thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Ôn Luyện Cấu Trúc Dữ Liệu Và Ảo Thuật Part 2 - Đại Học Điện Lực (EPU) - Miễn Phí

Bộ đề thi trắc nghiệm ôn luyện miễn phí môn Cấu Trúc Dữ Liệu và Ảo Thuật Part 2 tại Đại Học Điện Lực (EPU), cung cấp các câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao về cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Đề thi bao gồm các kiến thức quan trọng như danh sách liên kết, cây, đồ thị và các phép biến đổi dữ liệu, giúp sinh viên nắm vững lý thuyết và ứng dụng thực tế để tự tin vượt qua kỳ thi.

Từ khoá: đề thi cấu trúc dữ liệu và ảo thuật EPUôn luyện cấu trúc dữ liệu miễn phíĐại Học Điện Lựccâu hỏi trắc nghiệm cấu trúc dữ liệu part 2đề thi ảo thuật EPUhọc cấu trúc dữ liệu và thuật toánôn thi cấu trúc dữ liệu đại họctối ưu hóa dữ liệuđề thi miễn phí

Số câu hỏi: 25 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

90,868 lượt xem 6,984 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Khi lưu trữ cây nhị phân dưới dạng mảng, nếu vị trí của nút cha trong mảng là i thì vị tí của nút con phải là:
A.  
2*i + 1
B.  
2*i
C.  
i+1
D.  
i-1
Câu 2: 1 điểm
Khi lưu trữ cây nhị phân dưới dạng mảng, nếu vị trí của nút cha trong mảng là 3 thì vị trí tương ứng của nút con sẽ là:
A.  
6 và 7
B.  
6
C.  
4
D.  
7
Câu 3: 1 điểm
Khi lưu trữ cây nhị phân dưới dạng mảng, nếu vị trí của nút cha trong mảng là 3 thì vị trí tương ứng của nút con trái sẽ là:
A.  
6
B.  
7
C.  
4
D.  
2
Câu 4: 1 điểm
Khi lưu trữ cây nhị phân dưới dạng mảng, nếu vị trí của nút cha trong mảng là 3 thì vị trí tương ứng của nút con phải sẽ là:
A.  
7
B.  
6
C.  
4
D.  
2
Câu 5: 1 điểm
Duyệt cây nhị phân theo thứ tự trước được thực hiện theo thứ tự:
A.  
Thăm gốc, duyệt cây con trái theo thứ tự trước, duyệt cây con phải theo thứ tự trước.
B.  
Thăm gốc trước, duyệt cây con trái theo thứ tự giữa, duyệt cây con phải theo thứ tự sau.
C.  
Duyệt cây con trái theo thứ tự trước, thăm gốc giữa, duyệt cây con phải theo thứ tự sau.
D.  
Duyệt cây con trái theo thứ tự sau, thăm gốc trước, duyệt cây con phải theo thứ tự sau.
Câu 6: 1 điểm
Duyệt cây nhị phân theo thứ tự giữa được thực hiện theo thứ tự:
A.  
Duyệt cây con trái theo thứ tự giữa, thăm gốc, duyệt cây con phải theo thứ tự giữa.
B.  
Thăm gốc trước, duyệt cây con trái theo thứ tự giữa, duyệt cây con phải theo thứ tự sau.
C.  
Duyệt cây con trái theo thứ tự trước, thăm gốc giữa, duyệt cây con phải theo thứ tự sau.
D.  
Thăm gốc, duyệt cây con trái theo thứ tự giữa, duyệt cây con phải theo thứ tự giữa.
Câu 7: 1 điểm
Duyệt cây nhị phân theo thứ tự sau được thực hiện theo thứ tự:
A.  
Duyệt cây con trái theo thứ tự sau, duyệt cây con phải theo thứ tự sau, thăm gốc.
B.  
Thăm gốc trước, duyệt cây con trái theo thứ tự giữa, duyệt cây con phải theo thứ tự sau.
C.  
Duyệt cây con trái theo thứ tự trước, thăm gốc giữa, duyệt cây con phải theo thứ tự sau.
D.  
Thăm gốc, duyệt cây con trái theo thứ tự sau, duyệt cây con phải theo thứ tự sau.
Câu 8: 1 điểm
ý tưởng phương pháp sắp xếp chọn tăng dần (select sort)
A.  
Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhất; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai,ba...
B.  
Lần lượt lấy phần tử của danh sách chèn vị trí thích hợp của nó trong dãy.
C.  
Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào bé hơn được cho lên vị trí trên.
D.  
Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp.
Câu 9: 1 điểm
ý tưởng phương pháp sắp xếp nổi bọt (bubble sort) là:
A.  
Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào nhỏ hơn được đứng vị trí trên.
B.  
Lần lượt lấy phần tử của danh sách chèn vị trí thích hợp của nó trong dãy bằng cách đẩy các phần tử lớn hơn xuống.
C.  
Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhấ; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai,ba...
D.  
Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp.
Câu 10: 1 điểm
ý tưởng phương pháp sắp xếp chèn (insertion sort) là:
A.  
Lần lượt lấy phần tử của danh sách chèn vị trí thích hợp của nó trong dãy bằng cách đẩy các phần tử lớn hơn xuống.
B.  
Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào nhỏ hơn được đứng vị trí trên.
C.  
Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhấ; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai,ba...
D.  
Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp.
Câu 11: 1 điểm
ý tưởng phương pháp sắp xếp nhanh (Quick sort) là:
A.  
Lần lượt chia dãy phần tử thành hai dãy con bởi một phần tử khoá (dãy con trước khoá gồm các phần tử nhỏ hơn khoá và dãy còn lại gồm các phần tử lớn hơn khoá).
B.  
Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào nhỏ hơn được đứng vị trí trên.
C.  
Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhấ; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai,ba...
D.  
Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp.
Câu 12: 1 điểm
Phương pháp sắp xếp nhanh (Quick sort) chính là phương pháp:
A.  
Phân đoạn
B.  
Trộn
C.  
Chèn
D.  
Vun đống
Câu 13: 1 điểm
ý tưởng phương pháp sắp xếp Trộn (Merge sort) là:
A.  
Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp.
B.  
Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào nhỏ hơn được đứng vị trí trên.
C.  
Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhất; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai,ba...
D.  
Lần lượt chia dãy phần tử thành hai dãy con bởi một phần tử khoá (dãy con trước khoá gồm các phần tử nhỏ hơn khoá và dãy còn lại gồm các phần tử lớn hơn khoá).
Câu 14: 1 điểm
ý tưởng phương pháp sắp xếp vun đống (Heap sort) là:
A.  
Lần lượt tạo đống cho cây nhị phân (phần tử gốc có giá trị lớn nhất) và loại phần tử gốc ra khỏi cây đưa vào dãy sắp xếp.
B.  
Tạo đống cho cây nhị phân (cây nhị phân đã được sắp xếp giảm dần).
C.  
Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào nhỏ hơn được đứng vị trí trên.
D.  
Lần lượt chia dãy phần tử thành hai dãy con bởi một phần tử khoá (dãy con trước khoá gồm các phần tử nhỏ hơn khoá và dãy còn lại gồm các phần tử lớn hơn khoá).
Câu 15: 1 điểm
Cơ chế heap trong sắp xếp vun đống là:
A.  
Cây nhị phân đầy đủ với tính chất giá trị của nút cha luôn lớn hơn giá trị hai nút con.
B.  
Cây nhị phân hoàn chỉnh với tính chất giá trị của nút cha luôn lớn hơn giá trị hai nút con.
C.  
Cây nhị phân hoàn chỉnh với tính chất giá trị của nút cha lớn luôn lớn hơn giá trị các nút trong cây con trái và nhỏ hơn giá trị các nút trong cây con phải.
D.  
Cây nhị phân đầy đủ với tính chất giá trị của nút cha lớn luôn lớn hơn giá trị các nút trong cây con trái và nhỏ hơn giá trị các nút trong cây con phải.
Câu 16: 1 điểm
Trong giải thuật sắp xếp vun đống, ta có 4 thủ tục con (Insert - thêm 1 phần tử vào cây;Downheap - vun đống lại sau khi loại một phần tử khỏi Heap, Upheap- vun đống sau khi thêm một phần tử vào cây; Remove - loại 1 phần tử khỏi cây nhị phân). Để sắp xếp các phần tử trong dãy theo phương pháp vun đống, ta thực hiện 4 thủ tục trên theo thứ tự như thế nào?
A.  
Insert – Upheap – Remove – Downheap
B.  
Insert – Upheap – Downheap – Remove
C.  
Remove – Downheap – Insert – Upheap
D.  
Upheap – Downheap – Remove – Insert
Câu 17: 1 điểm
Tư tưởng của giải thuật tìm kiếm nhị phân:
A.  
Tại mỗi bước tiến hành so sánh X với phần tử ở giữa của dãy,Dựa vào bước so sánh này quyết định giới hạn dãy tìm kiếm nằm ở nửa trên, hay nửa dưới của dãy hiện hành.
B.  
So sánh X lần lượt với các phần tử thứ nhất, thứ hai,... của dãy cho đến khi gặp phần tử có khoá cần tìm.
