thumbnail

Đề Thi Y Học Cổ Truyền HUBT Đại Học Kinh Doanh Công Nghệ

Tài liệu đề thi Y học cổ truyền từ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được cung cấp miễn phí kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên trong quá trình ôn tập học phần và chuẩn bị cho kỳ thi. Nội dung đề thi bao gồm các câu hỏi lý thuyết và tình huống thực tiễn về học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành, tạng phủ, chẩn đoán, phương pháp điều trị và dược liệu trong y học cổ truyền. Phù hợp với sinh viên ngành Y, Dược và các ngành y học sức khỏe có liên quan. Luyện đề ngay để củng cố kiến thức và kỹ năng chuyên ngành!

Từ khoá: đề thi y học cổ truyền HUBT Đại học Kinh doanh và Công nghệ đề thi miễn phí có đáp án y học cổ truyền HUBT ôn thi Y Dược đề thi ngành Y học thuyết Âm Dương Ngũ Hành chẩn đoán y học cổ truyền đề mẫu y học cổ truyền dược liệu cổ truyền luyện thi y học đề thi y dược bài tập y học cổ truyền

Số câu hỏi: 160 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

21,820 lượt xem 1,678 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Nhóm huyệt có tác dụng bổ can thận, bổ khí huyết trong điều trị đau dây thần kinh toạ do phong hàn thấp là:
A.  
Hợp cốc, can du, thận du, dương lăng tuyền
B.  
Thái xung, túc tam lý, can du, huyết hải
C.  
Tam âm giao, can du, huyết hải, túc tam lý
D.  
Tam âm giao, thái xung, can du
Câu 2: 0.25 điểm
Không thuộc mục đích bào chế thuốc của YHCT là
A.  
Giảm tác dụng phụ
B.  
Thay đổi chức năng dược vật
C.  
Giảm độc
D.  
Dễ hấp thu
Câu 3: 0.25 điểm
Nguyên nhân bất nội ngoại nhân gây nổi mẩn dị ứng thường gặp là:
A.  
Lao động
B.  
Ăn uống
C.  
Phòng dục
D.  
Chấn thương
Câu 4: 0.25 điểm
Huyệt nào dưới đây có tác dụng kích thích tiêu hoá, kiện tỳ:
A.  
Nội quan
B.  
Lương khâu
C.  
Túc tam lý
D.  
Huyết hải
Câu 5: 0.25 điểm
Trong tứ chẩn, rêu lưỡi màu vàng là bệnh thuộc:
A.  
Thấp
B.  
Vị âm hư
C.  
Hàn
D.  
Nhiệt
Câu 6: 0.25 điểm
Chủ nạp khí là tạng:
A.  
Tỳ
B.  
Thận
C.  
Can
D.  
Tâm
Câu 7: 0.25 điểm
Trong tứ chẩn, chất lưỡi đỏ là bệnh thuộc:
A.  
Thiếu máu và hư hàn
B.  
Nhiệt
C.  
Hàn
D.  
Âm hư cực độ
Câu 8: 0.25 điểm
Huyệt có tác dụng an thần là:
A.  
Thần môn
B.  
Túc tam lý
C.  
Thái xung
D.  
Dương lăng tuyền
Câu 9: 0.25 điểm
Đau vai gáy do phong hàn nên dùng phương pháp:
A.  
Châm tả
B.  
Châm bổ
C.  
Cứu hoặc ôn châm
D.  
Vừa châm bổ vừa châm tả
Câu 10: 0.25 điểm
Thuộc thủ thuật châm bổ:
A.  
châm chậm, rút nhanh; rút kim bịt lỗ kim lại, vê kim 5p/lần
B.  
Châm chậm, rút nhanh, châm thuận chiều đường kinh; không vê kim
C.  
Châm chậm, rút nhanh, châm thuận chiều đường kinh; vê kim 5p/lần
D.  
Châm nhanh, Rút chậm, châm thuận chiều đường kinh; không vê kim
Câu 11: 0.25 điểm
Triệu chứng nào sau đây là không đúng với cảm mạo phong nhiệt:
A.  
Sốt cao, sợ gió, không sợ lạnh, rêu vàng mỏng.
B.  
Không đổ mồ hôi, mạch phù khẩn, đại tiện táo.
C.  
Đại tiện táo, rêu vàng mỏng, sợ gió.
D.  
Sốt cao, sợ gió, không sợ lạnh, ra nhiều mồ hôi.
