thumbnail

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 25)

Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: ĐGNL ĐHQG HCM


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

PHẦN 1: NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

Câu nào trong các câu thơ sau sử dụng hình ảnh ước lệ?
A.  
Nhác trông nhờn nhợt màu da/ Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao?
B.  
Quá niên trạc ngoại tứ tuần/Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
C.  
Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
D.  
Một chàng vừa trạc thanh xuân/ Hình dung chải chuốt áo khăn dịu dàng.
Câu 2: 1 điểm
Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp nhất đến việc phân hóa văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành nhiều xu hướng khác nhau?
A.  
Hoạt động kinh doanh văn hóa phát triển cùng với in ấn, xuất bản, báo chí.
B.  
Văn học trở thành một thứ hàng hóa và viết văn trở thành một nghề kiếm sống.
C.  
Phê bình văn học ra đời và phát triển trên báo chí; các quan điểm, thị hiếu có điều kiện cọ xát với nhau.
D.  
Nhà văn và công chúng có quan hệ gắn bó hơn; đời sống văn học trở nên sôi nổi, khẩn trương hơn.
Câu 3: 1 điểm
Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không …….. cái đầu” từ nào thích hợp điền vào chỗ trống?
A.  
lắc lư.
B.  
gật gù.
C.  
gật gật.
D.  
lắc lắc.
Câu 4: 1 điểm
Từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào: “ …Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” (Nam Cao).
A.  
Trợ từ.
B.  
Thán từ.
C.  
Đại từ.
D.  
Tình thái từ.
Câu 5: 1 điểm

Buổi chiều chim bay về tổ là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca truyền thống:

- Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.

- Chim hôm thoi thóp về rừng.

- Chim bay về núi tối rồi.

Dòng nào sau đây nêu đúng tên các tác giả xếp theo thứ tự các câu thơ trên?

A.  
Nguyễn Du, ca dao, Bà Huyện Thanh Quan.
B.  
Bà Huyện Thanh Quan, ca dao, Nguyễn Du.
C.  
Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, ca dao.
D.  
Ca dao, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.
Câu 6: 1 điểm
Trong số các câu thơ sau, câu thơ nào không nằm trong tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới?
A.  
Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng ve.
B.  
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
C.  
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
D.  
Này đây hoa của đồng nội xanh rì/ Này đây lá của cành tơ phơ phất.
Câu 7: 1 điểm

 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

(Trích Bác ơi – Tố Hữu)

Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” trong đoạn trích trên sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?

A.  
Ẩn dụ.
B.  
Nói giảm, nói tránh. 
C.  
So sánh.
D.  
Nhân hóa.
Câu 8: 1 điểm
Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại.
A.  
xanh lơ.
B.  
đen sì.
C.  
đỏ lừ.
D.  
vàng khè.
Câu 9: 1 điểm

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có ………….. cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có …………. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.

A.  
nhu cầu/ tính chất.
B.  
số lượng/ mục đích.
C.  
mật độ/ vai trò.
D.  
số lượng/ khả năng.
Câu 10: 1 điểm
Xác định từ viết sai trong câu sau: “Chúng ta cần loại bỏ các yếu điểm trong học tập”.
A.  
chúng ta.
B.  
loại bỏ.
C.  
yếu điểm.
D.  
học tập.
Câu 11: 1 điểm
Trong hai câu văn sau: “Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm cho mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó đi ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.”, cụm từ “phát hiện của nhà thiên văn học” được dùng để thay thế cho:
A.  
Trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
B.  
Trái đất mới là một hành tinh.
C.  
Cuốn sách.
D.  
Tà thuyết.
Câu 12: 1 điểm
Từ “thanh bạch” dùng trong câu nào không phù hợp?
A.  
Cuộc đời của Mạc Đĩnh Chi rất thanh bạch.
B.  
Mạc Đĩnh Chi là nhà nho thanh bạch.
C.  
Mạc Đĩnh Chi cư xử với vua rất thanh bạch.
D.  
Gia đình Mạc Đĩnh Chi sống thanh bạch.
Câu 13: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

(Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh)

Giá trị nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là gì?

A.  
Giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt.
B.  
Lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục.
C.  
Lời văn giàu tính biểu cảm.
D.  
Ngôn ngữ hùng hồn nhưng gần gũi.
Câu 14: 1 điểm
Trong câu văn sau: “Những đám mây vần vũ chứa đầy nước của những cơn mưa mùa hạ đã nhường chỗ cho những tảng mây xốp trắng như bông thảnh thơi trôi giữa bầu trời xanh thẳm.” chủ ngữ là:
A.  
Những đám mây vần vũ.
B.  
Những đám mây vần vũ chứa đầy nước của những cơn mưa mùa hạ.
C.  
Những đám mây vần vũ chứa đầy nước.
D.  
Những tảng mây xốp trắng như bông.
Câu 15: 1 điểm

 Hai câu in đậm trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

A.  
Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nối.
B.  
Thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối.
C.  
Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ.
D.  
Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ.

Tổ quốc gọi, chúng tôi vào tâm dịch

Hăng hái lên đường dẫu biết lắm gian nan

Một khi COVID dịch đã lan tràn

Vì quê hương, toàn dân cùng gắng sức.

Là chiến sĩ ngành y không ngại gì khổ cực

Đã bốn đợt rồi! Bảo hộ kín toàn thân

Vệ sinh cá nhân, ăn uống những khi cn

Đều thật khó vì trên người như “phi công vũ trụ”.

Bệnh nhân đông, cấp cứu không kịp thở

Tất bật suốt ngày rồi lại trực đêm

Kiệt sức sõng soài lại gắng đứng lên

Đồng đội tự chăm nhau như anh em thân thiết!

.............

Rồi chúng ta sẽ là người chiến thắng

Vaccine phòng ngừa, quyết sách 5K

Nồng ấm tình người tình đồng đội thiết tha

Chúng ta được về nhà với nụ cười chiến thắng!

Sao yêu quá những chiến binh thầm lặng

Từng phút từng giờ giữa sống chết bủa vây

Mang lại màu xanh hạnh phúc sum vầy

Cho Tổ quốc bình yên một ngày không xa nữa

(Trích “Trong tâm dịch Covid”, GS.TS.BS Nguyễn Đức Công,

Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe cán bộ miền Nam, cand.com.vn)

Câu 16: 1 điểm
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A.  
Lục bát biến thể.
B.  
Song thất lục bát.
C.  
Thơ tự do.
D.  
      Thơ 8 chữ.   
Câu 17: 1 điểm
Từ in đậm trong câu sau để chỉ ai: “Sao yêu quá những chiến binh thầm lặng”.
A.  
Lực lượng công an.
B.  
Lực lượng bác sĩ.
C.  
Lực lượng tình nguyện viên.
D.  
Nhân dân.
Câu 18: 1 điểm

Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của những dòng thơ sau:

Rồi chúng ta sẽ là người chiến thắng

Vaccine phòng ngừa, quyết sách 5K

Nồng ấm tình người tình đồng đội thiết tha

Chúng ta được về nhà với nụ cười chiến thắng!

