thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống – Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Phân tích và Thiết kế Hệ thống từ Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi về quy trình phân tích yêu cầu, mô hình hóa hệ thống, thiết kế cơ sở dữ liệu và phần mềm, cùng các phương pháp quản lý dự án phát triển hệ thống, kèm theo đáp án chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

Từ khoá: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà NộiĐề thi trắc nghiệm Phân tích và Thiết kế Hệ thốngtrắc nghiệm Phân tích và Thiết kế Hệ thốngđề thi Phân tích hệ thống có đáp ánôn luyện Phân tích hệ thốngtrắc nghiệm Thiết kế Hệ thống

Số câu hỏi: 169 câuSố mã đề: 7 đềThời gian: 1 giờ

17,070 lượt xem 1,305 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.4 điểm
Giải pháp tốt nhất để chuyển từ thiết kế dữ liệu mức logic sang mức vật lý là gì?
A.  
Sử dụng một hệ quản trị CSDL.
B.  
Sử dụng một hệ quản trị CSDL và một ngôn ngữ lập trình nào đó.
C.  
Sử dụng kỹ thuật đặc biệt.
D.  
Sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó.
Câu 2: 0.4 điểm
Hệ thống tương tác trên màn hình cho phép ngươì sử dụng thực hiện gì?
A.  
Điều khiển màn hình.
B.  
Lựa chọn đường dẫn phù hợp.
C.  
Liên kết với các module xử lý.
D.  
Thực hiện thao tác.
Câu 3: 0.4 điểm
Tính dễ sử dụng trong thiết kế hệ thống mới thay thế cho hệ thống cũ được thể hiện qua đáp án nào?
A.  
Tất cả các đáp án.
B.  
Các phím và chức năng của các phím trong hệ thống mới tương đồng với hệ thống cũ.
C.  
Có giao diện tương tự như các phần mềm đã được sử dụng trước.
D.  
Các biểu tượng chức năng rất quen thuộc và thận thiện.
Câu 4: 0.4 điểm
Khi thiết kế hệ thống, người thiết kế đã đặt lệnh lưu tài liệu vào trong hệ thống bằng cách dùng một lúc tổ hợp 3 phím C ,H, P. Người thiết kế này đã mắc sai lầm nào?
A.  
Các phím rất khó nhớ và không liên quan đến đối tượng gợi nhớ nào.
B.  
Các phím cách nhau quá xa gây ra hiên tượng khó bấm 3 phím đồng thời.
C.  
Tất cả các ý đã nêu.
D.  
Làm chậm các thao tác trong quá trình sử dụng phần mềm vì vậy hiểu quả lao động thấp.
Câu 5: 0.4 điểm
Khi thiết kế vật lý cho một bảng người thiết kế dữ liệu không quan tâm đến việc đặt độ rộng của các thuộc tính, điều đó gây ra ảnh hưởng gì đến chất lượng của hệ thống sau này?
A.  
Phần mềm hoạt động nhưng kết quả không chính xác.
B.  
Phần mềm có thể có dung lượng lớn hơn rất nhiều so với thực tế cần.
C.  
Phần mềm không hoạt động.
D.  
Mọi hoạt động của phần mềm vẫn tối ưu.
Câu 6: 0.4 điểm
Phương pháp tiếp cận định hướng tiến trình có hạn chế gì?
A.  
Dữ liệu sai sẽ ảnh hưởng đến tất cả hệ thống.
B.  
Dữ liệu thay đổi theo tiến trình, dư thừa, không chia sẻ được.
C.  
Dữ liệu bị chia thành nhiều phần nhỏ nên khó bao quát và quản lý dữ liệu.
D.  
Chương trình to lớn, cồng kềnh.
Câu 7: 0.4 điểm
Phương pháp tiếp cận định hướng dữ liệu có ưu điểm gì?
A.  
Dữ liệu đi kèm với phương thức.
B.  
Dữ liệu được tổ chức một cách lý tưởng.
C.  
Dữ liệu được chia nhỏ và đưa vào các module.
D.  
Dữ liệu có tính kế thừa, không phải xây dựng lại
Câu 8: 0.4 điểm
ý tưởng của phương pháp tiếp cận định hướng hướng cấu trúc là gì ?
A.  
Không quan tâm tới dữ liệu chỉ tập trung vào thiểt kế chức năng.
B.  
Cơ sở dữ liệu tập trung và chia sẻ cho các chức năng thao tác trên nó.
C.  
Cơ sở dữ liệu chia nhỏ theo từng module.
D.  
Cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn bộ ứng dụng.
Câu 9: 0.4 điểm
Phương pháp tiếp cận định hướng hướng cấu trúc có lợi ích gì?
A.  
Là giảm sự phức tạp của chương trình; Tập trung được vào ý tưởng thiết kế.
B.  
