Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 4. Cảm ứng ở sinh vật có đáp án
Từ khoá: biology_reviewgraduation_examgrade_12response_in_organisms
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Sinh Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧬
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Don là động vật thuộc họ Nhím (Histricidae), bộ Gặm nhấm (Rodentia), lớp Thú (Mammalia). Don thường sống trong hang, hốc trên núi đá vôi, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, phân bố khắp các tỉnh miền núi của Việt Nam. Nghiên cứu tập tính của don được theo dõi từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2012 theo phương pháp quét. Địa điểm quan sát cách chuồng tối thiểu 3 m để có thể quan sát rõ các tập tính của các cá thể và không làm cho don sợ hãi. Các tập tính của don được chia làm 8 nhóm chính: ngủ, nghỉ, cạnh tranh, kiếm ăn, ve vãn, giao phối, di chuyển, vệ sinh cơ thể. Tiến hành theo dõi hoạt động của 02 cá thể nuôi nhốt riêng (01 đực, 01 cái) có đánh dấu kí hiệu bằng sơn màu đỏ lên chân và lưng. Tổng hợp kết quả theo dõi các hoạt động trong ngày của don được thể hiện ở hình sau:
Kết quả theo dõi các hoạt động trong ngày của don
(nguồn: Vũ Tiến Thịnh, Nghiên cứu tập tính hoạt động của loài dọn (Autherurus macrourus Linnaeus, 1758) trong điều kiện nuôi nhốt, Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp, số 3 (kì I) – 2013)
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a. Trong ngày don di chuyển nhiều trong chuồng.
b. Các hoạt động cạnh tranh, giao phối, ve vãn ít gặp trong quá trình theo dõi.
c. Mức độ hoạt động của cá thể don đực và cái khác nhau rất lớn.
d. Cá thể đực di chuyển, cạnh tranh và ngủ nhiều hơn cá thể cái.
Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của hiệu ứng neophobia (sợ cái mới, thức ăn mới) đến khả năng chấp nhận thức ăn mới và lượng ăn vào đã được tiến hành tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu trên cừu (Đàm Văn Tiện,1999), trên dê (Đàm Văn Tiện 2003 và 2004), trên lợn Móng Cái (Đàm Văn Tiện 2003) và lợn Đại Bạch (Đàm Văn Tiện 2003) đã cho thấy hiệu ứng sợ thức ăn mới lạ (feed neophobia) xảy ra không chỉ đối với những thức ăn lạ hàm chứa chất gây hại cho động vật mà còn xảy ra đối với những loại thức ăn được coi là tốt. Thật vậy, cừu và dê không chịu ăn cám trong 1 tuần tập ăn, mà cám vốn không có tiềm năng gây hại cho chúng, hay lợn Đại Bạch từ chối ăn bèo tấm vốn giàu protein (43% CP) cần cho nhu cầu của lợn ngoại Đại Bạch. Cơ chế làm chậm sự chấp nhận những thức ăn mới lạ là một phản xạ bảo vệ, với mục đích đảm bảo an toàn cho cơ thể khỏi bị ăn nhầm những chất có thể gây hại cho cơ thể, hàm chứa trong thức ăn mới. Nhưng ở khía cạnh dê, cừu chê cám và lợn Đại Bạch không ăn bèo tấm, thì lại hàm chứa tính máy móc của cơ chế. Đó là cơ sở để nghiên cứu tìm ra các biện pháp hạn chế hiệu ứng mang tính máy móc này, nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc trong mô hình chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp của phần đa nông dân hiện nay.
(Nguồn: Đại học Nông lâm Huế, Kết quả 10 năm nghiên cứu tập tính ứng dụng trong chăn nuôi: https://huaf.edu.vn/ket-qua-10-nam- nghien-cuu-tap-tinh-ung-dung-trong-chan-nuoi/)
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a. Hiệu ứng sợ thức ăn mới lạ chỉ xảy ra khi động vật tiếp xúc với thức ăn lạ hàm chứa chất gây hại.
b. Cừu và dê không chịu ăn cám trong 1 tuần tập ăn là phản xạ bảo vệ cơ thể.
c. Bèo tấm có thể gây hại cho lợn Đại Bạch.
d. Nghiên cứu biện pháp hạn chế ảnh hưởng của hiệu ứng neophobia sẽ giúp tận dụng thức ăn trong chăn nuôi.
