thumbnail

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 17)

Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
 Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nuôi… ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”.
A.  
lợn.
B.  
gà.
C.  
bò.
D.  
cá.
Câu 2: 1 điểm
Nội dung nào không được phản ánh trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du?
A.  
Cảm thương cho số phận nàng Tiểu Thanh.
B.  
Cảm thương cho những kiếp người “tài hoa bạc mệnh”.
C.  
Thể hiện cảm xúc, suy tư của tác giả.
D.  
Lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã bần cùng hóa con người.
Câu 3: 1 điểm

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều

Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

(Trương Hán Siêu)

Đoạn thơ được viết theo thể loại nào?

A.  
Hịch.
B.  
Phú.
C.  
Cáo.
D.  
Chiếu.
Câu 4: 1 điểm
Từ nào được dùng với nghĩa chuyển: “Sống trong cát, chết vùi trong cát/ Những trái tim như ngọc sáng ngời.” (Tố Hữu)
A.  
sống.
B.  
cát.
C.  
trái tim.
D.  
ngọc sáng ngời.
Câu 5: 1 điểm
Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Quyện .. quy lâm tầm túc thụ/ Cô .. mạn mạn độ thiên không” (Chiều tối, Hồ Chí Minh)
A.  
chim/ mây.
B.  
cỏ/ trăng.
C.  
mây/ trời.
D.  
điểu/ vân.
Câu 6: 1 điểm

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A.  
Dân gian.
B.  
Trung đại.
C.  
Thơ Mới.
D.  
Thơ cách mạng.
Câu 7: 1 điểm
 Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập của tác giả Hồ Chí Minh là gì?
A.  
Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791).
B.  
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791).
C.  
Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1776).
D.  
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1791).
Câu 8: 1 điểm
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A.  
nòng lọc.
B.  
máy nọc nước
C.  
lăn lóc.
D.  
lứt lẻ.
Câu 9: 1 điểm
Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương……………, tìm kiếm nơi ăn………….trong vườn nhà mình” (Theo Tô Hoài)
A.  
dò dẫm/ trốn ở.
B.  
dò dẫm/ chốn ở.
C.  
dò giẫm/ chốn ở.
D.  
dò giẫm/ trốn ở.
Câu 10: 1 điểm
Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Mỗi khi rãnh rỗi, hai vợ chồng bác Năm sẽ lái xe ra ngoại ô để thư giãn”.
A.  
rãnh rỗi.
B.  
lái xe.
C.  
ngoại ô.
D.  
thư giãn.
Câu 11: 1 điểm
 Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách” thuộc nhóm từ nào
A.  
Từ ghép đẳng lập.
B.  
Từ ghép chính phụ.
C.  
Từ láy bộ phận.
D.  
Từ láy toàn bộ.
Câu 12: 1 điểm
Sau khi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ.”. Đây là câu:
A.  
Thiếu chủ ngữ.
B.  
Thiếu vị ngữ.
C.  
 Thiếu quan hệ từ.  
D.  
Sai logic.
Câu 13: 1 điểm

 Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương” (Vũ Tú Nam)

Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.

A.  
Phép lặp.
B.  
Phép nối.
C.  
Phép liên tưởng.
D.  
Phép thế.
Câu 14: 1 điểm

 Chị ấy gấu lắm. Từ thời đi học đến giờ không ai dám bắt nạt chị ấy đâu.”

Trong đoạn văn trên, từ “gấu” được dùng với ý nghĩa gì?

A.  
Tên của một loài động vật.
B.  
Cách gọi khác của người yêu.
C.  
Tính cách hùng hổ, mạnh mẽ, không sợ ai cả.
D.  
Tên một loại đồ ăn.
Câu 15: 1 điểm

Trong các câu sau:

I. Tắt đèn là tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

II. Trời đất tối tăm, mặt biển mù mịt không có bóng dáng của thuyền bè đi lại.

III. Các từ gom góp, in-tơ-net, tráng sĩ, ga-ra đều là từ mượn.

IV. Nhà em ở xa trường nên bao giờ em cũng đến trường học đúng giờ.

Những câu nào mắc lỗi?

A.  
I và II.
B.  
I, III và IV.
C.  
III và IV.
D.  
I và IV.

TÓC MẸ NỞ HOA

Như vòng tay mẹ

Đà Lạt ôm tôi vào lòng

Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại

Nhắc một thời máu lửa cha ông…

Ở nơi đây!

Mỗi mái nhà đều là k niệm

Rêu lên màu trên nửa vầng trăng

Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ

Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi

Tháng ba ấy cha đi không trở lại

Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời

Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê

Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy

Ở phía đó cha đã không kịp thấy

Một tháng tư. Đà Lạt yên bình

Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh

Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo

Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng

Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha

Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa

Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại

Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải

Lất phất bay, nâng bước chân ngày.

Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975.

(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)

Câu 16: 1 điểm
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A.  
Tự sự.
B.  
Miêu tả.
C.  
Thuyết minh.
D.  
Biểu cảm.
Câu 17: 1 điểm

Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Như vòng tay mẹ

Đà Lạt ôm tôi vào lòng.

A.  
Điệp từ, nhân hóa, so sánh.
B.  
Hoán dụ, nói quá, điệp từ.
C.  
So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
D.  
So sánh, nhân hóa.
Câu 18: 1 điểm
Tình cảm nào của nhân vật trữ tình dành cho mẹ được thể hiện qua khổ thơ cuối?
A.  
Yêu thương.
B.  
Kính trọng, biết ơn.
C.  
Lo sợ màu thời gian vô thường.
D.  
Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: 1 điểm
Từ “vò võ” trong bài thơ thể hiện ý nghĩa gì?
A.  
Sự ồn ào của không gian.
B.  
Sự mỏi mệt của con người.
C.  
Sự khắc khoải, mong ngóng, đợi chờ.
D.  
Tất cả các phương án trên.
Câu 20: 1 điểm
Nội dung của bài thơ trên là gì?
A.  
Chiến tranh khốc liệt của Đà Lạt.
B.  
Hình ảnh đẹp của người mẹ và Đà Lạt.
C.  
Những người chiến sĩ đã hi sinh anh dũng.
D.  
Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 21: 1 điểm

