated into various forms, by different techniques, and if suddenly cooled the object retains the shape achieved at that point. Glass is thus amenable to a greater number of heat forming techniques than most other materials.

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

Câu 36: 1 điểm
Why does the author list the characteristics of glass in paragraph 1?
A.  
To demonstrate how glass evolved.
B.  
To show the versatility of glass.
C.  
To explain glassmaking technology.
D.  
To explain the purpose of each component of glass.
Câu 37: 1 điểm
The word "durable" in paragraph 1 is closest in meaning to _______.
A.  
 lasting. 
B.  
delicate.
C.  
heavy.
D.  
plain.
Câu 38: 1 điểm
What does the author imply about the raw materials used to make glass?
A.  
They were the same for centuries.
B.  
They are liquid.
C.  
They are transparent.
D.  
They are very heavy.
Câu 39: 1 điểm
According to the passage, how is glass that has cooled and become rigid different from most other rigid substances?
A.  
It has an interlocking crystal network.
B.  
It has an unusually low melting temperature.
C.  
It has varying physical properties.
D.  
It has a random molecular structure.
Câu 40: 1 điểm
What must be done to release the internal stresses that build up in glass products during manufacture?
A.  
The glass must be reheated and evenly cooled.
B.  
The glass must be cooled quickly.
C.  
The glass must be kept moist until cooled.
D.  
The glass must be shaped to its desired form immediately.
Câu 41: 1 điểm

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 

Cho số phức thỏa mãn . Tọa độ biểu diễn số phức
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 42: 1 điểm
Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong  và trục  bằng
A.  
0.
B.  
16.
C.  
8.
D.  
4.
Câu 43: 1 điểm
Nếu thì bằng
A.  
42023.
B.  
4046.
C.  
82023.
D.  
4022.
Câu 44: 1 điểm
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số  để hàm số chỉ có cực tiểu mà không có cực đại? 
A.  
Vô số.
B.  
15.
C.  
9.
D.  
13.
Câu 45: 1 điểm
Cho tứ diện   đôi một vuông góc với nhau và . Gọi   lần lượt là trung điểm của . Thể tích của khối chóp  bằng 
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 46: 1 điểm
Trong không gian , cho đường thẳng . Mặt phẳng chứa và cắt trục  tại một điểm có hoành độ bằng 1. Biết một vectơ pháp tuyến của . Giá trị của biểu thức
A.  
10.
B.  
1.
C.  
5.
D.  
2.
Câu 47: 1 điểm
Có 10 quyển sách môn Văn khác nhau, 8 quyển sách môn Tiếng Anh khác nhau và 6 quyển sách môn Toán khác nhau. Có bao nhiêu cách chọn 2 quyển sách khác môn?
A.  
188.
B.  
.
C.  
.
D.  
24.
Câu 48: 1 điểm
Lớp 12A có 42 bạn thực hiện thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ 2,5 kg/học sinh. Nhưng khi thực hiện, lớp 12A đã thu gom vượt chỉ tiêu là 24%. Khi đó, tổng số kilôgam giấy vụn mà lớp 12A đã thu gom được là 
A.  
105 kg.
B.  
130,2 kg.
C.  
124,6 kg.
D.  
106,8 kg.
Câu 49: 1 điểm
Ba số lập thành một cấp số nhân. Nếu số hạng thứ hai cộng thêm 2 ta được một cấp số cộng. Sau đó cộng thêm 9 với số hạng thứ ba ta lại được một cấp số nhân. Tính tổng của ba số đó. 
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 50: 1 điểm
Một bình đựng 8 viên bi xanh và 4 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Xác suất để lấy được ít nhất hai viên bi xanh bằng 
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 51: 1 điểm
Lớp 7A đứng ngoài sân, lớp trưởng cho các bạn xếp thành 4 hàng, mỗi hàng có số học sinh bằng nhau. Khi vào lớp, số học sinh xếp thành bàn 3 hoặc 5 thì vừa đủ. Lớp 7A có bao nhiêu học sinh? 
A.  
15 học sinh.
B.  
30 học sinh.
C.  
45 học sinh.
D.  
60 học sinh.
Câu 52: 1 điểm
Một nhóm sáu người gồm A, B, C, D, E, F ngồi xung quanh một bàn tròn và quay mặt vào nhau sao cho A ngồi cách E hai chỗ, không ngồi cạnh C và F. D ngồi bên phải của E và A ngồi giữa B và F. Vậy ai đang ngồi đối diện với D? 
A.  
B.  
C.  
D.  

