thumbnail

Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án

Tài liệu ôn luyện chuyên sâu về chủ đề Tiến hoá trong chương trình Sinh học lớp 12. Đề thi gồm nhiều dạng câu hỏi lý thuyết và ứng dụng, cung cấp đáp án kèm giải thích chi tiết. Đây là tài liệu phù hợp để học sinh củng cố kiến thức trọng tâm về tiến hoá và rèn luyện kỹ năng làm bài thi nhanh, chính xác.

Từ khoá: biology_reviewgraduation_examgrade_12progression

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Sinh Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧬📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Theo Darwin, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
A.  
cá thể.
B.  
quần xã.
C.  
quần thể.
D.  
hệ sinh thái.
Câu 2: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây không chính xác khi nói về cơ quan tương đồng?
A.  
Phản ánh sự tiến hoá phân li.
B.  
Phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
C.  
Phản ánh nguồn gốc chung.
D.  
Phản ánh mối liên quan giữa các loài.
Câu 3: 1 điểm
Darwin gọi những biến dị cá thể giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn là
A.  
đặc điểm thích nghi.
B.  
đấu tranh sinh tồn.
C.  
biến dị di truyền.
D.  
chọn lọc tự nhiên.
Câu 4: 1 điểm
Đơn vị của tiến hoá nhỏ là
A.  
cá thể.
B.  
quần thể.
C.  
loài.
D.  
quần xã.
Câu 5: 1 điểm
Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định chiều hướng tiến hoá?
A.  
Chọn lọc tự nhiên.
B.  
Phiêu bạt di truyền.
C.  
Dòng gene.
D.  
Đột biến.
Câu 6: 1 điểm
Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số allele chậm nhất là
A.  
giao phối không ngẫu nhiên.
B.  
đột biến.
C.  
chọn lọc tự nhiên.
D.  
dòng gene.
Câu 7: 1 điểm
Nhân tố tiến hoá làm xuất hiện allele mới là
A.  
giao phối không ngẫu nhiên.
B.  
đột biến.
C.  
chọn lọc tự nhiên.
D.  
dòng gene.
Câu 8: 1 điểm
Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số allele của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A.  
đột biến.
B.  
di nhập gene.
C.  
phiêu bạt di truyền.
D.  
giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 9: 1 điểm
Quá trình nào sau đây diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?
A.  
Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
B.  
Tạo thành các coacervate theo phương thức hoá học.
C.  
Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên theo phương thức hoá học.
D.  
Xuất hiện các enzyme theo phương thức hoá học.
Câu 10: 1 điểm
Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hoá sinh học là xuất hiện
A.  
quy luật chọn lọc tự nhiên.
B.  
các hạt coacervate.
C.  
các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ.
D.  
các sinh vật đơn giản đầu tiên.
Câu 11: 1 điểm
Tiến hoá nhỏ là
A.  
A. sự biến đổi tần số các allele, tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ.
B.  
B. quá trình hình thành loài mới và các nhóm phân loại trên loài.
C.  
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.  
D. biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể và hình thành đặc điểm thích nghi.
Câu 12: 1 điểm
Tiến hoá sinh học được bắt đầu từ khi tế bào được hình thành. Hoá thạch tế bào nhân sơ cổ nhất có tuổi khoảng
A.  
3,5 tỉ năm.
B.  
1,8 tỉ năm.
C.  
4,5 tỉ năm.
D.  
4,4 triệu năm.
Câu 13: 1 điểm
Nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định và có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể?
A.  
Giao phối không ngẫu nhiên.
B.  
Các phiêu bạt di truyền.
C.  
Chọn lọc tự nhiên.
D.  
Dòng gene
Câu 14: 1 điểm
Nhân tố tiến hoá nào duy nhất làm cho một đặc điểm trở nên phổ biến trong quần thể?
A.  
Giao phối không ngẫu nhiên.
B.  
Các phiêu bạt di truyền.
C.  
Chọn lọc tự nhiên.
D.  
Đột biến.
Câu 15: 1 điểm
Tế bào nhân thực được cho là có nguồn gốc từ vi khuẩn dựa theo thuyết nội cộng sinh, với các đặc điểm giống nhau về: chuỗi chuyền electron hô hấp trên màng vi khuẩn và màng trong ti thể; ribosome ti thể, DNA dạng vòng trong ti thể, ribosome và DNA dạng vòng lục lạp với ribosome và DNA của vi khuẩn. Đây là ví dụ minh hoạ cho loại bằng chứng tiến hoá nào sau đây?
A.  
Bằng chứng giải phẫu so sánh.
B.  
Bằng chứng phôi sinh học.
C.  
Bằng chứng sinh học phân tử.
D.  
Bằng chứng tế bào học.
Câu 16: 1 điểm
Cấu trúc và hình thái của chi trước ở một số loài thú được mô tả ở hình bên. Phát biểu nào sau đây phù hợp nhất với hình?
Hình ảnh
A.  
Do điều kiện sống khác nhau của các loài nên cấu trúc chi trước khác nhau.
B.  
Đây là hình ảnh minh hoạ cơ quan tương tự.
C.  
Ví dụ phản ánh hướng tiến hoá phân li của sinh vật.
D.  
Là bằng chứng trực tiếp phản ánh nguồn gốc chung giữa các loài.
Câu 17: 1 điểm
Bằng chứng tiến hoá nào sau đây phản ánh hướng tiến hoá hội tụ?
A.  
Cơ quan tương tự.
B.  
Cơ quan tương đồng.
C.  
Cơ quan thoái hoá.
D.  
Hoá thạch.
Câu 18: 1 điểm
Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống cây trồng, vật nuôi theo Darwin là
A.  
chọn lọc nhân tạo.
B.  
chọn lọc tự nhiên.
C.  
biến dị cá thể.
D.  
thường biển.
Câu 19: 1 điểm
Đặc điểm nào sau đây thuộc về hình thành loài bằng cách li sinh thái?
A.  
Đột biến làm thay đổi kiểu gene liên quan đến tập tính giao phối.
B.  
Đột biến hình thành thể song nhị bội.
C.  
Thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D.  
Thường xảy ra đối với những loài động vật ít di chuyển.
Câu 20: 1 điểm

Bảng thông tin dưới đây về tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc và ví dụ minh hoạ.

Tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc

Ví dụ

1. Tiêu chuẩn hình thái

2. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái

3. Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hoá

4. Tiêu chuẩn cách li sinh sản

a. Loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất; loài mao lương sống sống ở bờ mương có lá hình bầu dục, ít răng cưa

b. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác

c. Rau dền gai và rau dền cơm (thân không có gai)

d. Thuốc lá và cà chua đều thuộc họ cà nhưng thuốc lá có khả năng tổng hợp alkaloid còn cà chua thì không

Tổ hợp nào sau đây đúng với mỗi tiêu chuẩn và ví dụ minh hoạ cho tiêu chuẩn đó?

A.  
1c, 2a, 3d, 4b.
B.  
1b, 2a, 3d, 4c.
C.  
1a, 2d, 3c, 4b.
D.  
1c, 2d, 3b, 4a.
Câu 21: 1 điểm

Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:

F1: 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa. F2: 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa.

F3: 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa. F4: 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa.

Cho biết các kiểu gene khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?

A.  
Phiêu bạt di truyền.
B.  
Giao phối không ngẫu nhiên.
C.  
Chọn lọc tự nhiên.
D.  
Đột biến gene.
Câu 22: 1 điểm
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
A.  
Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B.  
Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
C.  
Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D.  
Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
Câu 23: 1 điểm
Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gene đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hoá tác động làm phân hoá vốn gene của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng con đường
A.  
lai xa và đa bội hoá.
B.  
khác khu vực địa lí.
C.  
cùng khu vực địa lí.
D.  
tự đa bội.
Câu 24: 1 điểm
Theo quan niệm của Darwin, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:
A.  
Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B.  
Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C.  
Tích luỹ những biến dị có lợi đối với sinh vật.
D.  
Phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 25: 1 điểm
Trong cuốn Nguồn gốc các loài xuất bản năm 1859, Darwin đã đưa ra luận điểm “hậu duệ có biến đổi”. Phát biểu nào sau đây đúng về cơ chế của hậu duệ có biến đổi?
A.  
Tác động của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá.
B.  
Tính thống nhất trong quan hệ họ hàng giữa các loài.
C.  
Tính đa dạng do có sự biến đổi được tiến hoá.
D.  
Sự thích nghi kịp thời của sinh vật với sự biến đổi của môi trường.
Câu 26: 1 điểm
Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Chọn lọc tự nhiên dễ dàng loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó khỏi quần thể dù allele đó có lợi.
B.  
Chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt di truyền có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
C.  
Dòng gene làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.
D.  
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
Câu 27: 1 điểm
Có hai quần thể cỏ, một quần thể phân bố ở ven đê và một quần thể phân bố ở bãi bồi sông. Hàng năm mùa lũ vào tháng 8, tháng 9, quần thể cỏ ở bãi bồi thường ra hoa và kết quả trước tháng 8, tháng 9. Quần thể cỏ trên đê ra hoa và kết quả sau tháng 8, tháng 9. Dần dần hai quần thể cỏ không có dạng lai. Đây là ví dụ minh hoạ con đường hình thành loài mới bằng cách li
A.  
địa lí.
B.  
sinh thái.
C.  
tập tính.
D.  
sinh sản.
Câu 28: 1 điểm
Ví dụ nào dưới đây về quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lí?
A.  
Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ sông.
B.  
Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n =52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ.
C.  
Hai quần thể cá sống chung ở một hồ có hình thái giống nhau nhưng một quần thể có màu hồng, một quần thể có màu xám nên không giao phối với nhau.
D.  
Chim sẻ ngô phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hoá thành nòi Châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn Độ.
Câu 29: 1 điểm

Cho tỉ lệ % giống nhau về DNA của các loài linh trưởng và người trong bảng dưới đây:

Các loài

Khỉ Rhesus

Tinh tinh

Vượn Gibbon

Khỉ Vervet

Tỉ lệ % DNA khác so với DNA người

8,9%

2,4%

5,3%

9,5%

Dựa vào bảng này, loài nào có quan hệ gần gũi nhất với loài người?

A.  
Khỉ Rhesus.
B.  
Khỉ Vervet.
C.  
Tinh tinh.
D.  
Vượn Gibbon.
Câu 30: 1 điểm
Hình vẽ bên mô tả quá trình săn mồi của một con diều dâu trong 3 tháng ở một quần thể chuột. Sự thay đổi trong quần thể chuột có thể được giải thích hợp lí bằng
Hình ảnh
A.  
phiêu bạt di truyền.
B.  
đột biến gene.
C.  
chọn lọc tự nhiên.
D.  
giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 31: 1 điểm
Lai loài lúa mì có bộ NST 2n = 14 (kí hiệu hệ gene là AA) với loài cỏ dại có bộ NST 2n = 14 (kí hiệu hệ gene là BB) được con lai có bộ NST n + n = 14 (kí hiệu hệ gene là AB) bị bất thụ, sau đó xuất hiện loài mới là dạng song nhị bội (kí hiệu hệ gene là AABB). Phát biểu sau đây không đúng về quá trình trên?
A.  
Đây là quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
B.  
Đa bội hoá giúp khắc phục hình thái bất thường xuất hiện ở con lai của phép lai xa.
C.  
Thể song nhị bội AABB có bộ NST 4n = 28 là kết quả của quá trình đa bội hoá từ con lai.
D.  
Con lai của phép lai xa bất thụ vì mang hai bộ NST khác nhau (không tương đồng).
Câu 32: 1 điểm

Bảng sau đây cho thấy sự khác biệt về trình tự amino acid trong chuỗi hemoglobin của người và một số động vật khác.

Loài

Trình tự amino acid

Người

Lis-Glu-His-Iso

Ngựa

Arg-Lis-His-Lis

Khỉ đột

Lis-Glu-His-Iso

Tinh tinh

Lis-Glu-His-Iso

Ngựa vằn

Arg-Lis-His-Arg

Thông tin trong bảng cung cấp dữ liệu có thể giúp xác định các mối quan hệ tiến hoá là loại bằng chứng tiến hoá nào sau đây?