1.2. TIẾNG ANH 

Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
He heard on the morning news that a family of 6 _______ in an explosion
A.  
was being injured.
B.  
had injured.
C.  
has been injured.
D.  
had been injured.
Câu 22: 1 điểm
 If Julie _______ herself like that while we were away, she _______ very tired today.
A.  
didn't starve / wouldn't be.
B.  
hadn't starved / wouldn't be.
C.  
doesn't starve / won't be.
D.  
hadn't starved / wouldn't have been.
Câu 23: 1 điểm
Every member in the family says to him, "_______ furniture he decorates his room, _______ it will be."
A.  
The more / the more narrow.
B.  
The more / the narrower.
C.  
The most / The most narrow
D.  
The most / the narrowest.
Câu 24: 1 điểm
The Government publishes health warnings on cigarettes _______ people would become aware of the dangers of smoking.
A.  
even though.
B.  
so that.
C.  
as soon as.
D.  
in case.
Câu 25: 1 điểm
The two business partners failed to agree _______ some points of the contract, so they arranged to meet up another day.
A.  
with.
B.  
at.
C.  
on.
D.  
for.
Câu 26: 1 điểm
Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
I think it'll cost mostly as much to fix the car as it would to buy a new one.
A.  
think.
B.  
mostly.
C.  
to fix.
D.  
to buy.
Câu 27: 1 điểm
After visiting the hospital wards, he became more aware of the infections spreaded by physicians from sick patients to healthy patients.
A.  
visiting.
B.  
became.
C.  
spreaded.
D.  
patients.
Câu 28: 1 điểm
The decision regarding the merger of the two companies were announced to the public yesterday evening.
A.  
regarding.
B.  
of.
C.  
were.
D.  
the public.
Câu 29: 1 điểm
Shall you be regularly late to work, you will be reprimanded in this month's meeting.
A.  
Shall.
B.  
regularly.
C.  
to.
D.  
will be reprimanded.
Câu 30: 1 điểm
Some of the roads were being repaired, that made our journey more difficult.
A.  
Some of.
B.  
were.
C.  
that.
D.  
more difficult.
Câu 31: 1 điểm
Which of the following best restates each of the given sentences? 
This is the first time I have attended such a formal meeting.
A.  
The first meeting to be attended by me was held formally.
B.  
The first formal meeting I attended was held a long time ago.
C.  
My attendance at the first meeting was formal.
D.  
I've never attended such a formal meeting before.
Câu 32: 1 điểm
My close friend is sure to win the championship.
A.  
My close friend will definitely win the championship.
B.  
My close friend is supposed to win the championship.
C.  
My close friend will possibly win the championship.
D.  
My close friend is predicted to win the championship for sure.
Câu 33: 1 điểm
"We lost the last game because of the referee," said the team captain.
A.  
The team captain said that without the referee, they might have lost the last game.
B.  
The team captain admitted to the referee that they had lost the last game.
C.  
The team captain refused to tell the referee about their loss in the last game.
D.  
The team captain blamed the referee for their loss in the last game.
Câu 34: 1 điểm
My dad doesn't let us go out at midnight.
A.  
We are not allowed to go out at midnight.
B.  
We don't have my dad's permission to go out late at night.
C.  
We are not authorized to go out at midnight by our dad.
D.  
We are not permitted going out at midnight.
Câu 35: 1 điểm
I didn't pay attention to the lecturer; therefore, I failed to understand the lesson.
A.  
I would have understood the lesson if I had paid attention to the lecturer.
B.  
Although I paid attention to the lecturer, I managed to understand the lesson.
C.  
I could have paid attention to the lecturer to understand the lesson.
D.  
I should have understood the lesson if I had paid attention to the lecturer.

The tradition of gift giving is a worldwide practice that is said to have been around since the beginning of human beings. Over time, different cultures have developed their own gift giving customs and traditions.

In France, the gift of wine for the hostess of a dinner party is not an appropriate gift as the hostess would prefer to choose the vintage for the night. In Sweden, a bottle of wine or flowers are an appropriate gift for the hostess. In Viet Nam, a gift of whisky is appropriate for the host, and some fruit or small gifts for the hostess, children or elders of the home. Besides, gifts should never be wrapped in black paper because this color is unlucky and associated with funerals in this country. Gifts that symbolize cutting such as scissors, knives and other sharp objects should be avoided because they mean the cutting of the relationship. Also, in some countries you should not open the gift in front of the giver and in others it would be an insult if you did not open the gift.

Beyond the gift itself, give careful consideration to the manner in which it is presented. Different cultures have different customs regarding how a gift should be offered - using only your right hand or using both hands, for example. Others have strong traditions related to the appropriate way to accept a gift. In Singapore, for instance, it is the standard to graciously refuse a gift several times before finally accepting it. The recipient would never unwrap a gift in front of the giver for fear of appearing greedy.

Understanding these traditions and customs, as well as taking time to choose an appropriate gift, will help you to avoid any awkwardness or embarrassment as you seek to build a better cross-cultural relationship.

(Adapted from http://www.giftypedia.com/International)

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

Câu 36: 1 điểm
Which of the following is the main idea of the text?
A.  
International gift-receiving traditions.
B.  
The occasions of giving and receiving gifts in some Asian countries.
C.  
International gift-giving customs.
D.  
The manners of giving and receiving gifts around the world.
Câu 37: 1 điểm
When did the tradition of gift giving become popular worldwide?
A.  
since the initial human evolution.
B.  
since the beginning of industrializations.
C.  
thousands of years ago.
D.  
since the early development of many cultures.
Câu 38: 1 điểm
The phrase "associated with" is closest in meaning to _______.
A.  
connected with.
B.  
familiar with.
C.  
informed of.
D.  
similar to.
Câu 39: 1 điểm
The word "it" in paragraph 3 refers to _______.
A.  
gift.
B.  
consideration.
C.  
manner.
D.  
culture.
Câu 40: 1 điểm
Which of the following is NOT true about gift-giving customs?
A.  
In Sweden, it is customary to bring some wine or flowers when you are invited to a dinner party.
B.  
In Viet Nam, such things as scissors, knives and other sharp objects shouldn't be used as a gift.
C.  
In France, wine is considered a suitable gift for the hostess of a dinner party.
D.  
In Singapore, it is unacceptable to open the gift right in front of the giver.
Câu 41: 1 điểm
Số giao điểm của đồ thị hàm số với đường thẳng y = 3 là
A.  
8.
B.  
2.
C.  
4.
D.  
6.
Câu 42: 1 điểm
Xét các số phức z thỏa mãn là số thuần ảo. Biết rằng tập hợp tất cả các điểm biểu diễn của z là một đường tròn, tâm của đường tròn đó có tọa độ là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 43: 1 điểm
Cho khối chóp tam giác S.ABC có đỉnh S và đáy là tam giác ABC. Gọi V là thể tích của khối chóp. Mặt phẳng đi qua trọng tâm của ba mặt bên của khối chóp chia khối chóp thành hai phần. Tính theo V thể tích của phần chứa đáy của khối chóp.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 44: 1 điểm
Tìm phương trình mặt cầu có tâm là điểm và tiếp xúc với trục Oz.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 45: 1 điểm
Cho hàm số  xác định trên  thỏa mãn . Biết   Giá trị  bằng
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 46: 1 điểm