Ong thường tập hợp thành đàn để phát triển, một đàn ong có khoảng từ 25 000 đến 50 000 con. Một đàn ong được phân chia nhiều chức vụ khác nhau để cùng nhau phối hợp làm nhiệm vụ xây dựng và phát triển tổ. Ong chúa có nhiệm vụ đẻ trứng để tăng quân số đồng thời đảm bảo sự tồn tại của đàn ong. Ong thợ đảm nhận tất cả các công việc nặng nhọc nhất trong đàn ong như xây tổ, chăm sóc ấu trùng, ong non và ong chúa, tìm kiếm thức ăn, phòng chống kẻ thù,... Nhiệm vụ của ong đực là thụ tinh cho ong chúa.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ong nhỏ đã học kiếm mật bằng cách quan sát những con ong có kinh nghiệm trong đàn làm. Những con ong nhỏ sẽ xem bông hoa nào được ong lớn hơn đổ xô đến tìm mật và bắt chước theo.
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a. Ong có tập tính xã hội.
b. Tập tính kiếm mật của ong là tập tính bẩm sinh.
c. Tập tính của ong thợ trong đàn ong là tập tính vị tha.
d. Tập tính phân chia các nhiệm vụ khác nhau cho các thành viên trong đàn ong là tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Có các loại tập tính như: tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp. Có bao nhiêu tập tính trong đó có tính di truyền?
Trong các đặc điểm của phản xạ sau: tính di truyền, đặc trưng cho loài, rất bền vững, được hình thành với tác nhân bất kì, hình thành trong đời sống cá thể. Có bao nhiêu đặc điểm thuộc phản xạ không điều kiện?
Hình dưới mô tả các giai đoạn trong phản ứng hướng sáng ở chồi đỉnh. Quá trình này gồm bao nhiêu giai đoạn?
Dữ kiện dưới đây sử dụng từ Câu 4 đến Câu 7.
Cho các tập tính sau đây ở động vật:
1) Cầy hương dùng mùi hương ở tuyến thơm để đánh dấu.
2) Chim sâu tha vật liệu về làm tổ.
3) Đàn sếu bay về phương nam tránh rét.
4) Con mèo rình bắt chuột.
5) Ong sống theo bầy đàn.
6) Cá hồi vượt đại dương để sinh sản.
7) Hải li đắp đập để bắt cá.
Có bao nhiêu tập tính trong đó là tập tính sinh sản?
Có bao nhiêu tập tính trong đó là tập tính di cư?
Có bao nhiêu tập tính trong đó là tập tính xã hội?
Có bao nhiêu tập tính trong đó là tập tính kiếm ăn?
Xem thêm đề thi tương tự
267 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
278,010 lượt xem 149,695 lượt làm bài
147 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
225,086 lượt xem 121,198 lượt làm bài
41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
225,440 lượt xem 121,387 lượt làm bài
36 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
238,829 lượt xem 128,597 lượt làm bài
140 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
228,078 lượt xem 122,808 lượt làm bài
18 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
286,200 lượt xem 154,105 lượt làm bài
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện về Thị giác dành cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng, hoàn toàn miễn phí và có đáp án chi tiết. Bộ câu hỏi bám sát chương trình học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về cơ chế hoạt động và chức năng của hệ thị giác, hỗ trợ chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Với lời giải thích rõ ràng, đây là tài liệu hữu ích để củng cố và nâng cao kết quả học tập.
29 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
90,945 lượt xem 48,958 lượt làm bài
Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm các câu hỏi về các nội dung cốt lõi như tư tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, đại đoàn kết dân tộc, văn hóa và con người Việt Nam, và vai trò của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp cách mạng. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.
116 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ
88,699 lượt xem 47,705 lượt làm bài
Ôn luyện Trắc nghiệm Lịch Sử Đảng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam online miễn phí
EDQ #70659
322 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ
23,936 lượt xem 12,852 lượt làm bài