thumbnail

Trắc Nghiệm Kinh Tế Vi Mô - Đại Học Nguyễn Tất Thành (NTT)

Ôn tập và kiểm tra kiến thức về Kinh Tế Vi Mô với bài trắc nghiệm trực tuyến dành cho sinh viên Đại Học Nguyễn Tất Thành (NTT). Bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi về cung cầu, thị trường, hành vi người tiêu dùng, chi phí sản xuất và cơ cấu thị trường, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức hiệu quả.

Từ khoá: trắc nghiệm kinh tế vi môĐại học Nguyễn Tất ThànhNTTbài kiểm tra kinh tế vi môcung cầuhành vi người tiêu dùngchi phí sản xuấtcơ cấu thị trườngtrắc nghiệm có đáp ánôn tập kinh tế vi môbài thi kinh tế

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:
A.  
Thu nhập thay đổi làm cho độ dốc của đường ngân sách thay đổi
B.  
Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng để diễn tả người tiêu dùng thích nhận hiện vật hơn là nhận tiền mặt
C.  
Đường đẳng ích (đẳng dụng) càng nằm xa gốc toạ độ càng được ưa chuộng nếu người tiêu dùng thích nhiều hơn ít
D.  
Người tiêu dùng sẽ tối đa hoá hữu dụng khi đường ngân sách nằm bên trong đường đẳng ích
Câu 2: 0.2 điểm
Tại cùng mức giá và sản lượng, nếu độ co giãn của cầu theo giá càng lớn thì đường cầu có đặc điểm:
A.  
Có hệ số góc càng nhỏ
B.  
Càng dốc đứng
C.  
Có hệ số góc càng lớn
D.  
Các câu trên đều sai
Câu 3: 0.2 điểm
Hàm cầu thị trường của hàng hóa A là: QD=120-2P. Khi giá của A tăng từ 10 lên 11 thì số lượng hàng hóa A được mua sẽ ____ và chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hóa A sẽ ____
A.  
Tăng, tăng
B.  
Giảm, tăng
C.  
Tăng, giảm
D.  
Giảm, giảm
Câu 4: 0.2 điểm
Nếu mứt được biểu thị trên trục tung và mật ong được biểu diễn trên trục hoành, việc tăng giá mứt sẽ làm cho đường ngân sách đối với hai loại thức ăn này:
A.  
Lài hơn (thoải hơn)
B.  
Dịch chuyển song song với đường ngân sách cũ ra phía ngoài
C.  
Dốc hơn
D.  
Dịch chuyển song song với đường ngân sách cũ về phía trong
Câu 5: 0.2 điểm
Để tính toán sao cho lợi nhuận là tối đa, nhà sản xuất ít nhất cần có những thông tin sau:
A.  
Hàm số cầu và hàm doanh thu biên
B.  
Hàm chi phí và hàm số cầu
C.  
Sản lượng của các đối thủ cạnh tranh và cơ cấu giá của họ.
D.  
Hàm chi phí và hàm sản xuất
Câu 6: 0.2 điểm
Điều nào sau đây làm dịch chuyển đường cung bánh trung thu sang bên phải:
A.  
Số lượng cửa hàng bán bánh trung thu tăng
B.  
Công nghệ mới sản xuất bánh trung thu ra đời
C.  
Giá của bột mì, một thành phần quan trọng của bánh trung thu, giảm
D.  
Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 7: 0.2 điểm
Trên thị trường hàng hóa thông thuờng, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì:
A.  
Đường cung dịch chuyển sang phải
B.  
Giá cân bằng giảm
C.  
Cầu tăng
D.  
Lượng cân bằng giảm và giá tăng
Câu 8: 0.2 điểm
Thị trường sản phẩm X có hàm cầu là P= -3QD+1800; hàm cung là P=2QS+400. Sản lượng cân bằng là:
A.  
200
B.  
280
C.  
300
D.  
320
Câu 9: 0.2 điểm
Để tối đa hoá hữu dụng với một thu nhập cho trước, người tiêu dùng lựa chọn theo nguyên tắc:
A.  
Mua sản phẩm nào có giá thấp nhất
B.  
Hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền phải bằng nhau
C.  
Hữu dụng biên các sản phẩm bằng nhau
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 10: 0.2 điểm
(*)Chi tiêu cho máy móc, nhà xưởng, thiết bị trong một doanh nghiệp được xem là:
A.  