 Cho một tam giác, trên ba cạnh của nó lấy 9 điểm như hình vẽ. Có tất cả bao nhiêu tam giác có ba đỉnh thuộc 9 điểm đã cho?

A.  
79.
B.  
48.
C.  
55.
D.  
24.
Câu 47: 1 điểm
Gọi X là tập các số tự nhiên gồm 9 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ X, tính xác suất để chọn được một số có mặt bốn chữ số lẻ và chữ số 0 luôn đứng giữa hai chữ số lẻ.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 48: 1 điểm
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình vô nghiệm.
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 49: 1 điểm
Hai giá sách có 450 cuốn. Nếu chuyển 50 cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trên giá thứ hai bằng số sách ở giá thứ nhất. Tính số sách trên giá thứ hai.
A.  
150 cuốn.
B.  
300 cuốn.
C.  
200 cuốn.
D.  
250 cuốn.
Câu 50: 1 điểm
Hai đội công nhân cùng làm chung trong 4 giờ thì hoàn thành được công việc. Nếu làm riêng thì thời gian hoàn thành công việc đội thứ hai ít hơn đội thứ nhất là 5 giờ. Hỏi nếu làm riêng thì thời gian hoàn thành công việc của mỗi đội là bao nhiêu?
A.  
đội 1 là 10 giờ, đội 2 là 15 giờ.
B.  
đội 1 là 15 giờ, đội 2 là 10 giờ.
C.  
đội 1 là 14 giờ, đội 2 là 12 giờ.
D.  
đội 1 là 12 giờ, đội 2 là 14 giờ.
Câu 51: 1 điểm
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?
A.  
Nếu a và b chia hết cho c thì a + b cũng chia hết cho c.
B.  
Nếu hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
C.  
Nếu a chia hết cho 3 thì a chia hết cho 9.
D.  
Nếu một số có tận cùng là 0 thì chia hết cho 5.
Câu 52: 1 điểm

Một nhà toán học hỏi số điện thoại của một cô gái trẻ. Cô ta đã trả lời bỡn cợt như sau:

+ Tôi có 4 số điện thoại, trong mỗi số không có chữ số nào có mặt 2 lần.

+ Các số đó có tính chất chung là: Tổng các chữ số của mỗi số đều bằng 10. Nếu mỗi số đều cộng với số ngược lại của nó thì được 4 số bằng nhau và là số có 5 chữ số giống nhau.

Đối với ngài như vậy là đủ rồi phải không ạ?

Cô gái tin rằng nhà toán học không thể tìm ra các số điện thoại, thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn cô ta đã phải sửng sốt khi nhận được điện thoại của nhà toán học. Biết rằng các số điện thoại trong thành phố trong khoảng từ 20000 đến 99999. Tìm 4 số điện thoại của cô gái đó?

A.  
30241, 32401, 41230, 43210.
B.  
30241, 34201, 41230, 43210.
C.  
32041, 34021, 41230, 43210.
D.  
30241, 34201, 41320, 43210.

Có 3 học sinh A, B, C thuộc ba khối 7, 8, 9 đều ghi tên tham gia thi 3 môn: Đánh cầu, nhảy xa và chạy. Biết rằng mỗi khối học sinh thi một môn và:

1. A không thuộc khối 9.

2. Bạn thuộc khối 9 không đăng kí đánh cầu.

3. Bạn thuộc khối 8 tham gia nhảy xa.

4. B không thuộc khối 8, cũng không ghi tên chạy.

Câu 53: 1 điểm
B thuộc khối gì và ghi tên môn gì?
A.  
Khối 7, nhảy xa.
B.  
Khối 8, nhảy xa.
C.  
Khối 7, đánh cầu.
D.  
Khối 9, nhảy xa.
Câu 54: 1 điểm
C thuộc khối gì và ghi tên môn gì?
A.  
Khối 7, chạy.
B.  
Khối 8, nhảy xa.
C.  
Khối 9, nhảy xa.
D.  
Khối 9, chạy.

Bốn bạn học sinh dự đoán thành tích thi của họ như sau:

D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.

C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.

A: Thế thì chờ xem!

Kết quả thi cho thấy, B, C, D chỉ đoán đúng một nửa.

Câu 55: 1 điểm
Thành tích thi của C đứng thứ mấy?
A.  
Thứ nhất.
B.  
Thứ hai.
C.  
Thứ ba.
D.  
Thứ tư.
Câu 56: 1 điểm
Thành tích thi của A đứng thứ mấy?
A.  
Thứ nhất.
B.  
Thứ hai.
C.  
Thứ ba.
D.  
Thứ tư.
Câu 57: 1 điểm

Có 4 chàng trai khiêm tốn là: Hùng, Huy, Hoàng và Hải. Họ tuyên bố như sau:

Hùng: “Huy là người khiêm tốn nhất”.

Huy: “Hoàng là người khiêm tốt nhất”.

Hoàng: “Tôi không phải là người khiêm tốn nhất”.

Hải: “Tôi không phải là người khiêm tốn nhất”.

Hóa ra, chỉ có một tuyên bố của 4 chàng trai khiêm tốn trên là đúng. Vậy ai là người khiêm tốn nhất?