Một bể trộn của một nhà máy nhận nguyên liệu lỏng từ 6 van riêng biệt được đánh nhãn: R, S, T, U, Y, Z. Mỗi van có hai trạng thái mở và đóng. Người điều khiển bể trộn cần đảm bảo rằng các van được đóng và mở tuân thủ theo các yêu cầu: 

• Nếu T mở thì S và Z phải đóng. • R và Z không thể cùng đóng một lúc.

• Nếu Y đóng thì Z cũng đóng. • S và U không mở cùng lúc. 

Câu 53: 1 điểm
Nếu Z mở thì van nào buộc phải mở? 
A.  
R.
B.  
T
C.  
U.
D.  
Y.
Câu 54: 1 điểm
Có tối đa bao nhiêu van có thể mở cùng một lúc? 
A.  
2.
B.  
3.
C.  
4.
D.  
5.
Câu 55: 1 điểm
Nếu R đóng và U mở thì điều nào sau đây buộc phải đúng?
A.  
S mở.
B.  
T đóng.
C.  
Z đóng.
D.  
Y đóng.
Câu 56: 1 điểm
Nếu ta đóng số lượng lớn nhất có thể các van cùng lúc, điều nào sau đúng?
A.  
R mở.
B.  
T mở.
C.  
Z mở.
D.  
Các van đều đóng.

Một bảo tàng trưng bày 6 bức tranh nổi tiếng thế giới là Le Rêve, The Starry Night, View of Toledo, Still Life with Flowers, Mona Lisa Girl with a Pearl Earring được treo ở 6 trong 9 ô treo tranh của bảo tàng. Các ô này được đánh số từ 1 – 9 theo hàng ngang từ trái qua phải. Hai bức tranh The Starry Night và View of Toledo là tranh phong cảnh, ba bức tranh Le Rêve, Mona Lisa và Girl with a Pearl Earring là tranh chân dung. Khi treo các bức tranh ở bảo tàng cần thỏa mãn các điều kiện sau: 

▪ Tranh phong cảnh không được treo ở ô số 2, 4 và 6. 

Le Rêve The Starry Night phải được trưng bày kế nhau. 

▪ Ô 9 không được treo tranh chân dung. 

▪ Nếu ô nào trưng bày tranh phong cảnh, thì một trong 2 ô ngay bên cạnh nó không được có bức tranh nào. 

Câu 57: 1 điểm
Thứ tự sắp xếp nào sau đây thỏa mãn cho các ô 7 – 8 – 9?
A.  
Le Rêve, The Starry Night, View of Toledo.
B.  
The Starry Night, “trống”, Still Life with Flowers.
C.  
Le Rêve, Girl with a Pearl Earring, Still Life with Flowers.
D.  
View of Toledo, “trống”, Mona Lisa.
Câu 58: 1 điểm
Nếu bức The Starry Night được trưng bày ở ô số 8 thì ô nào sau đây phải được để trống? 
A.  
Ô số 4.
B.  
Ô số 5.
C.  
Ô số 7.
D.  
Ô số 9.
Câu 59: 1 điểm
Nếu các bức View of Toledo, Mona Lisa, Still Life with Flowers được trưng bày ở các ô 7 – 8 – 9 (không nhất thiết phải theo thứ tự đó) thì phát biểu nào sau phải đúng?
A.  
A. View of Toledo ở ô số 7.
B.  
B. Mona Lisa ở ô số 9.
C.  
C. Still Life with Flowers ở ô số 8.
D.  
D. View of Toledo ở ô số 8.
Câu 60: 1 điểm
Nếu ô số 1 và 9 để trống còn các bức tranh chân dung được trưng bày ở ô số 2, 3, 4 thì điều nào sau đây có thể đúng? 
A.  
A. The Starry Night ở ô số 6.
B.  
B. View of Toledo ở ô số 7.
C.  
C. Still Life with Flowers ở ô số 6.
D.  
D. Mona Lisa ở ô số 4.

Bảng sau ghi lại số lượng phương tiện xe máy vượt quá giới hạn tốc độ tại bốn địa điểm trong khoảng thời gian năm ngày. Vị trí 1 có giới hạn 20 km/h, vị trí 2 có giới hạn 40 km/h, vị trí 3 giới hạn 60 km/h và vị trí 4 có giới hạn 70 km/h. 

