thumbnail

Tổng Hợp Câu Hỏi Trắc nghiệm về Sốc Phản Vệ có đáp án

Tài liệu tổng hợp các câu hỏi ôn tập về sốc phản vệ, cung cấp kiến thức nền tảng và chuyên sâu dành cho sinh viên y khoa và các ngành liên quan. Nội dung miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi hoặc kiểm tra về cấp cứu sốc phản vệ.

Từ khoá: câu hỏi sốc phản vệ ôn thi y khoa tài liệu sốc phản vệ học cấp cứu đề thi miễn phí đáp án chi tiết sốc phản vệ y học kiểm tra trực tuyến câu hỏi y tế ôn tập sốc phản vệ

Số câu hỏi: 40 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

82,706 lượt xem 6,357 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Thứ tự các giai đoạn của sốc:
A.  
Sốc nhược, sốc không hồi phục, sốc cương
B.  
Sốc không hồi phục, sốc cương, sốc nhược
C.  
Sốc cương, sốc nhược, sốc không hồi phục
D.  
Sốc cương, sốc không hồi phục, sốc nhược
Câu 2: 0.25 điểm
Sốc phản vệ ở bệnh nhân có sử dụng thuốc chẹn β giao cảm có thể gây ra:
A.  
Nhịp tim chậm
B.  
Nhịp tim ổn định
C.  
Nhịp thở ổn định
D.  
Nhịp thở chậm
Câu 3: 0.25 điểm
Trong hộp chống sốc phản vệ, ngoài Adrenalin, có thể có thêm các loại thuốc sau, ngoại trừ:
A.  
Solumedrol
B.  
Hydrocortisone
C.  
Depersolon
D.  
Penicilin
Câu 4: 0.25 điểm
hộp chống sốc luôn sẵn sàng gồm có
A.  
adrenalin 1mg 2 ống,nước cất pha tiêm 2 ống, solumedrol, deprenisolon 2 ống
B.  
phác đồ cấp cứu sốc phản vệ
C.  
tất cả đều đúng
D.  
bơm kim tiêm 5 hoặc 10 2 bộ , bông gạc cồn kìm kose
Câu 5: 0.25 điểm
Một bệnh nhân nữ 34 tuổi, tiền sử không có gì đặc biệt, xuất hiện khó thở, đau bụng, nôn, ban đỏ trên da, ngứa sau khoảng 20 phút sau tiêm thuốc kháng sinh, huyết áp 80/50mmHg, nhịp tim 130 lần/phút, nhịp thở 30 lần/phút. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất với trường hợp trên:
A.  
Cơn hen phế quản
B.  
Tràn khí màng phổi
C.  
Ngộ độc thức ăn
D.  
Sốc phản vệ
Câu 6: 0.25 điểm
Cách sử dụng adrenalin trong cấp cứu:
A.  
Tiêm 2 ống adrenalin( 2ml /1 lần)
B.  
Tiêm lặp lại 10─15 phút cho đến khi huyết áp ổn định
C.  
Tiêm lặp lại sau 30─45 phút cho đến khi huyết áp ổn định
D.  
Tiêm adrenalin 1 lần duy nhất
Câu 7: 0.25 điểm
Cách xử trí cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:
A.  
Cho nằm đầu cao 30°
B.  
Cho tiêm Adrenalin
C.  
Ngừng tiếp xúc với nguyên nhân nghi ngờ ngay lập tức
D.  
Cho thở oxy qua mặt nạ 6 ─8 lít/ phút
Câu 8: 0.25 điểm
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân sốc bao gồm, ngoại trừ:
A.  
Bệnh nhân lơ mơ, mệt lả, hốt hoảng, nặng có thể hôn mê
B.  
Huyết áp tụt, huyết áp tâm thu dưới 90mmHg
C.  
Nhịp tim nhanh, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh
D.  
Tiểu nhiều, khát nhiều
Câu 9: 0.25 điểm
các yếu tố gây sốc phản vệ:
A.  
kháng sinh,vit c , nọc của sinh vật
B.  
thuốc gây tê lidocain các chế phẩm máu
C.  
thuốc cản quang có iot, huyết thanh, vaccin
D.  
tất cả đều đúng
Câu 10: 0.25 điểm
Hạ huyết áp đột ngột ở bệnh nhân sốc phản vệ có thể gây ra:
A.  
Loạn nhịp tim, nhịp tim chậm
B.  
Loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh
C.  
Nhịp tim ổn định, nhịp thở ổn định
D.  
Nhịp tim ổn định, mạch ổn định
Câu 11: 0.25 điểm
Động tác cấp cứu ban đầu nào sau đây không đúng với bệnh nhân sốc:
A.  
Cho bệnh nhân nằm đầu cao nếu còn tụt huyết áp 
B.  
Thở oxy qua ống thông mũi và mặt nạ
C.  
Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên chắc chắn, truyền ngay Nacl 0,9%
D.  
Mắc máy theo dõi liên tục nhịp tim, huyết áp, SpO2, nhịp thở
Câu 12: 0.25 điểm
Đối với bệnh nhân sốc nặng cần phải theo dõi, ngoại trừ:
A.  
Theo dõi huyết áp, mạch 15─30 phút/ lần
B.  
Theo dõi mạch 3 giờ/ lần
C.  
Theo dõi nhịp thở, SpO2 15─30 phút/ lần −
D.  
Theo dõi nước tiểu 1 giờ/ lần
Câu 13: 0.25 điểm
