Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Từ khoá: biology_reviewgraduation_examgrade_12ecology
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Sinh Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧬
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Động vật ăn động vật.
(2) Động vật ăn thực vật.
(3) Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là
Cho các thông tin về giới hạn nhiệt độ của các loài sinh vật dưới đây:
– Loài chân bụng Hydrobia aponensis: 1 – 60 °C.
– Loài đỉa phiến: 0,5 –24 °C.
– Loài chuột cát đài nguyên: (–5 °C) – (+30 °C).
– Loài cá chép Việt Nam: 2 − 44 °C.
Trong các loài trên, loài nào có khả năng phân bố rộng nhất?
Sơ đồ mô tả ổ sinh thái về kích thước thức ăn của 2 loài A và B được thể hiện ở hình 1, 2 và 3 bên dưới. Loài A và loài B sẽ không cạnh tranh nhau về thức ăn khi ổ sinh thái về kích thước thức ăn của 2 loài được thể hiện ở hình nào?
Nai và bò rừng là 2 loài ăn cỏ sống trong cùng 1 khu vực. Hình bên mô tả những thay đổi về số lượng cá thể trong quần thể của 2 loài này trước và sau khi những con chó sói (loài ăn thịt) du nhập vào môi trường sống của chúng.
Dựa trên các thông tin có trong đồ thị kể trên, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đo chiều dài tai và đuôi của 3 con thỏ cùng độ tuổi, cùng mức dinh dưỡng, nhưng sống ở 3 vùng khác nhau (vùng 1: từ 0 – 30 độ vĩ Bắc, vùng 2: từ 30 – 55 độ vĩ Bắc, vùng 3: từ 55 – 80 độ vĩ Bắc). Người ta thu được kết quả trong bảng sau:
| Chiều dài đuôi (cm) | Chiều dài tai (cm) |
Thỏ A | 21,2 | 12,6 |
Thỏ B | 16,3 | 8,9 |
Thỏ C | 18,6 | 10,4 |
Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng đến sự sai khác về chiều dài của các bộ phận trên ở thỏ?
Trong các quần xã ngập nước triều trên bãi đá ở miền Tây Bắc Mỹ có một loài sao biển tương đối hiếm. Sao biển ăn thịt loài trai là loài ưu thế trong quần xã. Người ta đã loại bỏ sao biển ra khỏi quần xã và kiểm tra ảnh hưởng của chúng thu được kết quả về số lượng các loài theo sơ đồ biểu diễn ở bên. Phân tích số liệu ở đồ thị kết hợp với hiểu biết về vai trò của các nhóm loài, hãy xác định sao biển thuộc nhóm loài nào sau đây?
Nghiên cứu ổ sinh thái về số lượng và kích thước thức ăn trong môi trường của 4 loài sinh vật, có các đồ thị trong hình dưới đây.
Nhận định nào sau đây sai khi phân tích đồ thị trên?
Ở một hệ sinh thái có 2 loài sên biển X và Y là động vật ăn tảo. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ của tảo. Số liệu được trình bày như hình bên.
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về hệ sinh thái trên?
Bảng dưới đây biểu hiện các mối quan hệ giữa 2 loài A và B.
Trường hợp | Được sống chung | Không được sống chung | ||
Loài A | Loài B | Loài A | Loài B | |
(1) | - | - | + | + |
(2) | + | + | - | - |
(3) | + | 0 | - | 0 |
(4) | - | + | + | - |
Kí hiệu: (+): có lợi. (−): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.
Hãy sắp xếp các mối quan hệ trên tương thích với các ví dụ dưới đây:
Khi trồng giống lạc L33, sau khi mọc 20 – 30 ngày thường xuyên giữ ẩm cho đồng ruộng. Đặc biệt lưu ý, nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 giai đoạn cần thiết: trước khi cây ra hoa (cây có 6 – 7 lá) và thời kì làm quả, hạt (sau khi hoa nở rộ 30 ngày). Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn. Biện pháp canh tác này áp dụng yếu tố ảnh hưởng nào sau đây?
(Nguồn: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, https://fcri.com.vn/ san pham/giong-lac-133/)
A. Nồng độ oxygen.
Cây sắn có nguồn gốc phát sinh từ vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp nhất đối với sinh trưởng của cây sắn là 23 – 27 °C. Trong đó, thời kì phát triển của mầm, yêu cầu nhiệt là 20 – 27 °C; thời kì cây lớn là 20 – 32 °C và thời kì phát triển củ sắn là 25 – 35 °C. Sắn sinh trưởng phát triển chậm khi nhiệt độ vượt quá 40 °C. Ở nhiệt độ dưới 10 °C sắn ngừng sinh trưởng thân lá và bị chết. Nhận định nào sau đây đúng?