Câu 61: 1 điểm
Vào những ngày nào sau đây thì có ít phương tiện bị ghi nhận là vượt quá tốc độ giới hạn nhất? 
A.  
Thứ hai và thứ tư.
B.  
Thứ năm và thứ sáu.
C.  
Thứ ba.
D.  
Thứ sáu.
Câu 62: 1 điểm
Có bao nhiêu ngày mà hơn nửa tổng số phương tiện được ghi nhận đã vượt quá tốc độ giới hạn ở vị trí 1 và vị trí 2? 
A.  
5 ngày.
B.  
4 ngày.
C.  
3 ngày.
D.  
2 ngày.
Câu 63: 1 điểm
Trong khoảng thời gian năm ngày, có bao nhiêu phương tiện vượt quá tốc độ giới hạn qua vị trí 1? 
A.  
18.
B.  
20.
C.  
23.
D.  
17.
Câu 64: 1 điểm

Nếu chạy xe vượt quá tốc độ tối đa cho phép, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau: 

Giả sử ngày thứ năm tổng tiền phạt thu được ở bốn địa điểm là 28 triệu đồng thì số trường hợp nhiều nhất có thể mà tốc độ phương tiện vượt quá 20 km/h bị xử phạt là

A.  
10.
B.  
7.
C.  
4.
D.  
1.
Câu 65: 1 điểm
Năm 2022, trên địa bàn thành phố M đã xảy ra bao nhiêu vụ cháy?
A.  
443.
B.  
377.
C.  
484.
D.  
418.
Câu 66: 1 điểm
Theo kết quả điều tra, nguyên nhân chính của các vụ cháy trên địa bàn thành phố là 
A.  
sự cố về thiết bị điện.
B.  
sự cố sản xuất kinh doanh.
C.  
cố ý gây hỏa hoạn.
D.  
thời tiết.
Câu 67: 1 điểm
Phần trăm các vụ cháy do hút thuốc gây ra là bao nhiêu?
A.  
14,05%.
B.  
15,86%.
C.  
16,22%.
D.  
17,77%.

Động vật có vú sống ở đại dương bao gồm cả cá heo và cá voi, có cơ thể hình thuôn dài để chúng có thể di chuyển nhanh chóng trong nước, đuổi theo con mồi và thoát khỏi những kẻ săn mồi. Chúng có một lớp mỡ dày bên dưới da giúp cách nhiệt chúng khỏi cái lạnh. Biểu đồ tròn bên dưới mô tả chi tiết việc nhìn thấy các loài vật biển có vú trong một mùa từ một trạm quan sát nằm trên đảo Flora ở Đại Tây Dương. 

* Cá nhà táng thuộc bộ cá voi, phân bộ cá voi có răng.

Câu 68: 1 điểm
Tỷ lệ số lần nhìn thấy cá voi so với cá heo là bao nhiêu?
A.  
1 : 3.
B.  
1 : 4.
C.  
2 : 7.
D.  
3 : 29.
Câu 69: 1 điểm
Số lần nhìn thấy cá nhà táng (một loại cá voi) bằng bao nhiêu phần trăm so với số lần nhìn thấy tất cả động vật có vú? 
A.  
28%.
B.  
17%.
C.  
12%.
D.  
7%.
Câu 70: 1 điểm
Nếu biểu đồ hình tròn được vẽ sao cho mỗi khu vực được thể hiện theo tỷ lệ, thì góc α bằng bao nhiêu? 
A.  
71°.
B.  
72°.
C.  
73°.
D.  
90°.
Câu 71: 1 điểm
 Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hoà tan trong nước ?
A.  
B.  
C.  
(glucose).
D.  
Ba(OH
Câu 72: 1 điểm

NaOH rắn phản ứng với khí tạo ra Chuẩn bị 3 bình có dung tích V bằng nhau và được nối với nhau bằng các khoá A và B như hình vẽ.

Ban đầu, khoá A và B đều đóng. Bình 1 được hút khí ra ngoài tạo môi trường chân không, bình 2 để phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng và bình 3 chỉ chứa NaOH rắn. Tác động nào khiến lượng phân hủy là nhiều nhất?

A.  
Giữ khoá A và B đóng.
B.  
Mở cả hai khoá A và B.
C.  
Chỉ mở khoá A.
D.  
Chỉ mở khoá B.
Câu 73: 1 điểm

 Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:

Yếu tố nào sau đây làm cân bằng chuyển dịch sang bên trái?

