Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 4: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
Từ khoá: Trắc nghiệm Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Chiến tranh lạnh Thế giới hiện đại Luyện thi Tổng hợp kiến thức Phân tích chi tiết Hướng dẫn chuyên sâu Học tập nâng cao
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Đọc đoạn thông tin sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
Tháng 6-1941, tại Luân Đôn (Anh), các nước Đồng minh ra tuyên bố cam kết cùng hợp tác cả trong chiến tranh và hòa bình. Sự kiện này đã đặt cơ sở cho việc hướng tới thành lập Liên hợp quốc. Từ đó, các nước Đồng minh (vai trò lớn nhất thuộc về Liên Xô, Mỹ và Anh) đã tổ chức nhiều cuộc họp ở Tê-hê-ran (I-ran) và Mát-xcơ-va (Liên Xô) để sớm thành lập một tổ chức quốc tế, nhằm thực hiện việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Tại Hội nghị I-an-ta (2-1945), Liên Xô, Mỹ và Anh đã thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24-10-1945, với sự phê chuẩn Hiến chương của các thành viên, tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập.
a) Quá trình hình thành Liên hợp quốc kéo dài từ năm 1941 đến năm 1945, phù hợp với khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới.
b) Cho đến nay, Liên hợp quốc vẫn là tổ chức liên kết quốc tế lớn nhất hành tinh, có nhiệm vụ hàng đầu là tập trung vào ổn định nền kinh tế toàn cầu.
c) Liên Xô, Mỹ và Anh là những nước có vị thế hàng đầu trong việc đặt cơ sở và tích cực trong quá trình thành lập Liên hợp quốc.
d) Việt Nam là một trong những quốc gia sớm gia nhập Liên hợp quốc, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (9-1945).
“Không có nội dung nào trong Hiến chương này cho phép Liên hợp quốc can thiệp vào các vấn đề về thực chất thuộc quyền nội bộ của bất kì quốc gia nào hoặc yêu cầu các thành viên đưa những vấn đề đó ra giải quyết theo Hiến chương hiện tại...”.
(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)
a) Theo tư liệu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được thể hiện tại Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc.
b) Hiến chương Liên hợp quốc có nhiều nguyên tắc, trong đó nhấn mạnh việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
c) Một nguyên tắc quan trọng trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc là nếu có tranh chấp quốc tế thì các bên phải giải quyết bằng biện pháp hoà bình.
d) Liên hợp quốc quy định các nước thành viên phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của 5 cường quốc (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
“Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân quyền và các quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho li trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.
(Trích: Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc)
a) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc là tuyên ngôn về các quyền của con người nói chung, không có sự phân biệt nước lớn, nước nhỏ.
b) Theo Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, chỉ các dân tộc trên thế giới sau khi giành được độc lập mới có quyền tự do và bình đẳng.
c) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã góp phần xây dựng một thế giới công bằng hơn, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người ở mọi quốc gia trên thế giới.
d) Trong việc bảo đảm quyền con người, Liên hợp quốc chỉ tập trung bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ở các nước đang chịu “di chứng” của chủ nghĩa thực dân.
[Đối với việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới, năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyển ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa... Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.
(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
a) Liên hợp quốc đóng vai trò quyết định vào quá trình giải trừ chủ nghĩa thực dân.
b) Việt Nam trở thành biểu tượng thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới.
c) Mỹ và các nước phương Tây là những quốc gia dân chủ và tiên tiến, đi tiên phong trong việc ủng hộ thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới.
d) Cuộc đấu tranh xoá bỏ thuộc địa do các nước đế quốc lập ra trước Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh được gọi là quá trình phi thực dân hoá.
“Trước kia, chế độ quân chủ tại Hy Lạp đã nhờ vào sự giúp đỡ của Anh, nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế của nước Anh hoàn toàn suy kiệt, lo cho mình còn không xong, nên không thể giúp đỡ gì cho chế độ quân chủ ở Hy Lạp nữa.
Vào ngày 12-3-1947, Tổng thống Tơ-ru-man đã đọc một bài diễn văn tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ, cho rằng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nếu bị rơi vào khối xã hội chủ nghĩa, thì cả Trung Đông cũng sẽ rơi theo... sẽ làm cho cả Tây Âu bị ảnh hưởng. Do vậy, ông thuyết phục Quốc hội Mỹ chi viện kinh tế và quân sự cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ với số tiền 400 triệu đô la. Lí luận này về sau được gọi là “Học thuyết Tơ-ru-man””.
(Vương Kính Chi, Lược sử nước Mỹ (Phong Đảo dịch),
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.145)
a) Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô, chỉ diễn ra ở châu Âu.
b) Thông điệp của Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man đọc trước Quốc hội Mỹ ngày 12-3-1947 Linh đã khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
c) Nguồn gốc của sự đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô xuất phát từ “vấn đề Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ” sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
d) Học thuyết Tơ-ru-man phản ánh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, muốn đưa nước Mỹ trở thành bá chủ thế giới.