Chi phí cơ hội
B.  
Chi phí ẩn
C.  
Chi phí biến đổi
D.  
Chi phí cố định
Câu 11: 0.2 điểm
Hàm số cầu là QD= - 0,5P + 500. Độ co giãn điểm của cầu theo giá tại mức giá P=200 là:
A.  
0,25
B.  
-1,5
C.  
-2
D.  
-0,5
Câu 12: 0.2 điểm
(*)Mức sản lượng đang là 20. Tổng chi phí biến đổi là TC=1000. Chi phí cố định trung bình là AFC=20. Tồng chi phí sẽ là:
A.  
TC= 1200
B.  
TC= 1300
C.  
TC= 1400
D.  
TC= 1500
Câu 13: 0.2 điểm
Đường cầu thị trường thể hiện:
A.  
Tổng lượng cầu của những người tiêu dùng tại mỗi mức giá
B.  
Tổng các mức giá người tiêu dùng sẵn lòng trả ở một lượng cầu nhất định nào đó
C.  
Tổng độ hữu dụng người tiêu dùng có được ở mỗi lượng cầu
D.  
Cho thấy mức giá tối thiểu người tiêu dùng sẵn lòng trả ở mỗi mức lượng cầu
Câu 14: 0.2 điểm
Thông thường thì cầu một hàng hóa kém co giãn theo giá hơn nếu:
A.  
Có nhiều người mua hơn
B.  
Xét trong thời gian ngắn hơn
C.  
Có nhiều hàng hóa bổ sung hơn
D.  
Có nhiều hàng hóa thay thế hơn
Câu 15: 0.2 điểm
Yếu tố nào sau đây có thể làm thay đổi vị trí của đường cầu của sản phẩm X?
A.  
Giá của sản phẩm X
B.  
Giá của sản phẩm thay thế của X
C.  
Thuế đánh trên sản phẩm X
D.  
Công nghệ dùng để sản xuất ra sản phẩm X
Câu 16: 0.2 điểm
Điều gì chắc chắn làm giảm giá cân bằng ?
A.  
Cầu tăng, cung giảm
B.  
Cầu giảm, cung tăng
C.  
Cung và cầu đều tăng
D.  
Cung và cầu đều giảm
Câu 17: 0.2 điểm
Với một đường cung cho trước, người mua sẽ chịu thuế nhiều hơn nếu:
A.  
Độ co giãn của cầu theo giá càng lớn
B.  
Độ co giãn của cầu theo giá càng nhỏ
C.  
Không phụ thuộc vào độ co giãn của cầu
D.  
Các câu trên đều đúng
Câu 18: 0.2 điểm
Giá một kg thịt đang là 50.000. Khi nhà nước tăng thuế 5.000/kg thì giá là 52.000, nghĩa là:
A.  
Độ co giãn của cung theo giá ít hơn độ co giãn của cầu theo giá
B.  
Độ co giãn của cung theo giá bằng độ co giãn của cầu theo giá
C.  
Độ co giãn của cầu theo giá ít hơn độ co giãn của cung theo giá
D.  
Không thể so sánh được về độ co giãn của cầu và cung theo giá
Câu 19: 0.2 điểm
Đồ thị nào nêu lên các kết hợp khác nhau của hai hàng hoá mà nền kinh tế có thể sản xuất ra ?
A.  
Đường đẳng lượng
B.  
Đường giới hạn khả năng sản xuất
C.  
Đường đẳng ích
D.  
Đường đẳng phí
Câu 20: 0.2 điểm
Trên thị trường thiểu số độc quyền khi một hãng nào đó giảm giá thì:
A.  
Các hãng khác sẽ giữ nguyên giá vì không ảnh hưởng gì đến thị phần của họ
B.  
Các hãng khác sẽ không giảm giá theo vì sợ chiến tranh giá cả bùng nổ
C.  
Các hãng khác sẽ giảm giá theo để giữ thị phần
D.  
Các hãng khác sẽ không giảm giá theo vì họ có cơ hội tăng được lợi nhuận
Câu 21: 0.2 điểm
Giá trị tuyệt đối của độ dốc một đường đẳng dụng (đẳng ích) được tính bằng:
A.  
Tích số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
B.  
Thương số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
C.  
Tổng số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
D.  
Hiệu số của hữu dụng biên hai loại hàng hóa
Câu 22: 0.2 điểm
Khi chính phủ đánh thuế lên một loại hàng hóa nào đó, nếu cầu co giãn theo giá nhiều hơn cung thì:
A.  
Nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ chia đều số thuế
B.  
Người tiêu dùng sẽ chịu thuế ít hơn nhà sản xuất
C.  
Nhà sản xuất sẽ phải trích toàn bộ thuế để nộp cho chính phủ
D.  
Người tiêu dùng sẽ gánh chịu nhiều thuế hơn là nhà sản xuất
Câu 23: 0.2 điểm

Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền hoàn toàn có đường cầu P=180-Q và đường tổng chi phí TC=Q2+20Q+2000.Lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp là:

A.  

   1600

B.  

   2400

C.  

   1200

D.  

   3200

Câu 24: 0.2 điểm
Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ đóng cửa trong ngắn hạn khi:
A.  
Giá bán nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình ở mức sản lượng có doanh thu biên bằng chi phí biên
B.  
Giá bán lớn hơn chi phí biến đổi trung bình ở mức sản lượng có doanh thu biên bằng chi phí biên
C.  
Giá bán lớn hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
D.  
Giá bán bằng chi phí biến đổi trung bình ở mức sản lượng có doanh thu biên bằng chi phí biên
Câu 25: 0.2 điểm
Đường cầu về sản phẩm càng lài (càng thoải) thì cho biết:
A.  
Độ co giãn của cầu theo giá ít
B.  
Độ co giãn của cầu theo giá giảm
C.  
Độ co giãn của cầu theo giá càng nhỏ
D.  
Độ co giãn của cầu theo giá càng lớn
Câu 26: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng phí ngắn hạn là TC= 2Q3-4Q2+5Q+500. Chi phí biên (MC) của sản phẩm thứ 10 là:
A.  
575
B.  
525
C.  
255
D.  
315
Câu 27: 0.2 điểm
Giá cân bằng của X trên thị trường đang ở mức 30 ngàn đồng. Tại điểm cân bằng, cầu co giãn theo giá nhiều hơn cung. Nếu nhà nước đánh thuế 6 ngàn đồng/ sản phẩm thì giá cân bằng mới có thể là:
A.  
36 ngàn đồng
B.  
>33 ngàn đồng
C.  
<33 ngàn đồng
D.  
=33 ngàn đồng
Câu 28: 0.2 điểm
So với cạnh tranh hoàn toàn, doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn toàn sẽ sản xuất ở mức:
A.  
Giá cao hơn và sản lượng ít hơn
B.  
Giá thấp hơn và sản lượng ít hơn
C.  
Giá thấp hơn và sản lượng nhiều hơn
D.  
Giá cao hơn và sản lượng nhiều hơn
Câu 29: 0.2 điểm
Hạn hán có thể làm cho:
A.  
Đường cung về lúa dịch chuyển sang bên trái
B.  
Đường cung về lúa dịch chuyển sang bên phải
C.  
Đường cầu về lúa dịch chuyển sang bên trái
D.  
Đường cầu về lúa dịch chuyển sang bên phải
Câu 30: 0.2 điểm
Tiến bộ kỹ thuật sẽ làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất theo hướng:
A.  
Xuống dưới và sang trái.
B.  
Về phía gốc tọa độ.
C.  
Sang trái và tiến về trục tung.
D.  
Lên trên và sang phải
Câu 31: 0.2 điểm
Theo lý thuyết hữu dụng:
A.  
Tổng hữu dụng luôn tăng khi tiêu dùng nhiều hơn
B.  
Nếu hữu dụng biên giảm thì tổng hữu dụng sẽ không tăng
C.  
Hữu dụng biên có thể lớn hơn, nhỏ hơn, hoặc bằng không
D.  
Nếu hữu dụng biên giảm thì tổng hữu dụng giảm