liều lượng oxy cho bệnh nhân sốc:
A.  
4-6 lít
B.  
5-8 lít
C.  
2-3 lít
D.  
6 lít
Câu 14: 0.25 điểm
Thuốc ưu tiên điều trị cho bệnh này là?
A.  
Dopamin , noradrenalin, dopamin, dobutamin
B.  
Adrenalin
C.  
Noadrenalin
D.  
Corticoit
Câu 15: 0.25 điểm
các nguyên nhân gây sốc:
A.  
sốc do giảm thể tích tuần hoàn, sốc do tim
B.  
tất cả
C.  
sốc do rối loạn phân bố máu trong hệ thống mạch
D.  
sốc do nguyên nhân gây tắc nghẽn ngoài tim
Câu 16: 0.25 điểm
sốc là
A.  
tình trạng suy tuần hoàn cấp biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp với các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên, thiếu oxy cho acsc mô cơ thể dẫn tới tổn thương cho các tế bào của cơ thể
B.  
cơ chế và nguyên nhân gây sốc
C.  
hậu quả là làm chết tế bào, là, tổn thương các cơ quan tạng, suy đa tạng và tử vong
D.  
tất cả đều sai
Câu 17: 0.25 điểm
nguyên tắc xứ trí cấp cứu bệnh nhân sốc
A.  
điều trị theo nguyên nhân, đảm bảo hô hấp
B.  
duy trì cân bằng nước, điện giải , kiềm toan
C.  
đảm bảo huyết động
D.  
tất cả các ý trên
Câu 18: 0.25 điểm
Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ diễn biến nhẹ là
A.  
Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù Quincke, buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh.
B.  
Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, mày đay khắp người, khó thở, chảy máu mũi, dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được.
C.  
Thường xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, bệnh nhân hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong vài phút.
D.  
Các câu trên đều đúng
Câu 19: 0.25 điểm
Tư thế xử trí cấp cứu sốc phản vệ là:
A.  
Đầu cao, chân cao
B.  
Đầu thấp, chân cao
C.  
Đầu thấp, chân thấp
D.  
Đầu cao, chân thấp
Câu 20: 0.25 điểm
Các triệu chứng tim mạch thường gặp trong sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ: Nhịp tim nhanh Mạch nhanh hoặc yếu, không bắt được Huyết áp tụt Tăng huyết áp 
A.  
Nhịp tim nhanh
B.  
Mạch nhanh hoặc yếu, không bắt được
C.  
Huyết áp tụt
D.  
Tăng huyết áp
Câu 21: 0.25 điểm
Đối với bệnh nhân sốc phản vệ, để đảm bảo hô hấp cần cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ:
A.  
3─4 lít/ phút
B.  
4─6 lít/ phút
C.  
5─7 lít/ phút
D.  
6─8 lít/ phút
Câu 22: 0.25 điểm
Các nguy cơ và biến chứng của sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:
A.  
Suy hô hấp
B.  
Suy tuần hoàn
C.  
Suy thận
D.  
Tử vong
Câu 23: 0.25 điểm
Cần theo dõi bệnh nhân sốc phản vệ tại cơ sở y tế tối thiểu:
A.  
12h
B.  
24h
C.  
48h
D.  
36h
Câu 24: 0.25 điểm
Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp trong sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:
A.  
Nôn
B.  
Iả chảy
C.  
Đau bụng
D.  
Chướng bụng
Câu 25: 0.25 điểm
Xử trí đầu tiên khi thấy bệnh nhân có các biểu hiện của sốc phản vệ ngay khi tiêm thuốc là:
A.  
Tiêm adrenalin
B.  
Ngừng tiêm ngay lập tức
C.  
Đặt đường truyền tĩnh mạch
D.  
Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, chân cao
Câu 26: 0.25 điểm
Vitamin gây ra sốc phản vệ thường gặp ở Việt Nam là:
A.  
Vitamin A
B.  
Vitamin B
C.  
Vitamin C
D.  
Vitamin D
Câu 27: 0.25 điểm
Thuốc cơ bản nhất để điều trị sốc phản vệ là:
A.  
Adrenalin
B.  
Solumedrol
C.  
Depersolon
D.  
Hydrocortison
Câu 28: 0.25 điểm
Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trong sốc phản vệ là:
A.  
Suy hô hấp, tụt huyết áp kéo dài
B.  
Suy hô hấp, tăng huyết áp kéo dài
C.  
Giảm thể tích tích trong lòng mạch nhanh
D.  
Suy giảm nghiêm trọng khả năng co bóp của tim
Câu 29: 0.25 điểm
Những nguyên nhân thường gặp của sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:
A.  
Sốc do dị ứng với kháng sinh
B.  
Sốc do dị ứng với vitamin C
C.  
