thumbnail

Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Giám Sát Thi Công Xây Dựng - Giám Sát Công Tác Xây Dựng Công Trình - Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp

Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức giám sát thi công trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, giúp bạn nắm vững các quy trình giám sát, tiêu chuẩn kỹ thuật, và yêu cầu pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm kiểm tra chất lượng vật liệu, giám sát tiến độ thi công, an toàn lao động, và các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình. Phù hợp cho kỹ sư giám sát, kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực giám sát thi công công trình.

Từ khoá: Câu Hỏi Kiến Thức Xây Dựng Giám Sát Thi Công Công Trình Dân Dụng Giám Sát Thi Công Công Trình Công Nghiệp Kiểm Tra Chất Lượng Vật Liệu Giám Sát Tiến Độ Thi Công An Toàn Lao Động Xây Dựng Tiêu Chuẩn Giám Sát Thi Công Quy Trình Giám Sát Xây Dựng Đảm Bảo Chất Lượng Công Trình Học Giám Sát Thi Công

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Bộ câu hỏi thi chứng chỉ hành nghề Hoạt động xây dựng


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Cần chuẩn bị cho khâu lắp đặt thiết bị công trình thế nào?
A.  
Mọi việc phần xây phải đủ điều kiện để lắp đặt thiết bị.
B.  
Phải lập biên bản bàn giao giữa bên xây và bên lắp.
C.  
Không được lắp hai loại thiết bị khác nhau trong một buồng, một phạm vi công tác.
D.  
Phải có phối hợp trong quy trình lắp đặt thiết bị.
Câu 2: 0.2 điểm
Kiểm tra giám sát gắn các mốc cao độ lát chuẩn đối với phòng có diện tích lớn như sau:
A.  
Có ít nhất 4 mốc tại 4 góc phòng.
B.  
Gắn mốc theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 3m.
C.  
Gắn mốc theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 4m.
D.  
Không cần gắn mốc, chỉ cần dùng dây căng hoặc thước ni vô kiểm tra thường xuyên.
Câu 3: 0.2 điểm
Mặt cắt ngang của tiết diện cột bê tông cốt thép tại vị trí một nửa chiều cao cột có 8 thanh thép tròn gân ø20 chịu lực. Việc nối buộc chồng cốt thép trong trường hợp nào sau đây được phép thực hiện:
A.  
Có 4 thanh thép ø20 được nối trong cùng một mặt cắt.
B.  
Có 3 thanh thép ø20 được nối trong cùng một mặt cắt.
C.  
Có 2 thanh thép ø20 được nối trong cùng một mặt cắt.
D.  
Cả 3 trường hợp trên.
Câu 4: 0.2 điểm
Công tác bảo dưỡng mặt trát trong điều kiện nắng nóng và khô hanh phải thực hiện như sau:
A.  
Không cần bảo dưỡng.
B.  
Che chắn tạo mát cho mặt trát.
C.  
Sau khi trát 24 giờ nên tiến hành phun ẩm trên mặt trát.
D.  
Ngay sau khi trát phải tiến hành tưới nước trên mặt trát.
Câu 5: 0.2 điểm
Khi kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi nhà cao tầng bằng công tác thử tĩnh, cọc thí nghiệm được coi là bị phá hoại khi xảy ra một trong các hiện tượng sau:
A.  
Kích đồng hồ đo biến dạng bị hư hỏng.
B.  
Liên hết giữa hệ thống gia tải, cọc neo không đảm bảo.
C.  
Độ lún dư bằng 10mm.
D.  
Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 6: 0.2 điểm
Công tác thiết kế thành phần bê tông thông qua phòng thí nghiệm:
A.  
Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B10 trở lên.
B.  
Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B15 trở lên.
C.  
Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B20 trở lên.
D.  
Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B25 trở lên.
Câu 7: 0.2 điểm
Kiểm tra chất lượng bê tông cọc khoan nhồi trước khi đổ theo yêu cầu sau:
A.  
Mỗi cọc lấy 3 tổ mẫu (3 mẫu/tổ) cho ba phần, đầu, giữa và mũi cọc.
B.  
Lấy mẫu theo quy định cứ 20m³ bê tông/01 tổ mẫu, mỗi tổ 3 mẫu.
C.  
Có thể sử dụng các phương pháp siêu âm, tán xạ Gamma, phương pháp động biến dạng nhỏ...
D.  
Có thể sử dụng phương pháp khoan lấy lõi.
Câu 8: 0.2 điểm
Khi kiểm tra công tác trát tường, nếu lớp trát dày phải trát thành nhiều lớp, giám sát phải yêu cầu thực hiện biện pháp thi công sau:
A.  
Trát liên tục lớp sau ngay sau khi trát xong lớp trước.