A.  
Thể hiện niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chiến chống đại dịch, đồng thời nêu cao vai trò của những biện pháp phòng chống dịch bệnh.
B.  
Nêu cao vai trò phòng chống dịch bệnh bằng các biện pháp: Tiêm ngừa vaccine, thực hiện 5K, Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
C.  
Niềm tin lòng quyết tâm vào chiến thắng đại dịch của nhân dân ta.
D.  
Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 19: 1 điểm
Câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? “Đồng đội tự chăm nhau như anh em thân thiết!”
A.  
So sánh.
B.  
Ẩn dụ.
C.  
Hoán dụ.
D.  
Đảo ngữ.
Câu 20: 1 điểm
 Tình cảm nào của tác giả đối với những chiến sĩ ngành y không có trong các phương án sau:
A.  
Khâm phục với sự hi sinh của những chiến sĩ ngành y.
B.  
Tự hào về những gì họ đã làm được.
C.  
Tin tưởng vào những chiến sĩ ngành y sẽ chiến thắng đại dịch.
D.  
Cảm thương cho số phận của họ phải vào tâm dịch.
Câu 21: 1 điểm

1.2. TIẾNG ANH 

Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
Alice _______ care of herself. She left home when she was 16 and has been on her own ever since.
A.  
got used to taking.
B.  
used to take.
C.  
is used to take.
D.  
is used to taking.
Câu 22: 1 điểm
Yesterday's math test turned _______ to be a lot harder than we expected.
A.  
up.
B.  
out.
C.  
on.
D.  
down.
Câu 23: 1 điểm
I don't understand the meaning of this vocabulary _______ know how to use it in communication.
A.  
either.
B.  
neither.
C.  
none.
D.  
nor.
Câu 24: 1 điểm
Before I went to school yesterday, I _______ the dog.
A.  
feed.
B.  
fed.
C.  
would fed.
D.  
had fed.
Câu 25: 1 điểm
Using cloth bags will be much more _______ than using disposable bags.
A.  
economy.
B.  
economic.
C.  
economical.
D.  
economically.
Câu 26: 1 điểm
Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
The Statue of Liberty was a gift of friendship from the France to the United States.
A.  
of.
B.  
a.
C.  
the.
D.  
the.
Câu 27: 1 điểm
Every candidate is required to develop solutions for tough questions to ensure they are qualified for the job.
A.  
is required.
B.  
for.
C.  
to ensure.
D.  
are qualified.
Câu 28: 1 điểm
There is a growing emphasis on the wide variety of sports activities available in Vietnamese universities, either public and private.
A.  
growing.
B.  
wide variety of.
C.  
available.
D.  
and.
Câu 29: 1 điểm
They played so a bad game of tennis last night that they disappointed their audience.
A.  
so.
B.  
that.
C.  
disappointed.
D.  
audience.
Câu 30: 1 điểm
The farmers are able to working better than they did last year thanks to the advancement of farming techniques.
A.  
are.
B.  
to working.
C.  
did.
D.  
advancement.
Câu 31: 1 điểm

Which of the following best restates each of the given sentences? 

That makes me think of a memorable experience which happened to me when I was a child.

A.  
That reminds me of a memorable experience that happened to me as a child.
B.  
That brings back some unforgettable memories of my childhood.
C.  
That I used to be a child makes me remember unforgettable things which happened to me.
D.  
I never forget that memorable experience which happened to me when I was a child.
Câu 32: 1 điểm
Julia's boyfriend said, My girlfriend is a very energetic and beautiful person, so I love her very much.
A.  
Julia's boyfriend said that his girlfriend was so energetic and beautiful that he loved her very much.
B.  
Julia's boyfriend said that he loved energetic and beautiful girls like his girlfriend.
C.  
Julia's boyfriend said that he loves her so much because she is very energetic and beautiful.
D.  
Julia's boyfriend told her that he loved her because of her good appearance and personality.
Câu 33: 1 điểm
I'm sure Tracy was very embarrassed when she mistook her boyfriend at the party.
A.  
Tracy would have been very embarrassed when she mistook her boyfriend at the party.
B.  
Tracy must have been very embarrassed when she mistook her boyfriend at the party.
C.  
Tracy should have been very embarrassed when she mistook her boyfriend at the party.
D.  
Tracy could have been very embarrassed when she mistook her boyfriend at the party.
Câu 34: 1 điểm
I will not go on holiday to relax if I do not have enough time to study.
A.  
I have no intention to go on holiday to relax despite having enough time for study.
B.  
I won't go on holiday to relax for fear of not having enough time for study.
C.  
I won't go on a holiday to relax in case of not having enough time to study.
D.  
Not any time given to me can stop me from going on holiday to relax regardless of study.
Câu 35: 1 điểm
People believe that the thieves have worked in the store for a long time.
A.  
It was believed that the thieves have worked in the store for a long time.
B.  
The thieves are believed to have worked in the store for a long time.
C.  
The thieves are believed to work in the store a long time ago.
D.  
It was believed that the thieves had worked in the store a long time ago.

CAN ANIMALS TALK?

1. In 1977, a young Harvard graduate named Irene Pepperberg brought a one year-old African gray parrot into her lab, and attempted something very unusual. At a time when her fellow scientists thought that animals could only communicate on a very basic level, Irene set out to discover what was on a creature's mind by talking to it. The bird, named Alex, proved to be a very good pupil.

2. Scientists at the time believed that animals were incapable of any thought. They believed that animals only reacted to things because they were programmed by nature to react that way, not because they had the ability to think or feel. Any pet owner would probably disagree. Pepperberg disagreed, too, and started her work with Alex to prove them wrong.

3. Pepperberg bought Alex in a pet store. She let the store's assistant pick him out because she didn't want other scientists saying later that she'd deliberately chosen an especially smart bird for her work. Most researchers thought that Pepperberg's attempt to communicate with Alex would end in failure.

4. However, Pepperberg's experiment did not fail. In fact, over the next few years, Alex learned to imitate almost one hundred and fifty English words, and was even able to reason and use those words on a basic level to communicate. For example, when Alex was shown an object and was asked about its shape, color, or material, he could label it correctly. He could understand that a key was a key no matter what its size or color, and could figure out how the key was different from others.