A.  
Thêm vào phản ứng.
B.  
Thêm vào phản ứng.
C.  
Thêm chất xúc tác.
D.  
Thêm vào phản ứng.
Câu 74: 1 điểm
Khi thuỷ phân 1 peptide, chỉ thu được các dipeptide Glu-His; Asp-Glu; Phe-Val và Val-Asp. Cấu tạo peptide đem thuỷ phân là
A.  
His-Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Glu.
B.  
Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Phe-Val-Asp.
C.  
Phe-Val-Asp-Glu-His.
D.  
Glu-Phe-Val-Asp-Glu-His-Asp-Val-Asp.
Câu 75: 1 điểm
Một nguồn acquy có suất điện động 11 V và điện trở trong 10 Ω. Nếu dùng acquy cấp điện cho một tải có điện trở tương đương 100 Ω thì công suất tiêu thụ của tải là:
A.  
100 W.
B.  
10 W.
C.  
1 W.
D.  
0,1 W.
Câu 76: 1 điểm
Trưa ngày 27 tháng 9 năm 2014 núi lửa Ontake, nằm giữa hai tỉnh Nagano và Gifu, cách Tokyo 200 km về phía tây, “thức giấc” sau một tiếng nổ lớn. Một người chứng kiến sự việc từ xa diễn tả lại: “Đầu tiên tôi thấy mặt đất rung chuyển mạnh, sau đó 50 s thì nghe thấy một tiếng nổ lớn”. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong mặt đất là 2300 m/s. Khoảng cách từ người đó đến núi lửa khoảng
A.  
17000 m.
B.  
19949 m.
C.  
115000 m.
D.  
98000 m.
Câu 77: 1 điểm
Để đo chiều dài của một dãy phòng học, do không có thước để đo trực tiếp, nên một học sinh đã làm như sau: Lấy một cuộn dây chỉ mảnh, không giãn, căng và đo lấy một đoạn bằng chiều dài của dãy phòng, sau đó gấp đoạn chỉ đó làm 74 phần bằng nhau. Dùng một con lắc đơn có chiều dài dây treo bằng chiều dài của một phần vừa gấp, kích thích cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ thì thấy con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần trong 18 giây. Lấy . Dãy phòng học mà bạn học sinh đo được có chiều dài gần nhất với kết quả nào sau đây?
A.  
50 m.
B.  
80 m.
C.  
60 m.
D.  
70 m.
Câu 78: 1 điểm
Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20 Hz, có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1 m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía so với O và cách nhau 10 cm. Hai phần tử môi trường tại A và B luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc độ truyền sóng là:
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 79: 1 điểm
Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A.  
A. Bò.
B.  
B. Trâu.
C.  
C. Ngựa.
D.  
D. Cừu.
Câu 80: 1 điểm

Cho các hình thức sinh sản sau đây:

I. Giâm hom sắn, mọc cây sắn.

II. Gieo hạt mướp, mọc cây mướp.

III. Tre, trúc nảy chồi mọc cây con.

IV. Từ củ khoai lang mọc cây khoai lang.

Hình thức sinh sản sinh dưỡng là

A.  
A. I, II.
B.  
B. II.
C.  
C. II, III, IV.
D.  
D. I, III, IV.
Câu 81: 1 điểm
Trong quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con?
A.  
Nhiễm sắc thể.
B.  
Tính trạng.
C.  
Alen.
D.  
Nhân tế bào.
Câu 82: 1 điểm
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45 AA : 0,30 Aa : 0,25 aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là
A.  
0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
B.  
0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C.  
0,525 AA: 0,150 Aa : 0,325 aa.
D.  
0,36 AA : 0,24 Aa : 0,40 aa.
Câu 83: 1 điểm
 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các tỉnh có 2 khu kinh tế cửa khẩu ở nước ta là
A.  
Lạng Sơn, Tây Ninh.
B.  
Cao Bằng, Bình Phước.
C.  
Hà Giang, Bình Phước.
D.  
Cao Bằng, Tây Ninh.
Câu 84: 1 điểm
Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A.  
Núi cao và hoang mạc.
B.  
Núi thấp và đồng bằng.
C.  
Đồng bằng và hoang mạc.
D.  

Núi thấp và hoang mạc.

Câu 85.

Câu 85: 1 điểm

Ngỡ đất trời Đà Lạt lập đông qua

Mang theo nỗi nhớ thương người viễn xứ.

(Đà Lạt lập đông - Tác giả: Nguyễn Nhật)

Tại sao nằm trong vùng khí hậu Nam Bộ mà Đà Lạt lại "lập đông"?

