thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Lý Thuyết Kiểm Toán 2 - Có Đáp Án

Đề thi trắc nghiệm môn Lý Thuyết Kiểm Toán 2, bao gồm các câu hỏi trọng tâm về quy trình kiểm toán, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Đề thi kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên ôn tập hiệu quả, nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Từ khoá: đề thi trắc nghiệm Lý Thuyết Kiểm Toán Lý Thuyết Kiểm Toán 2 câu hỏi kiểm toán có đáp án bài tập kiểm toán quy trình kiểm toán nguyên tắc đạo đức kiểm toán bằng chứng kiểm toán lập báo cáo kiểm toán tài liệu Lý Thuyết Kiểm Toán ôn tập kiểm toán hiệu quả học Lý Thuyết Kiểm Toán 2.

Số câu hỏi: 27 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

69,312 lượt xem 5,328 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.37 điểm

Kiểm toán độc lập được tiến hành bởi:

A.  

Bất kỳ ai có chứng chỉ kiểm toán viên

B.  

Người không có quan hệ kinh tế và tình cảm với đơn vị được kiểm toán

C.  

Kiểm toán viên của các hãng kiểm toán chuyên nghiệp

D.  

Tất cả các trường hợp trên

Câu 2: 0.37 điểm

Kiểm toán viên Hải không được kiểm toán BCTC cho doanh nghiệp khi anh ta

A.  

Có cổ phần tại doanh nghiệp

B.  

Có bố vợ làm giám đốc doanh nghiệp

C.  

Lập BCTC cho doanh nghiệp

D.  

Tất cả các câu trên

Câu 3: 0.37 điểm

CSDL về quyền và nghĩa vụ được hiểu

A.  

Tài sản là có thật và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

B.  

Các khoản nợ phải trả là có thật và doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ

C.  

Tài sản và nợ phải trả được ghi nhận đúng với thực tế

D.  

Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp, các khoản nợ

Câu 4: 0.37 điểm

Doanh thu, chi phí, tài sản... bị khai tăng đã vi phạm cơ sở dẫn liệu

A.  

Hiện hữu và phát sinh

B.  

Đầy đủ

C.  

Đánh giá

D.  

Tính chính xác

Câu 5: 0.37 điểm

Doanh nghiệp không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã vi phạm cơ sở dẫn liệu

A.  

Chính xác

B.  

Đánh giá

C.  

Trình bày và thuyết minh

D.  

Tất cả các CSDL trên

Câu 6: 0.37 điểm

Tính trung thực của BCTC được hiểu là

A.  

Tuân thủ các quy định và chế độ kế toán hiện hành

B.  

Số liệu trong BCTC là chính xác tuỵệt đối

C.  

Không có những sai phạm trọng yếu làm sai lệch thông tin tài chính

D.  

Không có những sai phạm trọng yếu làm sai lệch thông tin tài chính và tuân thủ các quy định và chế độ kế toán hiện hành

Câu 7: 0.37 điểm

Các doanh nghiệp kiểm toán chủ yếu cung cấp dịch vụ

A.  

Kiểm toán tính tuân thủ

B.  

Kiểm toán hoạt động

C.  

Kiểm toán BCTC

D.  

.

Câu 8: 0.37 điểm

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nảy sinh gian lận và sai sót bao gồm:

A.  

Sức ép đối với cán bộ kế toán phải hoàn tất các báo cáo tài chính trong khoảng thời gian ngắn

B.  

Quản lý kém để xảy ra tình trạng khủng hoảng tiến độ hoàn thành công việc

C.  

Quản lý bằng quyền lực quá tập trung, không tin tưởng cấp dưới

D.  

Tất cả các trường hợp trên

Câu 9: 0.37 điểm

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nảy sinh gian lận và sai sót bao gồm:

A.  

Tính liêm chính, năng lực và trình độ của các nhà quản lý đơn vị

B.  

Sức ép đối với cán bộ kế toán phải hoàn tất các báo cáo tài chính trong khoảng thời gian ngắn

C.  

Quản lý kém để xảy ra tình trạng khủng hoảng tiến độ hoàn thành công việc

D.  

Tất cả các trường hợp trên

Câu 10: 0.37 điểm

Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ xác nhận báo cáo tài chính là:

A.  

Đúng đắn và chính xác

B.  

Hợp lý và công bằng

C.  

Trung thực và hợp lý

D.  

Không phải một trong các trường hợp trên

Câu 11: 0.37 điểm

Rủi ro kiểm toán là:

A.  

Khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu trong hoạt động tài chính, kế toán trước khi xét đến tính hiệu lực của hệ thống KSNB.

B.  

Khả năng hệ thống KSNB của đơn vị không phát hiện, ngăn chặn được những gian lận và sai sót trọng yếu.

C.  

Khả năng báo cáo tài chính còn sai sót và gian lận trọng yếu mà KTV không phát hiện ra, do đó không đưa ra ý kiến thích hợp về báo cáo tài chính.

D.  

Khả năng báo cáo tài chính còn sai sót trọng yếu mà KTV có thể không nhận ra trong quá
trình kiểm toán.