A.  
Hùng.
B.  
Huy.
C.  
Hoàng.
D.  
Hải.

Trong một trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội có 3 thầy giáo là Minh, Tuấn, Vinh dạy các môn Sinh, Địa lý, Toán, Lịch sử, Tiếng Anh và Tiếng Pháp, mỗi thầy dạy hai môn.

Người ta biết về các thầy như sau:

- Thầy dạy Địa và thầy dạy Tiếng Pháp là láng giềng của nhau. (1)

- Thầy Minh trẻ nhất trong ba thầy. (2)

- Thầy Tuấn, thầy dạy Sinh và thầy dạy Tiếng Pháp thường đi với nhau trên đường về nhà. (3)
 - Thầy dạy Sinh nhiều tuổi hơn thầy dạy Toán. (4)

- Thầy dạy Tiếng Anh, thầy dạy Toán và thầy Minh khi rảnh rỗi thường hay đánh quần vợt với một thầy thứ tư. (5)

Câu 58: 1 điểm
Thầy Minh dạy môn gì?
A.  
Tiếng Pháp – Lịch sử.
B.  
Tiếng Pháp – Tiếng Anh.
C.  
Lịch sử – Địa lý.
D.  
Tiếng Anh – Lịch sử.
Câu 59: 1 điểm
Thầy Vinh dạy môn nào trong các môn sau?
A.  
Toán.
B.  
Sinh.
C.  
Địa lý.
D.  
Lịch sử.
Câu 60: 1 điểm
Thầy Tuấn dạy những môn nào?
A.  
Toán – Tiếng Anh.
B.  
Sinh – Địa lý.
C.  
Tiếng Anh – Địa lý.
D.  
Toán – Địa lý.

Câu 61: 1 điểm
 Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2002 của tỉnh, thành phố nào cao nhất?
A.  
Quảng Nam.
B.  
Khánh Hòa.
C.  
Đà Nẵng.
D.  
Bình Định.
Câu 62: 1 điểm
Diện tích nuôi trồng thủy sản trung bình ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 là … (nghìn ha).
A.  
2,9785 nghìn ha.
B.  
2,7985 nghìn ha
C.  
2,7895 nghìn ha.
D.  
2,9875 nghìn ha.

Câu 63: 1 điểm
Chu vi của mỗi tấm huy chương là
A.  
8,5 cm.
B.  
17p cm.
C.  
4,25p cm.
D.  
8,5p cm.
Câu 64: 1 điểm
Các thiết bị điện tử đã qua sử dụng được thu thập trên khắp đất nước Nhật Bản để có đủ kim loại làm 5 000 tấm huy chương cho Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020. Mỗi tấm huy chương sẽ được thiết kế như bản mẫu trên hình vẽ. Giả sử khối lượng kim loại cần để sản xuất đúng bằng khối lượng huy chương nói trên. Hãy tính khối lượng kim loại cần dùng để sản xuất số huy chương đó. (Biết rằng người ta dự kiến làm 1 500 huy chương vàng, 2 000 huy chương bạc và 1 500 huy chương đồng).
A.  
2,609 tấn.
B.  
2,702 tấn.
C.  
5,000 tấn.
D.  
4,520 tấn.
Câu 65: 1 điểm
Tính khối lượng đồng nguyên chất có trong 1 500 tấm huy chương đồng.
A.  
654,67 kg.
B.  
641,25 kg.
C.  
675,25 kg.
D.  
685,12 kg.

Dưới đây là mức cho vay tối đa qua các lần điều chỉnh của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam đối với HSSV.

Câu 66: 1 điểm
Từ ngày 1/12/2019, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên (HSSV) tăng từ 1,5 triệu đồng/tháng/HSSV lên … đồng/tháng/HSSV.
A.  
1,5 triệu.
B.  
2 triệu.
C.  
2,5 triệu.
D.  
2,7 triệu.
Câu 67: 1 điểm
Một sinh viên thuộc diện chính sách được vay vốn hỗ trợ của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, năm học 2019 – 2020. Hỏi theo mức cho vay tối đa như trên của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam thì sinh viên đó được vay tối đa bao nhiêu tiền cho năm học 2019 –2020? (Biết rằng sinh viên đó nhập học ngày 4/9/2019 và kết thúc năm học ngày 31/5/2020).
A.  
20 triệu đồng.
B.  
18,5 triệu đồng.
C.  
19 triệu đồng.
D.  
19,5 triệu đồng.

(21/2) Lãnh đạo TP Hà Nội mới đây đã đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo chia năm học thành 4 kỳ nghỉ thay vì 1 kỳ nghỉ hè và 1 đợt nghỉ Tết như hiện nay. Trên thế giới, hầu hết kỳ nghỉ của học sinh phụ thuộc vào các dịp lễ lớn theo từng quốc gia và theo mùa.

Câu 68: 1 điểm
Kỳ nghỉ hè ở nước Anh của học sinh diễn ra trong bao nhiêu tuần?
A.  
5 tuần.
B.  
6 tuần.
C.  
7 tuần.
D.  
8 tuần.
Câu 69: 1 điểm
Tại Mỹ học sinh có tất cả bao nhiêu ngày nghỉ trong năm?
A.  
14 ngày.
B.  
11 tuần.
C.  
98 ngày.
D.  
90 ngày.
Câu 70: 1 điểm
 Ở nước nào học sinh có 5 kỳ nghỉ/năm?
A.  
Trung Quốc.
B.  
Nhật Bản và Hàn Quốc.
C.  
Nga và Mỹ.
D.  
Pháp và Australia.
Câu 71: 1 điểm
Điện phân nóng chảy thì ở cathode thu được sản phẩm là
A.  
Ca.
B.  
.
C.  
.
D.  
HCl.
Câu 72: 1 điểm
Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Cấu hình electron nguyên tử của M là
A.  
.
B.  
.
C.  
.
D.  
.
Câu 73: 1 điểm
Cho m gam một alcohol no, đơn chức X qua bình đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hydrogen là 15,5. Giá trị của m là
A.  
0,92.
B.  
0,32.
C.  
0,64.
D.  
0,46.
Câu 74: 1 điểm

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch .

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch loãng có nhỏ vài giọt dung dịch

(d) Quấn dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A.  
1.
B.  
2.
C.  
3.
D.  
4.
Câu 75: 1 điểm
Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và có cùng biên độ là 4 cm. Nếu biên độ dao động tổng hợp cũng là 4 cm thì độ lệch pha của dao động tổng hợp với dao động thành phần là
A.  
B.  
В. 
C.  
D.  
Câu 76: 1 điểm
 Một điện tích điểm Q đặt cố định trong không khí tại O. Gọi lần lượt là vectơ cường độ điện trường do điện tích gây ra tại và r là khoảng cách từ đến Để cùng phương, cùng chiều với và độ lớn của gấp bốn lần độ lớn của thì khoảng cách giữa A và B là
A.  
2r.
B.  
r.
C.  
3r.
D.  
Câu 77: 1 điểm
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Độ lệch pha của điện áp hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong mạch có thể tính theo công thức
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 78: 1 điểm
Tại có một nguồn sóng tạo ra sóng cơ truyền theo một sợi dây dài vô hạn với bước sóng Gọi M, N là hai điểm trên sợi dây cùng phía với   Trên đoạn có số điểm dao động cùng pha với nguồn là
A.  
5.
B.  
6.
C.  
4.
D.  
7.
Câu 79: 1 điểm
Ở các loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa?
A.  
Thực quản.
B.  
Tuyến nước bọt.
C.  
Khoang miệng.
D.  
Dạ dày.
Câu 80: 1 điểm
Trong các biện pháp được sử dụng để làm giảm cường độ hô hấp của nông sản trong quá trình bảo quản, biện pháp phơi khô được áp dụng đối với loại nông sản nào sau đây?
A.  
Dưa hấu.
B.  
Cam.
C.  
Lạc.
D.  
Bưởi.
Câu 81: 1 điểm
Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng ở sinh vật?
A.  
Sự tăng kích thước của lá.
B.  
Hạt nảy mầm có tỏa nhiệt.
C.  
Mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa
D.  
Gà trống bắt đầu biết gáy.
Câu 82: 1 điểm

Ở Ruồi giấm Drosophila melanogaster có bộ NST được kí hiệu I, II, II, IV.  Khi khảo sát một quần thể thuộc loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (a, b, c). Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó thu được kết quả sau:

Thể đột biến

Số lượng NST đếm được ở từng cặp NST

I

II

III

IV

a

3

3

3

3

b

3

2

2

2

c

1

2

1

2

Thể đột biến a, b, c lần lượt là:

A.  
thể tam bội, thể ba nhiễm và thể một nhiễm.
B.  
thể tam bội, thể ba nhiễm và thể một nhiễm kép.
C.  
thể tam nhiễm, thể một nhiễm và thể ba nhiễm kép.
D.  
thể tam nhiễm, thể ba nhiễm và thể một nhiễm.
Câu 83: 1 điểm

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VIỆT NAM NĂM 2000 VÀ 2020 (%)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2000, 2021)

Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu sử dụng đất của Việt Nam năm 2000 và 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là không phù hợp?

A.  
Tròn.
B.  
Cột.
C.  
Đường.
D.  
Tròn, cột.
Câu 84: 1 điểm
Về tự nhiên, Đông Nam Á gồm hai bộ phận là
A.  
lục địa và hải đảo.
B.  
đảo và quần đảo.
C.  
lục địa và biển.
D.  
biển và các đảo.
Câu 85: 1 điểm
Dân cư nông thôn của nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A.  
Chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng.
B.  
Chiếm tỉ lệ thấp và ngày càng tăng.
C.  
Chiếm tỉ lệ cao và ngày càng giảm.
D.  
Chiếm tỉ lệ thấp và ngày càng giảm.
Câu 86: 1 điểm
Vùng kinh tế nào ở nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển du lịch biển?
A.  
Đồng bằng sông Hồng.
B.  
Bắc Trung Bộ.
C.  
Duyên Hải Nam Trung Bộ.
D.  
Đông Nam Bộ.
Câu 87: 1 điểm
Sau khi Liên Xô tan rã (1991), quốc gia nào sau đây được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
A.  
Hunggari.
B.  
Anbani.
C.  
Liên bang Nga.
D.  
Rumani.
Câu 88: 1 điểm
Trong giai đoạn 1939-1945, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?
A.  
An Nam Cộng sản đảng.
B.  
Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C.  
Việt Nam Giải phóng quân.
D.  
Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 89: 1 điểm
Năm 1975, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi quân sự nào sau đây?
A.  
Chiến dịch Huế-Đà Nẵng.
B.  
Chiến dịch Việt Bắc.
C.  
Chiến dịch Biên giới.
D.  
Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 90: 1 điểm
Một trong những biện pháp quan trọng về tài chính nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945-1946 là
A.  
thành lập Nha Bình dân học vụ.
B.  
quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam.
C.  
phổ cập giáo dục tiểu học.
D.  
mở nhiều lớp học xóa nạn mù chữ.

Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối sodium hoặc muối potassium của acid béo, có thêm một số chất phụ gia. Muối sodium trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng mặt ngoài của chất bẩn, làm chất bẩn phân chia thành nhiều phần nhỏ và phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi. Khi đun chất béo với dung dịch NaOH trong các thùng kín ở nhiệt độ cao thu được muối của acid béo và glycerol. Sau đó tách muối của acid béo sinh ra, lấy các muối này trộn với phụ gia ép thành bánh xà phòng.

Thí nghiệm: Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp xà phòng như sau:

Cho vào bình tam giác thủy tinh có dung tích 250 mL khoảng 2,5g NaOH rắn và 7,5 mL ethanol 96%. Cho tiếp 7,5 mL nước, cho tiếp 7,5g dầu dừa và thêm vài viên đá bọt, sau đó đun khoảng 2 giờ (trong quá trình đun cần khuấy hỗn hợp bằng đũa thủy tinh). Sau quá trình đun, trong bình tam giác thủy tinh lúc này chứa xà phòng có màu trắng.