A.  
Do vị trí cận xích đạo.
B.  
Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C.  
Do độ cao địa hình.
D.  
Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
Câu 86: 1 điểm
Biện pháp quan trọng nhất để giảm lũ ở vùng hạ lưu là
A.  
trồng rừng đầu nguồn.
B.  
trồng rừng ngập mặn.
C.  
xây dựng các nhà máy nhiệt điện.
D.  
trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 87: 1 điểm
Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội đối với nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là
A.  
tăng cường tính cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
B.  
nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh.
C.  
xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, cải thiện đời sống nhân dân.
D.  
xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Câu 88: 1 điểm
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương (1897-1914), xã hội Việt Nam có chuyển biến nào sau đây?
A.  
Giai cấp nông dân ra đời.
B.  
Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ.
C.  
Giai cấp địa chủ ra đời.
D.  
Giai cấp công nhân ra đời.
Câu 89: 1 điểm
Trong những năm 1976-1986, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
A.  
Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
B.  
Kháng chiến chống Pháp.
C.  
Đấu tranh giành chính quyền.
D.  
Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 90: 1 điểm
Tên gọi của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh là gì?
A.  
Hội Phản đế.
B.  
Hội Cứu quốc.
C.  
Hội giải phóng.
D.  
Hội dân chủ.

Một học sinh thực hiện thí nghiệm điều chế muối manganese chưa rõ thành phần và xác định công thức thực nghiệm của nó. Học sinh cho một mẫu vào cốc có chứa dư, như được biểu diễn bằng phương trình sau:

Sau phản ứng, học sinh đun nóng hỗn hợp thu được cho đến khi chỉ còn lại trong cốc. Các dữ liệu được đưa ra trong bảng sau:

Khối lượng cốc rỗng

60,169 g

Khối lượng cốc và Mn (r)

61,262 g

Khối lượng cốc và sau khi đun đến khối lượng không đổi

62,673 g

Câu 91: 1 điểm
 Số nguyên tử trong phân tử
A.  
1.
B.  
2.
C.  
4.
D.  
3.
Câu 92: 1 điểm
Một học sinh lặp lại thí nghiệm sử dụng cùng một lượng và nhận thấy rằng một lượng bị bắn ra khỏi cốc khi nó được đun nóng đến khối lượng không đổi.
A.  
Số mol Cl trong muối được tính cho lần thử nghiệm này lớn hơn so với thử nghiệm ban đầu.
B.  
Số mol Cl trong muối được tính cho lần thử nghiệm này nhỏ hơn so với thử nghiệm ban đầu.
C.  
Số mol Cl trong muối được tính cho lần thử nghiệm này bằng so với thử nghiệm ban đầu.
D.  
Số mol Cl trong muối được tính cho lần thử nghiệm này chưa thể so sánh được với thử nghiệm ban đầu.
Câu 93: 1 điểm
Để lượng muối khan thu được ở thí nghiệm ban đầu ngoài không khí, sau một thời gian thì nó chuyển thành chất X và khối lượng tăng lên 3,935 g. Công thức của X là
A.  
B.  
C.  
D.  

Các amino acid phản ứng với nhau tạo thành các polypeptide. Dưới đây là công thức cấu tạo của 2 amino acid leucine và histidin:

Câu 94: 1 điểm
Leucine và histidin đều là
A.  
-amino acid.
B.  
1-amino acid.
C.  
-amino acid.
D.  
-amino acid.
Câu 95: 1 điểm
Dipeptide X chứa 1 vòng được tạo thành từ phân tử leucine và phân tử histidin. Phân tử khối của X là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 96: 1 điểm
Tiến hành thuỷ phân dipeptide X tạo thành từ phân tử leucine và phân tử lysine trong môi trường acid HCl. Một phân tử dipeptide X có thể tham gia phản ứng với bao nhiêu phân tử HCl?
A.  
3.
B.  
4.
C.  
5.
D.  
6.