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trên thế giới diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ thương lượng của nguyên thủ quốc gia các nước và khu vực: Mỹ và Liên Xô, Mỹ với Trung Quốc, hai miền nước Đức, Đông Âu và Tây Âu,... Tháng 12-1989, trong một cuộc họp không chính thức tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải), đại diện hai nhà lãnh đạo cấp cao của Liên Xô (Goóc-ba-chốp) và Mỹ (Bu-sơ) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Sau Chiến tranh lạnh, Liên Xô, Mỹ và các nước đã thoả thuận giải quyết cuộc xung đột ở nhiều nơi trên thế giới bằng giải pháp hoà bình: ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Tây Nam Phi,... Nhiều tổ chức liên minh khu vực và châu lục được mở rộng, hoặc thay đổi tên gọi mới, kết nạp thêm thành viên và kết nối liên lục địa (ASEAN, EU, ASEM, APEC,...).
a) Mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hoà hoãn Đông – Tây đã diễn ra.
b) Xu thế hoà hoãn Đông – Tây chỉ được diễn ra, bàn luận và quyết định bởi các cuộc gặp gỡ thương lượng giữa nguyên thủ quốc gia của hai nước Liên Xô và Mỹ.
c) Trong xu thế hoà hoãn Đông – Tây, Việt Nam luôn ủng hộ và đã thành công trong việc kí Hiệp định Pa-ri (1973) và giải quyết “vấn đề Cam-pu-chia” (1991).
d) Chiến tranh lạnh chấm dứt, sau đó là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ đã mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết quan hệ quốc tế bằng giải pháp hoà bình.
“Vào thập niên 1980, mối quan hệ nồng ấm giữa Tổng thống Mỹ Ri-gân và nhà lãnh đạo Liên Xô Goóc-ba chốp đã giúp giảm dẫn tình trạng căng thẳng của Chiến tranh lạnh. Năm 1987, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý huỷ bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung. Năm 1989, Goóc-ba chốp cho phép các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bầu ra chính phủ dân ! chủ, và đến năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập. Ngày 12-3-1999, Hung-ga-ri, Ba Lan và Cộng hoà Séc gia nhập khối NATO”.
(King Fisher, Bách khoa thư lịch sử (Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch),
NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.437)
a) Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bắt đầu bị xói mòn và sụp đổ trong thập niên 1980.
b) Chiến tranh lạnh kết thúc và Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng yếu tố Mỹ và Liên Xô vẫn là quyết định.
c) Cuộc Chiến tranh lạnh đã kết thúc và Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã sụp đổ, nhưng nhiều di chứng của nó vẫn còn và vẫn đang tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới.
d) Việc Liên Xô tan rã (1991) đã chính thức chấm dứt cục diện hai cực, hai phe.
“Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,... Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,...); Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.424)
a) Đoạn tư liệu là minh chứng cho xu thế đa cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh.
b) Trong quan hệ quốc tế, khái niệm đa cực chỉ trạng thái địa – chính trị toàn cầu với ba trung tâm quyền lực chi phối là Mỹ, Liên bang Nga và Trung Quốc.
c) Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.
d) Để có thể trở thành một cực trong xu thế đa cực, nhiều trung tâm, các nước phải có chiến lược xây dựng sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế là trụ cột.
Trong xu thế đa cực, nhiều trung tâm, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới: Mỹ vẫn duy trì vị trí cường quốc số 1 thế giới; từ năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Tuy nhiên, các nước lớn và trung tâm kinh tế, tài chính khác (Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Liên bang Nga, Ấn Độ,...) cũng đang nỗ lực vươn lên mạnh mẽ; quốc gia nào cũng muốn khẳng định vị thế, vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.
a) Trong trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm, Mỹ và Trung Quốc là những nước đang có vị thế, ảnh hưởng hàng đầu thế giới.
a) Trong trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm, Mỹ và Trung Quốc là những nước đang có vị thế, ảnh hưởng hàng đầu thế giới.
b) Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ là nguyên nhân trực tiếp, tạo cơ hội cho Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
c) Phát huy thành công sức mạnh nội lực là yếu tố quyết định để các nước khẳng định vị thế trong xu thế đa cực, nhiều trung tâm.
d) Trong xu thế đa cực và xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia có nhiều thời cơ lớn, nhưng cũng có không ít thách thức và rào cản.
Xem thêm đề thi tương tự
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
170 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
365,410 lượt xem 196,756 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
1 giờ
324,728 lượt xem 174,853 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
99 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
341,108 lượt xem 183,673 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
108 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
313,145 lượt xem 168,616 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
278,279 lượt xem 149,842 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
282,036 lượt xem 151,865 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
51 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
254,086 lượt xem 136,815 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử
1 giờ
231,816 lượt xem 124,824 lượt làm bài
32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
286,689 lượt xem 154,364 lượt làm bài