Câu 91: 1 điểm
Vai trò của đá bọt trong quá trình trên là
A.  
đá bọt thu nhiệt mạnh làm giảm nhiệt độ của hệ phản ứng.
B.  
đá bọt làm tăng diện tích tiếp xúc cho dầu dừa dễ dàng tiếp xúc với NaOH.
C.  
đá bọt giúp các chất trong bình tam giác thủy tinh được sôi đều hơn.
D.  
D. đá bọt làm tăng khả năng hòa tan của khí vào hỗn hợp chất trong hệ phản ứng.
Câu 92: 1 điểm

Sau khi tách xà phòng, dung dịch còn lại có chứa hỗn hợp các chất: glycerol, muối ăn và các tạp chất khác. Có thể tách glycerol và muối ăn ra khỏi hỗn hợp trên thông qua một số bước làm sau:

(a) Dùng phương pháp hóa học để làm kết tủa tạp chất.

(b) Đem phần dung dịch đi chưng cất dưới áp suất thấp đến khi dung dịch đậm đặc.

(c) Lọc bỏ kết tủa.

(d) Dùng máy li tâm để thu hồi muối ăn.

(e) Chưng cất phân đoạn để thu lấy glycerol.

Cần thực hiện các bước làm lần lượt theo thứ tự nào sau đây để tách được glycerol và muối ăn ra khỏi hỗn hợp chất?

A.  
(d), (a), (c), (b), (e).
B.  
(b), (a), (c), (e), (d).
C.  
(a), (c), (b), (d), (e).
D.  
(a), (b), (c), (d), (e).
Câu 93: 1 điểm
Một loại mỡ chứa 20% tristearin; 30% tripalmitin; 50% triolein về khối lượng. Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 100 kg mỡ trên bằng dung dịch NaOH vừa đủ (giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%)?
A.  
152,3 kg.
B.  
103,2 kg.
C.  
206,4 kg.
D.  
57,2 kg.

Học sinh X đã tiến hành thí nghiệm đun nước trên ngọn lửa đèn cồn và thu thập được dữ liệu thực nghiệm trong 3 lần thí nghiệm như sau:

Kết quả

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

Khối lượng nước (gam)

100

98

102

Khối lượng ban đầu của đèn cồn và ethanol (gam)

165,0

164,5

163,9

Khối lượng lúc sau của đèn cồn và ethanol (gam)

164,5

163,9

163,0

Nhiệt độ ban đầu

20

20

20

Nhiệt độ lúc sau

44

45

55

Khoảng biến đổi nhiệt độ

24

25

35

Câu 94: 1 điểm
Tại sao học sinh X lại thực hiện thí nghiệm đến 3 lần?
A.  
Vì X đã làm sai ở hai thí nghiệm trước.
B.  
X làm hai thí nghiệm trước để đối chứng.
C.  
Để tăng độ tin cậy cho thí nghiệm.
D.  
Để tăng tính hợp lệ cho thí nghiệm.
Câu 95: 1 điểm
Nhiệt độ thay đổi ở thí nghiệm 3 đặc biệt hơn thí nghiệm 1 và 2. Lí do hợp lí nhất để giải thích là
A.  
nhiệt độ ban đầu ở thí nghiệm 3 thấp hơn so với các thí nghiệm khác.
B.  
X đã đốt ethanol ở thí nghiệm 3 nhiều hơn 2 thí nghiệm còn lại.
C.  
X đã dùng hơn 100 gam nước ở thí nghiệm 3.
D.  
X đã dùng một cái nhiệt kế bị hỏng.
Câu 96: 1 điểm

Tổng nhiệt lượng (J) cần để đun nóng một lượng nước được tính bằng công thức sau:

Nhiệt lượng (J)  = khối lượng của nước (g) . 4,2 .

Trong đó:là khoảng nhiệt độ biến đổi

Dùng kết quả của thí nghiệm 1, cho biết nhiệt lượng đun nóng nước khi 0,5 gam ethanol bị đốt là bao nhiêu?

A.  
24 J.
B.  
100,8 J.
C.  
10 080 J.
D.  
20 160 J.
Tia là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 10-11 m), cũng là hạt photon có năng lượng cao. Vì vậy, tia cũng là hạt photon có năng lượng cao. Vì vậy tia có khả năng đâm xuyên hơn nhiều so với tia Trong phân rã , hạt nhân con có thể ở trong trạng thái kích thích và phóng xạ tia để trở về trạng thái cơ bản.
Câu 97: 1 điểm
Điều khẳng định nào sau đây là sai khi nói về tia gamma?
A.  
Tia gamma thực chất là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 0,01 nm).
B.  
Tia gamma có thể đi qua vài mét trong bê tông và vài cm trong chì.
C.  
Tia gamma là sóng điện từ nên bị lệch trong điện trường và từ trường.
D.  
Trong phóng xạ tia gamma được sinh ra do sự dịch chuyển của hạt nhân con từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản.
Câu 98: 1 điểm
Điều nào sau đây không phải là tính chất của tia gamma?
A.  
Gây nguy hại cho con người.
B.  
Có vận tốc bằng vận tốc của ánh sáng.
C.  
khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.
D.  
Có bước sóng dài hơn bước sóng của tia tử ngoại.
Câu 99: 1 điểm
Sóng điện từ có tần số nào sau đây là tia gamma?
A.  
B.  
C.  
D.  

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Mặt Trăng có bán kính 1738 km, khối lượng 7,35.1022 kg. Gia tốc trọng trường trên mặt trăng là 1,63 m/s2. Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với chu kì 27,32 ngày. Trong khi vừa chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng còn tự quay quanh trục của nó với chu kì đúng bằng chu kì chuyển động quanh Trái Đất. Hơn nữa do chiều tự quay cùng chiều với chiều quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng luôn hướng một nửa nhất định về phía Trái Đất.

Do lực hấp dẫn bé nên Mặt Trăng không giữ được khí quyển. Nói cách khác trên mặt Trăng không có khí quyển. Bề mặt mặt trăng được phủ một lớp vật chất xốp. Trên bề mặt Mặt Trăng có các dãy núi cao, có các vùng bằng phẳng gọi là biển, đặc biệt có nhiều lỗ tròn ở đỉnh núi (có thể do miệng núi lửa đã tắt hoặc vết tích va chạm với thiên thạch). Nhiệt độ trong một ngày đêm trên Mặt Trăng chênh lệch nhau rất lớn. Mặt trăng có nhiều ảnh hướng đến Trái Đất, mà rō rệt nhất là gây ra hiện tượng thủy triều.