B.  
Kẻ mặt trát thành các ô quả trám để tăng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo.
C.  
Ngay sau khi trát lớp trước, phải phun nước làm ẩm trước khi trát tiếp.
D.  
Mỗi lớp trát không được dày quá 12mm.
Câu 9: 0.2 điểm
Yêu cầu về bố trí mạch ngừng thi công khi đổ bê tông đáy bể chứa như sau:
A.  
Tại vị trí bất kỳ đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.
B.  
Song song với cạnh ngắn đáy bể đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.
C.  
Không được để mạch ngừng thi công đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.
D.  
Không được để mạch ngừng thi công đối với mọi loại đáy bể chứa.
Câu 10: 0.2 điểm
Kiểm tra giám sát việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc được tiến hành như sau:
A.  
Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt độ sâu ép cọc theo thiết kế.
B.  
Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép lớn nhất P max.
C.  
Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất P min.
D.  
Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất P min, sau đó ghi chép cho từng 20cm đến khi kết thúc.
Câu 11: 0.2 điểm
Khi kiểm tra biện pháp thi công cọc của nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát nên lưu ý làm rõ các điều sau:
A.  
Dự kiến sự cố và cách xử lý.
B.  
Kế hoạch tài chính thi công cọc của nhà thầu.
C.  
Dự toán thi công của nhà thầu.
D.  
Khả năng đáp ứng công việc của Ban chỉ huy công trường.
Câu 12: 0.2 điểm
Kiểm tra chỉ tiêu độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát bằng cách sau:
A.  
Gõ nhẹ lên mặt trát, tất cả những chỗ bộp phải phá ra làm lại.
B.  
Quan sát bằng mắt thường, mặt trát không có vết rạn chân chim, vữa chảy, vết hằn dụng cụ trát...
C.  
Sử dụng thiết bị chuyên ngành để thí nghiệm kiểm tra.
D.  
Kiểm tra theo trình tự thi công, không cần kiểm tra sau khi đã thi công hoàn thành.
Câu 13: 0.2 điểm
Khi kiểm tra độ đặc chắc và độ bám dính của vật liệu gạch lát, vật liệu láng với lớp nền, nếu đạt yêu cầu như sau sẽ được nghiệm thu:
A.  
Khi đi thử lên trên, mặt lát hay láng không rung, không có tiếng kêu.
B.  
Không có biểu hiện trượt.
C.  
Mặt lát không bị phồng.
D.  
Dùng thanh gỗ gõ nhẹ lên bề mặt, tiếng gõ phải chắc đều ở mọi điểm, không có tiếng bộp.
Câu 14: 0.2 điểm
Khi kiểm tra công tác trát tường, nếu lớp trát dày phải trát thành nhiều lớp, giám sát phải yêu cầu thực hiện biện pháp thi công sau:
A.  
Trát liên tục lớp sau ngay sau khi trát xong lớp trước.
B.  
Kẻ mặt trát thành các ô quả trám để tăng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo.
C.  
Ngay sau khi trát lớp trước, phải phun nước làm ẩm trước khi trát tiếp.
D.  
Mỗi lớp trát không được dày quá 12mm.
Câu 15: 0.2 điểm
Yêu cầu kiểm tra dung sai cho phép trên mặt láng không được vượt quá giá trị sau:
A.  
Dung sai cao độ: 2cm.
B.  
Dung sai độ dốc: 0.5%.
C.  
Dung sai khe hở với thước 3m: 3mm.
D.  
Các câu trên đều sai.
Câu 16: 0.2 điểm
Tiêu chuẩn chính dùng để hướng dẫn thi công và nghiệm thu công tác đất là tiêu chuẩn nào?
A.  
TCVN 4447:2012
B.  
TCVN 4447:1987
C.  
TCVN 9379:2012
D.  
TCVN 9360:2012
Câu 17: 0.2 điểm
Những quy định khi sử dụng máy đào một gầu đào móng có cho phép để lại lớp bảo vệ không?
A.  
Khi sử dụng máy đào một gầu để đào móng, để tránh phá hoại cấu trúc địa chất đặt móng, cho phép để lớp bảo vệ.
B.  
Bề dày lớp bảo vệ đáy móng (cm) tùy thuộc dùng máy đào có dung tích gầu (m³) lớn hay bé mà quyết định theo tiêu chuẩn.
C.  
Thợ khéo tay, đào không cần lớp bảo vệ.
D.  
Nếu dưới nền không có cọc thì không cần để lớp bảo vệ.
Câu 18: 0.2 điểm
Kiểm soát chất lượng khi thi công bê tông cọc khoan nhồi?
A.  
Phải kiểm tra chất lượng bê tông phù hợp với chỉ dẫn thiết kế.
B.  
Thi công đổ bê tông không gián đoạn trong thời gian.
C.  
Kiểm soát mực đầy của bê tông khi đổ bê tông.
D.  
Tất cả các yêu cầu trên.
Câu 19: 0.2 điểm
Dung sai cho phép của chiều dày lớp vữa trát có yêu cầu chất lượng rất cao so với thiết kế là:
A.  
3mm.
B.  
2mm.
C.  
1mm.
D.  
0.5mm.
Câu 20: 0.2 điểm
Khi kiểm tra bằng thước dài 1m, khe hở giữa thước và bề mặt ốp gạch men phải đảm bảo yêu cầu sau:
A.  
Không được lớn hơn 0.5mm.
B.  
Không được lớn hơn 1.0mm.
C.  
Không được lớn hơn 1.5mm.
D.  
Không được lớn hơn 2.0mm.
Câu 21: 0.2 điểm
Kiểm tra vật liệu cọc bê tông cốt thép tại nơi sản xuất bao gồm các khâu sau:
A.  
Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ.
B.  
Các chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm, cấp phối bê tông, đường kính cốt thép, bước cốt đai.
C.  
Lưới thép tăng cường, vành thép bó đầu cọc, và các mối hàn.
D.  
Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 22: 0.2 điểm
Sai số cho phép để kiểm tra nghiệm thu công tác chế tạo lồng cốt thép cọc khoan nhồi như sau:
A.  
Sai số độ dài lồng thép là ±50mm.
B.  
Sai số đường kính lồng thép là ±10mm.
C.  
Sai số khoảng cách giữa các cốt chủ là ±10mm.
D.  
Các câu trên đều đúng.
Câu 23: 0.2 điểm
Trước khi thi công móng cọc cần tiến hành đến những công tác gì?
A.  
Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành.
B.  
Nhà thầu căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu của Chủ đầu tư và điều kiện môi trường cụ thể để lập biện pháp thi công cọc.
C.  
Bản vẽ thiết kế biện pháp thi công phải được chủ đầu tư phê duyệt.
D.  
Khi biện pháp hạ cọc phức tạp, nhà thầu có thể tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi để giải trình và bổ sung cho biện pháp thi công.
Câu 24: 0.2 điểm
Chênh lệch cao độ cho phép giữa hai mép vật liệu lát là gạch ceramic, granite, gạch lát xi măng quy định như sau:
A.  
0.5mm.
B.  
1.0mm.
C.  
1.5mm.
D.  
2.0mm.
Câu 25: 0.2 điểm
Khi nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá trong vùng động đất, phải kiểm tra thêm:
A.  
Các đai kháng chấn theo từng tầng.
B.  
Việc liên kết các tường mỏng và vách mỏng với các tường chịu lực, với khung và với các sàn.
C.  
Việc gia cường các tường gạch bằng các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép và đổ tại chỗ.
D.  
Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 26: 0.2 điểm
Khi kiểm tra giám sát công tác trát vữa tại những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, phải yêu cầu nhà thầu thực hiện như sau:
A.  
Gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch ghép, và trùm về hai bên từ 15cm đến 20cm.
B.  
Sử dụng cát chế tạo vữa trát có hạt cốt liệu nhỏ hoặc bằng 1.25mm.
C.  
Sử dụng xi măng Póoc-lăng có mác từ PC20 đến PC40 để chế tạo vữa.
D.  
Trước khi trát phải phun cát, vẫy hoặc phu hồ xi măng.
Câu 27: 0.2 điểm
Kiểm tra nghiệm thu thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:
A.  
Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.
B.  
Lực ép của thiết bị đảm bảo không gây ra lực ngang lên cọc.
C.  
Chứng chỉ kiểm định còn hiệu lực và có bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan thẩm quyền cấp.
D.  
Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 28: 0.2 điểm
Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ đỉnh ống chống tạm phải cao hơn mặt đất hoặc mực nước cao nhất tối thiểu là:
A.  
0.1m.
B.  
0.2m.
C.  
0.3m.
D.  
0.4m.
Câu 29: 0.2 điểm
Kiểm tra, nghiệm thu dung dịch bentonite giữ thành hố khoan cọc khoan nhồi được thực hiện như sau:
A.  
Chỉ cần thực hiện cho mỗi lô trộn mới.
B.  
Kiểm tra dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và độ pH phải được thực hiện cho từng cọc.
C.  
Cao độ dung dịch phải bằng cao độ mực nước ngầm.
D.  
Không kiểm tra chỉ tiêu tính năng của dung dịch nếu được tái sử dụng không quá 6 tháng.
Câu 30: 0.2 điểm
Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn được giữ đảm bảo sao cho:
A.  
Áp lực dung dịch khoan luôn lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan.
B.  
Áp lực dung dịch khoan luôn nhỏ hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan.
C.  
Cao hơn mực nước ngầm ít nhất 0.5m.