(Nguồn: Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam, https://iasvn.org/ tin-tuc/Dieu-kien-sinh-thai-4504.html)
Sắn là cây ưa sáng, khi có đầy đủ ánh sáng cây sắn có khả năng tạo ra đường bột và tích luỹ chúng vào củ mạnh hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Trong điều kiện ánh sáng mạnh, sắn phát triển củ tốt. Khi bị che khuất ánh sáng thân lá có hiện tượng vống, lá bị rụng sớm, tuổi thọ của lá giảm sút. Thiếu ánh sáng cây phân hoá chậm, chiều dài lóng tăng lên, năng suất giảm rõ rệt. Nhận định nào sau đây đúng?
(Nguồn: Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam, https://iasvn.org/ tin-tuc/Dieu-kien-sinh-thai-4504.html)
Trong một hệ sinh thái, người ta xác định được chuỗi thức ăn giữa các loài như sau:
Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Ếch → Rắn → Diều hâu.
Phát biểu nào dưới đây đúng với chuỗi thức ăn trên?
Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ô sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên đúng?
Hình ảnh sau minh hoạ kiểu phân bố của cá thể trong quần thể:
Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a. Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu phân bố ngẫu nhiên.
b. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
c. Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 1.
d. Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Theo dõi số lượng cá thể của 1 quần thể động vật trong gần 30 năm, kết quả được mô tả theo hình bên. Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a. Kích thước tối thiểu của quần thể trên nhỏ hơn hoặc bằng 10 cá thể.
b. Tốc độ tăng trưởng của quần thể ở năm thứ 3, 4 lớn hơn tốc độ tăng trưởng ở năm thứ 5, 6.
c. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì biến động hàng năm.
d. Trong năm thứ 21, kiểu tăng trưởng của quần thể có thể là theo tiềm năng sinh học của loài.
Nghiên cứu xác định liều lượng phân đạm và kali thích hợp cho giống nho không hạt NH04-128 ghép trên gốc giống Couderc 1613 được thực hiện trong vụ Hè Thu 2021 và Đông Xuân 2021 – 2022 tại Ninh Thuận. Thí nghiệm bố trí nhắc lại 3 lần, yếu tố chính là phân kali (200 và 250 kg K2O/ha), yếu tố phụ là phân đạm (200, 250 và 300 kg N/ha), trên nền phân 1 000 kg super lân/ha; trong vụ Đông Xuân bón thêm 20 tấn phân chuồng/ha/vụ. Kết quả nghiên cứu xác định được công thức bón phân 250 kg N và 250 kg K2O/ha/vụ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Năng suất thực thu đạt từ 14,5 – 14,9 tấn/ha, tỉ lệ quả thối và nứt quả thấp từ 4,1-5,5%.
(Nguồn: Phan Văn Tiêu, Phan Công Kiên, Đỗ Tỵ, Phạm Văn Phước, Võ Minh Thư, Xác định liều lượng phân đạm và kali thích hợp cho giống nho không hạt NH04-128 ghép trên gốc giống COUDERC 1613 tại Ninh Thuận, Tạp chí Khoa học Tây Nguyên, số 62, tháng 10/2023. https://tnjos.vn/index.php/tckh/article/view/404/294)
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a. Sự có mặt của loài A và B đã ức chế sự sinh trưởng và phát triển của loài C.
b. Loài A là yếu tố sinh học ức chế sự sinh trưởng và phát triển của loài C.
Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của loài A và B đến sự sinh trưởng và phát triển của loài C, người ta thực hiện các thí nghiệm như sau:
– Thí nghiệm 1 (TN1): Loại bỏ cả 2 loài A và B ra khỏi khu vực loài C sinh sống.
– Thí nghiệm 2 (TN2): Loại bỏ loài A ra khỏi khu vực loài C sinh sống.
– Thí nghiệm 3 (TN3): Loại bỏ loài B ra khỏi khu vực loài C sinh sống.
– Thí nghiệm 4 (TN4 – Đối chứng): Cả loài A và loài B sinh trưởng cùng trong khu vực loài C sinh sống.