5. Pepperberg was careful not to exaggerate Alex's success and abilities. She did not claim that Alex could actually "use" language. Instead, she said that Alex had learned to use a two-way communication code. Alex seemed to understand the turn-taking pattern of communication.

(Oxford University Press, Second Edition Intermediate Chapter 4 Test)

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

Câu 36: 1 điểm
The word "it" in paragraph 1 refers to _______.
A.  
animals.
B.  
researcher.
C.  
Alex.
D.  
mind.
Câu 37: 1 điểm
According to the passage, other scientists believed that animals _______.
A.  
thought about things in a simple and short way.
B.  
could learn to communicate quickly.
C.  
could respond well to human voice.
D.  
didn't have the ability to think or feel like humans.
Câu 38: 1 điểm
In paragraph 4, "imitate" is closest in meaning to _______.
A.  
communicate.
B.  
copy.
C.  
listen.
D.  
write.
Câu 39: 1 điểm
Which of the following is NOT true about Irene's parrot Alex?
A.  
He could speak almost 150 English words.
B.  
He could label a number of objects.
C.  
He could distinguish objects.
D.  
He was capable of producing complex conversations.
Câu 40: 1 điểm
The reading passage is mainly about _______.
A.  
the way animals communicate with humans.
B.  
a graduate's successful attempt to communicate with a bird.
C.  
reasons why parrots are more intelligent than other animals.
D.  
successful efforts of a Harvard graduate to prove her fellow scientists wrong.
Câu 41: 1 điểm

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng Hình ảnh và mặt phẳng Hình ảnh. Gọi Hình ảnh là đường thẳng nằm trên Hình ảnh đồng thời cắt đường thẳng Hình ảnh và trục Oz. Một vectơ chỉ phương của d là
A.  
А. .
B.  
В. .
C.  
.
D.  
.
Câu 42: 1 điểm
Biết x, y là hai số thực thỏa mãn Hình ảnh với i là đơn vị ảo. Tính Hình ảnh.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 43: 1 điểm
Biết rằng tập nghiệm của bất phương trình Hình ảnh là khoảng Hình ảnh. Tính giá trị của biểu thức Hình ảnh.
A.  
2.
B.  
7.
C.  
6.
D.  
18.
Câu 44: 1 điểm
 Cho tứ diện OABC có ba cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau và Hình ảnh. Gọi I là trung điểm của AB và H là hình chiếu vuông góc của O trên cạnh AC. Thể tích của khối tứ diện AOIH bằng
A.  
.
B.  
В. .
C.  
.
D.  
.
Câu 45: 1 điểm
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số Hình ảnh để hàm số Hình ảnh luôn nghịch biến trên khoảng Hình ảnh.
A.  
m > 3, m 1.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 46: 1 điểm

Một cái cổng có dạng hình parabol (như hình vẽ dưới). Chiều cao Hình ảnh chiều rộng Hình ảnh Hình ảnh Chủ nhà làm hai cánh cổng khi đóng lại là hình chữ nhật CDEF có giá tiền là 1 200 000 đồng/m2, phần còn lại của cổng để trang trí có giá tiền là 900 000 đồng/m2. Hỏi tổng số tiền để làm hai phần nói trên gần nhất với số tiền nào dưới đây?

Hình ảnh

A.  
7 368 000 đồng.
B.  
11 370 000 đồng.
C.  
11 445 000 đồng.
D.  
4 077 000 đồng.
Câu 47: 1 điểm
Một tổ gồm 10 học sinh. Cần chia tổ đó thành ba nhóm có 5 học sinh, 3 học sinh và 2 học sinh. Số cách chia nhóm là
A.  
2 880.
B.  
2 520.
C.  
2 515.
D.  
2 510.
Câu 48: 1 điểm

Một quán bán thức ăn mang đi có chương trình khuyến mãi như sau:

+ Giảm 20% giá niêm yết cho sản phẩm là cà phê.

+ Giảm 10% giá niêm yết cho sản phẩm là bánh mì.

+ Đặc biệt: nếu mua đủ một combo gồm 1 ly cà phê và 1 ổ bánh mì thì được giảm thêm 10% combo đó trên giá đã giảm.

Bạn Bình đến quán bán thức ăn đó và chọn mua được 7 ly cà phê có giá niêm yết 30 000 đồng mỗi ly và 5 ổ bánh mì có giá niêm yết 20 000 đồng mỗi ổ. Hỏi bạn Bình phải trả bao nhiêu tiền?

A.  
236 000 đồng.
B.  
237 000 đồng.
C.  
238 000 đồng.
D.  
239 000 đồng.
Câu 49: 1 điểm
Ông Duy dự định làm bánh chưng và bánh tét để bán vào dịp Tết Qúy Mão 2023 với giá lần lượt là 130 nghìn và 160 nghìn đồng mỗi chiếc. Biết rằng để làm một chiếc bánh chưng cần 500 gam gạo nếp và 150 gam thịt, để làm một chiếc bánh tét cần 400 gam gạo nếp và 200 gam thịt. Tính số lượng bánh mỗi loại để số tiền bán bánh thu được là lớn nhất, biết rằng ông Duy chỉ sử dụng tối đa 10 kg gạo nếp và 4,2 kg thịt.
A.  
15 bánh chưng và 8 bánh tét.
B.  
8 bánh chưng và 15 bánh tét.
C.  
16 bánh chưng và 7 bánh tét.
D.  
7 bánh chưng và 16 bánh tét.
Câu 50: 1 điểm
Một chiếc hộp đựng 7 viên bi màu xanh, 6 viên bi màu đen, 5 viên bi màu đỏ, 4 viên bi màu trắng. Chọn ngẫu nhiên ra 4 viên bi, tính xác suất để lấy được ít nhất 2 viên bi cùng màu.
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 51: 1 điểm
Một học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi của mình. Học sinh thắp hai ngọn nến có chiều dài bằng nhau, một cây nến dày hơn cây nến kia. Cây nến dày được thiết kế để tồn tại trong năm giờ trong khi cây nến mỏng được thiết kế để tồn tại trong ba giờ. Sau khi học xong, học sinh thấy được cây nến dày dài gấp 3 lần cây nến mỏng. Người học sinh đã học dưới ánh nến bao lâu?
A.  
60 phút.
B.  
75 phút.
C.  
90 phút.
D.  
150 phút.
Câu 52: 1 điểm
Gia đình Thảo có 6 thành viên: ông, bà, bố, mẹ, anh trai và Thảo. Biết rằng, mỗi bữa ăn trong gia đình mọi người sẽ ngồi quanh một bàn tròn. Ông ngồi cạnh bà và bố; mẹ ngồi cạnh bố nhưng không ngồi cạnh Thảo. Vậy anh trai ngồi cạnh hai người nào?
A.  
Bà và mẹ.
B.  
Ông và bố.
C.  
Bà và Thảo.
D.  
Thảo và Mẹ.