A.  
Hoá thạch.
B.  
Giải phẫu học so sánh.
C.  
Tế bào học.
D.  
Sinh học phân tử.
Câu 33: 1 điểm

Tỉ lệ % các amino acid sai khác nhau ở chuỗi polipeptide alpha trong phân tử Hemoglobin thể hiện ở bảng sau:

Cá mập

Cá chép

Kì nhông

Chó

Người

Cá mập

0

59,4

61,4

56,8

53,2

Cá chép

0

53,2

47,9

48,6

Kì nhông

0

46,1

44,0

Chó

0

16,3

Người

0

Trình tự nào sau đây thể hiện mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người với các loài khác?

A.  
Người — chó – kì nhông – cá chép – cá mập.
B.  
Người – cá mập – cá chép – kì nhông – chó.
C.  
Người – chó – cá chép – kì nhông – cá mập.
D.  
Người — chó – cá mập – cá chép – kì nhông.
Câu 34: 1 điểm
Từ năm 1831 đến năm 1836, Darwin đi vòng quanh thế giới, quan sát động vật trên các lục địa và hải đảo khác nhau. Trên quần đảo Galapagos, Darwin đã quan sát thấy một số loài chim sẻ có hình dạng mỏ độc đáo. Ông quan sát thấy những loài chim sẻ này gần giống với các loài chim sẻ khác trên đất liền Nam Mỹ. Các loài chim sẻ này có nhiều đặc điểm chung nhưng vẫn có một số khác biệt nhỏ về hình dạng và kích thước mỏ. Phát biểu nào sau đây đúng về sự khác biệt của kích thước mỏ giữa các loài chim sẻ?
Hình ảnh
A.  
Mỏ của chim sẻ đã thay đổi để tiếp cận tốt hơn các nguồn thức ăn khác nhau.
B.  
Sự đa dạng về kích thước mỏ làm cho các loài chim sẻ đều có thể ăn cùng loại thức ăn.
C.  
Mỏ của loài chim sẻ thay đổi sau khi loài chim di cư đến cùng một hòn đảo.
D.  
Mỏ của chim sẻ thay đổi khi kích thước cơ thể của chúng thay đổi.
Câu 35: 1 điểm
Khi nghiên cứu một loài bướm sâu đo bạch dương (Biston betularia) vốn có màu trắng đốm đen sống trên thân cây bạch dương màu trắng, sau nhiều năm ở vùng này có khu công nghiệp nhiều bụi than từ nhà máy phun ra bám vào thân cây, tỉ lệ các cá thể màu đen trong quần thể đã lên tới 80%. Phát biểu sau đây không đúng về quá trình hình thành quần thể thích nghi của loài bướm sâu đo bạch dương?
A.  
Trong môi trường bụi than, thể đột biến màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim khó phát hiện, vì vậy chúng dần thay thế dạng đen.
B.  
Màu sắc ngụy trang của bướm sâu đo bạch dương là kết quả của quá trình chọn lọc cá thể đột biến có lợi cho bướm, đã phát sinh ngẫu nhiên trong lòng quần thể bướm.
C.  
Màu sắc cơ thể bướm là sự biến đổi cho phù hợp với môi trường (thường biến) hoặc do bụi than nhà máy.
D.  
Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình màu đen.
Câu 36: 1 điểm
Trong vòng vài tuần chữa trị bằng thuốc 3TC, quần thể HIV ở người bệnh bao gồm toàn loại virus kháng 3TC. Phát biểu nào sau đây đúng để giải thích hiện tượng trên?
A.  
HIV có thể thay đổi protein bề mặt và kháng lại các vaccine.
B.  
HIV bắt đầu tạo ra các phiên bản enzyme sao chép ngược trong khi đáp ứng lại thuốc.
C.  
Một số ít virus kháng thuốc đã có sẵn ngay khi bắt đầu chữa trị và chọn lọc tự nhiên chỉ làm gia tăng tần số của chúng trong quần thể.
D.  
Thuốc đã làm cho RNA của virus biến đổi dẫn đến virus có thể kháng thuốc.
Câu 37: 1 điểm

Khi phân tích đoạn mạch mã gốc của gene mã hoá cho cùng một loại protein ở 4 loài sinh vật, người ta thu được trình tự các nucleotide trên exon tương ứng như sau:

Loài A: 3'... - GTT-TAX-TGT-AAG-TTX-TGG-5'

Loài B: 3'... - GTT-GAX-TGT-AAG-TTX-TGG-5'

Loài C: 3'... - GTT-GAX-TGT-AAG-TTX-TAG-5'

Loài D: 3'... - GTT-GAX-GGT-AAT-TTT-TGG-5'

Biết hệ gene của 4 loài sinh vật này chỉ khác nhau ở đoạn trình tự trên. Theo lí thuyết, phát biểu sau đây đúng về 4 loài này?