Sau 24 tháng theo dõi thí nghiệm, kết quả thu được như đồ thị sau:
Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
c. Loài B là yếu tố sinh học ức chế sự sinh trưởng và phát triển của loài C.
d. Loài A ức chế sinh trưởng đến loài C mạnh hơn so với loài B.
a. Phân đạm và kali có ảnh hưởng đến năng suất của cây nho không hạt.
b. Phân đạm là yếu tố phụ trong thí nghiệm trên cây nho không hạt. soi cho
c. Công thức bón phân 200 kg N và 250 kg K2O/ha/vụ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao ở cây nho không hạt.
d. Để cây nho không hạt cho năng suất, chất lượng cao cần bón lượng phân đạm và kali hàm lượng cao trên 250 kg/ha/vụ.
Nghiên cứu nhằm xác định độ mặn thích hợp lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú giống được ương. Thí nghiệm gồm 5 điều kiện thí nghiệm với độ mặn 5; 10; 15; 20 và 25 ‰. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần. Rỉ đường được sử dụng, bể ương có thể tích 500 lít và mật độ tôm là 600 con/m3. Trong 30 ngày ương các yếu tố môi trường, và mật độ vi khuẩn ở các độ mặn được thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Tôm ở độ mặn 15‰ có khối lượng lớn nhất (0,38 ± 0,01 g). Tỉ lệ sống (95,5 ± 2,1%) và năng suất (573 ± 13 con/m3) của tôm cao nhất ở độ mặn 15 ‰. Kết quả cho thấy ương giống tôm sú ở độ mặn từ 10 đến 20 ‰ đều cho kết quả tốt.
(Nguồn: Châu Tài Tảo, Cao Mỹ Ảnh, Nguyễn Phủ sơn, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh, 2020, Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của ương giống tôm sú (Penaeus monodon) theo công nghệ biofloc, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Tập 56 Số 5 (2020))
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a. Độ mặn 15 ‰ là điều kiện tốt để tôm sinh trưởng đạt khối lượng lớn nhất.
b. Tỉ lệ sống của tôm ở mức cao khi nuôi ở độ mặn cao trên 15‰.
c. Giới hạn sinh thái về độ mặn của tôm sú là 15 – 25 ‰.
d. Lựa chọn độ mặn của môi trường 10 đến 20 ‰ sẽ giúp đạt năng suất tốt khi nuôi tôm sú.
Nghiên cứu biến động quần thể cá dảnh (Puntioplites proctozystron) ở Búng Bình Thiên (tỉnh An Giang) nhằm xác định sự biến động kích cỡ và số lượng, xác định các tham số tăng trưởng làm cơ sở cho việc khai thác và quản lí nguồn lợi thuỷ sản. Nghiên cứu tại Búng Bình Thiên từ tháng 7/2018 – 6/2019 với 12 đợt thu mẫu tương ứng 12 tháng. Dụng cụ thu mẫu có mắt lưới từ 0,5 cm đến 4,5 cm, nhằm thu cá ở các kích cỡ và các tầng nước khác nhau. Mẫu cá được cân (g/cá thể) và đo chiều dài tổng (cm). Kết quả thu được 1 975 cá thể với nhiều kích cỡ khác nhau trong cùng 1 thời điểm, trong đó cá cỡ nhỏ chiếm tỉ lệ cao trong mùa mưa và mùa lũ, trong khi cá kích cỡ lớn chiếm tỉ lệ cao trong mùa khổ tháng 3 – 7. Kết quả cho thấy có 2 đợt bổ sung cá thể trong quần thể là tháng 1 – 2 và tháng 9 do cá đẻ và kết hợp cá từ nước lũ thượng nguồn. Cá thể thu được có chiều dài tổng lớn nhất là 23 cm vào tháng 5, trong khi chiều dài tối đa của loài cá này có thể đạt được là 30 cm, số lượng cá thể có kích cỡ lớn (18 – 23 cm) có rất ít, không bắt gặp cá dài hơn 23,5 cm.
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Huy, Trần Văn Việt, Âu Văn Hoá và Phạm Thanh Liêm, 2021. Biển động quần thể cá dảnh (Puntioplites proctozystron BLEEKER, 1865) ở Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 57, Số 1B (2021): 170-176).
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a. Quần thể cá dảnh có sự biến động về số lượng cá thể theo chu kì.
b. Nên khai thác, đánh bắt cá dảnh vào tháng 1 – 2.
c. Cá cỡ nhỏ chiếm tỉ lệ cao trong mùa mưa và mùa lũ nên cần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
d. Nghiên cứu biến động của quần thể cá dảnh là cơ sở để phát triển nguồn thuỷ sản trong mùa mưa lũ và đánh bắt trong mùa khô.