Tổ 1 lớp 9B đến lượt trực nhật lớp, tổ 1 có 10 bạn là: A, B, C, D, E là nam; F, G, H, I, K là nữ. Cả tổ sẽ phải thống nhất chia lịch trực nhật từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi buổi trực nhật sẽ có 2 bạn: 1 nam và 1 nữ. Biết rằng, mỗi bạn chỉ trực duy nhất 1 ngày trong tuần và lịch trực nhật được xếp như sau:

• A và H luôn trực cùng nhau.

• B và C không trực cùng với I.

• K trực vào thứ 4.

• A trực trước và cách B 2 ngày.

• G chỉ trực với B hoặc D.

Câu 53: 1 điểm
Nếu H trực vào thứ 2 thì I có thể trực vào thứ mấy?
A.  
Thứ 2 và thứ 3.
B.  
Thứ 3 và thứ 4.
C.  
Thứ 4 và thứ 5.
D.  
Thứ 5 và thứ 6.
Câu 54: 1 điểm
Nếu C trực vào thứ 6 thì người trực với C là
A.  
K.
B.  
I.
C.  
D.  
Câu 55: 1 điểm
Nếu E trực vào thứ 3 và G trực vào thứ 6 thì ai sẽ trực vào thứ 4?
A.  
B.  
C.  
H.
D.  
Câu 56: 1 điểm
Nếu D trực ngay trước B và D trực trước E 2 ngày thì ai sẽ trực cùng K?
A.  
A hoặc C.
B.  
B hoặc D.
C.  
C hoặc D.
D.  
D hoặc E.

Để chuẩn bị cho lễ bế giảng, lớp 12A1 chuẩn bị hai tiết mục hát A và B; hai tiết mục nhảy C và D. Lớp 12A2 chuẩn bị hai tiết mục hát E và F; hai tiết mục nhảy G và H. Mỗi một tiết mục biểu diễn đúng một lần trong buổi lễ. Các tiết mục có thể biểu diễn theo một thứ tự bất kỳ, thỏa mãn các yêu cầu sau:

• Các tiết mục hát và nhảy phải diễn xen kẽ nhau trong suốt buổi biểu diễn.

• Tiết mục đầu tiên là của lớp 12A2 và tiết mục thứ hai là của lớp 12A1.

• Tiết mục cuối cùng phải là một tiết mục hát của lớp 12A1.

Câu 57: 1 điểm
Nếu tiết mục H ở vị trí thứ bảy, tiết mục nào dưới đây phải biểu diễn đầu tiên?
A.  
G.
B.  
C.  
D.  
Câu 58: 1 điểm
Tiết mục nào sau đây có thể biểu diễn đầu tiên?
A.  
B.  
C.  
H.
D.  
Câu 59: 1 điểm
Nếu G ở vị trí thứ ba, F ở vị trí thứ tư và D ở vị trí thứ năm thì tiết mục nào dưới đây phải biểu diễn ở vị trí thứ sáu?
A.  
А. А.
B.  
C.  
D.  
Câu 60: 1 điểm
Nếu C ở vị trí thứ ba thì D phải ở vị trí
A.  
thứ nhất hoặc thứ năm.
B.  
thứ hai hoặc thứ năm.
C.  
thứ tư hoặc thứ bảy.
D.  
thứ năm hoặc thứ bảy.

Tỷ lệ phần trăm (%) thất nghiệp ở sáu quốc gia trong khoảng thời gian 5 năm như sau:

Hình ảnh

Câu 61: 1 điểm
Hai quốc gia nào có cùng tỷ lệ thất nghiệp tăng năm 2022 so với năm 2018?
A.  
Quốc gia A và D.
B.  
Quốc gia B và E.
C.  
Quốc gia A và F.
D.  
Quốc gia B và C.
Câu 62: 1 điểm
Tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong khoảng thời gian 5 năm ở Quốc gia D cao hơn so với Quốc gia E là bao nhiêu phần trăm?
A.  
2,5.
B.  
3,0.
C.  
3,7.
D.  
4,1.
Câu 63: 1 điểm
Tỉ lệ thất nghiệp trung bình ở cả sáu quốc gia năm 2022 chênh lệch so với năm 2021 là bao nhiêu phần trăm?
A.  
10,0.
B.  
0,6.
C.  
0,12.
D.  
0,10.
Câu 64: 1 điểm
Nếu dân số của Quốc gia D tương đối ổn định ở mức khoảng 65 triệu người trong thời gian 5 năm, thì năm 2022 sẽ có thêm khoảng bao nhiêu người thất nghiệp so với năm 2018?
A.  
195 nghìn người.
B.  
585 nghìn người.
C.  
565 nghìn người.
D.  
345 nghìn người.

Biểu đồ dưới đây trình bày chi tiết các khoản chi của Sinh Viên A trung bình trong một tháng:

Hình ảnh

Câu 65: 1 điểm
Sinh viên A dành ra 40% chi tiêu ở mục “khác” cho việc giải trí. Nếu anh ấy chi 700 000 đồng cho việc giải trí thì số tiền anh ấy chi cho việc nộp học phí là bao nhiêu đồng?
A.  
1 000 000 đồng.
B.  
1 200 000 đồng.
C.  
2 000 000 đồng.
D.  
1 800 000 đồng.
Câu 66: 1 điểm
Nếu sinh viên A được bố mẹ chu cấp 7 triệu đồng mỗi tháng thì số tiền mà anh ấy chi cho thuê nhà và ăn uống là bao nhiêu đồng?
A.  
2 500 000 đồng.
B.  
3 000 000 đồng.
C.  
3 700 000 đồng.
D.  
2 590 000 đồng.
Câu 67: 1 điểm
Khi cắt giảm chi tiêu cho việc mua quần áo của sinh viên A giảm 20% thì kéo theo chi tiêu của anh ấy cho mục “khác” đã giảm từ 1 750 000 đồng xuống còn 1 645 000 đồng. Vậy chi tiêu cho việc mua quần áo chiếm bao nhiêu phần trăm trong mục “khác” của sinh viên A?
A.  
20.
B.  
40.
C.  
24.
D.  
30.

