thumbnail

Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - LĨNH VỰC KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG - KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Bộ câu hỏi chuyên sâu về kiến thức kiểm định xây dựng, tập trung vào kiểm định công trình dân dụng và công nghiệp. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, phù hợp với kỹ sư xây dựng, cán bộ kiểm định và những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Đây là tài liệu hữu ích giúp nâng cao kỹ năng chuyên môn và chuẩn bị tốt hơn cho công việc kiểm định công trình thực tế.

Từ khoá: kiến thức kiểm định xây dựng kiểm định công trình công trình dân dụng công trình công nghiệp câu hỏi kiểm định đề thi chuyên môn xây dựng đáp án chi tiết kiểm tra kỹ năng xây dựng kiểm định chất lượng công trình xây dựng dân dụng

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Bộ câu hỏi thi chứng chỉ hành nghề Hoạt động xây dựng


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 1 như sau:

Hình ảnh
A.  
Lực căng cốt thép nhỏ.
B.  
Hao tổn ứng suất trước lớn.
C.  
Dầm bị quá tải ở tiết diện thẳng góc.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 2: 1 điểm

Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 2 như sau:

Hình ảnh
A.  
Cường độ bê tông thấp.
B.  
Bước cốt đai lớn.
C.  
Chất lượng hàn cốt thép dọc và cốt thép kém.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 3: 1 điểm

Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 3 như sau:

Hình ảnh
A.  
Cường độ bê tông thấp.
B.  
Dầm quá tải ở tiết diện nghiêng.
C.  
Các câu a, b đều đúng.
D.  
Các câu a, b đều sai.
Câu 4: 1 điểm

Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 4 như sau:

Hình ảnh
A.  
Phá hoại neo: Không đủ cường độ bê tông tại thời điểm trước khi nén trước bê tông.
B.  
Chất lượng hàn cốt thép dọc và cốt thép kém.
C.  
Biện pháp thi công không phù hợp.
D.  
Các câu a, b, c đều sai.
Câu 5: 1 điểm

Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 5 như sau:

Hình ảnh
A.  
Phá hoại neo: Không đủ cường độ bê tông tại thời điểm trước khi nén trước bê tông.
B.  
Không có cốt xoắn trong vùng neo cốt thép ứng lực trước.
C.  
Dầm quá tải ở tiết diện nghiêng.
D.  
Các câu a, b, c đều sai.
Câu 6: 1 điểm

Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 6 như sau:

Hình ảnh
A.  
Phá hoại neo: Không đủ cường độ bê tông tại thời điểm trước khi nén trước bê tông.
B.  
Dầm quá tải ở tiết diện nghiêng.
C.  
Không có cốt xoắn trong vùng neo cốt thép ứng lực trước.
D.  
Các câu a, b, c đều sai.
Câu 7: 1 điểm

Dầm bê tông cốt thép ứng suất trước xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự như hình dưới đây. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 7 như sau:

Hình ảnh
A.  
Không đủ cốt xoắn.
B.  
Liên kết hàn các chi tiết đặt sẵn nối các dầm liền kề làm thay đổi sơ đồ tính toán của chúng.
C.  
Các câu a, b đều sai.
D.  
Các câu a, b đều đúng.
Câu 8: 1 điểm
Qua công tác khảo sát và phân tích đánh giá, xác định được giá trị hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp a, b, c, d lần lượt là 0; 0,6; 0,332; 0,1. Kết luận mức độ nguy hiểm của công trình trên thuộc cấp nào?
A.  
Cấp A.
B.  
Cấp B.
C.  
Cấp C.
D.  
Cấp D.
Câu 9: 1 điểm
Dự đoán cường độ gạch tường ở nơi khô của một công trình ở Việt Nam tại thời điểm t=5 năm. Biết rằng cường độ gạch ban đầu là 12,5 Mpa:
A.  
10,28.
B.  
11,28.
C.  
12,28.
D.  
13,28.
Câu 10: 1 điểm
Dự đoán cường độ vữa của một công trình sau 60 ngày. Biết rằng cường độ chịu nén của vữa ở tuổi 28 ngày là 15 MPa:
A.  
16,24.
B.  
17,24.
C.  
18,24.
D.  
19,24.
Câu 11: 1 điểm