Tập trung được vào ý tưởng thiết kế; Làm giảm sự phức tạp của chương trình .
C.  
Làm giảm sự phức tạp của chương trình; Tập trung được vào ý tưởng thiết kế; Hướng về tương lai.
D.  
Hướng về tương lai; Tập trung được vào ý tưởng thiết kế.
Câu 10: 0.4 điểm
Sử dụng khái niệm ''đối tượng'' là cách tiếp cận của phương pháp nào?
A.  
Hướng dữ liệu.
B.  
Hướng đối tượng.
C.  
Hướng cấu trúc.
D.  
Tất cả các phương pháp đều sử dụng.
Câu 11: 0.4 điểm
Mỗi đối tượng bao gồm mấy phần?
A.  
phần: tên đối tượng, kiểu dữ liệu.
B.  
phần: tên đối tượng, kiểu dữ liệu và phương thức.
C.  
phần : tên đối tượng và phương thức.
D.  
phần: kế thừa, đa hình, đóng gói.
Câu 12: 0.4 điểm
Lợi ích của phương pháp tiếp cận định hướng hướng dữ liệu khi thiết kế hệ thống thông tin là gì?
A.  
Bảo trì thuận lợi; Cho phép phát triển hệ có qui mô tuỳ ý .
B.  
Khả năng sử dụng lại cao; Cho phép phát triển hệ có qui mô tuỳ ý.
C.  
Khả năng sử dụng lại cao; Cho phép phát triển hệ thống có qui mô tuỳ ý; Bảo trì thuận lợi.
D.  
Cho phép phát triển hệ có qui mô tuỳ ý; Khả năng sử dụng lại cao.
Câu 13: 0.4 điểm
Hạn chế của phương pháp tiếp cận định hướng hướng đối tượng là gì?
A.  
Chưa có CSDL hướng đối tượng chuẩn và phương pháp thực hiện chưa hoàn thiện.
B.  
Không có hạn chế gì.
C.  
Tình đóng gói khó thiết kế.
D.  
Tính kế thừa khó phát huy.
Câu 14: 0.4 điểm
Ưu điểm của phương pháp điều tra bảng hỏi là gì?
A.  
Dễ tổng hợp kết quả; ít tốn kém về thời gian và kinh phí..
B.  
ít tốn kém về thời gian; Dễ tổng hợp kết quả;.
C.  
Tập trung được vào nội dung cần điều tra, ít tốn kém về thời gian và kinh phí.
D.  
Tập trung được vào nội dung cần điều tra; Dễ tổng hợp kết quả;.
Câu 15: 0.4 điểm
Tại sao cần thiết kế hệ thống thông tin?
A.  
Do yêu cầu của đối tác; Có vấn đề cản trở/ hạn chế sự hoạt động của tổ chức.
B.  
Có vấn đề cản trở/ hạn chế sự hoạt động của tổ chức; Do yêu cầu của đối tác; Tạo ra ưu thế mới, năng lực mới.
C.  
Tạo ra ưu thế mới, năng lực mới; Do yêu cầu của đối tác.
D.  
Có vấn đề cn trở/ hạn chế sự hoạt động của tổ chức; Do yêu cầu của đối tác.
Câu 16: 0.4 điểm
Nội dung cơ bản cuả việc phát triển hệ thống thông tin là gì?
A.  
Tìm ra những hạn chế của hệ thống.
B.  
Phương pháp quản lý, kinh phí và trình độ người lao động.
C.  
Phương pháp tổ chức, quá trình quản lý nhân sự và khả năng cung cấp máy móc.
D.  
Phương pháp phát triển, công nghệ và công cụ sử dụng.
Câu 17: 0.4 điểm
Phương pháp phát triển hệ thống thông tin được hiểu là gì?
A.  
Là việc xác định các bước nhằm thay đổi sự hoạt động của tổ chức.
B.  
Các hoạt động phát triển và trình tự thực hiện nó.
C.  
Cách quản lý và áp dụng những thay đổi của hệ thống thông tin trong hoạt động hàng ngày của tổ chức.
D.  
Là việc xác định sử dụng những thành quả gì và đầu tư như thế nào để phát triển tổ chức.
Câu 18: 0.4 điểm
Cách tiếp cận nào ra đời đầu tiên trong quá trình xây dựng các phương pháp phát triển hệ thống thông tin?
A.  
Tiếp cận hướng tiến trình.
B.  
Tiếp cận hướng dữ liệu.
C.  
Tiếp cận hướng cấu trúc.
D.  
Tiếp cận hướng đối tượng.
Câu 19: 0.4 điểm
Các phương pháp tiếp cận hệ thống: hướng tiến trình, hướng cấu trúc, hướng dữ liệu, hướng đối tượng. Phương pháp tiếp cận nào được coi là tốt nhất để phát triển hệ thống thông tin?
A.  
Hướng dữ liệu.
B.  
Hướng cấu trúc.
C.  
Hướng đối tượng.
D.  
Hướng tiến trình.
Câu 20: 0.4 điểm
Các phương pháp tiếp cận hệ thống: hướng tiến trình, hướng cấu trúc, hướng dữ liệu, hướng đối tượng. Phương pháp tiếp cận nào được coi là thời điểm sơ khai của quá trình phát triển hệ thống thông tin?
A.  
Hướng tiến trình.
B.  
Hướng đối tượng.
C.  
Hướng dữ liệu.
D.  
Hướng cấu trúc
Câu 21: 0.4 điểm