Câu 100: 1 điểm
Một vật có trọng lượng 36 N ở trên Trái Đất, khi đưa lên Mặt Trăng thì trọng lượng của nó khi ở trên mặt trăng khoảng
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 101: 1 điểm
Tốc độ góc của Mặt Trăng trong chuyển động tự quay quanh trục của nó là
A.  
B.  
C.  
D.  
Câu 102: 1 điểm
Thí nghiệm đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng bằng tia laze bằng cách các tia laze được phóng ta tại đài thiên văn trên Trái Đất sē được phóng lên hệ thống phản chiếu trên Mặt Trăng. Các xung ánh sáng Laze được truyền đi và phản xạ trở lại Trái Đất và thời gian khứ hồi được ghi nhận là 2,56 s. Khoảng cách Mặt Trăng đến Trái Đất trong phép đo này khoảng
A.  
B.  
C.  
D.  

DNA là một loại axit nuclêic làm nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở tất cả các loài sinh vật. Khi tế bào chuẩn bị phân bào, DNA tiến hành nhân đôi, sau đó NST tiến hành nhân đôi, làm cơ sở để tế bào trải qua các kì phân chia NST. Quá trình nhân đôi DNA có sự tham gia của nhiều loại enzym khác nhau. Trong đó, để khởi đầu quá trình tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới thì luôn cần phải có enzym RNA pôlimeraza xúc tác tổng hợp đoạn RNA mồi.

Câu 103: 1 điểm
Trong quá trình nhân đôi DNA, cần sử dụng số loại nuclêôtit làm nguyên liệu là
A.  
4.
B.  
8.
C.  
5.
D.  
6.
Câu 104: 1 điểm
Để tổng hợp hình thành các đoạn Okazaki rồi hình thành mạch hoàn chỉnh thì thứ tự xúc tác của các loại enzim là
A.  
ADN pôlimeraza III → ARN pôimreza → ADN pôlimeraza I → Ligaza.
B.  
Ligaza → ADN pôlimeraza III → ADN pôlimeraza I → ARN pôlimeraza.
C.  
ARN pôlimreza → ADN pôlimeraza III → ADN pôlimeraza I → Ligaza.
D.  
ADN pôlimeraza I → ARN pôlimreza → ADN pôlimeraza III → Ligaza.
Câu 105: 1 điểm
Giả sử một phân tử DNA của vi khuẩn nhân đôi 1 lần có 30 đoạn Okazaki thì quá trình nhân đôi này đã hình thành số đoạn ARN mồi là
A.  
32.
B.  
30.
C.  
2.
D.  
60.

Hình vẽ dưới đây mô tả kết quả theo dõi sự thay đổi số lượng và mức độ che phủ của thảm thực vật sau khi núi lửa phun trào tại St Helens ở phía Tây nam Washington (Mỹ) vào năm 1980.

Câu 106: 1 điểm
Khi nói về sự biến đổi giữa các loài phát biểu nào sau đây sai?
A.  
Loài xuất hiện đầu tiên gọi là loài tiên phong.
B.  
Từ môi trường trống trơn các loài sẽ xuất hiện và thay thế lẫn nhau tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C.  
Kết quả của quá trình biến đổi là xuất hiện một quần xã tương đối ổn định.
D.  
Theo thời gian sẽ dẫn đến quần xã suy thoái do vùng đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, khô hạn.
Câu 107: 1 điểm

Quan sát hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Đây là quá trình diễn thế nguyên sinh.

II. Từ năm 1980 - 1982 có nhiều loài xuất hiện hơn so với những năm về sau.

III. Trong quá trình diễn thế, tỉ lệ % che phủ thường biến động tương ứng với sự biến động về số lượng loài.

IV. Sự che phủ bởi thực vật trên vùng này tăng lên tương đối chậm do điều kiện khắc nghiệt của tro bụi núi lửa.

A.  
3.
B.  
2.
C.  
4.
D.  
1
Câu 108: 1 điểm

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Sau một năm núi lửa phun trào, tại vùng núi St Helens đã có độ che phủ đạt trên 5%.

II. Từ năm 1993, số lượng loài ổn định và không tiếp tục tăng.

III. Diễn thế sinh thái thứ sinh xảy ra rất nhanh sau khi núi lửa phun trào.

IV. Quần xã thực vật ổn định khoảng 20 loài tại khu vực nghiên cứu chứng tỏ quần xã đã đạt được giai đoạn đỉnh cực trong diễn thế sinh thái.

A.  
1.
B.  
2.
C.  
3.
D.  
4.

Việt Nam đặt mục tiêu tổng sản lượng khai thác vàng dự kiến đến năm 2030 ước đạt 1.780 triệu tấn quặng vàng/năm. Đầu tư mới các cơ sở luyện vàng tại Lai Châu, Tuyên Quang và mở rộng các dự án hiện có đáp ứng nhu cầu chế biến.

Với khoáng sản vàng, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 sē hoàn thành các đề án thăm dò thuộc các mỏ Sang Sui - Nậm Suông, Pusancap - khu I tỉnh Lai Châu, các khu vực Cắm Muộn, Huổi Cọ (Bản San), Bản Bón tỉnh Nghệ An, khu vực A Đăng tỉnh Quảng Trị, khu vực A pey B - tỉnh Thừa Thiên - Huế, khu vực Ma Đao tỉnh Phú Yên.

Việc phát triển lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản gắn với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Nguồn: https://tienphong.vn

Câu 109: 1 điểm
Dựa vào bài viết, nước ta dự kiến sē đầu tư mới các cơ sở luyện vàng tại đâu?
A.  
Phú Yên.
B.  
Huế.
C.  
Quảng Trị.
D.  
Tuyên Quang.
Câu 110: 1 điểm
Dựa vào bài viết, dự kiến đến năm 2030 nước ta khai thác ước đạt bao nhiêu tấn quặng vàng?
A.  
1.780 triệu tấn quặng vàng/năm.
B.  
2.780 triệu tấn quặng vàng/năm.
C.  
3.780 triệu tấn quặng vàng/năm.
D.  
4.780 triệu tấn quặng vàng/năm.
Câu 111: 1 điểm
Dựa vào bài viết, việc phát triển lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản gắn với yếu tố nào?
A.  
Thu hút đầu tư nước ngoài.
B.  
Mở rộng thị trường tiêu thụ.
C.  
ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
D.  
Đưa con người vào lao động nhiều hơn.