Câu 32: 0.2 điểm
Đường ngân sách của người tiêu dùng hai loại hàng hóa có độ dốc biểu thị:
A.  
Chi phí cơ hội của việc sử dụng thu nhập
B.  
Tỉ lệ giá của hai loại hàng hóa
C.  
Mức chênh lệch giá giữa hai loại hàng hóa
D.  
Tất cả những điều kể trên
Câu 33: 0.2 điểm
Điểm tiêu dùng tối ưu:
A.  
Nằm trên đường đẳng dụng (đẳng ích) cao nhất
B.  
Là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách với đường đẳng dụng (đẳng ích) cao nhất
C.  
Là điểm mà đường ngân sách cắt đường đẳng lượng
D.  
Nằm bên trong đường ngân sách và ở trên một đường đẳng dụng(đẳng ích)
Câu 34: 0.2 điểm
Tỷ lệ thay thế biên (MRS) được thể hiện trên đồ thị là:
A.  
Độ dốc của đường đẳng ích (đẳng dụng)
B.  
Tỷ lệ giá cả của hai loại hàng hóa
C.  
Độ dốc của đường ngân sách
D.  
Độ dốc của đường tổng sản lượng.
Câu 35: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp có hàm sản lượng Q= -50+10L-0,02L2 . Hàm năng suất biên của doanh nghiệp là:
A.  
MP= 10 - 0,04L
B.  
MP= 10L – 0,02L2
C.  
MP= - 50/L +10 - 0,02L
D.  
MP= 10 - 0,02L
Câu 36: 0.2 điểm
Lượng cung giảm khi giá hàng hóa giảm thể hiện bằng:
A.  
Đường cung dịch chuyển sang bên phải
B.  
Sự trượt dọc theo đường cung xuống phía dưới
C.  
Sự trượt dọc theo đường cung lên phía trên
D.  
Đường cung dịch chuyển sang bên trái
Câu 37: 0.2 điểm
Sau sự kiện nhiều hiệu nước tương bị phát hiện có chứa chất 3-MCPD vượt mức cho phép, điều gì sau đây chắc chắn sẽ xảy ra:
A.  
Giá nước tương sẽ tăng
B.  
Đường cầu về nước tương sẽ dịch chuyển về bên trái
C.  
Đường cầu về nước tương sẽ dịch chuyển về bên phải
D.  
Không có điều gì chắn chắn sẽ xảy ra
Câu 38: 0.2 điểm
Một doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có chi phí biên là 30 và doanh thu biên là 20 và không đạt lợi nhuận tối đa. Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp này nên:
A.  
Tăng sản lượng bán và tang giá
B.  
Tăng giá và giữ nguyên số lượng bán
C.  
Giảm số lượng bán và tăng giá
D.  
Giảm giá và tăng số lượng bán
Câu 39: 0.2 điểm
Trong ngành cạnh tranh hoàn toàn, doanh nghiệp:
A.  
Có lợi nhuận âm
B.  
Phải giảm giá nếu muốn bán nhiều sản phẩm hơn
C.  
Phải chấp nhận giá do doanh nghiệp độc quyền đặt ra
D.  
Không thể tác động lên giá của sản phẩm mình sản xuất ra
Câu 40: 0.2 điểm
Kinh tế học vi mô chủ yếu quan tâm đến cách phân loại thị trường theo:
A.  
Loại sản phẩm bán trên thị trường
B.  
Cơ cấu cạnh tranh
C.  
Khu vực địa lý
D.  
Ba ý trên đều đúng