E.  
Sốt cao, sợ gió, không sợ lạnh, mạch phù sác.
Câu 12: 0.25 điểm
Vị thuốc có công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết là:
A.  
Mạch nha
B.  
Bồ công anh
C.  
Ngũ vị tử
D.  
Phong mật
Câu 13: 0.25 điểm
Thuộc chức năng của tạng phế:
A.  
Chủ vận hoá thuỷ thấp
B.  
Thúc đẩy hoạt động của tạng phủ
C.  
Chủ huyết mạch
D.  
Thông điều thuỷ đạo
Câu 14: 0.25 điểm
Thuộc quy luật cơ bản của học thuyết âm dương là:
A.  
Âm dương đối lập
B.  
Âm dương mất đi
C.  
Âm dương sinh ra (lặp đáp án)
D.  
Âm dương sinh ra
Câu 15: 0.25 điểm
Cảm cúm là chứng bệnh thường gặp nhất vào mùa:
A.  
Đông xuân.
B.  
Bốn mùa.
C.  
Hè thu.
D.  
Thu đông.
E.  
Đông.
Câu 16: 0.25 điểm
Nhóm nguyên nhân gây bệnh nội nhân là:
A.  
7 Thất tình chí thất điều
B.  
5 Thứ tình chí thất điều
C.  
4 Thứ tình chí thất điều
D.  
6 Thứ tình chí thất điều
Câu 17: 0.25 điểm
VỊ thuốc dùng điều trị bệnh trĩ là:
A.  
Diếp cá
B.  
Sài đất
C.  
Bồ công anh
D.  
Kim ngân hoa
Câu 18: 0.25 điểm
Dấu chứng về rêu lưỡi ở bệnh nhân cảm mạo phong hàn là:
A.  
Trắng dày
B.  
Trắng mỏng
C.  
Vàng mỏng
D.  
Vàng dày
E.  
Vàng mỏng nhớt
Câu 19: 0.25 điểm
Đàm ẩm có nguồn gốc chủ yếu do 3 tạng là:
A.  
Can phế, tiểu trường
B.  
Tỳ, phế, thân
C.  
Tâm, tâm bào, bàng quang
D.  
Đại trường, tam tiêu, thận
Câu 20: 0.25 điểm
Những hiện tượng của hành thuỷ:
A.  
Mùa thu
B.  
Đất
C.  
Màu xanh
D.  
Vị mặn, màu đen
Câu 21: 0.25 điểm
Các đặc điểm gây bệnh cho cơ thể của thấp là:
A.  
Thấp ở biểu thường có triệu chứng sốt cao, rét run
B.  
Gây bệnh ở phần dưới có các triệu chứng khớp đau nhức, sưng, phù tê bì, đau lưng
C.  
Chữa bệnh do thấp gây ra dùng thuốc hoá thấp, lợi thấp
D.  
Gây bệnh ở phần trên thì đầu có cảm giác nặng, chảy nhiều nước mắt, nước mũi
Câu 22: 0.25 điểm
Thất tình đặc biệt hay gây bệnh cho 3 tạng là: không có đáp án đúng
A.  
Tâm, can, phế
B.  
Tâm, phế, thận
C.  
Tâm, can, thận
D.  
Tâm, thận, tỳ
Câu 23: 0.25 điểm
Trong tứ chẩn, vọng sắc là quan sát màu sắc bất thường của da, từ đó phán đoán vị trí bị bệnh bên trong cơ thể. Da màu vàng bệnh thuộc tạng
A.  
Đởm
B.  
Tỳ
C.  
Phế
D.  
Thận
Câu 24: 0.25 điểm
Trong bệnh lý, hiện tượng tương thừa biểu hiện:
A.  
Hành nọ, tạng nọ sinh ra hành kia tạng kia
B.  
Hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia quá mức
C.  
Hành nọ, tạng nọ không khắc được hành kia, tạng kia
D.  
Hành nọ, tạng nọ khắc ra hành kia, tạng kia
Câu 25: 0.25 điểm
Sự vận động của âm dương còn có tính giai đoạn, chuyển hoá tớ một mức nào đó sẽ chuyển hoá lẫn nhau như là:
A.  
Dương cực sinh âm
B.  
Âm cực sinh hàn
C.  
Hàn cực sinh âm
D.  
Nhiệt cực sinh dương
Câu 26: 0.25 điểm
Mạch của bệnh nhân bị cảm mạo phong hàn là:
A.  
Trầm
B.  
Trầm sác
C.  
Phù khẩn
D.  
Phù
E.  
Phù sác
Câu 27: 0.25 điểm
Nguyên nhân gây bệnh không thuộc bất nội ngoại nhân là:
A.  
Do tình dục quá độ
B.  
Do sang chấn
C.  
Do phong hàn
D.  
Do ăn uống
Câu 28: 0.25 điểm
Ngũ tạng tương sinh phù hợp là:
A.  