D.  
Cao hơn mực nước ngầm ít nhất 1.0m.
Câu 31: 0.2 điểm
Khâu chuẩn bị cho công tác hoàn thiện hạng mục công việc gồm những việc gì?
A.  
Phải thi công xong các việc làm trước khi hoàn thiện như điện, nước.
B.  
Có biên bản nghiệm thu cho các việc đã làm xong.
C.  
Phải khắc phục các sai sót các lớp nằm dưới lớp hoàn thiện.
D.  
Biên bản nghiệm thu trước đó có nội dung đủ điều kiện cho phép thi công hoàn thiện.
Câu 32: 0.2 điểm
Mô tả công nghệ hút chân không nền đất dưới sâu làm tăng tốc độ cố kết của nền đất yếu dùng tại Công trình Nhà máy điện Thái Bình?
A.  
Tạo lớp cát phủ bề mặt khu vực áp dụng công nghệ. Lớp này coi như lớp gia tải tĩnh.
B.  
Cắm bấc thấm để tạo hút nước thẳng đứng cho khu vực.
C.  
Tạo màng ngăn lớp cát trên khu vực với không khí.
D.  
Đây là quy trình mới nên cán bộ tư vấn giám sát phải biết và sử dụng thành thạo.
Câu 33: 0.2 điểm
Cốp pha thành bên của dầm, cột, tường có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ:
A.  
70% cường độ theo mác thiết kế.
B.  
50% cường độ theo mác thiết kế.
C.  
50 daN/cm².
D.  
Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, không cần quan tâm đến cường độ.
Câu 34: 0.2 điểm
Giám sát và kiểm soát chất lượng ép cọc theo phương án nào?
A.  
Kiểm tra việc chọn thiết bị ép, công suất thiết bị lớn hơn 1,4 lần lực ép thiết kế quy định.
B.  
Lựa chọn đối trọng phù hợp. Đối trọng phải lớn hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất.
C.  
Gia tải 10 ~ 15% tải trọng thiết kế để thử ổn định của hệ thiết bị ép.
D.  
Phải theo tất cả các phương án nêu trên.
Câu 35: 0.2 điểm
Tần suất kiểm tra độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây gạch đá như sau:
A.  
Mỗi tầng kiểm tra một lần.
B.  
Kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0.5m đến 0.6m.
C.  
Mỗi 5 hàng gạch kiểm tra 1 lần.
D.  
Kiểm tra một lần khi được mời nghiệm thu hoàn thành.
Câu 36: 0.2 điểm
Khi kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi nhà cao tầng bằng công tác thử tĩnh, cọc thí nghiệm phải được dừng thí nghiệm khi xảy ra một trong các hiện tượng sau:
A.  
Số đọc cơ sở ban đầu không chính xác.
B.  
Độ lún lớn nhất của cọc tại cấp tải trọng 2.0 lần tải thiết kế sau 24 giờ bằng 2% đường kính cọc.
C.  
Độ lún lớn nhất của cọc tại cấp tải trọng 2.5 lần tải thiết kế sau 24 giờ bằng 2% đường kính cọc.
D.  
Độ lún dư bằng 5mm.
Câu 37: 0.2 điểm
Kết quả thí nghiệm cường độ của mẫu lập phương và mẫu hình trụ có khác nhau không?
A.  
Mẫu hình trụ cho trị số đọc kết quả như mẫu lập phương.
B.  
Mẫu lập phương cho kết quả lớn so với mẫu hình trụ.
C.  
Lấy kết quả của mẫu hình trụ phù hợp với quy định.
D.  
Tiêu chuẩn hiện hành chọn kết quả của mẫu hình trụ hoặc lập phương đều phù hợp.
Câu 38: 0.2 điểm
Chiều dày của từng mạch vữa ngang trong khối xây gạch phải đảm bảo yêu cầu sau để được nghiệm thu:
A.  
Trung bình 15mm.
B.  
Từ 10mm đến 20mm.
C.  
Từ 5mm đến 10mm.
D.  
Từ 8mm đến 12mm.
Câu 39: 0.2 điểm
Mạch ngừng thi công khi đổ bê tông cột nên đặt ở các vị trí sau:
A.  
Ở mặt trên của móng.
B.  
Ở mặt dưới của dầm, xà hay dưới công xôn đỡ dầm cầu trục.
C.  
Ở mặt trên dầm cầu trục.
D.  
Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 40: 0.2 điểm
Kiểm tra nghiệm thu lớp nền trước khi thực hiện công tác lát cần đảm bảo yêu cầu:
A.  
Mặt lớp nền phải sạch, phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết.
B.  
Cao độ phù hợp với vật liệu lát phủ bên trên. Độ dốc lớp nền theo yêu cầu kỹ thuật.
C.  
Các bộ phận bị che khuất (chi tiết chôn sẵn, chống thấm, hệ thống kỹ thuật...) phải được nghiệm thu.
D.  
Các câu trên đều đúng.
Câu 41: 0.2 điểm
Bê tông móng mới thi công được phép ngập nước ngầm vào hố móng trong trường hợp sau:
A.  
Không được phép ngập nước ngầm, bắt buộc phải bơm ra.
B.  
Được phép ngập trong nước ngầm khi cường độ bê tông móng đạt 30% cường độ thiết kế.
C.  
Được phép ngập trong nước ngầm khi cường độ bê tông móng đạt 70% cường độ thiết kế.
