thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Kỹ Thuật Đo Lường Điện EPU Có Đáp Án

Đề thi trắc nghiệm Kỹ Thuật Đo Lường Điện tại Đại Học Điện Lực (EPU). Đề thi bao gồm các câu hỏi về nguyên lý đo lường, thiết bị đo lường, phân tích sai số và các ứng dụng thực tế trong đo lường điện. Kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên ôn tập hiệu quả, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Từ khoá: đề thi Kỹ thuật đo lường Đại học Điện Lực kiểm tra đo lường ôn thi đo lường điện bài tập đo lường sai số trong đo lường thiết bị đo lường điện

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển Tập Bộ Đề Thi Môn Kỹ Thuật Đo Lường Điện - Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi Tiết

Số câu hỏi: 100 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

77,657 lượt xem 5,962 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.4 điểm
Đại lượng cần đo x, có giá trị trung bình , độ không đảm bảo đo ux được mô tả như hình bên. Có thể nhận xét gì về kết quả đo này:
A.  
Kết quả không chính xác và độ không đảm bảo đo lớn
B.  
Kết quả chính xác và độ không đảm bảo đo lớn
C.  
Kết quả không chính xác và độ không đảm bảo đo nhỏ
D.  
Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 2: 0.4 điểm
Một vônmét có thang đo 10V, biết khi đo điện áp là 4V có sai số của phép đo là 2%. Vậy cấp chính xác của vônmét đó sẽ là :
A.  
1,5
B.  
1
C.  
0,8
D.  
0,2
Câu 3: 0.4 điểm
Ưu điểm của dụng cụ đo kỹ thuật số so với dụng cụ đo tương tự là:
A.  
Chế tạo đơn giản, giá thành thấp
B.  
Độ chính xác cao, chế tạo đơn giản,
C.  
Độ chính xác cao, thiết bị gọn nhẹ, dễ sử dụng
D.  
Giá thành thấp, thiết bị gọn nhẹ dễ sử dụng
Câu 4: 0.4 điểm
Hình vẽ dưới đây là ký hiệu của cơ cấu đo nào?
A.  
Cơ cấu đo sắt điện động
B.  
Cơ cấu đo điện động
C.  
Cơ cấu đo từ điện
D.  
Cơ cấu đo điện từ
Câu 5: 0.4 điểm
Mạch đo có sơ đồ như hình bên là sơ đồ kiểu:
A.  
Mạch đo so sánh cân bằng
B.  
Mạch đo so sánh không cân bằng
C.  
Mạch biến đổi thẳng
D.  
Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 6: 0.4 điểm
Mạch đo kiểu biến đổi thẳng là mạch đo mà:
A.  
Việc biến đổi thông tin chỉ diễn ra theo 1 hướng thẳng duy nhất.
B.  
Việc biến đổi thông tin không có khâu phản hồi.
C.  
Việc biến đổi thông tin có khâu phản hồi.
D.  
Việc biến đổi thông tin chỉ diễn ra theo 1 hướng thẳng duy nhất và không có khâu phản hồi.
Câu 7: 0.4 điểm
Một điện trở thực có giá trị 20Ω. Khi dùng Ômmét để đo điện trở này thì giá trị đo được là 19Ω hỏi sai số tuyệt đối là bao nhiêu?
A.  
5%
B.  
1,00 Ω
C.  
5,26%
D.  
1%
Câu 8: 0.4 điểm
Đồng hồ số đa năng đo được:
A.  
điện trở, dòng điện, điện áp 1 chiều và xoay chiều
B.  
dòng điện và điện áp xoay chiều
C.  
dòng điện 1 chiều và điện trở
D.  
điện trở, điện áp xoay chiều
Câu 9: 0.4 điểm
Một ampemet có giới hạn đo 500A, cấp chính xác 0.1, khi đo đồng hồ chỉ 50A thì giá trị thực của dòng điện cần đo là:
A.  
49,5÷50,5 A
B.  
50 ÷ 55 A
C.  
50,5 ÷ 55,5 A
D.  
49,5 ÷ 55,5 A
Câu 10: 0.4 điểm
Đại lượng cần đo x, có giá trị trung bình , độ không đảm bảo đo ux được mô tả như hình bên. Có thể nhận xét gì về kết quả đo này:
A.  
Kết quả chính xác và độ không đảm bảo đo nhỏ
B.  
Kết quả chính xác và độ không đảm bảo đo lớn
C.  
Kết quả không chính xác và độ không đảm bảo đo nhỏ
D.  
Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 11: 0.4 điểm
Hiệu chỉnh kết quả đo nhằm mục đích
A.  
Bù lại các sai số ngẫu nhiên
B.  
Bù lại sai số của phương pháp đo
C.  
Bù lại các sai số hệ thống
D.  
Bù lại sai số của thiết bị đo
Câu 12: 0.4 điểm
Đại lượng cần đo x, có giá trị trung bình , độ không đảm bảo đo ux được mô tả như hình bên. Có thể nhận xét gì về kết quả đo này:
A.  
Kết quả không chính xác và độ không đảm bảo đo lớn
B.  
Kết quả chính xác và độ không đảm bảo đo lớn
C.  
Kết quả không chính xác và độ không đảm bảo đo nhỏ
D.  
Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 13: 0.4 điểm
Trong phương pháp đo biến đổi thẳng thì khâu biến đổi nào sau đây sẽ quyết định độ chính xác của phép đo.
A.  
bộ mã hóa
B.  
bộ so sánh
C.  
bộ chỉ thị
D.  
bộ chuyển đổi tín hiệu
Câu 14: 0.4 điểm
Để cải thiện độ chính xác của phép đo, việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ của dụng cụ đo là:
A.  
Không cần thiết nếu dụng cụ có thiết kế ổn định
B.  
Cần thiết nhằm giảm sai số hệ thống
C.  
Chỉ cần khi dụng cụ bị hỏng
D.  
Chỉ cần thực hiện một lần khi mua
Câu 15: 0.4 điểm
Căn cứ vào cách biến đổi năng lượng từ mạch đo vào cơ cấu đo người ta chia dụng cụ đo thành:
A.  
Dụng cụ đo kiểu cơ điện
B.  
Dụng cụ đo kiểu nhiệt điện
C.  
Dụng cụ đo điện tử và kỹ thuật số
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 16: 0.4 điểm
Để giảm nhỏ sai số ngẫu nhiên thường dùng phương pháp:
A.  
Kiểm định thiết bị đo thường xuyên
B.  
Thực hiện phép đo nhiều lần
C.  
Cải tiến phương pháp đo
D.  
Tất cả phương án trên
Câu 17: 0.4 điểm
Trong các phép đo điện, yếu tố nào sau đây là nguồn gốc chính của nhiễu điện từ gây ra sai số:
A.  
Nhiễu từ trường của thiết bị đo
B.  
Nhiễu từ các thiết bị điện xung quanh
C.  
Sai số do hiệu chuẩn của thiết bị
D.  
Sai số do người thực hiện đo
Câu 18: 0.4 điểm
Chùm tia điện tử trong máy hiện sóng (Oscilloscope) bị lệch theo:
A.  
1 hướng
B.  
2 hướng
C.  
4 hướng
D.  
2 hướng
Câu 19: 0.4 điểm
Cơ cấu đo cảm ứng có momen quay đạt giá trị lớn nhất khi góc lệch pha giữa hai từ trường đạt:
A.  
0
B.  
180
C.  
90
D.  
45
Câu 20: 0.4 điểm
Đối với cơ cấu điện từ, khi dòng điện đầu vào tăng gấp đôi thì góc quay:
A.  
Giảm ½
B.  
Tăng gấp đôi
C.  
Tăng 4 lần
D.  
Giảm ¼
Câu 21: 0.4 điểm
Chức năng của bộ phận cản dịu trong các cơ cấu đo cơ điện là
A.  
Tăng độ chính xác
B.  
Giảm thời gian dao động để kim nhanh trở vệ trạng thái xác lập.
C.  
Tăng độ nhạy
D.  
Dẫn điện vào cơ cấu
Câu 22: 0.4 điểm
Gọi X là đối tượng cần đo, X0 là đơn vị đo và A là con số của kết quả đo. Đo lường là quá trình so sánh đại lượng cần đo với đại lượng mẫu và được biểu diễn bằng biểu thức sau:
A.  
X0/X = A
B.  
X = A. X0
C.  
X – X0 = A
D.  
X. X0 = A
Câu 23: 0.4 điểm
Đo điện trở R bằng phương pháp vôn-ampe (vônmét mắc trước ampemét). Biết điện trở của vônmet rV = 50k và điện trở của ampemet rA = 1Ω, điện trở cần đo R =250Ω. Vậy sai số của phép đo R trên sẽ là
A.  
0.2%
B.  
0.4%
C.  
0.3%
D.  
0.5%
Câu 24: 0.4 điểm
Thiết bị đo có sơ đồ cấu trúc như hình bên. Khâu A trong thiết bị đo là khâu:
A.  
so sánh
B.  
khuếch đại
C.  
bộ xử lý tín hiệu
D.  
bộ chỉ thị kết quả đo
Câu 25: 0.4 điểm
Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:Một dụng cụ đo cơ (không phải dụng cụ đo số), đo mà tiêu thu công suất khi đo ……………
A.  
Càng nhỏ thì có độ chính xác càng cao
B.  
Càng lớn thì có độ chính xác càng kém
C.  
Càng nhỏ thì có độ chính xác càng kém
D.  
Càng lớn thì có độ chính xác càng cao

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Ôn tập Môn Kỹ Thuật Đo Lường EPU Đại học - Cao đẳng

2 mã đề 77 câu hỏi 1 giờ

141,72110,893

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Cơ Kỹ Thuật 2 - Part 6 Đại Học Điện Lực (EPU) Đại học - Cao đẳng

1 mã đề 25 câu hỏi 1 giờ

39,1223,003

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Điện Kỹ Thuật - Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 63 câu hỏi 30 phút

87,0886,684