Tâm hoả sinh tỳ thổ
B.  
Thận thuỷ sinh phế kim
C.  
Tỳ thổ sinh thận thuỷ
D.  
Phế kim sinh can mộc
Câu 29: 0.25 điểm
Theo quan hệ ngũ hành tương sinh tương khắc thì tạng phế
A.  
Sinh thận thuỷ, khắc can mộc, quan hệ biểu lý với tiểu trường
B.  
Sinh thận thuỷ, khắc can mộc, quan hệ biểu lý với đại trường
C.  
Sinh tâm hoá, khắc tỳ thổ, quan hệ biểu lý với đại trường
D.  
Sinh can mộc, khắc tâm hoả, quan hệ biểu lý với đại trường
Câu 30: 0.25 điểm
Huyệt thận du có tác dụng chữa các chứng
A.  
Viêm đại tràng co thắt, hen PQ, ù tai
B.  
Đau dạ dày cấp, hen PQ, điếc tai
C.  
Đau mắt, cao huyết áp, giảm thị lực
D.  
Đau lưng, ù tai, hen PQ
Câu 31: 0.25 điểm
Trong các phương pháp chữa cảm cúm sau đây, phương pháp nào được xem là đơn giản, an toàn, phục vụ tại nhà, có hiệu quả, hay được áp dụng ở trẻ em:
A.  
Châm cứu.
B.  
Đánh gió, nấu nước xông.
C.  
Nấu nước xông.
D.  
Đánh gió.
E.  
Đánh gió, châm cứu.
Câu 32: 0.25 điểm
Bệnh truyền nhiễm gây sốt cao (chân nhiệt) không được điều trị kịp thời dẫn đến sốc truỵ tim mạch ngoại, có biểu hiện chân tay lạnh, người lạnh vã mồ hôi (giả hàn) để điều trị cần dùng thuốc có tính:
A.  
Nhiệt
B.  
Ôn ấm
C.  
Nhiệt ôn
D.  
Lương mát
Câu 33: 0.25 điểm
Tạng can khắc tạng tỳ gây bệnh loét dạ dày hành tá tràng là do cơ chế phát sinh bệnh nào dưới đây
A.  
Tương thừa
B.  
Tương sinh
C.  
Tương khắc
D.  
Tương vũ
Câu 34: 0.25 điểm
trong biểu tượng của âm dương có:
A.  
Một phần dương và âm
B.  
trong dương có âm
C.  
Một phần âm và dương
D.  
Trong âm có dương trong dương có âm
Câu 35: 0.25 điểm
YHCT chia sỏi tiết niệu làm 2 thể là:
A.  
Thể thấp nhiệt và khí trệ
B.  
Thấp nhiệt và thể ứ trệ
C.  
THể ứ trệ và thể hàn thấp
D.  
Thể ứ huyết và thể thấp nhiệt
Câu 36: 0.25 điểm
Mối quan hệ tạng phủ phù hợp theo quy loại ngũ hành là
A.  
Can có quan hệ biểu lý với tiểu trường
B.  
Can có quan hệ biểu lý với đại trường
C.  
Can có quan hệ biểu lý với vị
D.  
Can có quan hệ biểu lý với đởm
Câu 37: 0.25 điểm
Các huyệt ở chi trên sử dụng trong châm cứu phục hồi di chứng tai biến mạch máu não là:
A.  
Kiên ngung, nội quan, thiếu hải, lao cung
B.  
Kiên ngung, tiểu hải, đại lăng, thần môn
C.  
Kiên ngung, khúc trì, ngoại quan, hợp cốc, bất tà, lao cung
D.  
Thiếu hải, ngoại quan, lao cung, nội quan, thần môn
Câu 38: 0.25 điểm
Triệu chứng nào sau đây là không đúng với cảm mạo phong hàn:
A.  
Mạch phù khẩn, rêu trắng mỏng
B.  
Đổ mồ hôi nhiều, sợ gió, sợ lạnh
C.  
Phát sốt, không đổ mồ hôi, ho đờm trong loãng
D.  
Phát sốt, sợ gió, sợ lạnh
Câu 39: 0.25 điểm
Thanh pháp là:
A.  
Dùng các thuốc cay gây ra mồ hôi
B.  
Dùng các thuốc ấm nóng chữa chứng hàn trong cơ thể
C.  
Dùng các thuốc mát lạnh chữa chứng nhiệt
D.  
Dùng các loại thuốc gây nôn
Câu 40: 0.25 điểm
Trong tứ chẩn, rêu lưỡi vàng nhớt bẩn là bệnh thuộc:
A.  
Táo
B.  
Thấp nhiệt
C.  
Phong
D.  
Đàm ẩm

Đề thi tương tự

Đề Thi Sản Y Học Cổ Truyền Online Miễn Phí Có Đáp Án

3 mã đề 146 câu hỏi 1 giờ

82,264 xem6,326 thi