
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội (HSA-VNU) 2024 - 2025 có đáp án (Đề 27)
Đề thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA-VNU) năm 2024 - 2025 - Đề 27, được thiết kế theo định dạng chính thức. Đề thi bao gồm các phần: Toán học và Xử lý số liệu, Tư duy định lượng, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Ngôn ngữ. Tài liệu có đáp án chi tiết giúp thí sinh ôn tập hiệu quả, rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt cho kỳ thi ĐGNL.
Từ khoá: đề thi ĐGNL HSA-VNU 2024-2025 ĐHQG Hà Nội Đánh giá năng lực đề thi có đáp án luyện thi HSA đề thi thử HSA ôn tập Đánh giá năng lực câu hỏi trắc nghiệm luyện thi ĐHQGHN
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển tập bộ đề thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) ĐHQG Hà Nội (HSA) mới nhất
Số câu hỏi: 150 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ 30 phút
348,561 lượt xem 26,803 lượt làm bài
Xem trước nội dung:
PHẦN 1: TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG
Lĩnh vực: Toán học (50 câu – 75 phút)
Dưới đây là biểu đồ về số vụ án và số bị can bị khởi tố, tính đến ngày 30/06/2019 của tỉnh Bắc Giang như sau:

Số bị cáo của Thành phố Bắc Giang nhiều hơn số bị cáo của huyện Lục Ngạn bao nhiêu phần trăm?


Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số để hàm số có ba điểm cực trị?
Đáp án: ……….
Kết quả việc gieo con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần (trong đó là số chấm xuất hiện trong lần gieo đầu, là số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ hai) được thay vào phương trình Xác suất để phương trình vô nghiệm là
Đáp án: ……….

Giả sử rằng mặt trong của trụ cầu là một parabol như vẽ, biết độ rộng của mặt đường khoảng \[43{\rm{ }}m.\] Một người đã dùng dây dọi (không giãn) gắn lên thành trụ cầu ở vị trí \[B\] và điều chỉnh độ dài dây dọi để quả nặng vừa chạm đất (khi lặng gió), sau đó đo được chiều dài đoạn dây dọi sử dụng là \[1,87{\rm{ }}m\] và khoảng cách từ chân trụ cầu đến quả nặng là \[20{\rm{ }}cm.\] Nếu dùng dữ liệu tự thu thập được và tính toán theo cách ở trên thì người này sẽ ước tính được độ cao từ đỉnh vòm phía trong một trụ của cầu Nhật Tân tới mặt đường là bao nhiêu mét (làm tròn đến hàng đơn vị)?
Đáp án: ……….
Cho hàm số , có bảng xét dấu của như sau:
|
|
| 1 |
| 2 |
| 3 |
| 4 |
|
|
|
|
| 0 | + | 0 | + | 0 |
| 0 | + |
|
Biết Hỏi phương trình có tất cả bao nhiêu nghiệm?
Đáp án: ……….
Cho đa thức thỏa mãn Tính
Đáp án: ……….
Trong tất cả các hình chóp tứ giác đều nội tiếp mặt cầu có bán kính băng 9 , tính thể tích V của khối chóp có thể tích lớn nhất.
Đáp án: ……….