Sâu sáp (Galleria mellonella L.) là loài côn trùng được sử dụng phổ biến để làm vật chủ phụ trong nhân nuôi và nghiên cứu các loài thiên địch. Việc nghiên cứu thức ăn nhân tạo để nhân nuôi sâu sáp nhằm tối ưu hoá quá trình nhân nuôi số lượng lớn là rất cần thiết. Ba công thức thức ăn nhân tạo đã được sử dụng để nhân nuôi và đánh giá đặc điểm hình thái, sinh học của sâu sáp. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 28 °C, độ ẩm 70 %, thời gian chiếu sáng 12 giờ. Kết quả thí nghiệm cho thấy công thức thức ăn nhân tạo công thức 2 là phù hợp nhất để nhân nuôi sâu sáp. Thời gian phát triển pha ấu trùng sâu sáp khi nuôi bằng công thức 2 là ngắn nhất, trung bình 27,6 ± 4,2 ngày. Trong quá trình thí nghiệm, ấu trùng được nuôi bằng công thức 2 phát triển nhanh, kích thước lớn, ở giai đoạn từ 20 đến 30 ngày tuổi. Khả năng đẻ trứng của thành trùng cái sâu sáp không có sự khác biệt khi nuôi trên ba công thức thức ăn nhân tạo khác nhau, số trứng của thành trùng cái biến động từ 819 đến 1 008,1 trứng/thành trùng cái.
(Nguồn: Lê Khắc Hoàng, Trần Thị Hoàng Đông, 2023, Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu sáp Galleria mellonella L. (Lepidoptera: Pyralidae) nhân nuôi trên thức ăn nhân tạo, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 22(4)).
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a. Thức ăn nhân tạo có ảnh hưởng đến thời gian phát triển ấu trùng sâu sáp.
b. Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng là các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu sáp.
c. Sử dụng thức ăn nhân tạo theo công thức 2 sẽ giúp sâu sáp phát triển tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển so với các thức ăn theo các công thức khác.
d. Sâu sáp có mối quan hệ hỗ trợ với các loài thiên địch, là cơ sở để nhân nuôi các loài thiên địch.
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
b. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
c. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
d. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
Sơ đồ trong hình vẽ bên minh hoạ cho đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Đường cong a biểu thị cho sự tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
b. Đường cong b biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể bị hạn chế về khả năng sinh sản, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa.
c. Đường cong a biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể thuộc các loài có tuổi thọ cao, sinh sản chậm, sức sinh sản kém.
d. Đường cong b biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể thuộc các loài không biết chăm sóc con non hoặc chăm sóc con non kém.
Hình vẽ bên mô tả một tháp sinh thái về năng lượng của 4 loài sinh vật trong 1 chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái, các chữ cái A, B, C, D lần lượt là bậc dinh dưỡng của các loài. Khi nói về tháp sinh thái này, mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Các cá thể ở bậc dinh dưỡng A nhận năng lượng trực tiếp từ Mặt Trời.
b. Các cá thể ở bậc dinh dưỡng C là loài động vật ăn thịt.
c. Các cá thể bậc dinh dưỡng C nhận năng lượng trực tiếp từ bậc dinh dưỡng B.
d. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng D là sinh vật tự dưỡng.
Giả sử cho 4 loài của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có giới hạn sinh thái cụ thể như sau:
Loài | A | B | C | D |
Giới hạn sinh thái | 5,6 °C - 42 °C | 5°C - 36°C | 2 °C - 44 °C | 0°C- 31,4 °C |
Theo lí thuyết, mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Loài C có vùng phân bố về nhiệt độ rộng nhất.
b. Nếu các loài đang xét cùng sống trong một khu vực và nhiệt độ môi trường xuống mức 5,1 °C thì chỉ có một loài có khả năng tồn tại.
c. Trình tự vùng phân bố từ hẹp đến rộng về nhiệt độ của các loài theo thứ tự là: B-D-A-C.
d. Tất cả các loài trên đều có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 30 °C.
Ô sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, xác định mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng.
b. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N.
c. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau.
d. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 loài trùng cỏ: P. caudatum (loài 1) và P. aurelia (loài 2) cùng sử dụng nguồn thức ăn là vi sinh vật. Khi nuôi riêng từng loài trùng cỏ và nuôi chung chúng trong cùng 1 bể nuôi, thu được biểu đồ hình dưới đây.