Biểu đồ chức năng ở hình H9 có mấy cấp?

A.  

5 cấp

B.  

2 cấp.

C.  

3 Cấp

D.  

4 cấp

Câu 22: 0.4 điểm

Sơ đồ chức năng hình H9 cho ta biết có mấy chức năng mức đỉnh?

A.  

4 chức năng

B.  

1 chức năng

C.  

3 chức năng.

D.  

2 chức năng

Câu 23: 0.4 điểm

Sơ đồ chức năng Hình H9 có bao nhiêu chức năng lá?

A.  

12

B.  

4

C.  

3

D.  

15

Câu 24: 0.4 điểm

Sơ đồ chức năng hình H9 cho ta biết chức năng ''Trả xe'' chứa mấy chức năng lá?

A.  

3

B.  

4

C.  

2

D.  

1

Câu 25: 0.4 điểm
Quan hệ tương tác giữa các thực thể được hiểu là gì?
A.  
Sự sở hữu của thực thể này tới thực thể khác và ngược lại.
B.  
Sự phụ thuộc của thực thể này tới thực thể khác và ngược lại.
C.  
Sự ràng buộc giữa thực thể này tới thực thể khác và ngược lại.
D.  
Sự tác động qua lại giữa thực thể này tới thực thể khác và ngược lại.

Đề thi tương tự