Doanh thu bán hàng (tính bằng triệu đồng) của 5 đại lí trong hai giai đoạn năm 2018 – 2019 và 2019 – 2020 được thể hiện như biểu đồ dưới đây:

Hình ảnh

Câu 68: 1 điểm
Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tổng doanh thu bán hàng của 5 đại lí trong giai đoạn 2018 – 2019 và 2019 – 2020 là bao nhiêu?
A.  
15,21%
B.  
14,74%.
C.  
13,67%.
D.  
11,24%.
Câu 69: 1 điểm
Đại lí nào có tỷ lệ chênh lệch phần trăm lớn nhất về doanh thu bán hàng giữa hai năm?
A.  
Đại lí I.
B.  
Đại lí IV.
C.  
Đại lí V.
D.  
Đại lí II.
Câu 70: 1 điểm
Doanh thu của đại lý IV trong giai đoạn năm 2019 – 2020 sẽ là bao nhiêu triệu đồng để cho thấy đại lí IV cũng tăng cùng lượng doanh thu như đại lí III so với giai đoạn năm 2018 – 2019?
A.  
950.
B.  
970.
C.  
1.000.
D.  
930.
Câu 71: 1 điểm

Thông tin về bốn chất được biểu thị bằng các chữ cái X, Y, Z, T như đồ thị bên.

Hình ảnh

Chất nào có khối lượng riêng lớn nhất?

A.  
X.
B.  
Y.
C.  
Z.
D.  
T.
Câu 72: 1 điểm
Alkane T có phần trăm khối lượng nguyên tố hydrogen bằng 16,28%. Khi cho T tác dụng với khí Hình ảnh (có chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monochlorine. Tên gọi của T là
A.  
2,3-dimethylbutane.
B.  
butane.
C.  
2-methylpropane.
D.  
3-methylpentane
Câu 73: 1 điểm
Hỗn hợp nào sau đây khi tác dụng với dung dịch Hình ảnh (loãng, nóng, không có không khí) thì không xảy ra phản ứng oxi hóa - khử?
A.  
Cu và
B.  
Cu và
C.  
Cu và
D.  
Cu và
Câu 74: 1 điểm
Ngâm một lá Fe vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra nhanh hơn. Chất tan trong dung dịch X là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 75: 1 điểm
Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ nguyên chất. Sau thời gian ba năm, 87,5% số hạt nhân của chất phóng xạ bị phân rã thành chất khác. Chu kì bán rã của chất phóng xạ này là
A.  
8 năm. 
B.  
9 năm. 
C.  
3 năm. 
D.  
1 năm.
Câu 76: 1 điểm
Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, với công suất phát âm không đổi. Một máy đo mức cường độ âm chuyển động thẳng đều từ A về O với tốc độ 1 m/s. Khi máy đến điểm B cách nguồn âm 20 m thì mức cường độ âm tăng thêm 20 dB so với ở điểm A, thời gian máy đo chuyển động từ A đến B là
A.  
220 s.
B.  
160 s.
C.  
180 s.
D.  
200 s.
Câu 77: 1 điểm
Con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nhỏ có khối lượng là m = 100 g. Nâng vật lên theo phương thẳng đứng để lò xo nén 3 cm rồi truyền cho vật vận tốc đầu Hình ảnh hướng thẳng đứng xuống dưới. Trong một chu kì, khoảng thời gian lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ hơn 2 N gần nhất với giá trị nào sau đây?
A.  
0,02 s.
B.  
0,06 s. 
C.  
0,05 s. 
D.  
0,04 s.
Câu 78: 1 điểm
Một đoạn dây dẫn dài Hình ảnh đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ Hình ảnh một góc Hình ảnh. Biết cảm ứng từ Hình ảnh và dây dẫn chịu lực từ Hình ảnh. Cường độ dòng điện trong dây dẫn là
A.  
40
B.  
C.  
80
D.  
Câu 79: 1 điểm
Nhóm gồm những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là
A.  
cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B.  
cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C.  
bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D.  
châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 80: 1 điểm

Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho cây trên cạn có thể bị chết khi môi trường bị ngập úng lâu ngày?

(1) Cây không hấp thụ được khoáng.

(2) Thiếu O2 phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ.

(3) Tích lũy chất độc hại trong tế bào và làm cho lông hút chết.

(4) Mất cân bằng nước trong cây.

A.  
A. 1.
B.  
B. 2.
C.  
C. 3.
D.  
D. 4.
Câu 81: 1 điểm
Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau: Nòi 1: ABCDEFGHI; Nòi 2: HEFBAGCDI; Nòi 3: ABFEDCGHI; Nòi 4: ABFEHGCDI. Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là
A.  
1 → 3 → 4 → 2.
B.  
1 → 4 → 2 → 3.
C.  
1 → 3 → 2 → 4.
D.  
1 → 2 → 4 → 3.
Câu 82: 1 điểm
Ở ruồi giấm, xét 3 cặp gen: A, a; B, b và D, d; mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 ruồi đều có kiểu hình trội về 3 tính trạng giao phối với nhau, tạo ra F1 gồm 24 loại kiểu gen và có 1,25% số ruồi mang kiểu hình lặn về 3 tính trạng nhưng kiểu hình này chỉ có ở ruồi đực. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi cái có kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F1, số ruồi có 5 alen trội chiếm tỉ lệ
A.  
13/30.
B.  
1/3.
C.  
17/30.
D.  
2/3.
Câu 83: 1 điểm
 Lĩnh vực nào sau đây không đặt ra làm mục tiêu hợp tác chính trong Liên minh châu Âu (EU)?
A.  
Kinh tế.
B.  
Luật pháp.
C.  
Nội vụ.
D.  
Quân sự.
Câu 84: 1 điểm
Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?
A.  
Lương thực.
B.  
Củ cải đường.
C.  
Mía đường.
D.  
Chè, cao su.
Câu 85: 1 điểm
Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là
A.  
Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
B.  
Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
C.  
Cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
D.  
Nhiệt đới khô gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 86: 1 điểm
Sông nào sau đây có mùa lũ vào thu-đông?
A.  
Sông Hồng.
B.  
Sông Đà.
C.  
Sông Đà Rằng.
D.  
Sông Cửu Long.
Câu 87: 1 điểm
Từ sau cuộc Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh của các quốc gia, các nước trên thế giới đều tập trung vào chiến lược lấy phát triển
A.  
kinh tế làm trọng tâm.
B.  
chính trị làm trọng tâm.
C.  
an ninh-quốc phòng làm nền tảng.
D.  
văn hóa, xã hội làm nòng cốt.
Câu 88: 1 điểm
Đến cuối thập kỷ 90 của thế kỉ XX, Liên minh châu Âu (EU) trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh về
A.  
quân sự và kinh tế.
B.  
quân sự và chính trị.
C.  
  chính trị và kinh tế.
D.  
kinh tế và văn hóa.
Câu 89: 1 điểm
Bước phát triển của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) so với Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941) thể hiện ở chỗ
A.  
tăng cường sức mạnh của đảng cầm quyền.
B.  
thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày.
C.  
  đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
D.  
tập hợp lực lượng trong mặt trận Liên Việt.
Câu 90: 1 điểm
Yếu tố nào tạo thời cơ khách quan thuận lợi để cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?
A.  
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
B.  
Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
C.  
Nhân dân đã sẵn sàng nổi dậy.
D.  
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Phosphorus pentachloride, Hình ảnh là chất khí được sử dụng làm chất chlorine hóa và chất xúc tác trong sản xuất hóa chất hữu cơ, chất trung gian, thuốc nhuộm. Hình dạng phân tử Hình ảnh là lưỡng tháp tam giác được biểu diễn dưới đây.