Câu 12: 0.37 điểm

Khái niệm về tính trọng yếu được hiểu là:

A.  

Quy mô về tiền của một khoản mục trong quan hệ với những khoản mục khác trên báo cáo tài chính.

B.  

Bản chất của một khoản mục và số tiền

C.  

Một vấn đề quan trọng của sự xét đoán nghề nghiệp

D.  

Tính trọng yếu là cố định.

Câu 13: 0.37 điểm

Khái niệm về sai sót biểu hiện là:

A.  

Ghi chép chứng từ không đúng sự thật

B.  

Vô tình bỏ sót nghiệp vụ.

C.  

Che dấu thông tin, tài liệu kế toán

D.  

Bao gồm câu a và b

Câu 14: 0.37 điểm

Khái niệm về gian lận biểu hiện:

A.  

Áp dụng nhầm lẫn các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán do trình độ kế toán viên.

B.  

Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai.

C.  

Áp dụng nhầm lẫm các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán một cách có chủ ý

D.  

Bao gồm các câu trên

Câu 15: 0.37 điểm

Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm đến thông tin kế toán. Người quan tâm ở
đây là:

A.  

Các cơ quan nhà nước

B.  

Các nhà đầu tư

C.  

Các nhà quản lý doanh nghiệp

D.  

Tất cả các câu trên.

Câu 16: 0.37 điểm

Theo chức năng(hay theo đối tượng kiểm toán) thì kiểm toán được chia thành:

A.  

Kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ

B.  

Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ

C.  

Kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc, kiểm toán nhà nước

D.  

Không phải một trong các trường hợp trên

Câu 17: 0.37 điểm

Nếu là khách thể của kiểm toán Nhà nước thì:

A.  

Chỉ thuộc khách thể kiểm toán Nhà nước mà thôi

B.  

Tự động trở thành khách thể của kiểm toán độc lập

C.  

Cũng có thể trở thành khách thể của kiểm toán độc lập

D.  

Không phải một trong các trường hợp trên

Câu 18: 0.37 điểm

Khách thể của kiểm toán độc lập là:

A.  

Các đơn vị sản xuất kinh doanh

B.  

Các đơn vị hành chính sự nghiệp

C.  

Các đơn vị có sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước

D.  

Tất cả các trường hợp trên

Câu 19: 0.37 điểm

Một cuộc kiểm toán được thiết kế để xác nhận tính hiệu quả của một dự án đầu tư là một
cuộc kiểm toán:

A.  

Báo cáo tài chính

B.  

Hoạt động

C.  

Tuân thủ

D.  

Không phải một trong các trường hợp trên

Câu 20: 0.37 điểm

Một cuộc kiểm toán được thiết kế để phát hiện ra những vi phạm luật pháp, các quy định của
công ty chính là một cuộc kiểm toán:

A.  

Báo cáo tài chính

B.  

Hoạt động

C.  

Tuân thủ

D.  

Không phải một trong các trường hợp trên

Câu 21: 0.37 điểm

Cuộc kiểm toán được tiến hành có thu phí kiểm toán do:

A.  

Kiểm toán nhà nước thực hiện

B.  

Kiểm toán độc lập thực hiện

C.  

Kiểm toán nội bộ thực hiện

D.  

Tất cả các câu trên

Câu 22: 0.37 điểm

Kiểm toán hoat động còn được gọi là:

A.  

Kiểm toán tuân thủ

B.  

Kiểm toán tính hiệu quả

C.  

Kiểm toán tính quy tắc

D.  

Kiểm toán tài chính

Câu 23: 0.37 điểm

Kiểm toán tuân thủ còn được gọi là:

A.  

Kiểm toán nghiệp vụ

B.  

Kiểm toán tính hiệu quả

C.  

Kiểm toán tính quy tắc

D.  

Kiểm toán tài chính

Câu 24: 0.37 điểm

Khi thực hiện kiểm toán, chuẩn mực thường được sử dụng là:

A.  

Chuẩn mực kiểm toán

B.  

Chuẩn mực kế toán

C.  

Quy chế kiểm soát nội bộ

D.  

Câu a và b

Câu 25: 0.37 điểm

Nếu kiểm toán được phân loại thành: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính thì tiêu chí phân loại là:

A.  

Lĩnh vực cụ thể

B.  

Tổ chức bộ máy

C.  

Quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán

D.  

Đối tượng cụ thể

Câu 26: 0.37 điểm

Nếu kiểm toán được phân loại thành: kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán
nội bộ thì tiêu chí phân loại là:

A.  

Lĩnh vực cụ thể

B.  

Tổ chức bộ máy

C.  

Quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán

D.  

Đối tượng cụ thể

Câu 27: 0.37 điểm

Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý, được thể hiện rõ nét
trong chức năng của:

A.  

Kiểm toán nghiệp vụ

B.  

Kiểm toán tài chính

C.  

Kiểm toán tuân thủ

D.  

Không có loại hình nào trong 3 loại trên

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Lý Thuyết Kiểm Toán - Phần 2 EPU - Đại Học Điện Lực - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

1 mã đề 34 câu hỏi 1 giờ

53,1294,076