thumbnail

Trắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô - Đại Học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH)

Ôn tập và kiểm tra kiến thức về Kinh Tế Vĩ Mô với bài trắc nghiệm trực tuyến dành cho sinh viên Đại Học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH). Bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi về các khái niệm kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tài khóa và tiền tệ, kèm đáp án chi tiết giúp củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Từ khoá: trắc nghiệm kinh tế vĩ môHUTECHĐại học Công Nghệ TP.HCMkinh tế vĩ môbài kiểm tra kinh tếôn tập kinh tế vĩ môGDPlạm phátchính sách tài khóachính sách tiền tệtrắc nghiệm có đáp ánbài thi kinh tế

Số câu hỏi: 111 câuSố mã đề: 3 đềThời gian: 45 phút

143,139 lượt xem 11,009 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Khi NHTW phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1000 tỷ đồng thì:
A.  
Khối tiền cung ứng sẽ tăng thêm 1000 tỷ
B.  
Lượng tiền mạnh sẽ giảm 1000 tỷ
C.  
Khối tiền cung ứng sẽ giảm nhiều hơn 1000 tỷ
D.  
Cả b và c đúng
Câu 2: 0.25 điểm
Những nhân tố ổn định tự động của nền kinh tế là:
A.  
Tỷ giá hối đoái
B.  
Lãi suất và sản lượng cung ứng
C.  
Thuế thu nhập lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp
D.  
Thuế thu nhập và trợ cấp
Câu 3: 0.25 điểm
Trong mô hình nền kinh tế giản đơn, đầu tư tăng 10 sẽ làm cho sản lượng tăng 50, nếu:
A.  
Nếu sự thay đổi của tiêu dùng chia cho sự thay đổi thu nhập bằng 5/4
B.  
MPC = 1/5
C.  
Tỷ lệ thu nhập so với đầu tư là 4/5
D.  
MPS = 1/5
Câu 4: 0.25 điểm
Tiết kiệm là:
A.  
Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng
B.  
Phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng
C.  
Phần tiền hộ gia đình gởi vào ngân hàng
D.  
Cả 3 đều đúng
Câu 5: 0.25 điểm
9/ Nếu nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp ứng với thất nghiệp tự nhiên có nghĩa là :
A.  
Nền kinh tế đang trong tình trạng không sử dụng hết các nguồn lực
B.  
Nền kinh tế không có lạm phát
C.  
Sản lượng của nền kinh tế đang đạt mức toàn dụng
D.  
Sản lượng của nền kinh tế đang đạt mức tối đa
Câu 6: 0.25 điểm
17/ Vì đường tổng cung trong dài hạn là thẳng đứng, do đó trong dài hạn:
A.  
Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cầu
B.  
Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cung dài hạn
C.  
Thu nhập quốc dân thực tế được quy định bởi tổng cầu, còn mức giá được quyết định bởi tổng cung
D.  
Thu nhập quốc dân thực tế được quy định bởi tổng cung, còn mức giá được quy định bởi tổng cầu
Câu 7: 0.25 điểm
Ngân hàng trung gian:
A.  
Có thể vay của NHTW
B.  
Có thể cho các ngân hàng trung gian khác vay
C.  
Có thể cho dân chúng vay
D.  
Cả 3 đều đúng
Câu 8: 0.25 điểm
Tại điểm cân bằng sản lượng:
A.  
Giá trị hàng tồn kho bằng 0
B.  
Giá trị hàng tồn kho ngoài dự kiến bằng 0
C.  
Tổng cung bằng tổng cầu tại sản lượng tiềm năng
D.  
Sản lượng bằng chi tiêu thực tế của dân chúng
Câu 9: 0.25 điểm
15/ Biến số nào sau đây có thể thay đổi mà không gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu:
A.  
Mức giá
B.  
Lãi suất
C.  
Thuế suất
D.  
Kỳ vọng về lạm phát
Câu 10: 0.25 điểm
Một trong những chức năng chủ yếu của NHTW là:
A.  
Kinh doanh tiền tệ
B.  
Quản lý và điều tiết lượng tiền trong xã hội
C.  
Ngân hàng của mọi thành phần trong xã hội
D.  
Thủ quỹ của các doanh nghiệp
Câu 11: 0.25 điểm
7/ Khi nền kinh tế hoạt động dưới mức toàn dụng, chính sách gia tăng tổng cầu sẽ có tác dụng làm:
A.  
Giá cả và sản lượng đều tăng, giá tăng nhanh hơn