Công trình xuất hiện vết nứt ở vị trí mái bằng bê tông cốt thép gắn vào tường vượt mái hoặc tường của khối nhà chính. Qua công tác khảo sát đánh giá, có thể nhận định nguyên nhân gây ra vết nứt là do:

Hình ảnh
A.  
Biến đổi nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa.
B.  
Chiều dài của tường quá lớn.
C.  
Biến dạng nở nhiệt của mái nhà.
D.  
Đáp án a và b đều đúng.
Câu 12: 1 điểm

Qua khảo sát phát hiện trên tường xây gạch xuất hiện các vết nứt theo mạch vữa đứng ngang. Kết luận phù hợp nhất nguyên nhân chính gây ra vết nứt là:

Hình ảnh
A.  
Biện pháp xây tường không phù hợp.
B.  
Cường độ chịu kéo của khối xây thiếu.
C.  
Tay nghề nhân công không phù hợp.
D.  
Cường độ chịu nén của khối xây thiếu.
Câu 13: 1 điểm

Trên tường xuất hiện các vết nứt đứng hoặc chéo góc ở các vị trí dầm xây gạch trên các ô cửa. Kết luận phù hợp nhất nguyên nhân chính gây ra vết nứt là:

Hình ảnh
A.  
Cường độ chịu uốn của khối xây thiếu.
B.  
Biện pháp xây tường không phù hợp.
C.  
Cường độ chịu nén của khối xây thiếu.
D.  
Tay nghề nhân công không phù hợp.
Câu 14: 1 điểm

Trên tường xây gạch xuất hiện các vết nứt xiên hoặc đứng ở các vị trí dưới gối dầm hoặc đệm đầu dầm. Kết luận phù hợp nhất nguyên nhân chính gây ra vết nứt là:

Hình ảnh
A.  
Biện pháp xây tường không phù hợp.
B.  
Cường độ chịu kéo cục bộ của khối xây thiếu.
C.  
Tay nghề nhân công không phù hợp.
D.  
Cường độ chịu nén cục bộ của khối xây thiếu.
Câu 15: 1 điểm

Các vết nứt xiên tại phần tường xây gạch chèn trong khung bê tông cốt thép. Kết luận phù hợp nhất nguyên nhân chính gây ra vết nứt là:

Hình ảnh
A.  
Biện pháp xây tường không phù hợp.
B.  
Độ võng dầm vượt quá giới hạn võng của thể xây.
C.  
Tay nghề nhân công không phù hợp.
D.  
Cường độ chịu nén của khối xây thiếu.
Câu 16: 1 điểm

Trên tường xây gạch của một công trình xuất hiện các vết nứt phân bố lộn xộn nhỏ như sợi tóc, nứt mạng nhện phần vữa trát không có tính quy luật. Kết luận phù hợp nhất nguyên nhân chính gây ra vết nứt là:

Hình ảnh
A.  
Động đất.
B.  
Sử dụng cát để tô trát không phù hợp.
C.  
Vữa trát sử dụng xi măng có độ ổn định thể tích kém.
D.  
Biện pháp thi công không phù hợp.
Câu 17: 1 điểm

Trên tường có các vết nứt chéo nhau trên bề mặt khối xây. Kết luận phù hợp nhất nguyên nhân chính gây ra vết nứt là:

Hình ảnh
A.  
Động đất.
B.  
Điều kiện thời tiết.
C.  
Không bố trí lanh tô tại các vị trí ô cửa.
D.  
Bê tông và vữa không liên kết với nhau.
Câu 18: 1 điểm

Dầm bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 2 như sau:

Hình ảnh
A.  
Cường độ bê tông thấp.
B.  
Bước cốt đai lớn.
C.  
Chất lượng hàn cốt thép dọc và cốt thép kém.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 19: 1 điểm

Dầm bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 8 như sau:

Hình ảnh
A.  
Không bố trí đủ cốt thép chịu lực.
B.  
Dầm bị quá tải ở tiết diện thẳng góc.
C.  
Các câu a và b đều đúng.
D.  
Các câu a và b đều sai.
Câu 20: 1 điểm

Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 1 như sau:

Hình ảnh
A.  
Tải trọng lệch tâm lớn, cốt thép không đủ khả năng chịu lực.
B.  
Thiếu cốt thép gián tiếp tại vùng tập trung ứng suất ở đỉnh cột.
C.  
Chất lượng hàn cốt thép dọc và thép đai kém, hoặc bước cốt đai kém.
D.  
Các câu a, b và c đều sai.
Câu 21: 1 điểm

Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 3 như sau:

Hình ảnh
A.  
Tải trọng lệch tâm lớn, cốt thép không đủ khả năng chịu lực.
B.  
Thiếu cốt thép gián tiếp tại vùng tập trung ứng suất ở đỉnh cột.
C.  
Chất lượng hàn cốt thép dọc và thép đai kém, hoặc bước cốt đai lớn.
D.  
Các câu a, b và c đều sai.
Câu 22: 1 điểm

Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 4 như sau:

Hình ảnh
A.  
Tải trọng lệch tâm lớn, cốt thép không đủ khả năng chịu lực.
B.  
Thiếu cốt thép gián tiếp tại vùng tập trung ứng suất ở đỉnh cột.
C.  
Chất lượng hàn cốt thép dọc và thép đai kém, hoặc bước cốt đai kém.
D.  
Các câu a, b và c đều sai.
Câu 23: 1 điểm

Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 6 như sau:

Hình ảnh
A.  
Xếp đặt, vận chuyển và cẩu lắp không đúng quy định.
B.  
Cốt thép bị ăn mòn.
C.  
Vết nứt do công nghệ.
D.  
Các câu a, b và c đều sai.
Câu 24: 1 điểm

Cột bê tông cốt thép toàn khối xuất hiện các vết nứt được đánh số thứ tự. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 7 như sau:

Hình ảnh
A.  
Xếp đặt, vận chuyển và cẩu lắp không đúng quy định.
B.  
Cốt thép bị ăn mòn.
C.  
Vết nứt do công nghệ.
D.  
Các câu a, b và c đều sai.
Câu 25: 1 điểm

Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 1 như sau:

Hình ảnh
A.  
Móng dưới tường bị lún lệch.
B.  
Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt).
C.  
Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô.
D.  
Thể xây bị ẩm.
Câu 26: 1 điểm

Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 3 như sau:

Hình ảnh
A.  
Móng dưới tường bị lún lệch.
B.  
Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt).
C.  
Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô.
D.  
Thể xây bị ẩm.
Câu 27: 1 điểm

Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 4 như sau:

Hình ảnh
A.  
Móng dưới tường bị lún lệch.
B.  
Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt).
C.  
Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô.
D.  
Thể xây bị ẩm.
Câu 28: 1 điểm

Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 6 như sau:

Hình ảnh
A.  
Móng dưới tường bị lún lệch.
B.  
Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt).
C.  
Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô.
D.  
Thể xây bị ẩm.
Câu 29: 1 điểm

Tường xây gạch xuất hiện các vết nứt như hình bên dưới. Kết luận có thể có các nguyên nhân gây ra vết nứt số 5 như sau:

Hình ảnh
A.  
Móng dưới tường bị lún lệch.
B.  
Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt).
C.  
Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô.
D.  
Không có khe hở giữa đầu xà gồ và tường.
Câu 30: 1 điểm
Trình tự đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà như sau:
A.  
Tiếp nhận yêu cầu - Khảo sát sơ bộ - Khảo sát chi tiết - Phân tích, đánh giá - Lập báo cáo.
B.  
Tiếp nhận yêu cầu - Khảo sát hiện trạng - Thí nghiệm kiểm định - Phân tích, đánh giá - Lập báo cáo.
C.  
Tiếp nhận yêu cầu - Khảo sát sơ bộ - Đo đạc lấy mẫu - Phân tích, đánh giá - Lập báo cáo.
D.  
Tiếp nhận yêu cầu - Khảo sát sơ bộ - Khảo sát chi tiết - Thí nghiệm kiểm định - Phân tích, báo cáo.
Câu 31: 1 điểm
Nguyên tắc đánh giá tổng hợp mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà cần tiến hành theo:
A.  
2 bước.
B.  
3 bước.
C.  
4 bước.
D.  
5 bước.
Câu 32: 1 điểm
Khi đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện, mức độ nguy hiểm của cấu kiện được phân thành:
A.  
5 loại.
B.  
4 loại.
C.  
3 loại.
D.  
2 loại.
Câu 33: 1 điểm
Khi đánh giá mức độ nguy hiểm của các bộ phận công trình, cấp đánh giá được chia làm:
A.  
5 cấp.
B.  
4 cấp.
C.  
3 cấp.
D.  
2 cấp.
Câu 34: 1 điểm
Khi đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình, cấp đánh giá được chia làm:
A.  
5 cấp.
B.  
4 cấp.
C.  
3 cấp.
D.  
2 cấp.
Câu 35: 1 điểm
Cấu kiện nguy hiểm là cấu kiện mà các yếu tố sau không đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường:
A.  
Khả năng chịu lực.
B.  
Vết nứt.
C.  
Biến dạng.
D.  
Các đáp án a, b, c đều đúng.
Câu 36: 1 điểm
Cách phân chia nào dưới đây được xem là một cấu kiện?
A.  
Một móng đơn dưới cột.
B.  
Một trục của một gian móng băng.
C.  
Diện tích của một gian móng bè.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 37: 1 điểm
Cách phân chia nào dưới đây được xem là một cấu kiện?
A.  
Diện tích một gian bản sàn toàn khối.
B.  
Chiều dài tính toán của cột.
C.  
Chiều dài của dầm, xà gồ, dầm phụ.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 38: 1 điểm
Đánh giá mức độ nguy hiểm của nền móng gồm:
A.  
Đánh giá nền và Móng.
B.  
Chỉ kiểm tra đánh giá nền.
C.  
Chỉ kiểm tra đánh giá móng.
D.  
Các câu a, b, c đều sai.
Câu 39: 1 điểm
Đất nền được đánh giá là nguy hiểm khi:
A.  
Tốc độ lún của nền hơn 2mm/tháng trong 3 tháng liên tục, và không có biểu hiện dừng lún.
B.  
Tốc độ lún của nền hơn 2mm/tháng trong 2 tháng liên tục, và không có biểu hiện dừng lún.
C.  
Tốc độ lún của nền hơn 3mm/tháng trong 2 tháng liên tục, và không có biểu hiện dừng lún.
D.  
Tốc độ lún của nền hơn 3mm/tháng trong 3 tháng liên tục, và không có biểu hiện dừng lún.
Câu 40: 1 điểm
Móng được đánh giá là nguy hiểm khi:
A.  
Khả năng chịu lực của móng nhỏ hơn 98% hiệu ứng tác động vào móng.
B.  
Khả năng chịu lực của móng nhỏ hơn 95% hiệu ứng tác động vào móng.
C.  
Khả năng chịu lực của móng nhỏ hơn 90% hiệu ứng tác động vào móng.
D.  
Khả năng chịu lực của móng nhỏ hơn 85% hiệu ứng tác động vào móng.
Câu 41: 1 điểm
Đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu xây gạch bao gồm các nội dung:
A.  
Khả năng chịu lực.
B.  
Cấu tạo và liên kết.
C.  
Vết nứt và biến dạng.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 42: 1 điểm
Kết cấu xây gạch được đánh giá là nguy hiểm khi:
A.  
Trụ tường do chịu nén lệch tâm xuất hiện vết nứt ngang, bề rộng vết nứt lớn hơn 0.5mm.
B.  
Trụ tường do chịu nén lệch tâm xuất hiện vết nứt ngang, bề rộng vết nứt lớn hơn 0.75mm.