A.  
Loài A có quan hệ họ hàng gần nhất với loài B vì trình tự nucleotide sai khác ít nhất.
B.  
Loài D đã tiến hoá thành loài A do một đột biến điểm.
C.  
Loài B đã tiến hoá thành loài C do đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X.
D.  
Trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide tương ứng của các loài này giống nhau.
Câu 38: 1 điểm
Gene TAS2R38 của cơ thể người mã hoá một loại protein màng tế bào ảnh hưởng đến khả năng nếm các hợp chất đắng. Những người sở hữu ít nhất một allele TAS2R38 có khả năng vị giác tốt hơn và có thể nếm một số loại chất đắng. Người ta ước tính rằng có khoảng 70% con người có khả năng vị giác? tốt hơn. Phát biểu nào sau đây giải thích tốt nhất tần số của kiểu hình vị giác tốt hơn này?
A.  
Nhiều hợp chất độc hại có vị đắng, do đó allele TAS2R38 mang lại lợi thế sinh tồn của tổ tiên loài người.
B.  
Tổ tiên loài người có allele TAS2R38 có nhiều khả năng tiêu thụ thực phẩm có vị đắng hơn.
C.  
Thực phẩm có vị đắng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn và có nhiều khả năng được tiêu thụ bởi tổ tiên loài người không có allele TAS2R38.
D.  
Hiện tượng thiếu allele TAS2R38 mang lại lợi thế sinh tồn tốt hơn cho tổ tiên loài người.
Câu 39: 1 điểm
Tay người và vây cá voi là bằng chứng về
A.  
cấu trúc tương tự.
B.  
cấu trúc thoái hoá.
C.  
cấu trúc tương đồng.
D.  
phôi sinh học.
Câu 40: 1 điểm
Mang cá và mang tôm, chân chuột chũi và chân dế dũi (dế trũi), cánh sâu bọ và 1 cánh dơi là những bằng chứng về
A.  
cấu trúc tương tự.
B.  
cấu trúc tương đồng.
C.  
cấu trúc thoái hoá.
D.  
tế bào học.
Câu 41: 1 điểm
Theo quan niệm hiện đại, nhân tố đột biến làm thay đổi tần số allele
A.  
không theo hướng nhất định.
B.  
rất chậm, coi như không đáng kể.
C.  
theo một hướng xác định.
D.  
giảm dần tần số allele có lợi.
Câu 42: 1 điểm
Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?
A.  
Cấu trúc thoái hoá.
B.  
Cấu trúc tương tự.
C.  
Cấu trúc tương đồng.
D.  
Hoá thạch.
Câu 43: 1 điểm
Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT
A.  
liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
B.  
chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
C.  
là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
D.  
không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
Câu 44: 1 điểm
Diane Dodd đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng hai môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường maltose. Sau đó bà cho 2 loại ruồi sống chung và nhận thấy “ruồi maltose” không thích giao phối với “ruồi tinh bột”. Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường nào?
A.  
Khác khu vực địa lí.
B.  
Cùng khu vực địa lí,
C.  
Tự đa bội.
D.  
Lai xa và đa bội hoá.
Câu 45: 1 điểm
Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo Ôm thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
A.  
bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
B.  
bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
C.  
ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.
D.  
ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
Câu 46: 1 điểm

Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:

– Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.

– Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?

A.  
Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.
B.  
Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau.
C.  
Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ.
D.  
Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.

Peter và Rosemary Grant cùng các đồng nghiệp của họ đã nghiên cứu quần thể chim sẻ Galápagos hàng năm kể từ năm 1976. Nghiên cứu được thực hiện trên kích thước mỏ của loài chim sẻ Geospiza fortis ăn hạt sống trên đảo Galapagos. Những con chim này đã thừa hưởng sự biến đổi về hình dạng mỏ với một số cá thể có mỏ rộng, sâu và những cá thể khác có mỏ mỏng hơn. Những loài chim có mỏ lớn ăn hiệu quả hơn những hạt lớn, cứng, trong khi những loài chim có mỏ nhỏ hơn ăn những hạt nhỏ, mềm hiệu quả hơn. Trong năm 1977, một đợt hạn hán đã làm thay đổi thảm thực vật trên đảo. Sau thời kì này, số lượng hạt giảm đi đáng kể; sự suy giảm ở hạt nhỏ, mềm lớn hơn sự suy giảm ở hạt to, cứng. Một số kết quả nghiên cứu được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Hình ảnh

Mỗi nhận định nào sau đây là đúng hay sai khi giải thích về nguyên nhân sự thay đổi kích thước mỏ chim trong biểu đồ trên?

Câu 47: 1 điểm

a. Các chim sẻ trong quần thể thích nghi với những năm hạn hán bằng cách phát triển mỏ lớn hơn, truyền lại đặc điểm cho con cái và dẫn đến tăng kích thước mỏ trung bình.

Câu 48: 1 điểm

b. Kích thước mỏ trung bình của chim sẻ tăng trong những năm hạn hán và giảm trong những năm ẩm ướt.

Câu 49: 1 điểm

c. Kích thước mỏ trung bình tăng từ 9,5 mm năm 1976 lên 9,9 mm năm 1977 trước khi giảm dần xuống 9,7 mm vào năm 1979.

Câu 50: 1 điểm

d. Những loài chim sẻ có mỏ lớn hơn có lợi thế hơn khi cạnh tranh thức ăn trong những năm hạn hán, do đó có nhiều khả năng sống sót và di truyền cho thế hệ sau, làm tăng kích thước mỏ.

Vaccine liên hợp phế cầu khuẩn PCV13 có thể phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Biểu đồ dưới đây thể hiện các trường hợp mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn do kháng kháng sinh chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra trước và sau khi PCV13 được đưa vào sử dụng.

Hình ảnh

Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai khi giải thích về số ca mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn do kháng sinh chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra sau khi PCV13 được đưa vào sử dụng.

Câu 51: 1 điểm

a. Vaccine đã tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nên số ca mắc bệnh giảm rõ rệt.

Câu 52: 1 điểm

b. Vaccine làm giảm việc sử dụng kháng sinh, các allele kháng thuốc không còn có lợi.

Câu 53: 1 điểm

c. Vi khuẩn phản ứng lại bằng cách trở nên ít kháng thuốc hơn do việc sử dụng kháng sinh giảm.

Câu 54: 1 điểm

d. Vaccine ngăn ngừa sự di truyền các allele kháng thuốc khi vi khuẩn phân chia.

Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nhiễm trùng liên quan đến hệ sinh sản của con người. Biểu đồ cho thấy vi khuẩn này có khả năng kháng sáu loại thuốc kháng sinh trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2000 đến 2021. (Nguồn: CDC Hoa Kì).

Hình ảnh

Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai về vi khuẩn và bệnh do vi khuẩn này gây nên?

Câu 55: 1 điểm

a. Trong phân lập nuôi cấy thì có thể sử dụng chất kháng khuẩn Ciprofloxacin vào môi trường nuôi cấy để ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn khác và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.

Câu 56: 1 điểm

b. Tổng tỉ lệ phần trăm kháng thuốc kháng sinh gia tăng cao vào năm 2019 là do người dân không sử dụng thuốc kháng sinh đúng quy định.

Câu 57: 1 điểm

c. Ban đầu đã có một số virus có khả năng kháng thuốc và được chọn lọc tự nhiên giữ lại, gia tăng số lượng ở các thế hệ sau.

Câu 58: 1 điểm

d. Thuốc đặc trị vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hiệu quả trong các nhóm kháng sinh trên đang được sử dụng điều trị là Ceftriaxone.

Những phát biểu sau đây về nhân tố tiến hoá đúng hay sai?