Sốc do dị ứng với thực phẩm
D.  
Sốc do mất máu cấp
Câu 30: 0.25 điểm
Xử trí sốc phản vệ ở nơi có điều kiện gồm có:
A.  
Chống suy hô hấp: Thở oxy. Bóp bóng. Đặt NKQ hoặc mở khí quản.
B.  
Truyền tĩnh mạch Adrenalin. Metylprednisolon. Truyền tĩnh mạch chậm Aminophylin. Natriclorua 9 0 /00 . Diphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
C.  
Điều trị phối hợp: Uống than hoạt nếu nguyên nhân gây sốc qua đường tiêu hoá. Băng ép phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.
D.  
Các câu trên đều đúng
Câu 31: 0.25 điểm
Xử trí ngay tại chỗ với sốc phản vệ là:
A.  
Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
B.  
Ủ ấm, nằm đầu thấp đo huyết áp 10-15 phút/ lần.Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
C.  
Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên.
D.  
Các câu trên đều đúng
Câu 32: 0.25 điểm
Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ diễn biến nặng là
A.  
Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù Quincke, buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh
B.  
Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, mày đay khắp người, khó thở, chảy máu mũi, dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được.
C.  
Thường xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, bệnh nhân hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong vài phút.
D.  
6Các câu trên đều đúng
Câu 33: 0.25 điểm
Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ diễn biến trung bình là
A.  
Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù Quincke, buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh.
B.  
Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, mày đay khắp người, khó thở, chảy máu mũi, dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được. 
C.  
Thường xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, bệnh nhân hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong vài phút
D.  
Các câu trên đều đúng
Câu 34: 0.25 điểm
Trong quản lý sốc phản vệ, bước cấp cứu đầu tiên cần thực hiện là:
A.  
Cho bệnh nhân nằm nghiêng, đầu thấp, chân cao
B.  
Tiêm adrenalin ngay lập tức
C.  
Bổ sung oxy qua mặt nạ khí
D.  
Sử dụng thuốc kháng histamin đường uống
Câu 35: 0.25 điểm
Liều lượng adrenalin khuyên dùng trong sơ cứu sốc phản vệ ở người lớn là:
A.  
0.3-0.5 mg
B.  
1-2 mg
C.  
0.1-0.2 mg
D.  
2-3 mg
Câu 36: 0.25 điểm
Khi tiến hành cấp cứu sốc phản vệ, việc theo dõi huyết áp và nhịp tim nên được thực hiện:
A.  
Mỗi 5 phút trong giờ đầu tiên
B.  
Mỗi 15-30 phút trong vài giờ đầu
C.  
Chỉ một lần khi bệnh nhân đến cơ sở y tế
D.  
Chỉ khi có dấu hiệu bất thường
Câu 37: 0.25 điểm
Khi bệnh nhân sốc phản vệ có biểu hiện hạ huyết áp sau tiêm adrenalin, bước hỗ trợ tiếp theo cần làm là:
A.  
Bổ sung oxy qua mặt nạ khí
B.  
Truyền dung dịch Natri Clorua 0,9%
C.  
Sử dụng thuốc giãn phế quản
D.  
Thêm liều adrenalin ngay lập tức
Câu 38: 0.25 điểm
Đặc điểm nổi bật của sốc phản vệ là:
A.  
Huyết áp tăng đột ngột và mạch chậm
B.  
Phản ứng dị ứng mạnh kèm hạ huyết áp và khó thở
C.  
Da đỏ, nhiệt độ cơ thể tăng cao
D.  
Chỉ xuất hiện mề đay trên da
Câu 39: 0.25 điểm
Các thuốc kháng histamin được sử dụng trong sốc phản vệ nhằm mục đích:
A.  
Giảm sưng tấy và ngăn chặn phản ứng dị ứng
B.  
Tăng huyết áp và cải thiện tâm trạng
C.  
Giảm đau và hạ sốt
D.  
Kích thích phản xạ tim mạch
Câu 40: 0.25 điểm
Sau khi cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân sốc phản vệ, bệnh nhân cần được theo dõi kéo dài ít nhất trong thời gian:
A.  
12 giờ
B.  
24 giờ
C.  
48 giờ
D.  
72 giờ

Đề thi tương tự

Tổng hợp Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kiến Trúc IoT 1 MIT Có Đáp Án

1 mã đề 50 câu hỏi 1 giờ

79,475 xem6,104 thi