Solar Juanilama là công viên năng lượng Mặt Trời lớn nhất ở Costa Rica, được xây dựng từ những tấm pin mặt trời công nghệ cao. Đây là dự án đầu tiên được thực hiện ở khu vực Mỹ Latinh thông qua cơ chế tín dụng giữa Nhật Bản và Costa Rica, nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ áp dụng các công nghệ sạch để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Câu 97: 1 điểm
Hoạt động của pin mặt trời dựa vào hiện tượng
A.  
quang điện trong.
B.  
quang điện ngoài.
C.  
cộng hưởng.
D.  
tán sắc ánh sáng.
Câu 98: 1 điểm
Công suất khi trời nắng của pin mặt trời là 325 W/tấm. Biết rằng phần năng lượng bức xạ mặt trời truyền tới bề mặt Trái Đất trong những ngày trời nắng vào khoảng . Hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng của pin mặt trời là 10%. Tính diện tích mỗi tấm pin mặt trời.
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 99: 1 điểm
 Biết công suất của mặt trời là . Hỏi mỗi năm mặt trời “gầy” đi bao nhiêu?
A.  
B.  
C.  
D.  

Dơi là động vật có vú duy nhất có thể bay được. Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Hầu hết các đợt bùng phát dịch virus tồi tệ nhất trong những năm gần đây như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), MERS (Hội chứng Trung Đông), virus Ebola và Marburg, cũng như chủng coronavirus 2019-nCoV mới ở Trung Quốc đều xuất phát từ dơi.

Câu 100: 1 điểm
Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng phản xạ từ con mồi. Dơi săn mồi nhờ phát và cảm nhận loại sóng nào sau đây?
A.  
siêu âm.
B.  
hạ âm.
C.  
âm nghe được.
D.  
sóng điện từ.
Câu 101: 1 điểm
Giả sử một con dơi và một con muỗi bay thẳng đến gần nhau với tốc độ so với Trái đất của con dơi là 19 m/s, của muỗi là 1 m/s. Ban đầu, từ miệng con dơi phát ra sóng âm, ngay khi gặp con muỗi sóng phản xạ trở lại, con dơi thu nhận được sóng này sau  kể từ khi phát. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là v0 = 340 m/s. Khoảng thời gian để con dơi gặp con muỗi (kể từ khi phát sóng) gần với giá trị nào nhất sau đây?
A.  
1,81 s.
B.  
3,12 s.
C.  
1,49 s.
D.  
3,65 s.
Câu 102: 1 điểm
Biết khi dơi chuyển động lại gần vách đá, tần số dơi thu được tính theo công thức: , với V là vận tốc âm thanh trong không khí, v là vận tốc chuyển động của dơi, là tần số dơi phát ra. Một con dơi bay lại gần một vách đá và phát ra một sóng âm có tần số  Con dơi nghe được âm thanh có tần số là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là  và vận tốc của dơi là v = 6 m/s.
A.  
B.  
C.  
D.  

Quan sát hình ảnh sau:

Câu 103: 1 điểm

Một số nhận định được đưa ra về hình ảnh trên, hãy cho biết có bao nhiêu nhận định không đúng?

I. Hình ảnh trên mô tả sự điều hoà hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ.

II. Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.

III. Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó enzim ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

IV. Gen điều hoà R nằm trong opêron Lac khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế.

V. Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen cấu trúc đều diễn ra trong tế bào chất.

A.  
1.
B.  
2 .
C.  
3.
D.  
4.
Câu 104: 1 điểm
Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động là nơi
A.  
ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B.  
mang thông tin quy định cấu trúc các enzym phân giải đường lactôzơ.
C.  
prôtêin ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
D.  
mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 105: 1 điểm

 Hoạt động của opêron Lac có thể sai sót khi các vùng, các gen bị đột biến. Các vùng, các gen khi bị đột biến thường được ký hiệu bằng các dấu – trên đầu các chữ cái (R-, P-, O-, Z-). Cho các chủng sau:

Chủng 1 : R+ P- O+ Z+ Y+ A+

Chủng 2 : R- P+ O+ Z+ Y+ A+

Chủng 3 : R+ P- O+ Z+ Y+ A+ / R+ P+ O+ Z- Y+ A+

Chủng 4 : R+ P- O- Z+ Y+ A+ / R+ P+ O+ Z- Y+ A+

Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β-galactosidase?