Ngày nay, với nhận thức mới về vai trò của dịch vụ, nhóm ngành dịch vụ của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nhóm ngành dịch vụ góp phần giải quyết công ăn việc làm khi tỷ trọng lao động của nhóm ngành dịch vụ trong tổng số lao động đã tăng lên so với trước đây.

Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ ngày càng có nhịp độ tăng nhanh hơn, bắt đầu từ năm 2015 đã chiếm 1/3 tổng số lao động và năm 2019 tới nay nhóm ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nhóm ngành. Đây không chỉ là vấn đề công ăn việc làm, mà còn góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế và góp phần hình thành, phát triển thị trường lao động, tăng tính thị trường của kinh tế Việt Nam; không chỉ đối với kinh tế thực, mà cả kinh tế dịch vụ, không chỉ kinh tế mà cả một số lĩnh vực xã hội khác.

Nguồn: https://vneconomy.vn

Câu 112: 1 điểm
Dựa vào bài viết, đâu là phát biểu không đúng khi nói về ngành dịch vụ ở nước ta?
A.  
Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ ngày càng có nhịp độ tăng nhanh hơn.
B.  
Bắt đầu từ năm 2015 đã chiếm 1/3 tổng số lao động.
C.  
Năm 2019 tới nay nhóm ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nhóm ngành.
D.  
Lao động trong ngành nông nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh hơn lao động trong ngành dịch vụ.
Câu 113: 1 điểm
Dựa vào bài viết, bắt đầu từ năm 2015 lao động trong ngành dịch vụ chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng số lao động?
A.  
Hơn 30%.
B.  
Hơn 40%.
C.  
Hơn 50%.
D.  
Hơn 60%.
Câu 114: 1 điểm
Dựa vào bài viết, tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ ngày càng tăng nhanh hơn không có ý nghĩa gì dưới đây?
A.  
Tạo thêm việc làm.
B.  
Góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế
C.  
Tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
D.  
Tăng tính thị trường của kinh tế Việt Nam.

"Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đông minh. Đó là: 1 . Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít; 2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; 3. Phân chia thành quả chiến thẳng giữa các nước thẳng trận.

Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudoven (Mĩ) và U. Sớcsin (Anh).

Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sē tham chiến chống Nhật ở châu Á.

- Thành lập tố chức Liên hợp quốc nhắm duy trì hoà bình, an ninh thế giới.

- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu, quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện đế Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cố; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 4-6).

Câu 115: 1 điểm
heo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), tương lai của Trung Quốc sē trở thành
A.  
nước thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
B.  
nước thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước Mĩ.
C.  
quốc gia thống nhất, dân chủ.
D.  
quốc gia thống nhất, trung lập.
Câu 116: 1 điểm
Một trong những tác động tích cực của Hội nghị Ianta là gì?
A.  
Buộc quân đội Nhật Bản đầu hàng.
B.  
Buộc phát xít Đức phải đầu hàng.
C.  
Đã chia cắt lãnh thổ một số nước.
D.  
Thúc đẩy chiến tranh kết thúc sớm hơn.
Câu 117: 1 điểm
Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (1945), Liên Xô không có phạm vi chiếm đóng ở vùng
A.  
Đông Đức.
B.  
Đông Béclin.
C.  
Tây Âu
D.  
Đông Âu.

"Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều ngày 31-8-1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Năng.

Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Năng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

Sáng 1-9-1858, địch gửi tối hậu thư, đòi Trấn thủ thành Đà Năng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đây lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện "vườn không nhà trống" gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8-1858 đến đầu tháng 2-1859) trên bán đảo Sơn Trà. Về sau, quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược.

Khí thế kháng chiến sục sôi trong nhân dân cả nước.

Tại Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận "dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật".

Từ Nam Định, Đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mo 300 người, chủ yếu là học trò của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường.

Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

Thấy không thể chiếm được Đà Năng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ thống giao thông đường thuỷ ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Campuchia một cách dễ dàng. Chiếm được Nam Kì, quân Pháp sē cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.

Ngày 9-2-1859, hạm đội Pháp hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ lên Sài Gòn. Do vấp phải sức chống cự quyết liệt của quân dân ta nên mãi tới ngày 16-2-1859 quân Pháp mới đến được Gia Định. Ngày 17-2, chúng nố súng đánh thành. Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Trái lại, các đội dân binh chiến đấu rất dùng cảm, ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nố phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại, buộc địch chuyển sang kế hoach "chinh phục từng gói nhỏ".

Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Năng vào Gia Định (23-3-1860). Vì phải chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Trong khi đó, quân triều đình văn đóng trong phòng tuyến Chí Hoà mới được xây dựng trong tư thế "thủ hiểm".

Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch.

Pháp bị sa lầy ở cả hai Đà Nng và Gia Định, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hoá, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán.

(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 108-110).

Câu 118: 1 điểm
Sự kiện nào được coi là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A.  
Quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.
B.  
Quân Pháp tấn công thành Gia Định.
C.  
Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
D.  
Pháp tấn công ở cửa biển Thuận An.
Câu 119: 1 điểm
Tại mặt trận Đà Nẵng (1858), quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật nào sau đây để chống lại liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược?
A.  
"Đánh điểm diệt viện".
B.  
"Đánh nhanh, thắng nhanh".
C.  
"Chinh phục từng gói nhỏ".
D.  
"Vườn không nhà trống".
Câu 120: 1 điểm
 Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (1858 1859) đã bước đầu làm thất bại kế hoạch quân sự nào sau đây của thực dân Pháp?
A.  
"Đánh chắc và tiến chắc".
B.  
"Đánh nhanh, thắng nhanh".
C.  
"Chinh phục từng gói nhỏ".
D.  
"Chinh phục vịnh đảo nhỏ".

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 18)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

147,435 lượt xem 79,380 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 19)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

160,535 lượt xem 86,422 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

181,808 lượt xem 97,888 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

184,225 lượt xem 99,190 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 16)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,027 lượt xem 102,844 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,537 lượt xem 96,124 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

177,273 lượt xem 95,445 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

120 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

191,214 lượt xem 102,942 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Sách ôn thi ĐGNL Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

121 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

175,841 lượt xem 94,675 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!