Hình ảnh

Câu 91: 1 điểm
Có bao nhiêu góc Hình ảnh có giá trị bằng 90°?
A.  
9.
B.  
4.
C.  
5.
D.  
6.
Câu 92: 1 điểm
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử P được biểu diễn bằng ô orbital là
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 93: 1 điểm

Để tạo liên kết với các nguyên tử Cl thì P sẽ chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích để tạo ra thêm electron độc thân. Ở trạng thái kích thích, cấu hình electron của nguyên tử P được biểu diễn bằng orbital như sau:

Hình ảnh

Số electron độc thân ở trạng thái này là

A.  
3.
B.  
6.
C.  
4.
D.  
5.

Ở pha khí, Hình ảnh tồn tại ở dạng hợp chất phân tử. Một phản ứng của khí Hình ảnh ở nhiệt độ cao được biểu diễn bằng phương trình cân bằng sau:

Hình ảnh Hình ảnh

Câu 94: 1 điểm
 Số gam Hình ảnh có thể tạo thành từ 1,25 mol Hình ảnh
A.  
149,256.
B.  
145,297.
C.  
133,125.
D.  
201,257.
Câu 95: 1 điểm

Giản đồ thế năng của Hình ảnh được thể hiện dưới đây:

Hình ảnh

Dựa vào giản đồ, cho biết độ dài liên kết của Hình ảnh tính theo picomet là

A.  
200.
B.  
400.
C.  
180.
D.  
250.
Câu 96: 1 điểm

Hình ảnh trong pha khí bị chuyển hoá thuận nghịch thành hợp chất A.

Hình ảnh

Biết trong hợp chất A, có tổng số hạt mang điện là 256 hạt. Công thức phân tử của A 

A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.

Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần phức tạp thành những chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau. Với mục đích đó là nhằm thu được các thông tin về thành phần, tính chất hay trạng thái của những khối vật chất liên quan đến chùm ánh sáng đó.

Máy đo quang phổ có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Ta có thể xem một vài ứng dụng của máy quang phổ qua những lợi ích mà nó mang lại như sau:

- Phục hồi tác phẩm nghệ thuật: Do là phương pháp phân tích nhanh và không phá hủy nên máy quang phổ huỳnh quang tia X được sử dụng tiến hành hoạt động này.

- Kiểm tra những nguyên tố độc hại: Để đảm bảo vật liệu sử dụng trong các thiết bị điện, điện tử và ôtô hoặc đồ chơi trẻ em không chứa những nguyên tố độc hại với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Xác định cấu trúc phân tử: Từ tần số của các vạch phổ hấp thụ ta có thể biết sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử.

- Nhận biết các chất: Hiện nay người ta đã công bố một số tuyển tập phổ hồng ngoại của các chất và các tần số nhóm đặc trưng

- Phân tích định lượng: Máy đo quang phổ cho phép sự tăng tỷ lệ tín hiệu/nhiễu làm cho việc phân tích định lượng càng thêm chính xác và do đó mở rộng được phạm vi phân tích định lượng.

Câu 97: 1 điểm
Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính dựa vào hiện tượng
A.  
giao thoa ánh sáng.
B.  
nhiễu xạ ánh sáng.
C.  
tán sắc ánh sáng.
D.  
phản xạ ánh sáng.
Câu 98: 1 điểm
Quang phổ liên tục
A.  
không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ nguồn phát.
B.  
phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất nguồn phát.
C.  
phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.
D.  
phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ nguồn phát.
Câu 99: 1 điểm
Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ Hình ảnh thì phát ra
A.  
hai quang phổ liên tục không giống nhau.
B.  
hai quang phổ liên tục giống nhau.
C.  
hai quang phổ vạch không giống nhau.
D.  
hai quang phổ vạch giống nhau.

Năng lượng, trong đó năng lượng điện đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Ngày nay, nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo ngày càng cạn kiệt. Vì vậy việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời, thủy điện, gió, nhiệt điện và sinh học đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.

Năng lượng Mặt Trời là một dạng năng lượng sạch được sử dụng lâu dài và hoàn toàn miễn phí. Chính vì vậy, việc sử dụng pin năng lượng mặt trời là một giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.

Pin Mặt Trời (còn gọi là pin quang điện) là nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Cấu tạo của pin quang điện gồm một tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp bán dẫn loại p. Mặt trên cùng là một lớp kim loại mỏng trong suốt với ánh sáng và dưới cùng là một đế kim loại. Các lớp kim loại này đóng vai trò là các điện cực. Lớp tiếp xúc p – n được hình thành giữa hai bán dẫn. Khi chiếu ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện vào lớp kim loại mỏng ở trên cùng thì ánh sáng sẽ đi xuyên qua lớp này và lớp bán dẫn loại p, rồi đến lớp chuyển tiếp p – n, gây ra hiện tượng quang điện trong, giải phóng ra các cặp electron dẫn và lỗ trống. Điện trường ở lớp chuyển tiếp p – n đẩy các lỗ trống về phía bán dẫn loại p và đẩy các electron về phía bán dẫn loại n. Do đó lớp kim loại mỏng ở trên sẽ nhiễm điện dương và trở thành điện cực dương của pin, còn đế kim loại phía dưới sẽ nhiễm điện âm và trở thành điện cực âm.