D.  
Luôn được phép ngập trong nước ngầm.
Câu 42: 0.2 điểm
Giám sát và kiểm tra chất lượng cốt thép ứng lực trước khi thi công bê tông ứng lực trước cho sàn nhà cao tầng?
A.  
Thép sử dụng làm ứng lực trước phải có catalogue.
B.  
Lớp vỏ bọc cáp phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định về tính chất cơ học, nhiệt độ.
C.  
Việc cắt các thanh hay bó thép ứng lực trước, nhất thiết phải mài bằng máy mài có tốc độ cao.
D.  
Chỉ dẫn phải ghi đầy đủ trong chỉ dẫn kỹ thuật.
Câu 43: 0.2 điểm
Cốp pha dầm bê tông có khẩu độ 6m có độ vồng thi công là:
A.  
Không được thi công có độ vồng.
B.  
18mm.
C.  
9mm.
D.  
6mm.
Câu 44: 0.2 điểm
Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ chân ống chống tạm phải đảm bảo:
A.  
Áp lực cột dung dịch nhỏ hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công.
B.  
Áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công.
C.  
Áp lực cột dung dịch nhỏ hơn áp lực chủ động của đất nền.
D.  
Áp lực cột dung dịch nhỏ hơn áp lực chủ động của đất nền.
Câu 45: 0.2 điểm
Có một tiêu chí để giám sát là trung thực, khách quan, không vụ lợi có đúng không?
A.  
Đúng là giám sát phải trung thực, khách quan, không vụ lợi.
B.  
Giám sát phải theo ý muốn của chủ đầu tư, có lợi cho chủ đầu tư.
C.  
Phải giám sát theo phương án rẻ nhất.
D.  
Giám sát cẩn lựa theo lòng mong muốn của nhà thầu để họ hợp tác tốt với cán bộ giám sát.
Câu 46: 0.2 điểm
Kiểm tra tài liệu cần có để giám sát chất lượng thi công đất bao gồm những tài liệu nào?
A.  
Thiết kế kỹ thuật công trình.
B.  
Thiết kế cơ sở của công trình.
C.  
Thiết kế lắp đặt thiết bị công trình.
D.  
Thiết kế biện pháp thi công đất.
Câu 47: 0.2 điểm
Kiểm tra công tác lắp dựng giàn giáo, ván khuôn để xây tường theo yêu cầu sau:
A.  
Không dùng loại giàn giáo chống, dựa vào tường đang xây.
B.  
Không bắc ván lên tường mới xây.
C.  
Giàn giáo phải cách tường đang xây ít nhất 5cm.
D.  
Tất cả các yêu cầu trên.
Câu 48: 0.2 điểm
Khi nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá, phải kiểm tra một trong những việc sau:
A.  
Chiều dày và độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch ngang.
B.  
Việc thi công chính xác các khe lún, khe co giãn.
C.  
Tài liệu xác định mác vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm được sử dụng.
D.  
Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 49: 0.2 điểm
Một công trình được xây dựng vào mùa khô tại TP.HCM, thời gian bảo dưỡng bê tông không được nhỏ hơn:
A.  
5 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 60% cường độ thiết kế.
B.  
6 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 70% cường độ thiết kế.
C.  
7 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 80% cường độ thiết kế.
D.  
Cho đến khi bê tông đạt 100% cường độ thiết kế.
Câu 50: 0.2 điểm
Kiểm tra cốt thép sau khi cắt uốn phù hợp với hình dáng kích thước của thiết kế được thực hiện theo các phương án nào?
A.  
Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 5 thanh bất kỳ để kiểm tra.
B.  
Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 3 thanh bất kỳ để kiểm tra.
C.  
Chọn 5 thanh bất kỳ trong toàn bộ số lượng được mời nghiệm thu để kiểm tra.
D.  
Không kiểm tra công việc này, chỉ nghiệm thu toàn bộ cốt thép cấu kiện trước khi đổ bê tông.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Giám Sát Thi Công Xây Dựng - Giám Sát Công Tác Xây Dựng Công Trình - Công Trình Giao Thông
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức giám sát thi công trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các quy trình giám sát, tiêu chuẩn kỹ thuật, và yêu cầu pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm giám sát chất lượng vật liệu, tiến độ thi công, kiểm tra an toàn và bền vững của công trình cầu, đường, và hầm. Phù hợp cho kỹ sư giám sát, kỹ sư giao thông, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực giám sát thi công công trình giao thông.