Từ các thông tin trên xác định mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Loài trùng cỏ P. caudatum và P. aurelia có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau.
b. Hai loài trùng cỏ P. caudatum và P. Aurelia có mối quan hệ vật ăn thịt và con mồi.
c. Cả hai loài P. caudatum và P. aurelia khi sống chung mật độ đều giảm.
d. P. aurelia là loài thắng thế khi sống chung với nhau.
Nghiên cứu ổ sinh thái về số lượng và kích thước thức ăn trong môi trường của 4 loài sinh vật được biểu diễn trong hình bên. Phân tích đồ thị và xác định mỗi nhận định dưới đây đúng hay sai?
a. Kích thước thức ăn tăng dần từ loài 1 đến loài 4.
b. Mức độ cạnh tranh gay gắt nhất thuộc về loài 3 với loài 4.
c. Loài 3 là loài có sự cạnh tranh với nhiều loài nhất trên sơ đồ.
d. Loài 1 có vùng phân bố rộng nhất.
Khi khảo sát một quần thể cá tại ba thời điểm, thu được tỉ lệ các nhóm tuổi như bảng bên dưới. Mỗi kết luận sau đây đúng hay sai?
Thời điểm Nhóm tuổi | I | II | III |
Trước sinh sản | 55% | 42% | 20% |
Đang sinh sản | 30% | 43% | 45% |
Sau sinh sản | 15% | 15% | 35% |
a. Tại thời điểm I quần thể có tháp tuổi dạng phát triển.
b. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải.
c. Tại thời điểm I quần thể có thể bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh bắt.
d. Tại thời điểm III quần thể có nguy cơ suy giảm số lượng trong tương lai.
Năm 2005, ít nhất 10 gấu xăm ở hệ sinh thái Yellowstone bị chết khi tiếp xúc với con người. Ba điều gây nên những cái chết này: va chạm với ô tô, thợ săn (không phải là người săn gấu) bắn khi họ bị gấu cái có con bên cạnh tấn công và các nhà quản lí bảo tồn giết vì gấu tấn công vật nuôi nhiều lần. Để bảo tồn gấu xám ở Yellowstone, những việc làm sau đây đúng hay sai?
a. Tích cực ngăn cản sự tiếp xúc giữa người và gấu.
b. Đưa ra khuyến cáo để tăng tốc độ giới hạn trên đường trong vườn quốc gia.
c. Quy định thời gian và địa điểm của các mùa săn để giảm tiếp xúc giữa gấu mẹ và gấu con.
d. Cung cấp tài chính để khích lệ các chủ trang trại tìm cách thức khác bảo vệ vật nuôi.
.Cho các quá trình sau đây: Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng; Trồng cây rừng lên đồi trọc; thả cá vào ao hồ, đầm lầy; Đổ thuốc sâu, chất độc hoá học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm; Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt. Có bao nhiêu quá trình sẽ gây ra diễn thế sinh thái?
Có bao nhiêu mối quan hệ sau đây không gây hại cho các loài tham gia mối quan hệ đó.
(1) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(2) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(3) Cây tầm gửi sống trên tán các cây trong rừng.
(4) Loài kiến sống trên cây kiến.
Có bao nhiêu mối quan hệ sau đây mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi?
(1) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
(3) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
(4) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
(5) Cá ép sống bám trên cá lớn.
Có bao nhiêu mối quan hệ sinh thái sau đây là quan hệ cạnh tranh khác loài?
(1) Cỏ dại và lúa giành nhau ánh sáng và chất dinh dưỡng.
(2) Các cây cùng loài mọc thành cụm chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng.
(3) Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các loài động vật doạ nạt nhau làm cho loài yếu hơn phải rời đi.
(4) Ở một số loài, các cá thể phối hợp cùng nhau săn mồi.
Lưới thức ăn sau đây có bao nhiêu chuỗi thức ăn?
Cho các nhân tố sinh thái: sinh vật ngoại lai, nhiệt độ, ánh sáng, nước, độ pH, nồng độ oxygen, con người. Có bao nhiêu nhân tố là nhân tố vô sinh?
Cho các đặc điểm sau về: giới hạn sinh thái, tác động tổng hợp của nhân tố sinh thái, tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái, tác động qua lại của nhân tố sinh thái, tác động trực tiếp. Có bao nhiêu đặc điểm thể hiện quy luật tác động của nhân tố sinh thái?
Cho các loài sinh vật: cá chép, giun đất, chim sẻ, nấm da, ếch. Có bao nhiêu loài sống ở một loại môi trường xác định?