Một người có miếng đất hình tròn có bán kính bằng 5 m. Người này tính trồng cây trên mảnh đất đó, biết mỗi mét vuông trồng cây thu hoạch được 100 nghìn đồng. Tuy nhiên cần có 1 khoảng trống để dựng một cái chòi và để đồ dùng nên người này bớt lại 1 phần đất nhỏ không trồng cây (phần màu trẳng như hình vẽ), trong đó AB = 6m Hỏi khi thu hoạch cây thì người này thu được bao nhiêu nghìn đồng (làm tròn đến hàng nghìn)?
Đáp án: ……….Tính tổng của tất cả các giá trị của tham số để tồn tại duy nhất số phức thỏa mãn đồng thời và .
Đáp án: ……….
Có bao nhiêu cặp số nguyên thỏa mãn và sao cho
Đáp án: ……….
Cho hình chóp \[S.ABCD\] đáy là hình vuông cạnh \[a,{\rm{ }}SA\] vuông góc với mặt phẳng Gọi \[M,\,\,K\] tương ứng là trọng tâm tam giác \[SAB\,,\,\,SCD\,;{\rm{ }}N\] là trung điểm \[BC.\] Thể tích khối tứ diện \[SMNK\] bằng với \[m,\,n \in \mathbb{N},\,\,\left( {m,\,\,n} \right) = 1\]. Giá trị bằng
Đáp án: ……….
Xét các số phức thỏa mãn và Tập hợp điểm biểu diễn các số phức là đường tròn có bán kính bằng
Đáp án: ……….
Cho mặt phẳng và hai điểm Biết điểm thuộc mặt phẳng sao cho đạt giá trị lớn nhất. Khi đó điểm có hoành độ bằng bao nhiêu?
Đáp án: ……….
Xét các số thực dương \[a,\,\,b,\,\,x,\,\,y\] thoả mãn và Hỏi giá trị nhỏ nhất của biểu thức gần bằng với số nguyên nào nhất?
Đáp án: ……….
Cho hình chóp \[S.ABCD\] có đáy là hình vuông cạnh 4 , mặt bên \[SAB\] đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Khoảng cách từ \[B\] đến mặt phẳng là . Tính .
Đáp án: ……….
Cho tam giác ABC có . Gọi \[M\] là điểm thay đổi thuộc mặt cầu tâm \[B,\] bán kính 2. Giá trị nhỏ nhất của là . Tính .
Đáp án: ……….
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
(2) Nhớ về rừng núi nhớ chơi với
(3) Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
(4) Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(5) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
(6) Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(7) Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
(8) Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(9) Anh bạn dãi dầu không bước nữa
(10) Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
(11) Chiều chiều oai linh thác gầm thét
(12) Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
(13) Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
(14) Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ.
(Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trọng thể. Khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau. Nguyên nhân và cơ chế gây ung thư còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, người ta cũng biết được một số nguyên nhân khác nhau dẫn đến ung thư như do các đột biến gen, đột biến NST. Khi con người tiếp xúc với các tia phóng xạ, hoá chất gây đột biến, các virut gây ung thư,... thì các tế bào có thể bị các đột biến khác nhau. Có nhiều số liệu cho thấy khối u thường được phát triển từ một tế bào bị đột biến nhiều lần làm cho tế bào không còn khả năng đáp ứng lại cơ chế điều khiển phân bào của cơ thể dẫn đến phân chia liên tục. Tế bào khối u có thể là lành tính nếu nó không có khả năng di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác nhau trong cơ thể. Những tế bào bị đột biến nhiều lần có thể trở thành ác tính nếu đột biến gen làm cho nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu và di chuyển vào máu, tái lập các khối u ở nhiều nơi khác nhau gây nên cái chết cho bệnh nhân.
(Sinh học 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.89)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Lịch sử hình thành Hà Nội gắn liền với sự hình thành vùng châu thổ Bắc Bộ, miền lưu vực sông Hồng. Theo nghiên cứu của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán trong cuốn Hà Nội nghìn xưa thì cách đây hàng chục triệu năm, “Hà Nội là một đáy biển nông”1 sau thời gian dài biển lùi, nước biển cạn dần, nó chuyển thành vùng trũng lầy rồi thành đồng bằng ven sông như hiện nay. Mỗi quá trình đó cũng kéo dài hàng mấy chục vạn đến hàng triệu năm. Cũng theo hai tác giả trên, khoan sâu xuống lòng đất Hà Nội, vùng Gia Lâm, trong tầng dây 50m trầm tích có thể thấy hai lớp đất: từ 39,5m đến 50m là sỏi và cát thô, từ 39,5m đến trên cùng là sét và cát mịn. Từ đó, có thể đoán, sông Hồng đã qua hai giai đoạn vận động, từ chỗ chảy mạnh, dữ dội (cát thô và sỏi lắng đọng), đến chỗ chảy êm đềm hơn (sét, cát mịn). Vùng đất Từ Liêm, trong khuôn viên Đại học Sư phạm Hà Nội, khoan sâu 48,87m cho thấy khá rõ đặc điểm trầm tích của cửa sông, cát và bùn dày tới 20m. Biển rút, nước sông Hồng nặng phù sa đã bồi tích, “thương hải biến vi tang điền” (bãi biển đã biến thành nương dâu), đồng bằng Hà Nội được hình thành như vậy.
(Nguyễn Thị Bích Hà, Hà Nội con người lịch sử văn hóa,
NXB Đại học Sư phạm, 2013, trang 19)
Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
Đại bàng Mã Lai được coi là loài chim săn bắt, thức ăn chủ yếu của nó là động vật có vú như dơi, khỉ, chuột, sóc...
Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
Khi ý thức cách mạng, ý thức trách nhiệm đã nhiễm sâu vào đảng viên thì việc gì cũng dễ dàng, thuận lợi.
Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
Dù bị biệt đãi trong tù ra sao, Huấn Cao vẫn rất hiên ngang trước cái chết.
Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm thông điệp: Nhà văn cần phải thường xuyên xâm nhập đời sống thực tế của xã hội.
Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
Cô chăm sóc cho anh từng li từng tí nhưng anh cũng vô cùng cảm động trước tình cảm của cô dành cho mình.
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Chí Phèo thể hiện ______ truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.
Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Chúng ta có trách nhiệm ______ và phát huy vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
A. bảo toàn.
Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Chiếc khăn rơi xuống lộ ra gương mặt đẹp với làn da ______ của cô gái.
Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Một mình anh ______ lại ba tên cướp.
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Người chiến sĩ ______ anh dũng ấy nay đã được đưa về với đất mẹ quê hương.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ in đậm?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ – để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt. Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Ta nói truyền sang hình như người đọc chỉ đứng yên mà nhận. Nhưng kì thực, cái trạng thái tâm lí truyền sang ấy là người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩa, những mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như vầng sáng xung quanh ngọn lửa.
(Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
(Tương tư – Nguyễn Bính)
Đoạn trích tái hiện cảm xúc nào của nhân vật trữ tình?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ông đỗ phó bảng năm Tân Sửu (1901), làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan, đi làm cách mạng... Năm 1908, ông bị bắt đày đi Côn Đảo... Năm 1925, ông về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất.
(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, trang 84)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức tính của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.
(Trần Thanh Thảo)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Trần Văn Sửu ngồi khoanh tay ngó dòng nước chảy một hồi rồi nói trong trí rằng: “Bây giờ mình còn sống nữa làm gì! Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó bơ vơ đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”.
(Cha con nghĩa nặng – Hồ Biểu Chánh)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Cuộc đối thoại tiếp diễn như sau:
– Thế em nghĩ thế nào về người khách của chúng ta? – Người con trai hỏi, ngỡ tôi là một đấng hoàng thượng và tưởng rằng tôi không hiểu họ nói gì với nhau.
– Hắn còn làm mình bật cười hơn nữa cơ lúc hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm. – Người bạn gái anh ta trả lời.
(Vi hành – Nguyễn Ái Quốc)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Làm chi để tiếng về sau,
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào!
Sao bằng lộc trọng quyền cao,
Công danh ai dứt lối nào cho qua?
Nghe lời nàng nói mặn mà.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
(Đò Lèn – Nguyễn Duy)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng có quy mô vừa phải.
(Nhìn về văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Tràng giang – Huy Cận)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.
(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
PHẦN 3: KHOA HỌC
Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội (50 câu – 60 phút)
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường Quảng Ngãi).
Vạn Tường, được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam.
Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mỹ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của quân dân ta tiếp tục được thể hiện trong hai mùa khô.
Bước vào mùa khô thứ nhất (đông-xuân 1965-1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 vạn quân Mỹ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng.
Quân dân ta trong thế trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.
Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967), với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt”, “bình định”; lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 174-175).
Cho bảng số liệu sau:
SỐ DI TÍCH QUỐC GIA CHIA THEO LOẠI DI TÍCH NĂM 2020
(Đơn vị: số di tích)