Câu 59: 1 điểm

a. Đột biến rất hiếm gặp nên sự thay đổi tần số allele gây nên bởi đột biến từ thế hệ này sang thế hệ khác là rất nhỏ.

Câu 60: 1 điểm

b. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele nhưng không ảnh hưởng đến tần số kiểu gene trong quần thể.

Câu 61: 1 điểm

c. Chọn lọc tự nhiên, phiêu bạt di truyền và dòng gene trực tiếp làm thay đổi tần số allele và gây nên sự thay đổi tiến hoá mạnh nhất.

Câu 62: 1 điểm

d. Đột biến và dòng gene đều có thể mang allele mới đến cho một quần thể và chọn lọc tự nhiên sau đó có thể làm tăng hoặc giảm tần số allele đó trong quần thể.

Năm 1980, John Endler công bố kết quả của thí nghiệm trên cá bảy màu, đây là loài cá có kiểu hình đa màu sắc. Ông quan sát trong tự nhiên cá bảy màu trưởng thành thường có màu sắc nhiều đốm sáng hơn vì có lợi thế hơn trong sinh sản do các con cá cái ưa cá đực màu sắc sáng. Tuy nhiên, màu sắc sáng lại dễ bị kẻ thù ăn thịt phát hiện. Ông đã làm thí nghiệm bằng cách thu thập cá bảy màu trong tự nhiên và nuôi nhân tạo trong 3 môi trường: (R) ao chứa cá Rivulus (loài cá chuyên ăn thịt cá bảy màu con khi chưa biểu hiện màu sắc của cá thể trưởng thành) (K) ao nuôi không Tin chứa cá ăn thịt; (C) ao nuôi chứa cá Clichlid (cá chuyên ăn thịt cá bảy màu trưởng long thành). Kết quả thu được trong biểu đồ dưới đây. Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai về thí nghiệm này?

Hình ảnh
Câu 63: 1 điểm

a. Ở ao hồ có cá ăn thịt Clichlid thì cá đực bảy màu có xu hướng màu sáng hơn so với ao nuôi có chứa cá ăn thịt Rivulus.

Câu 64: 1 điểm

b. Trong môi trường có cá ăn thịt Rivulus thì cá bảy màu trưởng thành có xu hướng màu tối hơn để trốn tránh kẻ thù.

Câu 65: 1 điểm

c. Ao K có số lượng đốm sáng trên thân cá đực bảy màu tăng là do cá bảy màu cái có xu hướng lựa chọn cá đực sáng màu.

Câu 66: 1 điểm

d. Nhân tố tiến hoá tác động là chọn lọc tự nhiên, sự thay đổi vật ăn thịt đã làm xuất hiện các biến dị khác (kiểu màu sáng hơn) có lợi cho quần thể.

Hình bên là sơ đồ hình thành loài bằng con đường cách li địa lí, với các loài kí hiệu là A, B, C, D. Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai khi nói về con đường hình thành các loài trên?

Hình ảnh
Câu 67: 1 điểm

a. Điều kiện địa lí ở đảo 1 đã làm phân hoá vốn gene của quần thể A ở đảo 1 khác với quần thể gốc A ở đất liền.

Câu 68: 1 điểm

b. Do cách li địa lí mà vốn gene của quần thể A ở đảo 1 và đất liền; giữa quần thể B ở đảo 1 với đảo 2 và đảo 3 ngày càng khác biệt nhau.

Câu 69: 1 điểm

c. Quần thể C ở đảo 2 và đảo 3 giống nhau về vốn gene nên không xuất hiện loài mới.

Câu 70: 1 điểm

d. Loài B có khả năng hình thành nên nhiều loài khác nhau bằng con đường cách li địa lí.

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, khi nói về các nhân tố tiến hoá, mỗi phát ần biểu sau đây đúng hay sai?

Câu 71: 1 điểm

a. Đột biến và dòng gene luôn làm xuất hiện allele mới trong quần thể.

Câu 72: 1 điểm

b. Các phiêu bạt di truyền và chọn lọc tự nhiên đều có thể làm nghèo vốn gene của quần thể.

Câu 73: 1 điểm

c. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền.

Câu 74: 1 điểm

d. Đột biến làm thay đổi tần số allele, thành phần kiểu gene theo một hướng xác định.

Khi nói về các phiêu bạt di truyền theo thuyết tiến hoá hiện đại, mỗi phát biểu sau v đây đúng hay sai?

Câu 75: 1 điểm

a. Khi không xảy ra đột biến thì các phiêu bạt di truyền không thể làm thay đổi thành tinh phần kiểu gene và tần số allele của quần thể.

Câu 76: 1 điểm

b. Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gene khác với vốn gene của quần thể ban đầu.

Câu 77: 1 điểm

c. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các phiêu bạt di truyền càng dễ làm thay đổi tần số allele của quần thể và ngược lại.

Câu 78: 1 điểm

d. Kết quả tác động của các phiêu bạt di truyền có thể dẫn đến làm nghèo vốn gene của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) trong tiến hoá nhỏ, mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?

Câu 79: 1 điểm

a. CLTN làm tần số tương đối của các allele trong mỗi gene biến đổi đột ngột không theo một hướng xác định.

Câu 80: 1 điểm

b. CLTN quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

Câu 81: 1 điểm

c. CLTN phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gene khác nhau trong quần thể.

Câu 82: 1 điểm

d. CLTN phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.

Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, xác định mỗi nhận xét được rút ra sau đây đúng hay sai?

Câu 83: 1 điểm

a. Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li sinh sản.

Câu 84: 1 điểm

b. Cây C được hình thành là kết quả của sự lai xa và đa bội hoá.

Câu 85: 1 điểm

c. Cây C không có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 86: 1 điểm

d. Cây C mang các đặc điểm của hai loài A và B.

Năm 1950, S. Miller và H. Urey thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các amino acid cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, xác định mỗi nhận xét được rút ra sau đây đúng hay sai?

Câu 87: 1 điểm

a. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên muốn thuỷ của Trái Đất.

Câu 88: 1 điểm

b. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ nhờ nguồn năng lượng sinh học.

Câu 89: 1 điểm

c. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái anh Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.

Câu 90: 1 điểm

d. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên.