195 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

373,487 lượt xem 201,103 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Quy Hoạch Xây Dựng
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức xây dựng trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc, quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm các bước lập quy hoạch, phân tích không gian, đánh giá môi trường, và các quy định pháp luật liên quan. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng.

125 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

373,350 lượt xem 201,026 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kiến Trúc Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng công trình trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thẩm mỹ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình thực hiện. Nội dung bao gồm lập hồ sơ thiết kế, phân tích không gian kiến trúc, lựa chọn vật liệu, đảm bảo an toàn công trình và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực kiến trúc công trình.

42 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,364 lượt xem 201,033 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc kỹ thuật, quy trình thiết kế, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu về an toàn và độ bền của công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình.

52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,390 lượt xem 201,047 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Giao Thông
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình kỹ thuật, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu cầu, đường, hầm, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu an toàn, bền vững trong xây dựng giao thông. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành giao thông, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình giao thông.

247 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

373,404 lượt xem 201,054 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế kết cấu công trình thủy lợi, kho bãi nông sản, cơ sở hạ tầng nông thôn, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, bền vững. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành nông nghiệp, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình nông nghiệp.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,417 lượt xem 201,061 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Điện – Cơ Điện Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực điện và cơ điện công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống điện, cơ điện, HVAC, cấp thoát nước, phân tích tải trọng điện, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu suất công trình. Phù hợp cho kỹ sư điện, cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế điện – cơ điện công trình.

60 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,425 lượt xem 201,068 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Cấp – Thoát Nước Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực cấp – thoát nước công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, xử lý nước thải, phân tích lưu lượng nước, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, hiệu quả vận hành hệ thống. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư môi trường, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế cấp – thoát nước công trình.

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,442 lượt xem 201,075 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Thông Gió – Cấp Thoát Nhiệt Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực thông gió – cấp thoát nhiệt công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cấp thoát nhiệt, phân tích tải nhiệt, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu quả năng lượng cho công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt công trình.

71 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

373,458 lượt xem 201,082 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế An Toàn Phòng Chống Cháy Nổ Công Trình Xây Dựng
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực an toàn phòng chống cháy nổ công trình, giúp bạn nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thực hiện và các quy định pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống báo cháy, chữa cháy, lối thoát hiểm, phân tích nguy cơ cháy nổ, và đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư an toàn, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ công trình xây dựng.

61 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,468 lượt xem 201,089 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!