B.  
Giá cả và sản lượng đều tăng, sản lượng tăng nhanh hơn
C.  
Giá cả và sản lượng tăng cùng tỉ lệ
D.  
Giá cả và sản lượng giảm
Câu 12: 0.25 điểm
Số nhân tổng cầu luôn mang giá trị:
A.  
> 1
B.  
< 1
C.  
= 1
D.  
Không thể kết luận
Câu 13: 0.25 điểm
Số nhân tiền luôn mang giá trị:
A.  
> 1
B.  
< 1
C.  
= 1
Câu 14: 0.25 điểm
Đường AD dịch chuyển sang phải khi:
A.  
Giảm thuế đầu vào của sản xuất
B.  
Tăng chi tiêu cho quốc phòng
C.  
Tăng thuế thu nhập cá nhân
D.  
a, b và c đều đúng
Câu 15: 0.25 điểm
Mức thuế biên (thuế suất biên) phản ánh:
A.  
Lượng thay đổi của thuế khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị
B.  
Tỷ lệ thuế thu được so với sản lượng quốc gia
C.  
Mức sản lượng thay đổi khi thuế thay đổi 1 đơn vị
D.  
Lượng thay đổi của thuế khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị
Câu 16: 0.25 điểm
Khi dân chúng gởi tiền vào ngân hàng càng nhiều thì:
A.  
Tỷ lệ dự trữ được yêu cầu càng cao
B.  
Tỷ lệ dự trữ của ngân hàng càng cao
C.  
Lượng tiền giấy được phát hành càng nhiều
D.  
Lượng tiền cung ứng càng tăng
Câu 17: 0.25 điểm
Chỉ tiêu nào sau đây dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế:
A.  
GDP thực
B.  
Tỷ lệ tăng của GDP thực qua các năm.
C.  
Tỷ lệ tăng của GDP danh nghĩa qua các năm
D.  
Cả 3 đều sai
Câu 18: 0.25 điểm
Khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu cho khu vực tư nhân, sẽ làm:
A.  
Giảm mức cung tiền
B.  
Một chính sách hạn chế tín dụng sắp được thực hiện
C.  
Giảm lãi suất
D.  
Tăng mức cung tiền
Câu 19: 0.25 điểm
GDP của 1 quốc gia:
A.  
Thuộc quyền sở hữu của công dân quốc gia đó
B.  
Không kể thu nhập từ các yếu tố sản xuất kiếm được ở nước ngoài
C.  
Không kể thu nhập tạo ra trong nước
D.  
Cả 3 đều sai
Câu 20: 0.25 điểm
Nếu NHTW muốn tăng cung tiền thì có thể sử dụng các công cụ:
A.  
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B.  
Tăng tỷ suất chiết khấu
C.  
Bán chứng khoán
D.  
Cả 3 đều đúng
Câu 21: 0.25 điểm
Khi số nhân tác động đưa nền kinh tế đến điểm cân bằng mới, lúc đó tổng chi tiêu dự kiến:
A.  
Thay đổi bằng đúng mức thay đổi của sản lượng thực tế
B.  
Thay đổi luôn nhỏ hơn mức thay đổi của sản lượng thực tế
C.  
Thay đổi luôn lớn hơn mức thay đổi của sản lượng thực tế
D.  
Không thay đổi
Câu 22: 0.25 điểm
Các chi phí nào sau đây là chi phí trung gian:
A.  
Tiền lương công nhân
B.  
Tiền khấu trừ máy móc thiết bị
C.  
Tiền thuê vận chuyển hàng hóa
D.  
b, c đúng
Câu 23: 0.25 điểm
Chỉ tiêu nào sau đây thường dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế:
A.  
GDP thực
B.  
GDP danh nghĩa
C.  
GNP
D.  
NI
Câu 24: 0.25 điểm
16/ Biến số nào sau đây có thể thay đổi mà không gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cung:
A.  
Các chính sách của chính phủ thay đổi
B.  
Lãi suất
C.  
Giá cả các yếu tố đầu vào
D.  
Mức giá cả chung
Câu 25: 0.25 điểm
14/ Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu làm cho nền kinh tế :
A.  
Đạt trạng thái ổn định kinh tế
B.  
Đạt sản lượng tiềm năng
C.  
Toàn dụng các nguồn lực
D.  
Các câu trên đều sai
Câu 26: 0.25 điểm
Số nhân của chi tiêu chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ:
A.  
Bằng với số nhân của thuế ròng
B.  
Nghịch đảo với số nhân của thuế
C.  
Bằng số nhân của chi tiêu tự định (hay số nhân của tổng cầu)
D.  
Bằng tích giữa số nhân của thuế với khuynh hướng tiêu dùng biên
Câu 27: 0.25 điểm
Nếu lãi suất trên thị trường tiền tệ cao hơn mức lãi suất cân bằng sẽ có hiện tượng:
A.  
Thừa tiền
B.  
Thiếu tiền
C.  