Pin Mặt Trời đã trở thành nguồn cung cấp điện năng cho các vùng sâu, vùng xa ở nước ta, trên các vệ tinh nhân tạo, con tàu vũ trụ, máy tính bỏ túi,…

Câu 100: 1 điểm
 Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng
A.  
quang điện trong.
B.  
giao thoa ánh sáng.
C.  
quang điện ngoài.
D.  
tán sắc ánh sáng.
Câu 101: 1 điểm
Người ta muốn xây dựng một trung tâm điện Mặt Trời. Biết rằng cứ Hình ảnh bề mặt pin nhận được công suất trung bình là 4000 W. Nếu hiệu suất của các pin Mặt Trời được sử dụng là 10% thì để nhận được công suất 1000 MW thì bề mặt tổng cộng cần có diện tích là:
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 102: 1 điểm
Một bộ pin Mặt Trời có diện tích bề mặt là Hình ảnh. Tỉ lệ sự chuyển hóa năng lượng điện là 12%. Bộ pin này được đặt ở nơi có sự bức xạ Mặt Trời trung bình là Hình ảnh trong mỗi giây. Tính năng lượng điện cung cấp hằng ngày với thời gian chiếu sáng trung bình của Mặt Trời là 12 giờ.
A.  
B.  
C.  
D.  

Chứng bạch tạng ở người là do thiếu mêlanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp các sắc tố này qua hai phản ứng:

Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirôzin dưới tác dụng của enzym Hình ảnh

Phản ứng 2: Chất tirôzin được biến thành mêlanin dưới tác dụng của enzym Hình ảnh

Khi phân tích tế bào chân tóc của 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng, người ta thấy chúng đều có chất tiền thân P. Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirôzin thì tóc của B có màu đen của sắc tố mêlanin còn của tóc của A thì không có màu. Biết rằng enzym Hình ảnh và enzym Hình ảnh là sản phẩm sinh tổng hợp của các gen trội nằm trên các NST khác nhau, các gen lặn đột biến không tạo ra enzym.

Câu 103: 1 điểm
Tính trạng da bị bạch tạng ở người di truyền theo quy luật nào sau đây?
A.  
Do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn.
B.  
Do 2 cặp gen quy định và tương tác bổ sung.
C.  
Do 2 cặp gen quy định và tương tác át chế.
D.  
Do 2 cặp gen quy định và tương tác cộng gộp.
Câu 104: 1 điểm
Nếu giả sử người A và người B đều có kiểu gen thuần chủng và mỗi người chỉ bị đột biến ở một gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin. Nếu A kết hôn với B và sinh con không bị đột biến. Kết luận nào sau đây là đúng về da con của họ?
A.  
Có thể có da màu đen hoặc da bạch tạng.
B.  
Chắc chắn có da bạch tạng.
C.  
Chưa có căn cứ để xác định.
D.  
Chắc chắn có da màu đen.
Câu 105: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Cá thể B có chứa cả enzym nên có khả năng biến đổi tirôzin thành mêlanin có màu đen.
B.  
Nếu A và B kết hôn sinh ra con không bị bạch tạng thì chứng tỏ người A có enzym .
C.  
Cá thể B không có enzym còn cá thể A không có enzym .
D.  
Nếu 2 người đều bị bạch tạng và có kiểu gen giống nhau thì vẫn có thể sinh ra con không bị bạch tạng.

Nuôi cy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo

Kĩ thuật nuôi cấy tế bào thực vật in vitro được hoàn thiện và phát triển nhờ tìm ta ra môi trường nuôi cy chuẩn kết hợp với việc sử dụng các hoocmôn sinh trưng như auxin, gibêrelin, xitôkinin,... Ngày nay, người ta có thể nuôi cấy nhiều loại tế bào của cây (chồi, lá, thân, rễ, hoa,...) để tạo thành mô sẹo (mô gồm nhiều tế bào chưa biệt hoá, có khả năng sinh trưởng mạnh). Từ mô sẹo, điều khiển cho tế bào biệt hoá thành các mô khác nhau (rễ, thân, lá,...) và tái sinh ra cây trưởng thành. Kĩ thuật này cho phép nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu tốt với nhiều loại sâu, bệnh,... Ví d, các nhà tạo giống Việt Nam đã thành công ở các cây như: khoai tây, mía, dứa. Mt số giống cây quý hiếm khác cũng được bảo tồn nguồn gen khỏi nguy cơ tuyệt chủng bằng phương pháp nuôi cấy tế bào.

Câu 106: 1 điểm
Nếu trong môi trường nuôi cấy có nồng độ auxin/kinetin = 3/0,02 thì sẽ kích thích hình thành
A.  
mô sẹo.
B.  
rễ.
C.  
chồi.
D.  
cả rễ và chồi.
Câu 107: 1 điểm
Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A.  
quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
B.  
sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
C.  
sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
D.  
sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
Câu 108: 1 điểm
Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDdee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hoá, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Trong các cây này, có cây mang kiểu gen aabbddEE.
B.  
Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
C.  
Tất cả các cây này đều có kiểu hình giống nhau.
D.  
Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen.

Hình ảnh

Câu 109: 1 điểm
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A.  
Sông Mê Công có tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.
B.  
Sông Mê Công tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.
C.  
Sông Mê Công tháng đỉnh kiệt sớm hơn sông Hồng.
D.  
Sông Mê Công có đỉnh lũ và đỉnh kiệt chênh lệch ít hơn sông Hồng
Câu 110: 1 điểm
Dựa vào biểu đồ, chọn phát biểu đúng
A.  
Sông Hồng có mùa lũ từ tháng VI đến tháng X, đỉnh lũ vào tháng VIII
B.  
Sông Hồng có mùa lũ từ tháng VI đến tháng XI, đỉnh lũ vào tháng VIII
C.  
Chế độ nước sông Hồng có sự phân mùa, mùa lũ của sông trùng vào thu đông.
D.  
Tổng lưu lượng nước sông Hồng lớn hơn tổng lưu lượng nước sông Mê Công
Câu 111: 1 điểm
 Hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng về chế độ nước Sông Hồng?
A.  
Lưu lượng nước tháng đỉnh lũ gấp 7,8 lần tháng đỉnh cạn.
B.  
Mùa lũ sông Hồng đến chậm hơn sông Mê Công.
C.  
Lưu lượng nước trung bình của các tháng lũ đạt 4770m3/s.
D.  
Mùa lũ kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 11).

Nhiều năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam luôn giữ vững vị trí số một thế giới, với giá trị khoảng 3 tỷ USD/năm.