Câu 41: 0.2 điểm
Khi chính phủ đánh thuế lên một loại hàng hóa, nếu người tiêu dùng chịu ít thuế hơn nhà sản xuất:
A.  
Cầu hoàn toàn co giãn theo giá
B.  
Cung hoàn toàn co giãn theo giá
C.  
Co giãn của cầu theo giá nhiều hơn của cung
D.  
Co giãn của cung theo giá nhiều hơn của cầu
Câu 42: 0.2 điểm
Các giả định nào sau đây đúng cho ngành cạnh tranh hoàn toàn:
A.  
Có nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm giống nhau
B.  
Có nhiều người mua
C.  
Các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập cũng như rời khỏi ngành
D.  
Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 43: 0.2 điểm
Một người trồng dâu bán được $1,5 một kg. Tháng vừa rồi có bán được 100 kg. Tổng định phí và tổng biến phí ở tháng vừa rồi lần lượt là $100 và $50. Người trồng dâu này:
A.  
Có lợi nhuận $50
B.  
Có lợi nhuận bằng 0
C.  
Lỗ $100
D.  
Cần ngưng trồng dâu, bởi vì tổng doanh thu không trang trải nổi tổng biến phí.
Câu 44: 0.2 điểm
Trong thị trường độc quyền nhóm, các doanh nghiệp ít tăng giá vì:
A.  
Vì ở mức giá cao, cầu rất co giãn, tăng giá sẽ làm giảm doanh thu và thị phần
B.  
Tăng giá vẫn không tăng lợi nhuận
C.  
Không tăng giá vì sợ chiến tranh giá cả bùng nổ
D.  
Không tăng giá vì giá đã được thị trường quyết định do cung và cầu
Câu 45: 0.2 điểm
Kinh tế học là môn khoa học xã hội:
A.  
Nghiên cứu hành vi trong sản xuất, trao đổi và sử dụng hàng hoá, dịch vụ
B.  
Nghiên cứu xem xã hội giải quyết vấn đề khan hiếm như thế nào
C.  
Nghiên cứu xem xã hội quyết định các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai
D.  
Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 46: 0.2 điểm
Hàm cầu là P=75-6QD và hàm cung là P=35+2QS . Giá và lượng cân bằng sẽ là:
A.  
P=5 và Q=45
B.  
P=15 và Q=40
C.  
P=45 và Q=5
D.  
P=40 và Q=15
Câu 47: 0.2 điểm
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, khi doanh nghiệp và ngành đều đạt cân bằng dài hạn, thì lúc đó mỗi doanh nghiệp sẽ:
A.  
Sản xuất ở mức sản lượng mà chi phí trung bình dài hạn thấp nhất
B.  
Có lợi nhuận kế toán
C.  
Không có lợi nhuận kinh tế
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 48: 0.2 điểm
Khi cầu về đường ăn hoàn toàn không co giãn theo giá, lượng thu hoạch mía giảm sẽ làm cho:
A.  
Giá cân bằng không đổi, lượng cân bằng tăng
B.  
Giá và sản lượng cân bằng cùng giảm
C.  
Giá cân bằng tăng, sản lượng cân bằng không đổi
D.  
Giá và sản lượng cân bằng cùng tăng
Câu 49: 0.2 điểm

Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có chi phí sản xuất trong ngắn hạn cho trong bảng sau:

A.  

   Π= 230

B.  

   Π= 330

C.  

   Π= 430

D.  

   Π= 530

Câu 50: 0.2 điểm
Giá của hàng hóa sẽ tăng khi:
A.  
Mức giá hiện tại cao hơn mức giá cân bằng
B.  
Lượng cầu thấp hơn lượng cung
C.  
Có sự thiếu hụt hàng hóa ở mức giá hiện tại
D.  
Tất cả các câu trên

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô - Đại Học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH)

Ôn tập và kiểm tra kiến thức về Kinh Tế Vĩ Mô với bài trắc nghiệm trực tuyến dành cho sinh viên Đại Học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH). Bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi về các khái niệm kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tài khóa và tiền tệ, kèm đáp án chi tiết giúp củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

111 câu hỏi 3 mã đề 45 phút

143,067 lượt xem 77,002 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô - Đại học Điện lực (EPU)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên Đại học Điện lực (EPU), giúp ôn tập và củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản, mô hình kinh tế, chính sách tài khóa và tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp, và tăng trưởng kinh tế. Tài liệu hỗ trợ sinh viên chuẩn bị cho các kỳ thi học phần và nâng cao hiểu biết về kinh tế vĩ mô.

297 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

30,556 lượt xem 16,428 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô 5 - Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vi mô 5 dành cho sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Tài liệu giúp ôn tập và củng cố kiến thức về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết doanh nghiệp, cân bằng thị trường và phân tích chi phí. Hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần.

20 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

12,714 lượt xem 6,832 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô - Trường Đại học An ninh Nhân dân (ANND)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Kinh tế Vi mô dành cho sinh viên Trường Đại học An ninh Nhân dân (ANND). Tài liệu giúp ôn tập và củng cố kiến thức về các nguyên lý kinh tế vi mô, bao gồm cung cầu, hành vi người tiêu dùng, lý thuyết sản xuất và chi phí, cấu trúc thị trường, và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế. Hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần và nâng cao hiểu biết chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế.

289 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

54,998 lượt xem 29,603 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kinh Tế Vi Mô 2 - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội HUBT (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Tham khảo đề thi trắc nghiệm Kinh Tế Vi Mô 2 dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT). Đề thi miễn phí với các câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao, kèm theo đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức về kinh tế vi mô, thị trường, cung cầu và các yếu tố kinh tế khác. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích, hỗ trợ sinh viên HUBT chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và kiểm tra môn Kinh Tế Vi Mô 2.

210 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

144,187 lượt xem 77,575 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô Miễn Phí - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) (Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Tham gia trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô miễn phí tại Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) với đầy đủ đáp án. Bộ câu hỏi bao quát các chủ đề về lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm tổng cung, tổng cầu, lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và vai trò của chính phủ trong điều hành kinh tế. Trắc nghiệm này giúp sinh viên nắm vững kiến thức, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và nâng cao hiểu biết về nền kinh tế toàn cầu. Trả lời câu hỏi và kiểm tra ngay kiến thức của bạn!

208 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

143,321 lượt xem 77,126 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Trắc Nghiệm Ôn Luyện Kinh Tế Vi Mô - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) - Miễn PhíĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp bộ đề trắc nghiệm ôn luyện Kinh Tế Vi Mô dành cho sinh viên Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội (HUBT). Tài liệu được biên soạn bám sát chương trình học, hoàn toàn miễn phí và kèm đáp án chi tiết. Đây là công cụ hữu ích giúp sinh viên nắm vững kiến thức về kinh tế vi mô, nâng cao tư duy phân tích kinh tế và chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi.

248 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

10,481 lượt xem 5,635 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô Chương 1 - Đại Học Điện Lực (EPU) (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô chương 1 tại Đại học Điện Lực (EPU). Đề thi bao gồm các câu hỏi về các khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp, cung cầu trong nền kinh tế, và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

20 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

88,708 lượt xem 47,657 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô (EPU) Đại học Điện lực - có đáp án
Thử sức với đề thi trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô (EPU) của Đại học Điện lực. Đề thi cung cấp đầy đủ đáp án và phù hợp với chương trình đào tạo, giúp sinh viên ôn tập hiệu quả các kiến thức cơ bản về cung, cầu, giá cả, và hành vi kinh tế. Đây là tài liệu hữu ích cho việc chuẩn bị thi và nâng cao hiểu biết về môn học.

65 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

35,912 lượt xem 19,323 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!