Giả sử tần số tương đối của các allele ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Khi nói về nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng trên thì mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?

Câu 91: 1 điểm

a. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.

Câu 92: 1 điểm

b. Dòng gene đã xảy ra ở một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.

Câu 93: 1 điểm

c. Quần thể chuyển từ giao phối cận huyết sang giao phối ngẫu nhiên.

Câu 94: 1 điểm

d. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi allele A thành allele a.

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ ở các loài giao phối?

Câu 95: 1 điểm

a. Quần thể là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên.

Câu 96: 1 điểm

b. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

Câu 97: 1 điểm

c. Cấu trúc di truyền của quần thể tương đối ổn định qua các thế hệ, không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hoá.

Câu 98: 1 điểm

d. Quần thể có hệ gene kín, ít trao đổi cá thể với các quần thể khác trong cùng loài.

Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí, mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai?

Câu 99: 1 điểm

a. Hình thành loài khác khu địa lí ít xảy ra hơn ở các đảo gần bờ so với các đảo cách biệt ngoài khơi có cùng kích thước vì dòng gene (di – nhập gene) giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo gần bờ làm giảm cơ hội phân hoá di truyền giữa hai quần thể cách li địa lí khiến cơ hội hình thành loài bị giảm.

Câu 100: 1 điểm
b. Hình thành loài khác khu địa lí xảy ra nhiều hơn ở các đảo gần bờ so với các đảo cách biệt ngoài khơi có cùng kích thước vì dòng gene giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo gần bờ làm tăng cơ hội phân hóa di truyền giữa hai quần thể cách li địa lí khiến cơ hội hình thành loài tăng lên.
Câu 101: 1 điểm

c. Hình thành loài khác khu địa lí xảy ra nhiều hơn ở các đảo gần bờ so với các đảo cách biệt ngoài khơi có cùng kích thước vì dòng gene giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo gần bờ làm giảm cơ hội phân hóa di truyền giữa hai quần thể cách li địa lí khiến cơ hội hình thành loài bị giảm.

Câu 102: 1 điểm

d. Hình thành loài khác khu địa lí ít xảy ra hơn ở các đảo xa bờ so với các đảo gần bờ có cùng kích thước vì dòng gene giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo xa bờ làm giảm cơ hội phân hóa di truyền giữa hai quần thể cách li địa lí khiến cơ hội hình thành loài bị giảm.

Quan sát các trình tự DNA có nhiều gene của người rất giống với các trình tự ôn tương ứng ở tỉnh tinh. Mỗi giải thích sau đây đúng hay sai cho quan sát này?

Câu 103: 1 điểm

a. Người và tinh tinh có chung tổ tiên tương đối gần.

Câu 104: 1 điểm

b. Người được tiến hoá từ tinh tinh.

Câu 105: 1 điểm

c. Tinh tinh được tiến hoá từ người.

Câu 106: 1 điểm

d. Người và tinh tinh không có quan hệ họ hàng gần với nhau.

Trong vòng vài tuần chữa trị bằng thuốc 3TC, quần thể HIV ở người bệnh bao gồm ong toàn loại virus kháng 3TC. Mỗi giải thích sau đây đúng hay sai cho kết quả này?

Hình ảnh
Câu 107: 1 điểm

a. HIV có thể thay đổi protein bề mặt và kháng lại các vaccine.

Câu 108: 1 điểm

b. Chọn lọc tự nhiên đã làm gia tăng tần số kháng thuốc 3TC.

Câu 109: 1 điểm

c. Một số ít virus kháng thuốc đã có sẵn ngay khi bắt đầu chữa trị.

Câu 110: 1 điểm

d. Thuốc đã làm cho RNA của HIV bị biến đổi và bệnh nhân cần được tái nhiễm các virus kháng 3TC.

Scott Edwards ở trường Đại học California, Berkeley đã nghiên cứu dòng gene ở loài chim có khả năng phát tán trong phạm vi hẹp, loài chim bách thanh (Pomatostomus temporalis). Edward đã phân tích trình tự DNA của 12 quần thể chim sống cách xa nhau, sau đó ông sử dụng số liệu này để xây dựng nên cây tiến hoá như ví dụ hình bên về cây cây phát sinh ở cặp quần thể A và B (trong số 12 quần thể). Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?

Câu 111: 1 điểm
a. Allele 1 tìm thấy ở quần thể B có họ hàng gần hơn với allele 2, 3, 4 tìm thấy ở quần thể A.
Câu 112: 1 điểm

b. Allele 1 tìm thấy ở quần thể B có họ hàng xa hơn với allele 5, 6, 7 tìm thấy ở quần thể B.

Câu 113: 1 điểm

c. Allele 5, 6, 7 có họ hàng gần nhau hơn so với các allele được tìm thấy ở quần thể A.

Câu 114: 1 điểm

d. Dòng gene đã không xảy ra giữa allele 1 với allele 2, 3, 4 và xảy ra giữa allele 1 với các allele 5, 6, 7.

Khi phân tích đoạn mạch mã gốc của gene mã hoá cho cùng một loại protein ở 4 loài sinh vật, người ta thu được trình tự các nucleotide trên exon tương ứng như sau:

Loài A: 3'... – GTT-TAX-TGT-AAG-TTX-TGG-5'

Loài B: 3'... - GTT-GAX-TGT-AAG-TTX-TGG-5'

Loài C: 3'... - GTT-GAX-TGT-AAG-TTX-TAG-5'

Loài D: 3'... - GTT-GAX-GGT-AAT-TTT-TGG-5'

Biết hệ gene của 4 loài sinh vật này chỉ khác nhau ở đoạn trình tự trên. Các phát biểu sau đây đúng hoặc sai về tiến hoá của các loài nói trên?

Câu 115: 1 điểm

a. Loài A có quan hệ họ hàng gần nhất với loài B.

Câu 116: 1 điểm

b. Loài D đã tiến hoá thành loài A do 1 đột biến điểm.

Câu 117: 1 điểm

c. Có thể loài B đã tiến hoá thành loài C do đột biến thay thế cặp G – X thành cặp A – T.

Câu 118: 1 điểm

d. Trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide tương ứng của các loài này giống nhau.

Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, mỗi nhận xét dưới đây đúng hay sai?

Câu 119: 1 điểm

a. Cánh dơi và cánh côn trùng là cấu trúc tương tự.

Câu 120: 1 điểm

b. Vây ngực của cá voi và cánh dơi và cấu trúc tương đồng.

Câu 121: 1 điểm

c. Mang cá và mang tôm là cấu trúc tương đồng.

Câu 122: 1 điểm

d. Chi trước của thú và tay người là cấu trúc tương tự.

Mỗi phát biểu dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) đúng hay sai?

Câu 123: 1 điểm

a. CLTN hình thành nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

Câu 124: 1 điểm

b. CLTN trực tiếp tác động lên kiểu gene thông qua các nhân tố chọn lọc là các yếu tố của môi trường.

Câu 125: 1 điểm

c. CLTN làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định và nhanh chóng khi áp lực chọn lọc cao.

Câu 126: 1 điểm

d. CLTN luôn duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 127: 1 điểm

Sơ đồ từ A đến E dưới đây cho thấy hình dạng mỏ của năm loài chim sẻ sinh sống trên một hòn đảo núi lửa trong quần đảo Galapagos. Quần đảo Galapagos nằm cách đất liền Nam Mỹ khoảng 600 dặm.

Hình ảnh

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về sự hình thành các loài chim sẻ này?

a. Các loài chim sẻ khác nhau về hình dạng mỏ.

Câu 128: 1 điểm

Sơ đồ từ A đến E dưới đây cho thấy hình dạng mỏ của năm loài chim sẻ sinh sống trên một hòn đảo núi lửa trong quần đảo Galapagos. Quần đảo Galapagos nằm cách đất liền Nam Mỹ khoảng 600 dặm.

Hình ảnh

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về sự hình thành các loài chim sẻ này?

b. Các loài chim sẻ thích nghi với các nguồn thức ăn khác nhau.

Câu 129: 1 điểm

Sơ đồ từ A đến E dưới đây cho thấy hình dạng mỏ của năm loài chim sẻ sinh sống trên một hòn đảo núi lửa trong quần đảo Galapagos. Quần đảo Galapagos nằm cách đất liền Nam Mỹ khoảng 600 dặm.

Hình ảnh

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về sự hình thành các loài chim sẻ này?

c. Các loài chim sẻ này là kết quả của chọn lọc nhân tạo.

Câu 130: 1 điểm

Sơ đồ từ A đến E dưới đây cho thấy hình dạng mỏ của năm loài chim sẻ sinh sống trên một hòn đảo núi lửa trong quần đảo Galapagos. Quần đảo Galapagos nằm cách đất liền Nam Mỹ khoảng 600 dặm.

Hình ảnh

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về sự hình thành các loài chim sẻ này?

d. Các loài chim sẻ này hình thành từ một nguồn gốc chung, do lai xa và đa bội hoá hình thành các loài mới.

Câu 131: 1 điểm

Các nhà khoa học so sánh số lượng khác biệt trong trình tự amino acid để xem mức độ gần gũi giữa các loài. Ít sự khác biệt hơn trong trình tự amino acid có nghĩa là các loài có sự liên quan chặt chẽ, có quan hệ gần gũi hơn. Cytochrome C là một loại protein có ở nhiều loài. Trình tự amino acid của protein này khác nhau giữa ba loài A, B, C nghiên cứu. Kết quả thể hiện trong bảng dưới đây.

Loài

B

C

A

11

3

B

10

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về sự phát sinh chủng loại của 3 loài A, B, C?

a. Loài A có mối quan hệ gần gũi hơn với B hơn C.

Câu 132: 1 điểm

Các nhà khoa học so sánh số lượng khác biệt trong trình tự amino acid để xem mức độ gần gũi giữa các loài. Ít sự khác biệt hơn trong trình tự amino acid có nghĩa là các loài có sự liên quan chặt chẽ, có quan hệ gần gũi hơn. Cytochrome C là một loại protein có ở nhiều loài. Trình tự amino acid của protein này khác nhau giữa ba loài A, B, C nghiên cứu. Kết quả thể hiện trong bảng dưới đây.

Loài

B

C

A

11

3

B

10

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về sự phát sinh chủng loại của 3 loài A, B, C?

b. Loài A và B thuộc hai nhánh phát triển khác nhau từ một loài tổ tiên.

Câu 133: 1 điểm

Các nhà khoa học so sánh số lượng khác biệt trong trình tự amino acid để xem mức độ gần gũi giữa các loài. Ít sự khác biệt hơn trong trình tự amino acid có nghĩa là các loài có sự liên quan chặt chẽ, có quan hệ gần gũi hơn. Cytochrome C là một loại protein có ở nhiều loài. Trình tự amino acid của protein này khác nhau giữa ba loài A, B, C nghiên cứu. Kết quả thể hiện trong bảng dưới đây.

Loài

B

C

A

11

3

B

10

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về sự phát sinh chủng loại của 3 loài A, B, C?

c. Ba loài này hình thành do đột biến chuyển đoạn NST gây nên.

Câu 134: 1 điểm

Các nhà khoa học so sánh số lượng khác biệt trong trình tự amino acid để xem mức độ gần gũi giữa các loài. Ít sự khác biệt hơn trong trình tự amino acid có nghĩa là các loài có sự liên quan chặt chẽ, có quan hệ gần gũi hơn. Cytochrome C là một loại protein có ở nhiều loài. Trình tự amino acid của protein này khác nhau giữa ba loài A, B, C nghiên cứu. Kết quả thể hiện trong bảng dưới đây.

Loài

B

C

A

11

3

B

10

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai về sự phát sinh chủng loại của 3 loài A, B, C?

d. Loài C có quan hệ gần gũi với A hơn B.

Câu 135: 1 điểm

Trong số các nhân tố tiến hoá: đột biến, dòng gene, giao phối không ngẫu nhiên, phiêu bạt di truyền, chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số allele của quần thể?

Câu 136: 1 điểm
Trong số các chất: NH3, O2, H2O, CO2, có bao nhiêu chất có trong bầu khí quyển nguyên thuỷ?
Câu 137: 1 điểm

Trong số các nhân tố tiến hoá: đột biến, dòng gene, giao phối không ngẫu nhiên, phiêu bạt di truyền, có bao nhiêu nhân tố tiến hoá có thể làm phong phú vốn gene của quần thể?