Được xem là quốc gia sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới, tuy nhiên ngành điều Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen trong bối cảnh phải cạnh tranh khốc liệt với những nước như Campuchia và một số nước châu Phi.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc phát triển cây điều ở Việt Nam nói chung và "thủ phủ" điều Bình Phước nói riêng vẫn còn nhiều dư địa và đan xen thách thức. Theo đó, sản phẩm chế biến từ hạt điều vẫn chưa đa dạng, chủ yếu dạng thô nên giá trị gia tăng vẫn còn thấp, sức cạnh tranh một số sản phẩm vẫn còn kém; việc liên kết, hợp tác phát triển theo chuỗi giá trị còn yếu, đặc biệt là khâu xúc tiến thương mại, liên kết với các đối tác nước ngoài có thị trường tiềm năng.

Cùng với đó, liên kết vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế; chỉ dẫn địa lý, phát triển thương hiệu, bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ quốc tế cho cây điều vẫn chưa thực hiện được nhiều; kȳ thuật canh tác, chuyển giao giống điều vẫn còn những hạn chế nhất định.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn

Câu 112: 1 điểm
Dựa vào bài viết, nhiều năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?
A.  
Số một.
B.  
Số hai.
C.  
Số ba.
D.  
Số bốn.
Câu 113: 1 điểm
Dựa vào bài viết, đâu không phải là hạn chế mà ngành điều cần khắc phục?
A.  
Sản phẩm chế biến từ hạt điều vẫn chưa đa dạng.
B.  
Sức cạnh tranh một số sản phẩm vẫn còn kém.
C.  
Việc liên kết, hợp tác phát triển theo chuỗi giá trị còn yếu.
D.  
Lượng mưa thấp theo mùa gây khó khăn cho trồng trọt.
Câu 114: 1 điểm
Dựa vào bài viết, đâu được coi là "thủ phủ" điều của Việt Nam?
A.  
Bình Dương.
B.  
Bình Phước.
C.  
Tây Nguyên.
D.  
Đaclak.

"Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng "Quȳ độc lập", phong trào "Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, nhân dân ta hăng hái đóng góp tiền của, vàng, bạc ủng hộ nền độc lập của Tố quốc.

Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân đã tự nguyện đóng góp 370 kilôgam vàng, 20 triệu đồng vào "Quȳ độc lập", 40 triệu đồng vào "Quȳ đảm phụ quốc phòng. Ngày 23-11-1946, Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước, thay cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 125).

Câu 115: 1 điểm
 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động đồng bào cả nước hưởng ứng phong trào "Tuần lễ vàng" và xây dựng "Quȳ độc lập" nhằm mục đích nào sau đây?
A.  
Giải quyết khó khăn về tài chính đất nước.
B.  
Quyên góp tiền của để xây dựng đất nước.
C.  
Kiểm chứng sự đoàn kết trong nhân dân.
D.  
Hỗ trợ việc giải quyết nạn đói ở miền Nam.
Câu 116: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng của ngân sách quốc gia (1945-1946)?
A.  
Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân trên cả nước.
B.  
Lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay cho tiền Đông Dương.
C.  
Sử dụng đồng "Quan kim" và "Quốc tệ" của Trung Hoa Dân quốc.
D.  
Đề ra và xây dựng quȳ "Độc lập", "Quȳ đảm phụ quốc phòng”.
Câu 117: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là biện pháp căn bản của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong giải quyết khó khăn về tài chính quốc gia?
A.  
Vận động xây dựng "Quȳ độc lập".
B.  
Phát động "Tuần lễ vàng" trong cả nước.
C.  
Quyên góp tiền của trong nhân dân.
D.  
Lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước.

Trải qua 21 năm chiến đấu, nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Với cuồng vọng nghiền nát lực lượng cách mạng ở miền Nam và "đẩy lùi miền Bắc trở lại thời kì đồ đá", đế quốc Mĩ đã tung vào nước ta một đội quân viễn chinh hơn 60 vạn tên gồm quân Mĩ và quân của năm nước chư hầu của Mĩ làm nòng cốt cho hơn một triệu quân nguỵ; riêng về quân đội Mĩ, chúng đã huy động lúc cao nhất tới 68%, 60% lính thuỷ đánh bộ, 32% lực lượng không quân chiến thuật, 50% lực lượng không quân chiến lược. Nếu tính cả số quân đóng ở nước ngoài tham chiến ở Việt Nam thì chúng đã sử dụng hơn 80 vạn quân Mĩ và trong cả cuộc chiến tranh, chúng đã động viên tới 6 triệu lượt binh sĩ Mĩ, ném xuống đất nước ta 7 triệu 850 nghìn tấn bom và tiêu tốn 352 tỉ đôla.

 

Ngoài ra, chúng còn dùng những phát minh khoa học, kĩ thuật mới nhất để gây vô vàn tội ác huỷ diệt đối với nhân dân ta. Ngày nay, nhìn lại tính chất và quy mô của cuộc chiến tranh, thấy hết những lực lượng mà kẻ địch đã tung ra, những ý đồ mà chúng đã thú nhận, nhớ lại những tình huống cực kì phức tạp và éo le mà con thuyền cách mạng đã vượt qua, chúng ta càng thấy vĩ đại biết bao tầm vóc và ý nghĩa của cuộc chiến đấu chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta!

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV. NXB Sự thật, H., 1977. tr 20-21)

Câu 118: 1 điểm
Đoạn tư liệu trên nhắc đến giai đoạn hào hùng nào của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX?
A.  
Kháng chiến chống Pháp lần thứ nhất (1858-1884)
B.  
Cách mạng tháng Tám 1945
C.  
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)
D.  
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
Câu 119: 1 điểm
Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam là
A.  
quân Mĩ
B.  
quân Việt Nam Cộng hoà
C.  
quân các nước chư hầu
D.  
quân các nước đồng minh Mĩ
Câu 120: 1 điểm
Đâu không phải là âm mưu của Mĩ khi đưa quân tham chiến ở miền Nam Việt Nam?
A.  
Nghiền nát lực lượng cách mạng ở miền Nam
B.  
Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới
C.  
Biến miền Nam trở thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á
D.  
Thế chân Pháp để thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,551 lượt xem 96,124 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 23)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

160,304 lượt xem 86,289 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 8)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,491 lượt xem 96,082 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 27)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

153,482 lượt xem 82,621 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 24)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

117 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

149,775 lượt xem 80,619 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 29)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

170,536 lượt xem 91,805 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,261 lượt xem 102,942 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 11)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

164,368 lượt xem 88,480 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

167,591 lượt xem 90,216 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

177,299 lượt xem 95,445 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!