C.  
Trụ tường do chịu nén lệch tâm xuất hiện vết nứt ngang, bề rộng vết nứt lớn hơn 1.0mm.
D.  
Các câu a, b, c đều sai.
Câu 43: 1 điểm
Đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu gỗ bao gồm các nội dung:
A.  
Khả năng chịu lực.
B.  
Cấu tạo và liên kết.
C.  
Vết nứt và biến dạng.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 44: 1 điểm
Cấu kiện kết cấu gỗ được đánh giá là nguy hiểm khi:
A.  
Tất cả các cấu kiện gỗ bị mục.
B.  
Khả năng chịu lực của cấu kiện kết cấu gỗ nhỏ hơn 90% hiệu ứng tác động vào nó.
C.  
Độ võng của dầm chính lớn hơn Lo/150, hoặc gỗ có khuyết tật nghiêm trọng trong vùng chịu kéo.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 45: 1 điểm
Đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép bao gồm các nội dung:
A.  
Khả năng chịu lực.
B.  
Cấu tạo và liên kết.
C.  
Vết nứt và biến dạng.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 46: 1 điểm
Cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép được đánh giá là nguy hiểm khi:
A.  
Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 85% hiệu ứng tác động vào nó.
B.  
Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 90% hiệu ứng tác động vào nó.
C.  
Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 95% hiệu ứng tác động vào nó.
D.  
Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 97% hiệu ứng tác động vào nó.
Câu 47: 1 điểm
Đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu thép bao gồm các nội dung:
A.  
Khả năng chịu lực.
B.  
Cấu tạo và liên kết.
C.  
Vết nứt và biến dạng.
D.  
Các câu a, b, c đều đúng.
Câu 48: 1 điểm
Cấu kiện kết cấu thép được đánh giá là nguy hiểm khi:
A.  
Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 95% hiệu ứng tác động vào nó.
B.  
Ở cấu kiện chịu kéo do bị rỉ, tiết diện giảm hơn 10% tiết diện ban đầu.
C.  
Độ võng của cấu kiện dầm, sàn... lớn hơn Lo/200.
D.  
Hệ thống giằng vì kèo bị dão gây mất ổn định, làm cho vì kèo bị nghiêng quá h/120.
Câu 49: 1 điểm
Khi đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà, nhà được chia làm các bộ phận sau:
A.  
Nền móng – Cột – Dầm sàn – Mái – Tường.
B.  
Móng – Hệ khung chịu lực – Tường.
C.  
Nền móng – Kết cấu chịu lực bên trên – Kết cấu bao che.
D.  
Tùy thuộc theo kết cấu chịu lực của nhà.
Câu 50: 1 điểm
Đánh giá mức độ nguy hiểm của các bộ phận của nhà được phân theo các cấp:
A.  
Không nguy hiểm – Nguy hiểm không đáng kể – Nguy hiểm – Rất nguy hiểm.
B.  
Không nguy hiểm – Nguy hiểm cục bộ – Nguy hiểm – Tổng thể nguy hiểm.
C.  
Không có cấu kiện nguy hiểm – Có cấu kiện nguy hiểm – Nguy hiểm cục bộ – Tổng thể nguy hiểm.
D.  
Các câu a, b, c đều sai.
Câu 51: 1 điểm
Khả năng chịu lực của kết cấu công trình có thể thỏa mãn yêu cầu sử dụng bình thường, chưa có nguy hiểm, kết cấu nhà an toàn. Vậy mức độ nguy hiểm của nhà được đánh giá đạt:
A.  
Cấp A.
B.  
Cấp B.
C.  
Cấp C.
D.  
Cấp D.
Câu 52: 1 điểm
Khả năng chịu lực của kết cấu công trình cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, cá biệt có cấu kiện ở trạng thái nguy hiểm, nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường. Vậy mức độ nguy hiểm của nhà được đánh giá đạt:
A.  
Cấp A.
B.  
Cấp B.
C.  
Cấp C.
D.  
Cấp D.
Câu 53: 1 điểm
Khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu công trình không thể đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Vậy mức độ nguy hiểm của nhà được đánh giá đạt:
A.  
Cấp A.
B.  
Cấp B.
C.  
Cấp C.
D.  
Cấp D.
Câu 54: 1 điểm
Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực của công trình không thể đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể. Vậy mức độ nguy hiểm của nhà được đánh giá đạt:
A.  
Cấp A.
B.  
Cấp B.
C.  
Cấp C.
D.  
Cấp D.
Câu 55: 1 điểm
Xác định cường độ nén của bê tông bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảy không được áp dụng trong trường hợp sau:
A.  
Bê tông có cường độ nén nhỏ hơn 10Mpa hoặc lớn hơn 35Mpa.
B.  
Bê tông có chiều dày theo phương thí nghiệm nhỏ hơn 100mm.
C.  
Các câu a, b đều đúng.
D.  
Các câu a, b đều sai.
Câu 56: 1 điểm
Để xác định cường độ nén của bê tông cần thử bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảy, phải có các thông số sau:
A.  
Vận tốc xuyên (v) của siêu âm và độ cứng bề mặt của bê tông (n) đo được trên súng bật nảy.
B.  
Thành phần bê tông: loại và hàm lượng xi măng, loại và đường kính lớn nhất của cốt liệu lớn.
C.  
Các câu a, b đều sai.
D.  
Bao gồm cả đáp án a và b.
Câu 57: 1 điểm
Bề mặt bê tông cần thử bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảy phải đáp ứng các yêu cầu sau:
A.  
Phẳng, nhẵn, không ướt, không có khuyết tật, nứt, rỗ.
B.  
Đập bỏ các lớp vữa trát, trang trí và mài phẳng vùng kiểm tra.
C.  
Có diện tích không nhỏ hơn 400cm².
D.  
Bao gồm các đáp án a, b và c.
Câu 58: 1 điểm
Trong mỗi vùng kiểm tra trên bề mặt bê tông cần thử bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảy, số lượng và thứ tự điểm đo tối thiểu như sau:
A.  
3 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng; thứ tự đo siêu âm trước, đo bằng súng sau.
B.  
4 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng; thứ tự đo siêu âm trước, đo bằng súng sau.
C.  
3 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng; thứ tự đo bằng súng trước, đo siêu âm sau.
D.  
4 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng; thứ tự đo bằng súng trước, đo siêu âm sau.
Câu 59: 1 điểm
Trình tự xác định cường độ nén của bê tông bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảy được tiến hành theo:
A.  
3 bước.
B.  
4 bước.
C.  
5 bước.
D.  
6 bước.
Câu 60: 1 điểm
Phương pháp thử không phá hủy đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc xung siêu âm được áp dụng trong trường hợp sau:
A.  
Xác định cường độ bê tông.
B.  
Xác định bề rộng vết nứt trong bê tông.
C.  
Xác định mô đun đàn hồi tĩnh và hệ số Poisson động của bê tông.
D.  
Xác định cốt thép trong bê tông.
Câu 61: 1 điểm
Khi đánh giá tình trạng của công trình xây gạch đá, phát hiện thấy các vết nứt trên tường gạch chịu lực với số lượng ít, bề rộng lớn nhất của vết nứt nhỏ hơn 1mm, chiều dài trong khoảng từ 2 đến 3 hàng gạch trở lại, có thể kết luận như sau:
A.  
Kết cấu ở trạng thái bị phá hủy, buộc phải thay thế.
B.  
Kết cấu cần được gia cường hoặc thay mới.
C.  
Kết cấu nên được gia cường.
D.  
Kết cấu có thể sử dụng bình thường.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Giám Sát Thi Công Xây Dựng - Giám Sát Công Tác Xây Dựng Công Trình - Công Trình Giao Thông
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức giám sát thi công trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các quy trình giám sát, tiêu chuẩn kỹ thuật, và yêu cầu pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm giám sát chất lượng vật liệu, tiến độ thi công, kiểm tra an toàn và bền vững của công trình cầu, đường, và hầm. Phù hợp cho kỹ sư giám sát, kỹ sư giao thông, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực giám sát thi công công trình giao thông.