A.  
1, 2, 3.
B.  
1, 3, 4.
C.  
1, 2, 3.
D.  
2, 3, 4.

Tất cả các loài chim và động vật có vú có thể duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể cho dù nhiệt độ bên ngoài thay đổi. Những động vật này đã phát triển các cơ chế điều nhiệt giúp chúng thích nghi với môi trường. Một ví dụ đó là cơ chế điều chỉnh tốc độ trao đổi chất. Biểu đồ t lệ tiêu thụ ôxi so với trọng lượng cơ thể của các loài động vật có vú khác nhau cho thấy tốc độ trao đổi chất t lệ nghịch với trọng lượng cơ thể (như hình ảnh bên dưới). Tuy nhiên, tốc độ trao đổi chất và sự truyền nhiệt ra môi trường t lệ thuận với t lệ diện tích bề mặt trên thể tích của động vật. Ví dụ, chuột chù có tốc độ trao đổi chất cao hơn và t lệ diện tích bề mặt trên thể tích lớn hơn ngựa, điều đó có nghĩa là chuột chù tạo ra nhiều nhiệt bên trong trên mỗi gam trọng lượng cơ thể và mất nhiều nhiệt hơn ra môi trường. Điều này khiến động vật nhỏ khó duy trì nhiệt độ cơ thể không đổi trong thời tiết lạnh.

Câu 106: 1 điểm
Các động vật nhỏ như chim cánh cụt sẽ tụ lại thành nhóm khi bên ngoài trời trở lạnh. Giải thích nào là chính xác cho hiện tượng trên?
A.  
Việc đó giúp giảm tỉ lệ diện tích bề mặt và thể tích dẫn đến giảm thất thoát nhiệt.
B.  
Việc đó giúp tăng tỉ lệ diện tích bề mặt và thể tích dẫn đến tăng thất thoát nhiệt.
C.  
Việc đó giúp tăng tốc độ trao đổi chất.
D.  
Chim cánh cụt con tụ tập lại là đặc điểm học được từ thế hệ trước.
Câu 107: 1 điểm
Cơ chế mà động vật có vú đã phát triển để tiêu hoa nhiệt dư thừa ở thời tiết nóng là
A.  
tụ tập thành nhóm.
B.  
ngồi trong bóng râm.
C.  
tiết mồ hôi.
D.  
đào hang.
Câu 108: 1 điểm
Điều nào sau đây rất có thể đúng đối với một loài động vật phải giữ tất cả các cơ quan quan trọng của nó ở cùng một nhiệt độ?
A.  
Chúng không thể tồn tại ở môi trường sa mạc.
B.  
Chúng đổ mồ hôi và bị mất nước nhiều trong thời tiết nóng.
C.  
Nhiệt độ cơ thể của chúng được quyết định bởi cơ quan nhạy cảm nhất với nhiệt.
D.  
Chúng thường cần cung cấp lượng nước lớn.

LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ, GIAI ĐOẠN 2005-2014

(đơn vị: nghìn người)

Thành phần kinh tế

2005

2008

2011

2015

Nhà nước

4 976

5 059

5 250

5 186

Ngoài nhà nước

36 695

39 707

43 401

45 451

Có vốn đầu tư nước ngoài

1 113

1 695

1 701

2 204

Tổng số

42 784

46 461

50 352

52 841

(Nguồn số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)

Câu 109: 1 điểm
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo ngành kinh tế từ 2008-2015?
A.  
Biểu đồ tròn
B.  
Biểu đồ miền
C.  
Biểu đồ cột chồng
D.  
Biểu đồ kết hợp
Câu 110: 1 điểm
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng?
A.  
Tổng số lao động không tăng.
B.  
Lao động thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng chậm nhất.
C.  
Lao động thuộc thành phần kinh tế Nhà nước tăng nhiều nhất.
D.  
Lao động thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất.
Câu 111: 1 điểm
Vì sao có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế?
A.  
Do sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
B.  
Do sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, phù hợp với giai đoạn mới của nền kinh tế
C.  
Do chính sách đa dạng loại hình đào tạo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D.  
Do đô thị hóa, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng.

Đợt dịch COVID- 19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam vào đúng thời điểm nhiều địa phương thu hoạch nông sản. Khó khăn chồng chất khó khăn khi thị trường xuất khẩu thu hẹp, tiêu thụ trong nước chật vật, tại những nơi có sản phẩm nông nghiệp, người ta lại lao vào “giải cứu” nông sản, nhưng có lẽ người nông dân cần là một giải pháp bền vững cho thị trường này.