C.  
Lần lượt chia dãy thành hai dãy con dựa vào phần tử khoá, sau đó thực hiện việc tìm kiếm trên hai đoạn đã chia.
D.  
Tìm kiếm dựa vào cây nhị tìm kiếm.
Câu 18: 1 điểm
Tư tưởng của giải thuật tìm kiếm tuần tự
A.  
So sánh X lần lượt với các phần tử thứ nhất, thứ hai,... của dãy cho đến khi gặp phần tử có khoá cần tìm.
B.  
Tại mỗi bước tiến hành so sánh X với phần tử ở giữa của dãy,Dựa vào bước so sánh này quyết định giới hạn dãy tìm kiếm nằm ở nửa trên, hay nửa dưới của dãy hiện hành.
C.  
Lần lượt chia dãy thành hai dãy con dựa vào phần tử khoá, sau đó thực hiện việc tìm kiếm trên hai đoạn đã chia.
D.  
Tìm kiếm dựa vào cây nhị tìm kiếm: Nừu giá trị cần tìm nhỏ hơn gốc thì thực hiện tìm kiếm trên cây con trái, ngược lại ta việc tìm kiếm được thực hiện trên cây con phải.
Câu 19: 1 điểm
Tư tưởng của giải thuật tìm kiếm trên cây nhị phân tìm kiếm
A.  
Tìm kiếm dựa vào cây nhị tìm kiếm: Nừu giá trị cần tìm nhỏ hơn gốc thì thực hiện tìm kiếm trên cây con trái, ngược lại ta việc tìm kiếm được thực hiện trên cây con phải.
B.  
So sánh X lần lượt với các phần tử thứ nhất, thứ hai,... của dãy cho đến khi gặp phần tử có khoá cần tìm.
C.  
Tại mỗi bước tiến hành so sánh X với phần tử ở giữa của dãy,Dựa vào bước so sánh này quyết định giới hạn dãy tìm kiếm nằm ở nửa trên, hay nửa dưới của dãy hiện hành.
D.  
Lần lượt chia dãy thành hai dãy con dựa vào phần tử khoá, sau đó thực hiện việc tìm kiếm trên hai đoạn đã chia.
Câu 20: 1 điểm
Cây nhị phân tìm kiếm là:
A.  
Cây nhị phân mà mỗi nút trong cây đều thoả tính chất: giá trị của nút cha nhỏ hơn mọi nút trên cây con trái và lớn hơn mọi nút trên cây con phảI của nó.
B.  
Cây nhị phân mà mỗi nút trong cây đều thoả tính chất: giá trị của nút cha lớn hơn giá trị của hai nút con.
C.  
Cây nhị phân thoả tính chất heap
D.  
Là cây nhị phân đầy đủ.
Câu 21: 1 điểm
Trong các giải thuật sắp xếp, giải thuật nào áp dụng phương pháp "Chia để trị"?
A.  
Quick sort, Merge sort
B.  
Quick sort, Heap sort
C.  
Quick sort, Bubble sort
D.  
Qucick sort, Insert sort
Câu 22: 1 điểm
Cho dãy số {6 1 3 0 5 7 9 2 8 4}. áp dụng phương pháp sắp xếp lựa chọn (Select sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ hai là:
A.  
{0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}
B.  
{0 1 2 6 5 7 9 3 8 4}
C.  
{0 1 2 6 5 7 9 3 4 8}
D.  
{0 1 2 3 4 5 6 7 8 9}
Câu 23: 1 điểm
Cho dãy số {6 1 3 0 5 7 9 2 8 4}. áp dụng phương pháp sắp xếp lựa chọn (Select sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ ba là:
A.  
{0 1 2 6 5 7 9 3 8 4}
B.  
{0 1 2 3 6 5 7 9 8 4}
C.  
{0 1 2 6 5 7 9 3 4 8}
D.  
{0 1 2 3 4 5 6 7 8 9}
Câu 24: 1 điểm
Cho dãy số {6 1 3 0 5 7 9 2 8 4}. áp dụng phương pháp sắp xếp lựa chọn (Select sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ tư là:
A.  
{0 1 2 3 5 7 9 6 8 4}
B.  
{0 1 2 3 6 5 7 9 8 4}
C.  
{0 1 2 3 5 7 9 4 8 6}
D.  
{0 1 2 3 4 5 6 7 8 9}
Câu 25: 1 điểm
Cho dãy số {6 1 3 0 5 7 9 2 8 4}. áp dụng phương pháp sắp xếp lựa chọn (Select sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ năm là:
A.  
{0 1 2 3 4 7 9 6 8 5}
B.  
{0 1 2 3 6 5 7 9 8 4}
C.  
{0 1 2 3 5 7 9 4 8 6}
D.  
{0 1 2 3 4 5 6 7 8 9}

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Ôn luyện Tin 3 Access UNETI & HUBTĐại học - Cao đẳng

6 mã đề 297 câu hỏi 1 giờ

144,97311,134

Đề Thi Trắc Nghiệm Ôn luyện Môn Bát Cương VUTM Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 53 câu hỏi 1 giờ

87,8186,750

Đề Thi Trắc Nghiệm Ôn luyện Môn MATLAB Phần 3 EPU có đáp ánĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 25 câu hỏi 1 giờ

70,5115,407

Đề Thi Trắc nghiệm Ôn luyện Môn C++ Cơ Sở HUBT có đáp ánĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 53 câu hỏi 1 giờ

91,2857,020