Câu 138: 1 điểm

Trong số các nhân tố tiến hoá: đột biến, dòng gene, giao phối không ngẫu nhiên, phiêu bạt di truyền. Có bao nhiêu nhân tố tiến hoá có thể làm nghèo vốn gene của quần thể?

Câu 139: 1 điểm

Xét các đặc điểm sau:

(1) Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene.

(2) Làm thay đổi thành phần kiểu gene không theo hướng xác định.

(3) Làm giàu vốn gene của quần thể.

(4) Mức độ tác động phụ thuộc vào kích thước quần thể.

Có bao nhiêu đặc điểm phù hợp với tác động của phiêu bạt di truyền?

Câu 140: 1 điểm

Cho các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ thể hiện đúng cặp cơ quan tương đồng?

(1) Cánh chim và cánh dơi.

(2) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

(3) Chi trước của thú và tay người.

(4) Cánh chim và cánh ong.

Câu 141: 1 điểm

Loài thực vật A có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 12. Loài B có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 16. Một loài mới là loài C xuất hiện do kiểu dị đa bội con lai giữa loài A và B. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài C có thể là bao nhiêu?

Câu 142: 1 điểm

Cho các quần thể có cấu trúc di truyền di truyền như sau:

(I) 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa; (II) 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa;

(III) 0,49AA: 0,40Aa: 0,11aa; (V) 0,36AA: 0,42Aa: 0,22aa.

(IV) 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa;

Có bao nhiêu quần thể có xu hướng tiến hoá?

Câu 143: 1 điểm

Người ta thấy một loài bọ cánh cứng có 2 dạng kiểu hình là cánh nâu và cánh xanh. Màu nâu là trội so với màu xanh. Bọ cánh nẫu có tỉ lệ sống sót đến giai đoạn sinh sản là 90%, trong khi đó bọ cánh xanh có tỉ lệ sống sót đến giai đoạn sinh sản là 60%. Những con bọ cánh nâu trưởng thành trung bình có thể sinh ra 30 con bọ cánh cứng con, còn các con bọ cánh cứng xanh có thể sinh được 50 con bọ cánh cứng con. Giá trị thích nghi của các cá thể có màu nâu và màu xanh trong quần thể bọ cánh cứng này lần lượt là bao nhiêu?

Câu 144: 1 điểm

Trong một quần thể, tần số các kiểu gene được xác định trước và sau khi có chọn lọc tự nhiên như sau:

Kiểu gene

AA

Аа

aa

thế hệ F0

0,250

0,500

0,250

thế hệ F1

0,322

0,516

0,162

Giá trị thích nghi (tỉ lệ sống sót tới khi sinh sản) của các kiểu gene trên lần lượt là bao nhiêu?

Câu 145: 1 điểm

Có 2 quần thể thuộc cùng một loài. Quần thể I có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể II có 250 cá thể, trong đó có tần số allele A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể II di cư vào quần thể I thì ở quần thể mới, hệ số nhập cư là bao nhiêu?

Câu 146: 1 điểm

Cho các nhóm nhân tố tiến hoá sau: Đột biến và giao phối ngẫu nhiên; Các yếu tố ngẫu nhiên và di-nhập gene; Chọn lọc tự nhiên và cơ chế cách li. Có bao nhiêu nhóm nhân tố có thể làm biến đổi đột ngột tần số allele của quần thể ngẫu phối?

Câu 147: 1 điểm

Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) 2n = 14 lai với loài cỏ dại (T. speltoides) 2n 14 đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (4. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (4. squarrosa) 2n = 14 lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) mang bộ nhiễm sắc thể của bao nhiêu loài?


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 4. Cảm ứng ở sinh vật có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề thi chuyên sâu về chủ đề Cảm ứng ở sinh vật, tập trung vào các kiến thức quan trọng và bài tập thực hành. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài thi môn Sinh học.

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

286,704 lượt xem 154,364 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 2. Sinh học vi sinh vật và virus có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề ôn luyện về chủ đề Sinh học vi sinh vật và virus, cung cấp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình lớp 12. Đề thi kèm đáp án và lời giải chi tiết, giúp học sinh hiểu sâu về nội dung và cải thiện kỹ năng làm bài thi môn Sinh học.

18 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

286,232 lượt xem 154,105 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề thi chủ đề Sinh thái học, giúp học sinh lớp 12 hệ thống lại kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Đề thi được biên soạn với cấu trúc phù hợp, bám sát chương trình học, kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, hỗ trợ học sinh tự đánh giá và nâng cao trình độ.

140 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

228,100 lượt xem 122,808 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề trắc nghiệm chuyên sâu về chủ đề Trao đổi chất và Chuyển hóa năng lượng trong chương trình Sinh học lớp 12. Nội dung bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập vận dụng cao, kèm lời giải và đáp án cụ thể. Đây là tài liệu lý tưởng để học sinh nắm vững kiến thức nền tảng và nâng cao kỹ năng giải bài tập.

41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

225,486 lượt xem 121,387 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 5. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ tài liệu trắc nghiệm chi tiết giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Đề thi được xây dựng dựa trên khung chương trình chính thức của Bộ Giáo dục, bao gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao, cùng với đáp án và lời giải chi tiết. Đây là nguồn ôn luyện hiệu quả, giúp học sinh tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học. Hướng dẫn phù hợp với học sinh muốn cải thiện điểm số và củng cố kiến thức.

36 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

238,848 lượt xem 128,597 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp Sinh học 12
Chủ đề 1: SINH HỌC TẾ BÀO
Tốt nghiệp THPT;Sinh học

34 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

315,957 lượt xem 170,121 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 6. Sinh sản ở sinh vật có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp Sinh học 12
Chủ đề 6. SINH SẢN Ở SINH VẬT
Tốt nghiệp THPT;Sinh học

15 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

323,947 lượt xem 174,419 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 4: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnhTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Thế giới trong và sau Chiến tranh Lạnh. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

76 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

346,362 lượt xem 186,487 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt NamTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

170 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

365,439 lượt xem 196,756 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!