Đa số nông sản của Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng thô và hầu hết là chưa có thương hiệu nên cho giá trị thấp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, đa số nông sản của Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng thô và hầu hết là chưa có thương hiệu nên cho giá trị thấp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết để tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam có 10 sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chính, trong đó có sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, thủy sản, điều, hồ tiêu, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ) và có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản…

Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho biết, có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Bên cạnh đó, đến nay mới chỉ có một số sản phẩm nông sản Việt có tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý thương hiệu như: ở cấp quốc gia hiện có CheViet, Gạo Việt Nam; ở cấp địa phương và doanh nghiệp, đối với trái cây có vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), chôm chôm Chợ Lách, bưởi da xanh (Bến Tre), xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu (Đồng Tháp), quýt đường (Trà Vinh)…; đối với gạo có gạo tám xoan Hải Hậu (Nam Định), gạo Điện Biên (Điện Biên), gạo nàng thơm chợ Đào (nhãn hiệu tập thể, Long An)…; đối với cà phê có cà phê Buôn Ma Thuột; đối với hồ tiêu có hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Phú Quốc, hồ tiêu Lộc Ninh, hồ tiêu Quảng Trị; đối với hạt điều có hạt điều Bình Phước…

(Theo K.V, https://dangcongsan.vn/)

Câu 112: 1 điểm
Để tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam, cần chú ý
A.  
Mở rộng thị trường xuất khẩu.
B.  
Xây dựng thương hiệu cho nông sản.
C.  
Phát triển các sản phẩm thế mạnh.
D.  
Nâng cao chất lượng nông sản.
Câu 113: 1 điểm
 Các sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu chính của nước ta bao gồm
A.  
cà phê, cao su, gạo, thủy sản, điều, hồ tiêu, rau quả, gỗ.
B.  
cao su, hồ tiêu, vải, chôm chôm, hạt điều, bưởi da xanh, xoài.
C.  
cà phê, cao su, gạo, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ.
D.  
gỗ, gạo, chè, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, rau quả.
Câu 114: 1 điểm
Một số sản phẩm nông sản Việt có tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý thương hiệu chứng tỏ
A.  
Cơ cấu cây trồng được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B.  
Nông nghiệp chú trọng phát triển cây ăn quả hơn các loại cây khác.
C.  
Giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.
D.  
Cây công nghiệp có thương hiệu hơn so với cây ăn quả.

"Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 158).

Câu 115: 1 điểm
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A.  
Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
B.  
Lật đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C.  
Ủng hộ thực dân Pháp xâm lược trở lại Việt Nam.
D.  
Trực tiếp đưa quân đội Đồng minh vào xâm lược.
Câu 116: 1 điểm
Nhận định nào sau đây là đúng và đầy đủ về âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975)?
A.  
Nối tiếp cuộc Chiến tranh lạnh.
B.  
Nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C.  
Chỉ muốn chia cắt lâu dài Việt Nam.
D.  
Chỉ muốn chống phá chủ nghĩa xã hội.
Câu 117: 1 điểm
 Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), chính quyền Mĩ đều nhắm thực hiện âm mưu chiến lược nào sau đây?
A.  
Duy trì hiện trạng trật tự thế giới hai cực Ianta.
B.  
Làm suy giảm vị thế của Việt Nam ở châu Á.
C.  
Ngăn cản sự thống nhất của nước Việt Nam.
D.  
Biến Việt Nam thành thuộc địa kiếu cũ của Mĩ.

Câu 118: 1 điểm
Bức tranh trên khiến em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào?
A.  
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
B.  
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
C.  
Chiến tranh Lạnh
D.  
Khủng hoảng năng lượng 1973
Câu 119: 1 điểm
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A.  
Liên Xô chủ trương giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới làm ảnh hưởng đến tham vọng của Mĩ.
B.  
Dựa vào sức mạnh quân sự và tiềm lực kinh tế, Mĩ muốn vươn tay ra lãnh đạo thế giới nhưng bị Liên xô gây trở ngại.
C.  
Do sự phân chia không đều trong hội nghị Ianta nên dẫn đến sự đối đầu căng thẳng giữa hai nước.
D.  
Do sự đối lập giữa hai cường quốc về mục tiêu và chiến lược phát triển.
Câu 120: 1 điểm
Điểm khác biệt cơ bản trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh so với trong Chiến tranh lạnh là:
A.  
chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.
B.  
chuyển từ đối thoại, hợp tác sang đối đầu.
C.  
mâu thuẫn Đông - Tây gay gắt.
D.  
hòa hoãn giữa các nước lớn.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 18)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

147,434 lượt xem 79,380 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 19)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

160,535 lượt xem 86,422 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

181,807 lượt xem 97,888 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

184,225 lượt xem 99,190 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 16)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,025 lượt xem 102,844 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,536 lượt xem 96,124 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

177,272 lượt xem 95,445 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,212 lượt xem 102,942 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

121 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

175,839 lượt xem 94,675 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 17)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

185,085 lượt xem 99,652 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!