Cân bằng tiền tệ
D.  
Không thể kết luận
Câu 28: 0.25 điểm
Tính theo chi tiêu, GDP là tổng:
A.  
Tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư tư nhân, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu
B.  
Tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư tư nhân và chính phủ, xuất khẩu ròng
C.  
Tiêu dùng hộ gia đình và chính phủ, đầu tư tư nhân và xuất khẩu
D.  
Cả 3 đều sai
Câu 29: 0.25 điểm
Nếu các ngân hàng thương mại muốn giữ 4% tiền gửi dưới dạng dự trữ và dân chúng đang giữ lượng tiền mặt bằng 20% so với tiền gửi ngân hàng có thể viết séc thì số nhân tiền là bao nhiêu:
A.  
11,0
B.  
10,0
C.  
8,5
D.  
5,0
Câu 30: 0.25 điểm
11/ Sự cân bằng tổng cung - tổng cầu có nghĩa là:
A.  
Tỷ lệ lạm phát bằng 0
B.  
Tỷ lệ thất nghiệp bằng 0
C.  
Sản lượng ổn định ở mức sản lượng tiềm năng
D.  
a, b, c đều sai
Câu 31: 0.25 điểm
Chính phủ tăng trợ cấp xã hội 8 tỷ đồng, biết thuế biên theo thu nhập là 0,2; tiêu dùng theo thu nhập khả dụng 0,9; đầu tư là hằng số. Hỏi lượng trợ cấp đó đã làm Tổng cầu thay đổi như thế nào?
A.  
Tăng 7,2 tỷ
B.  
Giảm 7,2 tỷ
C.  
Tăng 5,6 tỷ
D.  
Số khác
Câu 32: 0.25 điểm
Ngân sách chính phủ thâm hụt khi:
A.  
tăng G, giảm T
B.  
G > 0, T < 0
C.  
T > 0, G < 0
D.  
Cả 3 đều sai
Câu 33: 0.25 điểm
12/ Ổn định kinh tế nhằm đạt mục tiêu:
A.  
Triệt tiêu thất nghiệp
B.  
Toàn dụng các nguồn lực
C.  
Tối đa sản lượng
D.  
Các câu trên đều đúng
Câu 34: 0.25 điểm
Nếu nền kinh tế đang ở mức toàn dụng, chính phủ giảm thuế và chi tiêu một lượng bằng nhau. Trạng thái kinh tế sẽ là:
A.  
Suy thoái sang lạm phát
B.  
Suy thoái sang ổn định
C.  
Ổn định sang suy thoái
D.  
Ổn định sang lạm phát
Câu 35: 0.25 điểm
Chính phủ tăng trợ cấp xã hội 8 tỷ đồng, biết thuế biên theo thu nhập là 0,2; tiêu dùng theo thu nhập khả dụng 0,9; đầu tư là hằng số. Hỏi lượng trợ cấp đó đã làm Giá trị sản lượng thay đổi như thế nào?
A.  
Tăng 25,7 tỷ
B.  
Giảm 257 tỷ
C.  
Tăng 2,01 tỷ
D.  
Số khác
Câu 36: 0.25 điểm
8/Ở sản lượng toàn dụng các nguồn lực:
A.  
Không có thất nghiệp
B.  
Tỉ lệ thất nghiệp thấp đó là những người thất nghiệp tự nguyện
C.  
Tỉ lệ thất nghiệp cao vì tại đó lạm phát thấp
D.  
Không thể kết luận
Câu 37: 0.25 điểm
Số nhân tiền KM = 3 phản ánh:
A.  
Khi NHTW phát hành thêm 1 đơn vị tiền thì khối tiền cung ứng sẽ tăng thêm 3 đơn vị tiền
B.  
Lượng tiền giấy sẽ giảm bớt 3 đơn vị tiền khi giảm bớt 1 đơn vị tiền giấy phát hành
C.  
Lượng tiền phát hành thay đổi 3 đơn vị tiền khi NHTW cung ứng thêm 1 đơn vị tiền
D.  
Câu a và b đúng
Câu 38: 0.25 điểm
Giả sử nền kinh tế đang có tỷ lệ thất nghiệp ở mức thất nghiệp tự nhiên, nếu chính phủ muốn tăng chi tiêu ngân sách thêm 2000 tỷ đồng mà tránh lạm phát thì khi đó chính phủ nên:
A.  
Tăng thuế nhiều hơn 2000 tỷ đồng
B.  
Giảm thuế nhiều hơn 2000 tỷ đồng
C.  
Tăng thuế đúng 2000 tỷ đồng
D.  
Giảm thuế đúng 2000 tỷ đồng
Câu 39: 0.25 điểm
Giả sử tiền mặt so với tiền gửi là 0,2 và tỷ lệ dự trữ so với tiền gửi là 0,1 nếu muốn tăng cung tiền
A.  
1,2 tỷ đồng thông qua hoạt động của thị trường mở, ngân hàng trung ương phải:
B.  
Mua 250 triệu trái phiếu Chính phủ
C.  
Mua 300 triệu trái phiếu Chính phủ
D.  
Bán 167 triệu trái phiếu Chính phủ
E.  
Bán 250 triệu trái phiếu Chính phủ
Câu 40: 0.25 điểm
Chính phủ tăng trợ cấp xã hội 8 tỷ đồng, biết thuế biên theo thu nhập là 0,2; tiêu dùng theo thu nhập khả dụng 0,9; đầu tư là hằng số. Hỏi lượng trợ cấp đó đã làm Tổng cầu thay đổi như thế nào?
A.  
Tăng 7,2 tỷ
B.  
Giảm 7,2 tỷ
C.  
Tăng 5,6 tỷ
D.  
Số khác

Đề thi tương tự