195 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

373,487 lượt xem 201,103 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Quy Hoạch Xây Dựng
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức xây dựng trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc, quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm các bước lập quy hoạch, phân tích không gian, đánh giá môi trường, và các quy định pháp luật liên quan. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng.

125 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

373,350 lượt xem 201,026 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kiến Trúc Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng công trình trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thẩm mỹ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình thực hiện. Nội dung bao gồm lập hồ sơ thiết kế, phân tích không gian kiến trúc, lựa chọn vật liệu, đảm bảo an toàn công trình và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Phù hợp cho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực kiến trúc công trình.

42 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,364 lượt xem 201,033 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc kỹ thuật, quy trình thiết kế, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu về an toàn và độ bền của công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình.

52 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,390 lượt xem 201,047 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Giao Thông
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình giao thông, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình kỹ thuật, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm tính toán kết cấu cầu, đường, hầm, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu an toàn, bền vững trong xây dựng giao thông. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành giao thông, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình giao thông.

247 câu hỏi 5 mã đề 1 giờ

373,404 lượt xem 201,054 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Công Trình Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực kết cấu công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế kết cấu công trình thủy lợi, kho bãi nông sản, cơ sở hạ tầng nông thôn, phân tích tải trọng, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, bền vững. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, sinh viên ngành nông nghiệp, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế công trình nông nghiệp.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,417 lượt xem 201,061 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Điện – Cơ Điện Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực điện và cơ điện công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống điện, cơ điện, HVAC, cấp thoát nước, phân tích tải trọng điện, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu suất công trình. Phù hợp cho kỹ sư điện, cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế điện – cơ điện công trình.

60 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,425 lượt xem 201,068 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Cấp – Thoát Nước Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực cấp – thoát nước công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, xử lý nước thải, phân tích lưu lượng nước, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo an toàn, hiệu quả vận hành hệ thống. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư môi trường, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế cấp – thoát nước công trình.

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,442 lượt xem 201,075 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế Thông Gió – Cấp Thoát Nhiệt Công Trình
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực thông gió – cấp thoát nhiệt công trình, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc thiết kế, quy trình thực hiện, và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cấp thoát nhiệt, phân tích tải nhiệt, lựa chọn thiết bị, và đảm bảo an toàn, hiệu quả năng lượng cho công trình. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt công trình.

71 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

373,458 lượt xem 201,082 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Câu Hỏi Về Kiến Thức Chuyên Môn Xây Dựng - Lĩnh Vực Thiết Kế Xây Dựng Công Trình - Thiết Kế Kết Cấu Công Trình - Thiết Kế An Toàn Phòng Chống Cháy Nổ Công Trình Xây Dựng
Tổng hợp câu hỏi chuyên sâu về kiến thức thiết kế xây dựng trong lĩnh vực an toàn phòng chống cháy nổ công trình, giúp bạn nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thực hiện và các quy định pháp luật liên quan. Nội dung bao gồm thiết kế hệ thống báo cháy, chữa cháy, lối thoát hiểm, phân tích nguy cơ cháy nổ, và đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Phù hợp cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư an toàn, sinh viên ngành xây dựng, và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ công trình xây dựng.

61 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

373,467 lượt xem 201,089 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!