Cho các đặc điểm thích nghi của thực vật với điều kiện ánh sáng: sống ở tầng trên của tán rừng, lá nhỏ, lá xếp nghiêng, ít khí khổng, lá thường nằm ngang. Có bao nhiêu đặc điểm phù hợp với cây ưa sáng?
Cho các yếu tố sau: điều kiện môi trường sống, chu kì mùa, khoảng cách giữa các cá thể, số lần gặp nhau giữa con đực và con cái trong mùa sinh sản. Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến mật độ cá thể trong quần thể?
Hình dưới đây thể hiện đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật trong môi trường có nguồn sống bị giới hạn. Cho các đặc điểm: quần thể tăng trưởng không giới hạn, kích thước của quần thể nằm trong sức chịu đựng của môi trường, mức sinh sản của sinh vật là tối đa, môi trường sống bị hạn chế bởi các nhân tố sinh thái. Có bao nhiêu đặc điểm phù hợp với kiểu tăng trưởng này?
Giống ổi trắng số 1 nếu trồng ở miền Bắc chủ yếu là vụ xuân hè (tháng 3 – 5) và vụ thu (tháng 8 – 10). Miền Nam thường trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6). Nên đào hố và bón lót trước khi trồng 3 – 4 tuần. Kích thước hố 60 × 50 cm, khoảng cách hố 3 × 3 m hay 5 × 5 m, nếu trồng xen có thể đào hố vào khoảng giữa 2 cây trồng chính. Cho các yếu tố: nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, mật độ cá thể, kiểu phân bố. Có bao nhiêu yếu tố được áp dụng trong kĩ thuật trồng ổi?
(Nguồn: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, http://fcri.com.vn/sanpham/giong-oi-trang-so-1/)
Mật độ và kích cỡ sinh vật phù du làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng quyết định đến tỉ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hyphophthalmus) bột. Duy trì mật độ sinh vật phù du từ 5 – 7 con/mL và mật độ tảo từ 0,15 – 0,3 triệu tế bào/mL, tỉ lệ sống đạt cao nhất (30,1 ± 5,7%) khi gia tăng mật độ ương cá gấp 5 lần (5 cá/L) so với mật độ ương trong ao đất. Cho các yếu tố sau: mật độ cá thể, biến động số lượng cá thể theo chu kì, biến động số lượng cá thể không theo chu kì, điều chỉnh cung cấp nguồn sống của môi trường. Có bao nhiêu yếu tố được ứng dụng trong thí nghiệm nuôi cá tra?
(Nguồn: Phạm Thanh Liêm, Võ Thanh Toàn và Nguyễn Hồng Quyết Thắng, Ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật lên tỉ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 56, Số chuyên đề: Thuỷ sản (2020)(2): 12-20)
Khi nói về các chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hoá thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.
(2) Tất cả lượng carbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrite hoá và vi khuẩn phản nitrate hoá luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây.
(4) Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
Có bao nhiêu ví dụ sau đây nói về mối quan hệ cộng sinh giữa các loài?
(1) Trùng roi sống trong ruột mối.
(2) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu.
(3) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.
(4) Cây tầm gửi sống trên cây mít.
(5) Giun đũa sống trong ruột người.
Xem thêm đề thi tương tự
267 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
278,010 lượt xem 149,695 lượt làm bài
147 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
225,086 lượt xem 121,198 lượt làm bài
41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
225,440 lượt xem 121,387 lượt làm bài
36 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
238,829 lượt xem 128,597 lượt làm bài
32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
286,682 lượt xem 154,364 lượt làm bài
18 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
286,201 lượt xem 154,105 lượt làm bài
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện về Thị giác dành cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng, hoàn toàn miễn phí và có đáp án chi tiết. Bộ câu hỏi bám sát chương trình học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về cơ chế hoạt động và chức năng của hệ thị giác, hỗ trợ chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Với lời giải thích rõ ràng, đây là tài liệu hữu ích để củng cố và nâng cao kết quả học tập.
29 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
90,945 lượt xem 48,958 lượt làm bài
Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm các câu hỏi về các nội dung cốt lõi như tư tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, đại đoàn kết dân tộc, văn hóa và con người Việt Nam, và vai trò của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp cách mạng. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.
116 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ
88,699 lượt xem 47,705 lượt làm bài
Ôn luyện Trắc nghiệm Lịch Sử Đảng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam online miễn phí
EDQ #70659
322 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ
23,936 lượt xem 12,852 lượt làm bài