(Nguồn: gso.gov.vn)
Để thể hiện cơ cấu di tích quốc gia chia theo loại di tích năm 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là phù hợp nhất?

Đồ thị dao động nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của chu kì T vào khối lượng m của con lắc lò xo đang dao động điều hòa?

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu ta dùng ánh sáng đơn sắc màu vàng bước sóng 600 nm thì đoạn MN (đối xứng hai bên vân sáng trung tâm) ta quan sát được 13 vân sáng. Trong đó tại M và N là các vân sáng. Nếu ta dùng ánh sáng đơn sắc màu xanh có bước sóng 500 nm thì trên MN ta quan sát được bao nhiêu vân sáng.
Đáp án: ……….
Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa 0,15 mol \[N{a_2}C{O_3}\]và 0,10 mol \[KHC{O_3}\]. Số mol khí \[C{O_2}\]thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị hình bên. Giá trị của (a + b) là

Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch loãng, dư, thu được lít khí.
Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch loãng, dư, thu được lít khí.
Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch loãng, dư, thu được lít khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; ; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 mL dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15-20 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ sau đó giữ yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô, phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.
Số phát biểu đúng là
Trên các sản phẩm làm từ chất dẻo thường có kí hiệu gồm các mũi tên tạo hình tam giác cho biết vật liệu có thể tái chế (mã tái chế) và một số đi kèm mô tả loại nhựa cấu thành sản phẩm (mã nhận diện nhựa). Ví dụ trong mã tái chế dưới đây có số 6 là kí hiệu của nhựa polystyrene. Tên của monome dùng để điều chế loại polymer này là

Cho hỗn hợp E gồm 2 ester mạch hở X và Y (\[{M_X} < {M_Y} < 120\]; đều tạo bởi carboxylic acid và alcohol) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được muối Z và hỗn hợp alcohol T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T cần 0,15 mol \[{O_2}\], thu được nước và 0,11 mol \[C{O_2}\]. Nếu cho hỗn hợp T tác dụng với Na dư, thu được 1,3635 lít \[{H_2}\](đkc). Phần trăm khối lượng của Y trong E bằng bao nhiêu?
Đáp án: ……….
Phát biểu nào sau đây đúng về quang hợp ở thực vật?
Khi nói về sự phát triển của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài động vật có xương sống đều phát triển không qua biến thái.
II. Tất cả các loài động vật không xương sống đều phát triển qua biến thái.
III. Ở các loài động vật phát triển biến thái hoàn toàn, cơ thể trưởng thành có hình dạng khác xa với ấu trùng.
IV. Ở các loài biến thái không hoàn toàn, ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác thì mới biến đổi thành con trưởng thành.
Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến có kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn như sau:
I. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo mọc thành cây.
II. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
III. Cho các cây kháng bệnh tự thụ phấn đề tạo dòng thuần.
IV. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
Quy trình tạo giống đúng theo thứ tự là
Hình bên mô tả kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), (b), (c) thuộc ba loài giả định trong diện tích 100 m2. Cho rằng các khu vực còn lại của ba quần thể nghiên cứu không có sự khác biệt so với mô tả trên hình và mỗi dấu chấm (●) trong hình minh họa cho một cá thể. Theo lí thuyết, những phát biểu nào sau đây về ba quần thể này là đúng?

I. Mật độ cá thể của quần thể tăng dần theo thứ tự (c) → (b) → (a).
II. Kiểu phân bố cá thể của quần thể (b) là phổ biến nhất trong tự nhiên.
III. Nếu có một số cá thể cùng loài nhập cư vào quần thể (a) thì kích thước của quần thể này có thể thay đổi.
IV. Điều kiện môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), (b), (c).
Cho 1 cây tự thụ phấn, F1 thu được 56,25% cây cao, 43,75% cây thấp. Cho giao phấn ngẫu nhiên các cây cao F1 với nhau. Về mặt lí thuyết, tỉ lệ cây cao thu được ở F2 là bao nhiêu (làm tròn đến 2 chữ số thập phân)?
Đáp án: ……….
Đề thi tương tự
1 mã đề 235 câu hỏi 1 giờ 30 phút
292,397 xem22,483 thi
1 mã đề 150 câu hỏi 1 giờ
249,230 xem19,165 thi
1 mã đề 150 câu hỏi 1 giờ 30 phút
243,967 xem18,756 thi
1 mã đề 235 câu hỏi 2 giờ 30 phút
246,445 xem18,949 thi
1 mã đề 235 câu hỏi 1 giờ
257,143 xem19,773 thi
1 mã đề 150 câu hỏi 1 giờ
329,773 xem25,362 thi
1 mã đề 150 câu hỏi 1 giờ
238,048 xem18,305 thi
1 mã đề 150 câu hỏi 1 giờ
331,024 xem25,458 thi
1 mã đề 150 câu hỏi 2 giờ 30 phút
340,060 xem26,150 thi